Kiểm tra 15 phút lần 1 học kì 1 Địa lí 9 - Đề số 5

Tổng hợp đề thi giữa kì 2 lớp 9 tất cả các môn

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa - GDCD

Đề bài

Câu 1 :

Các mỏ dầu khí của nước ta được phát hiện và khai thác chủ yếu ở

  • A

    vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa.

  • B

    ven các đảo thuộc vịnh Bắc Bộ.

  • C

    vùng thềm lục địa phía Nam.

  • D

    vùng biển ven các đảo, quần đảo.

Câu 2 :

Nhận định nào sau đây không đúng với đặc điểm phân bố dân cư của nước ta?

  • A

    Dân cư phân bố không đồng đều theo lãnh thổ.

  • B

    Tây Nguyên là vùng có mật độ dân số cao nhất nước ta hiện nay.

  • C

    Dân cư tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn.

  • D

    Tỉ lệ dân thành thị của nước ta ngày càng tăng cao.

Câu 3 :

Việc trồng rừng nguyên liệu giấy ở nước ta có ý nghĩa to lớn về mặt xã hội là

  • A

    cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp.

  • B

    tạo việc làm và thu nhập cho lao động.

  • C

    sử dụng hợp lí tài nguyên đất ở đồi núi.

  • D

    ngăn xói mòn, bảo vệ môi trường.

Câu 4 :

Sông ngòi nước ta thường gây khó khăn gì cho hoạt động sản xuất nông nghiệp ở vùng đồng bằng?

  • A

    Lũ lụt.

  • B

    Sương muối.

  • C

    Rét hại.

  • D

    Sạt lở đất.

Câu 5 :

Thành tựu kinh tế có tác động trực tiếp đến sự phát triển của ngoại thương nước ta là

  • A

    Đầu tư nước ngoài tăng.

  • B

    Tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối vững chắc.

  • C

    Tỉ trọng ngành dịch vụ tăng lên.

  • D

    Sự phát triển của nền sản xuất hàng hóa hướng ra xuất khẩu.

Câu 6 :

Do sản xuất nông nghiệp có tính mùa vụ và sự hạn chế trong việc phát triển ngành nghề dẫn đến tình trạng gì ở nông thôn nước ta

  • A

    thiếu việc làm

  • B

    di dân tự phát.

  • C

    gia tăng dân số.

  • D

    thất nghiệp trầm trọng.

Câu 7 :

Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số nước ta có xu hướng giảm chủ yếu là nhờ

  • A

    thực hiện tốt chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình.

  • B

    chủ trương xóa đói giảm nghèo, phân bố lại dân cư.

  • C

    làm tốt phong trào xóa mù chữ ở vùng núi và trung du.

  • D

    thực hiện chủ trương đô thị hóa gắn với công nghiệp hóa.

Câu 8 :

Tỉ trọng của khu vực nông, lâm, ngư nghiệp trong cơ cấu GDP giảm và chiếm tỉ trọng thấp nhất chứng tỏ

  • A

    Nông, lâm, ngư nghiệp có vị trí không quan trọng trong nền kinh tế nước ta.

  • B

    Nước ta đã hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

  • C

    Nước ta đang chuyển từng bước từ nông nghiệp sang công nghiệp.

  • D

    Nước ta đang rơi vào tình trạng khủng hoảng kinh tế.

Câu 9 :

Ở thị trường trong nước, hàng công nghiệp nước ta bị cạnh tranh quyết liệt nhất bởi hàng ngoại nhập của quốc gia nào sau đây?

  • A

    Thái Lan.

  • B

    Trung Quốc.

  • C

    Lào.

  • D

    Nhật Bản.

Câu 10 :

Để phát triển công nghiệp hóa, ngành công nghiệp nào sau đây cần đi trước một bước so với các ngành khác

  • A

    Công nghiệp điện tử.

  • B

    Công nghiệp hóa chất.

  • C

    Công nghiệp nhẹ, công nghiệp thực phẩm.

  • D

    Công nghiệp năng lượng.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Các mỏ dầu khí của nước ta được phát hiện và khai thác chủ yếu ở

  • A

    vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa.

