Mở đầu. Giới thiệu mục đích học tập môn Vật Lí trang 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14 Vật Lí 10 Cánh diều

Hãy mô tả sơ lược nội dung nghiên cứu của một nhà vật lí mà bạn biết. Học tốt môn Vật lí sẽ giúp ích gì cho bạn. Lấy ví dụ chứng tỏ tri thức vật lí giúp tránh được nguy cơ gây tổn hại về sức khỏe hoặc tài sản. Lấy ví dụ và phân tích ảnh hưởng của vật lí đối với sự phát triển của khoa học kĩ thuật và công nghệ. Mô tả các bước trong tiến trình tìm hiểu tự nhiên mà bạn đã học. Lấy ví dụ về một vấn đề được hình thành từ quan sát thực nghiệm.Lấy ví dụ về một vấn đề được hình thành từ suy luận dựa trê

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu hỏi tr 6 CH 1

Quan sát, trả lời câu hỏi và thảo luận

Hãy mô tả sơ lược nội dung nghiên cứu của một nhà vật lí mà bạn biết.

Phương pháp giải:

Liên hệ bản thân

Lời giải chi tiết:

Định luật vạn vật hấp dẫn của Newton được phát biểu rằng mọi hạt đều hút mọi hạt khác trong vũ trụ với một lực tỉ lệ thuận với tích khối lượng của chúng và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa các tâm của chúng.

Việc công bố lý thuyết này được gọi là “sự thống nhất vĩ đại đầu tiên”, vì nó đánh dấu sự hợp nhất của các hiện tượng hấp dẫn được mô tả trước đây trên Trái Đất với các hành vi thiên văn đã biết.

Đây là một định luật vật lí tổng quát rút ra từ những quan sát thực nghiệm của cái mà Isssac Newton gọi là suy luận quy nạp. Nó là một phần của cơ học cổ điển và được xây dựng trong công việc của Newton “Các nguyên lý toán học của triết học”, xuất bản lần đầu vào ngày 5 tháng 7 năm 1687. Khi Newton trình bày Quyền 1 của văn bản chưa được xuất bản vào tháng 4 năm 1686 cho Hiệp hội Hoàng gia, Robert Hooke tuyên bố rằng Newton đã lấy được định luật nghịch đảo bình phương từ ông.

Trong ngôn ngữ ngày nay, định luật phát biểu rằng: mọi khối lượng điểm đều hút mọi khối lượng điểm khác bằng một lực tác dụng dọc theo đường thẳng cắt hai điểm. Lực tỉ lệ thuận với tích khối lượng và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.

Do đó, phương trình cho định luật vạn vật hấp dẫn có dạng:

$F = G\frac{{{m_1}{m_2}}}{{{r^2}}}$

Câu hỏi tr 6 CH 2

Quan sát, trả lời câu hỏi và thảo luận

Học tốt môn Vật lí sẽ giúp ích gì cho bạn?

Phương pháp giải:

Liên hệ bản thân.

Lời giải chi tiết:

- Học tốt môn Vật lí sẽ giúp bạn rèn luyện, phát triển nhân cách của mình. Đồng thời bạn sẽ có được những kiến thức, kĩ năng phổ thông cốt lõi về: mô hình vật lí; năng lượng và sóng; lực và trường.

- Bạn sẽ có thể vận dụng được một số kĩ năng mà các nhà khoa học thường dùng trong nghiên cứu khoa học để khám phá, giải quyết vấn đề dưới góc độ vật lí.

- Giúp bạn nhận biết được năng lực, sở trường của bản thân, định hướng nghề nghiệp.

Câu hỏi tr 6 CH 3

Quan sát, trả lời câu hỏi và thảo luận

Lấy ví dụ chứng tỏ tri thức vật lí giúp tránh được nguy cơ gây tổn hại về sức khỏe hoặc tài sản.

Phương pháp giải:

Liên hệ bản thân.

Lời giải chi tiết:

- Tri thức vật lí là cơ sở giúp bạn hiểu cách hoạt động của lò vi sóng, giúp bạn biết vì sao không được cho vậ kim loại vào lò và tại sao hoạt động của lò vi sóng có thể ảnh hưởng đến máy điều hòa nhịp tim.

- Tri thức vật lí giúp mô tả cách dòng điện chạy qua các mạch điện trong gia đình, tránh được các vụ cháy nổ, …

Câu hỏi tr 7

Lấy ví dụ và phân tích ảnh hưởng của vật lí đối với sự phát triển của khoa học kĩ thuật và công nghệ.

Phương pháp giải:

Liên hệ bản thân.

Lời giải chi tiết:

Những nghiên cứu về bức xạ ánh sáng đã giúp các nhà vật lí phát hiện ra một loại bức xạ có độ đơn sắc, độ kết hợp và tính định hướng cao, đó là tia laser.

Công nghệ đã rất nhanh chóng tinh chỉnh và cải thiện hoạt động của laser khiến cho việc sử dụng tia laser trở thành phổ biến.

Trong y học, dao mổ bằng tia laser là dụng cụ mang lại lợi ích to lớn trong phẫu thuật. Bằng loại dao mổ vô cùng tiện dụng này bác sĩ có thể thực hiện những vết mổ rất nhỏ, mau lành và thậm chí không để lại vết sẹo trên da.

Câu hỏi tr 9

Mô tả các bước trong tiến trình tìm hiểu tự nhiên mà bạn đã học.

