Lý thuyết nam châm vĩnh cửuNam châm vĩnh cửu nào cũng có hai từ cực. NAM CHÂM VĨNH CỬU I - NAM CHÂM VĨNH CỬU Nam châm nào cũng có hai cực. Khi để tự do,cực luôn chỉ hướng Bắc gọi là cực Bắc, cực luôn chỉ hướng Nam gọi là cực Nam Kí hiệu: + N (North): cực Bắc + S (South): cực Nam II - ĐẶC ĐIỂM - Hút sắt hoặc bị sắt hút (ngoài ra còn hút niken, coban, gađolini…) Ở hai từ cực của nam châm hút sắt mạnh nhất - Nam châm hầu như không hút đồng, nhôm và các kim loại không thuộc vật liệu từ - Luôn có hai cực, cực Bắc (N) sơn đỏ và cực Nam (S) sơn xanh hoặc trắng - Nếu để hai nam châm lại gần nhau thì các cực cùng tên đẩy nhau, các cực khác tên hút nhau. Khi một nam châm thẳng bị gãy thì chúng sẽ tạo thành các nam châm nhỏ III - KIM NAM CHÂM Luôn chỉ hướng Bắc-Nam địa lý (la bàn) IV - ỨNG DỤNG Kim nam châm, labàn, Đi-na-mô xe đạp, Loa điện (loa điện có cả hai loại nam châm), động cơ điện đơn giản, máy phát điện đơn giản… Sơ đồ tư duy về nam châm vĩnh cửu
|