Lý thuyết đặc điểm kinh tế các nước Đông Nam Á Địa lí 8Lý thuyết đặc điểm kinh tế các nước Đông Nam Á Địa lí 8 ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu 1. Nền kinh tế của các nước Đông Nam Á phát triển khá nhanh, song chưa vững chắc - Nửa đầu thế kỉ XX, hầu hết các nước Đông Nam Á đều là thuộc địa, kinh tế lạc hậu, tập trung vào sản xuất lương thực. - Ngày nay, việc sản xuất và xuất khẩu nguyên liệu vẫn chiếm vị trí đáng kể trong kinh tế nhiều nước Đông Nam Á. - Nhờ nguồn tài nguyên phong phú, nhân công dồi dào, thu hút được vốn đầu tư nước ngoài… kinh tế Đông Nam Á tăng trưởng nhanh, nhiều thời kì cao hơn nhiều mức trung bình thế giới. - Song, nền kinh tế châu Á song chưa ổn định, gặp phải các thời kì suy thoái kinh tế: năm 1997 – 1998 cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu từ Thái Lan, sau đó lan ra các nước trong khu vực và kéo theo sự suy giảm kinh tế của nhiều nước. - Việc bảo vệ môi trường chưa được quan tâm đúng mức trong quá trình phát triển kinh tế. 2. Cơ cấu kinh tế đang có những thay đổi - Quá trình công nghiệp hóa làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng: + Giảm tỉ trọng nông nghiệp. + Tăng tỉ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, trong đó đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp sản xuất hàng hóa phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. * Nông nghiệp: - Cây lương thực: cây chính là lúa, phân bố ở đồng bằng châu thổ, ven biển. - Cây công nghiệp nhiệt đới rất đa dạng, giá trị cao, phân bố trên các cao nguyên màu mỡ. * Công nghiệp: - Phổ biến các ngành: luyện kim, chế tạo máy, hóa chất, lọc dầu, thực phẩm… - Phân bố: các trung tâm công nghiệp gần biển thuận tiện trao đổi hàng hóa.
|