Lý thuyết gương cầu lõm

Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm lớn hơn vật

GƯƠNG CẦU LÕM

I – ĐỊNH NGHĨA VỀ GƯƠNG CẦU LÕM

Gương cầu lõm là gương có mặt phản xạ là mặt lõm của chỏm cầu

Gương cầu lõm ứng dụng trong: nung nóng vật, trong y tế, đèn pha , chế tạo kính thiên văn …

II - ẢNH TẠO BỞI GƯƠNG CẦU LÕM 

Đặt một vật gần sát gương cầu lõm, nhìn vào gương thấy một ảnh ảo (không hứng được trên màn), lớn hơn vật

Chú ý: 

+ Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lõm có thể là ảnh thật hoặc ảnh ảo

+ Khi dịch vật đặt sát gương ra xa dần và đặt một màn chắn trước gương, ta thấy đến một vị trí thích hợp của vật, ta sẽ thu được trên màn chắn ảnh của vật. Ảnh này là ảnh thật, ngược chiều với vật 

III – SỰ PHẢN XẠ ÁNH SÁNG TRÊN GƯƠNG CẦU LÕM

Gương cầu lõm có tác dụng biến đổi một chùm tia tới song song thành một chùm tia phản xạ hội tụ vào một điểm và ngược lại, biến đổi một chùm tia tới phân kì thích hợp thành một chùm tia phản xạ song song.

- Để tập trung ánh sáng Mặt Trời, người ta dùng các gương phẳng chiếu ánh sáng vào một gương cầu lõm. Gương cầu lõm này sẽ tập trung ánh sáng, đốt nóng lò và như thế người ta thu được năng lượng Mặt Trời.

Sơ đồ tư duy về gương cầu lõm - Vật lí 7

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close