Lý thuyết định luật về côngKIẾN THỨC TRỌNG TÂM ĐỊNH LUẬT VỀ CÔNG I - ĐỊNH LUẬT VỀ CÔNG Không một máy cơ đơn giản nào cho lợi về công, được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại. II - CÁC LOẠI MÁY CƠ ĐƠN GIẢN THƯỜNG GẶP - Ròng rọc cố định: Chỉ có tác dụng đổi hướng của lực, không có tác dụng thay đổi độ lớn của lực. - Ròng rọc động: Khi dùng một ròng rọc động cho ta lợi 2 lần về lực thì thiệt 2 lần về đường đi. - Mặt phẳng nghiêng: Lợi về lực, thiệt về đường đi. - Đòn bẩy: Lợi về lực, thiệt về đường đi hoặc ngược lại. III - HIỆU SUẤT CỦA MÁY CƠ ĐƠN GIẢN Trong thực tế, ở các máy cơ đơn giản bao giờ cũng có ma sát. Vì vậy, công mà ta phải tốn \(\left( {{A_2}} \right)\) để nâng vật lên bao giờ cũng lớn hơn công \(\left( {{A_1}} \right)\) dùng để nâng vật khi không có ma sát, đó là vì phải tốn một phần công để thắng ma sát. Công \({A_2}\) là công toàn phần, công \({A_1}\) là công có ích. Hiệu suất của máy: \(H = \dfrac{{{A_1}}}{{{A_2}}}.100\% = \dfrac{{{A_{ich}}}}{{{A_{tp}}}}.100\% \) Vì \({A_2}\) luôn lớn hơn \({A_1}\) nên hiệu suất luôn nhỏ hơn \(100\% \) Sơ đồ tư duy về định luật về công
|