Lý thuyết Bắc Trung Bộ (Phần 1. Tự nhiên, dân cư và xã hội) Địa lí 9

Lý thuyết Bắc Trung Bộ (Phần 1. Tự nhiên, dân cư và xã hội) Địa lí 9 ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu

1. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ

- Lãnh thổ là dải đất hẹp ngang, kéo dài từ dãy núi Tam Điệp ở phía bắc tới dãy núi Bạch Mã phía nam.

- Diện tích hơn 51,5 nghìn km2, chiếm 15,5% diện tích cả nước.

- Dân số 11 triệu người (năm 2020), chiếm 11,3% dân số cả nước.

- Tiếp giáp:

+ Phía tây là dải núi Trường Sơn Bắc, giáp với Lào.

+ Phía đông là biển Đông rộng lớn, kéo dài.

+ Phía bắc giáp vùng Đồng bằng sông Hồng.

+ Phía nam giáp vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.

=> Ý nghĩa:

- Bắc Trung Bộ là cầu nối giữa các vùng lãnh thổ phía bắc và phía nam đất nước, giữa nước ta với Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào.

- Là cửa ngõ của các nước láng giềng ra biển Đông.

- Dễ dàng trao đổi kinh nghiệm, kĩ thuật với Đồng bằng sông Hồng - vùng có nền kinh tế phát triển năng động của cả nước, văn hóa và khoa học phát triển.

2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

* Đặc điểm:

Thiên nhiên có sự phân hóa giữa phía bắc và phía nam Hoành Sơn, từ tây sang đông:

- Phân hóa Bắc – Nam: phía bắc là dải Trường Sơn Bắc có tài nguyên rừng và khoáng sản khá giàu có, tuy nhiên vào mùa hạ đón gió Tây khô nóng; phía nam là dải Trường Sơn Nam với diện tích rừng ít hơn, khoáng sản nghèo nàn.

- Phân hóa tây - đông: từ tây sang đông tỉnh nào cũng có núi, gò đồi, đồng bằng, biển -> mỗi dạng địa hình mang lại những thế mạnh kinh tế khác nhau cho vùng.

* Thuận lợi:

- Rừng và khoáng sản phong phú phần lớn tập trung ở phía bắc dãy Hoành Sơn, phát triển lâm nghiệp và khai thác khoáng sản.

- Địa hình nhiều gò đồi là điều kiện cho phát triển mô hình nông - lâm kết hợp, chăn nuôi gia súc lớn (trâu, bò).

- Tài nguyên biển đa dạng với nhiều bãi tôm, cá, các đảo nhỏ, đầm, phá, cửa sông ven biển => thuận lợi cho nghề đánh bắt và nuôi trồng thủy sản nước lợ.

- Vùng có nhiều tài nguyên du lịch thiên nhiên như các hang động, bãi tắm đẹp, các vườn quốc gia… (Động Phong Nha – Kẻ Bàng, động Thiên đường).

* Khó khăn:

- Khí hậu: mang tính chất nhiệt đới có mùa đông lạnh, thiên tai bão lũ thường xuyên xảy ra, gió phơn khô nóng gây hạn hán hàng năm => khó khăn cho sản xuất và đời sống dân cư.

- Nạn cát bay, cát chảy ven biển.

- Sông ngòi: phần lớn ngắn và dốc, thường có lũ vào mùa mưa.

3. Đặc điểm dân cư, xã hội

* Đặc điểm:

- Là địa bàn cư trú của 25 dân tộc. Phân bố dân cư và hoạt động kinh tế có sự khác biệt từ đông sang tây.

- Mật độ dân số thấp, tỉ lệ dân thành thị thấp.

- Tỉ lệ hộ nghèo cao: đời sống dân cư vùng cao, biên giới và hải đảo còn nhiều khó khăn.

- Có nhiều di tích lịch sử, văn hóa quan trọng: Cố đô Huế, Nhã nhạc Cung đình Huế là những di sản văn hóa thế giới đã được UNESCO công nhận.

Một số khác biệt trong cư trú và hoạt động kinh tế ở Bắc Trung Bộ

* Thuận lợi:

- Lực lượng lao động dồi dào.

- Người dân có truyền thống lao động, cần cù, giàu nghị lực và kinh nghiệm trong đấu tranh với thiên nhiên.

* Khó khăn:

- Mức sống chưa cao.

- Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật còn hạn chế.

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

close