Lý thuyết công suất điệnSố oát ghi trên một dụng cụ điện cho biết công suất định mức của dụng cụ đó, nghĩa là công suất điện của dụng cụ này khi nó hoạt động bình thường. CÔNG SUẤT ĐIỆN I - CÔNG SUẤT ĐỊNH MỨC CỦA CÁC DỤNG CỤ ĐIỆN - Số oát ghi trên mỗi dụng cụ điện cho biết công suất định mức của dụng cụ đó, nghĩa là công suất điện của dụng cụ khi nó hoạt động bình thường. - Trên mỗi dụng cụ điện thường có ghi: giá trị hiệu điện thế định mức và công suất định mức. Ý nghĩa: Một dụng cụ điện khi được sử dụng với hiệu điện thế bằng hiệu điện thế định mức thì nó sẽ tiêu thụ công suất điện bằng công suất định mức. Công suất định mức cho biết công suất giới hạn khi sử dụng dụng cụ đó. Dụng cụ điện hoạt động càng mạnh thì công suất của nó càng lớn Ví dụ: Trên một bòng đèn có ghi 220V – 75W nghĩa là: bóng đèn sáng bình thường khi đựơc sử dụng với nguồn điện có hiệu điện thế 220V thì công suất điện qua bóng đèn là 75W II - CÔNG SUẤT ĐIỆN Công suất điện trong một đoạn mạch bằng tích hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch với cường độ dòng điện qua nó. Công thức: \(P = UI\) Trong đó: + \(P\): công suất \(\left( {\rm{W}} \right)\) + \(U\): hiệu điện thế \(\left( V \right)\) + \(I\): cường độ dòng điện \(\left( A \right)\) Đơn vị: Oát \(\left( W \right)\) \(\begin{array}{l}1MW = 1000kW = 1000000W\\1W = {10^{ - 3}}kW = {10^{ - 6}}MW\end{array}\) III - HỆ QUẢ Nếu đoạn mạch cho điện trở R thì công suất điện cũng có thể tính bằng công thức: \(P = {I^2}R\) hoặc \(P = \frac{{{U^2}}}{R}\) hoặc tính công suất bằng \(P = \frac{A}{t}\) Trong đoạn mạch mắc nối tiếp (cùng I) thì: \(\dfrac{{{P_1}}}{{{P_2}}} = \dfrac{{{R_1}}}{{{R_2}}}\) (công suất tỉ lệ thuận với điện trở)
|