Lý thuyết khái niệm về hợp chất hữu cơ và hoá học hữu cơI. KHÁI NIỆM VỀ HỢP CHẤT HỮU CƠ I. KHÁI NIỆM VỀ HỢP CHẤT HỮU CƠ 1. Hợp chất hữu cơ có ở đâu? - Hợp chất hữu cơ có ở xung quanh ta, trong cơ thể sinh vật, cơ thể người và trong hầu hết các loại lương thực, thực phẩm, trong các loại đồ dùng... Hình 1: Một số loại thực phẩm, đồ dùng chứa hợp chất hữu cơ 2. Hợp chất hữu cơ là gì? - Hợp chất hữu cơ là hợp chất của cacbon (trừ CO, CO2, H2CO3 và muối cacbonat, cacbua kim loại như CaC2...) - Khi đốt cháy các hợp chất hữu cơ đều thấy tạo ra CO2. Hình 2: Thí nghiệm chứng tỏ bông chứa cacbon 3. Phân loại hợp chất hữu cơ Hợp chất hữu cơ được phân thành hai loại chính như sau: II. KHÁI NIỆM VỀ HÓA HỌC HỮU CƠ - Hóa học hữu cơ là ngành hóa học chuyên nghiên cứu về các hợp chất hữu cơ và những chuyển đổi của chúng. - Hóa học hữu cơ có các phân ngành như hóa học dầu mỏ, hóa học polime, hóa học các hợp chất thiên nhiên... - Hóa học hữu cơ có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế, xã hội. III. ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO TRONG PHÂN TỬ HỢP CHẤT HỮU CƠ - Trong các hợp chất hữu cơ, C có hóa trị IV, H có hóa trị I, O luôn có hóa trị II. - Kí hiệu: Ví dụ: - Các phân tử $C{{H}_{4}}$,${{C}_{2}}{{H}_{4}}$,${{C}_{2}}{{H}_{2}}$... là các hiđro cacbon - Ngoài ra các hợp chất có thêm các nguyên tố khác được gọi là dẫn xuất hiđrocacbon Ví dụ: Phân tử rượu etylic ${{C}_{2}}{{H}_{5}}OH$ - Mạch cacbon + Mạch vòng: + Mạch hở: IV. CÔNG THỨC CẤU TẠO * Cách viết CTCT của một hợp chất hữu cơ Ví dụ: Viết CTCT của HCHC sau: \({{C}_{4}}{{H}_{10}}\) * Giả sử hợp chất hữu cơ có dạng: ${{C}_{x}}{{H}_{y}}{{O}_{z}}{{N}_{t}}$ $\Delta =\frac{2x+2-y+t}{2}$= số liên kết π + số vòng. Ví dụ: \({{C}_{4}}{{H}_{8}}\) $\Delta =\frac{2\cdot 4+2-8}{2}=1$ => Trong phân tử có 1 liên kết π hoặc có một vòng. Sơ đồ tư duy: Khái niệm về hợp chất hữu cơ và hoá học hữu cơ
|