  • B

    ven các đảo thuộc vịnh Bắc Bộ.

  • C

    vùng thềm lục địa phía Nam.

  • D

    vùng biển ven các đảo, quần đảo.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Các mỏ dầu khí của nước ta được phát hiện và khai thác chủ yếu ở vùng thềm lục địa phía Nam

Câu 2 :

Nhận định nào sau đây không đúng với đặc điểm phân bố dân cư của nước ta?

  • A

    Dân cư phân bố không đồng đều theo lãnh thổ.

  • B

    Tây Nguyên là vùng có mật độ dân số cao nhất nước ta hiện nay.

  • C

    Dân cư tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn.

  • D

    Tỉ lệ dân thành thị của nước ta ngày càng tăng cao.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Liên hệ đặc điểm phân bố dân cư nước ta

Lời giải chi tiết :

Dân cư nước ta phân bố không đều theo lãnh thổ, dân cư sinh sống chủ yếu ở vùng nông thôn (hơn 79%), Tây Nguyên là vùng có mật độ dân số thấp nhất nước ta hiện nay, ti lệ dân thành thị của nước ta ngày càng tăng lên.

=> Nhận xét A, C, D đúng.:

     Nhận xét B. Tây Nguyên là vùng có mật độ dân số cao nhất nước ta hiện nay là không đúng.

Câu 3 :

Việc trồng rừng nguyên liệu giấy ở nước ta có ý nghĩa to lớn về mặt xã hội là

  • A

    cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp.

  • B

    tạo việc làm và thu nhập cho lao động.

  • C

    sử dụng hợp lí tài nguyên đất ở đồi núi.

  • D

    ngăn xói mòn, bảo vệ môi trường.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xác đinh từ khóa: ý nghĩa xã hội

Lời giải chi tiết :

Ý nghĩa xã hội của rừng nguyên liệu giấy thông qua hoạt động trồng rừng, khai thác rừng cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu =>  tạo việc làm và thu nhập cho người lao động.

Câu 4 :

Sông ngòi nước ta thường gây khó khăn gì cho hoạt động sản xuất nông nghiệp ở vùng đồng bằng?

  • A

    Lũ lụt.

  • B

    Sương muối.

  • C

    Rét hại.

  • D

    Sạt lở đất.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Vào mùa mưa mực nước sông ngòi dâng cao thường gây lũ lụt, ngập úng cho hoạt động sản xuất nông nghiệp ở vùng đồng bằng.

Câu 5 :

Thành tựu kinh tế có tác động trực tiếp đến sự phát triển của ngoại thương nước ta là

  • A

    Đầu tư nước ngoài tăng.

  • B

    Tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối vững chắc.

  • C

    Tỉ trọng ngành dịch vụ tăng lên.

  • D

    Sự phát triển của nền sản xuất hàng hóa hướng ra xuất khẩu.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xác định từ khóa: tác động trực tiếp đến ngoại thương. Ngoại thương bao gồm hoạt động xuất khẩu – nhập khẩu => Khi nền sản xuất phát triển sẽ tạo ra nguồn hàng xuất khẩu lớn đồng thời nhập khẩu nhiều máy móc, nguyên liệu để tiếp tục mở rộng sản xuất.

Lời giải chi tiết :

Sự phát triển của nền sản xuất hàng hóa trong nước đã tạo ra một khối lượng sản phẩm lớn về hàng nông – lâm – thủy sản, công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp (dệt may, da giày, thực phẩm…)

=> Đem lại nguồn hàng xuất khẩu quan trọng cho nước ta bên cạnh các mặt hàng khoáng sản thô truyền thống.

=> Thúc đẩy sự phát triển của ngoại thương nước ta.

Câu 6 :

Do sản xuất nông nghiệp có tính mùa vụ và sự hạn chế trong việc phát triển ngành nghề dẫn đến tình trạng gì ở nông thôn nước ta

  • A

    thiếu việc làm

  • B

    di dân tự phát.

  • C

    gia tăng dân số.

  • D

    thất nghiệp trầm trọng.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Do sản xuất nông nghiệp có tính mùa vụ và sự hạn chế trong việc phát triển ngành nghề dẫn đến tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn nước ta.

