Lý thuyết khu vực Đông Nam Á - Tự nhiên, dân cư và xã hội Địa lí 11Lý thuyết khu vực Đông Nam Á - Tự nhiên, dân cư và xã hội Địa lí 11 ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu. I. Tự nhiên 1. Vị trí địa lí và lãnh thổ - Nằm ở đông nam châu Á, tiếp giáp Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, cầu nối giữa lục địa Á-Âu với lục địa Úc. - ĐNÁ bao gồm hệ thống bán đảo, đảo, quần đảo xen giữa biển rất phức tạp. - ĐNÁ có vị trí quan trọng, nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn, nơi các cường quốc cạnh tranh ảnh hưởng. - Gồm 11 quốc gia: Việt Nam, Lào, Campuchia, Singapo, Thái Lan, Mianma, Malaysia, Indonexia, Philippin, Brunay, Đông timo. 2. Điều kiện tự nhiên a. Đông Nam Á lục địa - Địa hình: + Bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi chạy theo hướng tây bắc - đông nam hoặc bắc - nam. + Ven biển có các đồng bằng châu thổ màu mỡ. - Khí hậu, sinh vật: + Khí hậu nhiệt đới gió mùa. Một phần lãnh thổ phía bắc Mi-an-ma và bắc Việt Nam có mùa đông lạnh. + Sinh vật đa dạng: Rừng nhiệt đới ẩm, rừng xavan, xavan cây bụi. - Sông ngòi: nhiều sông lớn, sông nhiều nước, giàu phù sa. - Đất đai, khoáng sản: + Đất đai màu mỡ: feralit, phù sa… + Khoáng sản đa dạng: than, sắt, dầu khí, đồng, thiếc… b. Đông Nam Á biển đảo - Địa hình: + Nhiều đảo và quần đảo. + Ít đồng bằng, nhiều đồi núi (thấp), núi lửa. - Khí hậu, sinh vật: + Khí hậu nhiệt đới gió mùa và khí hậu xích đạo. + Rừng rậm xích đạo. - Sông ngòi: ngắn và dốc. - Vùng biển rộng lớn: Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương. - Đất đai, khoáng sản: + Đất đai màu mỡ, đất phù sa có khoáng chất từ dung nham, đất feralit… + Khoáng sản phong phú: than, thiếc, đồng, dầu mỏ… 3. Đánh giá điều kiện tự nhiên của Đông Nam Á a. Thuận lợi - Khí hậu nóng ẩm, hệ đất phong phú, màu mỡ, mạng lưới sông ngòi dày đặc -> thuận lợi phát triển nông nghiệp nhiệt đới. - Phát triển kinh tế biển (trừ Lào). - Nằm trong vành đai sinh khoáng, có nhiều khoáng sản => Phát triển công nghiệp. - Rừng xích đạo và rừng nhiệt đới ẩm có diện tích lớn => Phát triển lâm nghiệp. - Nhiều cảnh quan đẹp => phát triển du lịch. b. Khó khăn - Thiên tai: Động đất, sóng thần, núi lửa phun trào (do vị trí gần “vành đai lửa Thái Bình Dương”), bão, lũ lụt… - Suy giảm rừng, xói mòn đất… Biện pháp: - Khai thác và sử dụng hợp lí tài nguyên. - Phòng chống, khắc phục thiên tai. II. Dân cư và xã hội 1. Dân cư - Dân số đông, mật độ cao. - Tỉ suất gia tăng tự nhiên còn cao nhưng đang suy giảm. - Dân số trẻ. - Nguồn lao động tuy dồi dào nhưng trình độ còn hạn chế => ảnh hưởng tới vấn đề việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống. - Phân bố dân cư không đều: tạp trung ở đồng bằng, ven biển, vùng đất đỏ. 2. Xã hội - Các quốc gia có nhiều dân tộc. - Một số dân tộc phân bố rộng => khó khăn cho quản lí, ổn định xã hội, chính trị. - Là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa và tôn giáo lớn. - Phong tục, tập quán, sinh hoạt văn hóa có nhiều nét tương đồng tạo điều kiện để các nước cùng hợp tác phát triển.
|