Lý thuyết dãy hoạt động hoá học của kim loại

DÃY HOẠT ĐỘNG HÓA HỌC CỦA KIM LOẠI

I. Dãy hoạt động hóa học của kim loại

- Dãy hoạt động hóa học của kim loại là dãy các kim loại được sắp xếp theo chiều giảm dần mức độ hoạt động hóa học của chúng.

- Dãy hoạt động của một số kim loại:

* Mẹo nhớ: Khi (K) bà (Ba) con (Ca) nào (Na) may (Mg) áo (Al) giáp (Zn) sắt (Fe) nhớ (Ni) sang (Sn) phố (Pb) hỏi (H) cửa (Cu) hàng (Hg) á (Ag) phi (Pt) âu (Au)

II. Ý nghĩa của dãy hoạt động hóa học của kim loại

a) Mức độ hóa học của các kim loại giảm dần từ trái sang phải

=> K là kim loại hoạt động mạnh nhất và Au là kim loại hoạt động kém nhất.

b) Kim loại đứng trước Mg (K, Ba, Ca, Na) phản ứng được với nước ở nhiệt độ thường.

2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2

c) Kim loại đứng trước H tác dụng với dung dịch axit (HCl; H2SO4loãng,….) tạo ra H2

Fe + 2HCl → FeCl2 + H

Cu + 2HCl → không phản ứng (vì Cu đứng sau H)

d) Kim loại không tan trong nước (từ Mg trở về sau) đẩy được kim loại đứng sau nó ra khỏi dung dịch muối

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag

Chú ý: Khi cho Na vào dung dịch CuClthì:

+ Na phản ứng với nước trước:  2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

+ Sau đó xảy ra phản ứng:   CuCl2 + 2NaOH → Cu(OH)2↓ + 2NaCl

Sơ đồ tư duy: Dãy hoạt động hoá học của kim loại


Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

close