Câu 7 :

Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số nước ta có xu hướng giảm chủ yếu là nhờ

  • A

    thực hiện tốt chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình.

  • B

    chủ trương xóa đói giảm nghèo, phân bố lại dân cư.

  • C

    làm tốt phong trào xóa mù chữ ở vùng núi và trung du.

  • D

    thực hiện chủ trương đô thị hóa gắn với công nghiệp hóa.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số nước ta có xu hướng giảm chủ yếu là nhờ thực hiện tốt chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình.

Câu 8 :

Tỉ trọng của khu vực nông, lâm, ngư nghiệp trong cơ cấu GDP giảm và chiếm tỉ trọng thấp nhất chứng tỏ

  • A

    Nông, lâm, ngư nghiệp có vị trí không quan trọng trong nền kinh tế nước ta.

  • B

    Nước ta đã hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

  • C

    Nước ta đang chuyển từng bước từ nông nghiệp sang công nghiệp.

  • D

    Nước ta đang rơi vào tình trạng khủng hoảng kinh tế.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Cơ cấu kinh tế nước ta đang chuyển dịch ngày càng rõ nét theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa.

Lời giải chi tiết :

- Với chính sách Đổi mới kinh tế năm 1986, nước ta đã tiến hành chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Trong cơ cấu ngành: giảm tỉ trọng nông  - lâm – ngư nghiệp, tăng tỉ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ

=> Quá trình này đã đáp ứng yêu cầu của mục tiêu công nghiệp hóa – hiện đại hóa, nước ta đang chuyển từng bước từ nông nghiệp sang công nghiệp. Đến nay, nước ta vẫn đang trong giai đoạn tiến hành công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.

- Tuy nông nghiệp có giảm tỉ trọng nhưng vẫn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nước ta, đáp ứng nhu cầu lương thực, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp và xuất khẩu.

Câu 9 :

Ở thị trường trong nước, hàng công nghiệp nước ta bị cạnh tranh quyết liệt nhất bởi hàng ngoại nhập của quốc gia nào sau đây?

  • A

    Thái Lan.

  • B

    Trung Quốc.

  • C

    Lào.

  • D

    Nhật Bản.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đây là quốc gia ở vùng biên giới phía Bắc nước ta.

Lời giải chi tiết :

Ở thị trường nội địa, các mặt hàng công nghiệp của nước ta bị cạnh tranh quyết liệt nhất bởi hàng ngoại nhập của Trung Quốc. Theo số liệu thống kê cho thấy, trong cơ cấu hàng nhập vào nước ta, hàng Trung Quốc chiếm tỉ lệ lớn nhất, chủ yếu là các mặt hàng tiêu dùng như quần áo, giày dép, hàng điện tử, thực phẩm (hoa quả, bánh kẹo….). Các mặt hàng của Trung Quốc ở nước ta phần lớn có chất lượng kém, đặc biệt là hàng thực phẩm (tẩm chất bảo quản, hóa chất, hàng ôi thiu…) nhưng có giá rẻ, mẫu mã đẹp và đa dạng nên vẫn được nhiều người dân ưa chuộng.

Câu 10 :

Để phát triển công nghiệp hóa, ngành công nghiệp nào sau đây cần đi trước một bước so với các ngành khác

  • A

    Công nghiệp điện tử.

  • B

    Công nghiệp hóa chất.

  • C

    Công nghiệp nhẹ, công nghiệp thực phẩm.

  • D

    Công nghiệp năng lượng.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Liên hệ vai trò quan trọng các ngành công nghiệp.

Lời giải chi tiết :

Công nghiệp năng lượng là ngành kinh tế cơ bản và quan trọng của một quốc gia, nó là tiền đề của tiến bộ khoa học kĩ thuật, là tiêu chí để đánh giá trình độ phát triển kinh tế - kĩ thuật của một đất nước. Các ngành sản xuất khác chỉ có thể phát triển được khi có sự tồn tại của cơ sở năng lượng.

=> Do đó để tiến hành công nghiệp hóa, phát triển kinh tế đất nước thì công nghiệp năng lượng cần đi trước một bước.

close