Phương pháp giải:

Sử dụng lý thuyết mục III.1.

Lời giải chi tiết:

Các bước trong tiến trình tìm hiểu tự nhiên:

- Bước 1: Quan sát, suy luận

- Bước 2: Đề xuất vấn đề

- Bước 3: Hình thành giả thuyết

- Bước 4: Kiểm tra giả thuyết

- Bước 5: Rút ra kết luận.

Câu hỏi tr 10

Lấy ví dụ về một vấn đề được hình thành từ quan sát thực nghiệm.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức thực tế.

Lời giải chi tiết:

Bước 1: Từ quan sát thu được: vật chắn ánh sáng nên tạo ra bóng.

Bước 2: Vậy ánh sáng truyền theo đường cong hay đường thẳng?

Bước 3: Có thể dưa ra giả thuyết: Ánh sáng truyền theo đường thẳng.

Bước 4: Để kiểm tra giả thuyết này, ta tiến hành thí nghiệm như mô tả trên hình 7:

Bước 5: Kết quả thí nghiệm đã ủng hộ giả thuyết: Ánh sáng truyền theo đường thẳng.

Câu hỏi tr 11 CH 1

Quan sát, trả lời câu hỏi và thảo luận

Lấy ví dụ về một vấn đề được hình thành từ suy luận dựa trên lý thuyết đã biết.

Phương pháp giải:

Quan sát thí nghiệm sóng âm

Lời giải chi tiết:

Đặt một chuông điện trong một bình thủy tinh kín (hình 8). Cho chuông điện kêu rồi dùng máy bơm hút dần không khí ra khỏi bình. Khi không khí trong bình càng ít, tiếng chuông nghe được càng nhỏ. Đến khi trong bình gần như hết không khí, cũng gần như không nghe được tiếng chuông nữa. Sau đó, nếu cho không khí vào bình, bạn lại nghe được tiếng chuông.

Vậy trong chân không, sóng âm có truyền được không?

Ta biết rằng, sóng âm truyền được trong chất rắn, lỏng, khí vì các phân tử tạo nên các chất ấy đã dao động và truyền sóng âm từ nguồn âm ra xung quanh. Như vậy, nếu không có các pân tử dao động thì sóng âm không truyền được từ nguồn âm ra xung quanh.

=> Từ đây có thể suy luận rằng: vì trong chân không không có các phần tử dao động nên sóng âm không truyền được trong chân không.

Câu hỏi tr 11 CH 2

Quan sát, trả lời câu hỏi và thảo luận

Lấy ví dụ về các yếu tố có thể gây sai số ngẫu nhiên khi bạn đo tốc độ bằng đồng hồ bấm giây và thước đo chiều dài.

Phương pháp giải:

Sai số ngẫu nhiên là kết quả của những thay đổi trong các lần đo do các điều kiện thay đổi ngẫu nhiên (thời tiết, độ âm, thiết bị, …).

Lời giải chi tiết:

Các yếu tố có thể gây sai số ngẫu nhiên khi bạn đo tốc độ bằng đồng hồ bấm giây và thước đo chiều dài là:

- Bề mặt đường

- Thời tiết

- Cách bấm đồng hồ

Câu hỏi tr 12 CH 1

Quan sát, trả lời câu hỏi và thảo luận

Đo chiều dày của một cuốn sách, được kết quả: 2,3 cm; 2,4 cm; 2,5 cm; 2,4 cm. Tính giá trị trung bình chiều dày cuốn sách. Sai số tuyệt đối trung bình của phép đo này là bao nhiêu?

Phương pháp giải:

Sử dụng các công thức tính sai số của phép đo.

Lời giải chi tiết:

Giá trị trung bình chiều dày cuốn sách là:

$\overline A  = \frac{{2,3 + 2,4 + 2,5 + 2,4}}{4} = 2,4\left( {cm} \right)$

Sai số tuyệt đối ứng với mỗi lần đo là:

$\Delta {A_1} = \left| {\overline A  - {A_1}} \right| = \left| {2,4 - 2,3} \right| = 0,1$

$\Delta {A_2} = \left| {\overline A  - {A_2}} \right| = \left| {2,4 - 2,4} \right| = 0$

$\Delta {A_3} = \left| {\overline A  - {A_3}} \right| = \left| {2,4 - 2,5} \right| = 0,1$

$\Delta {A_4} = \left| {\overline A  - {A_4}} \right| = \left| {2,4 - 2,4} \right| = 0$

Sai số tuyệt đối trung bình của phép đo là:

$\overline {\Delta A}  = \frac{{\Delta {A_1} + \Delta {A_2} + \Delta {A_3} + \Delta {A_4}}}{4} = \frac{{0,1 + 0 + 0,1 + 0}}{4} = 0,05$

Câu hỏi tr 12 CH 2

Quan sát, trả lời câu hỏi và thảo luận

Tìm những chữ số có nghĩa trong các số: 215; 0,56; 0,002; 3,8.104.

Phương pháp giải:

Các chữ số có nghĩa:

- Các chữ số khác 0

- Các chữ số 0 giữa hai chữ số khác 0

- Chữ số 0 ở bên phải dấu thập phân và một chữ số khác 0

Lời giải chi tiết:

+ 215: có ba chữ số có nghĩa: 2, 1, 5

+ 0,56: có hai chữ số có nghĩa: 5, 6

+ 0,002: có một chữ số có nghĩa: 2

+ 3,8.104: có hai chữ số có nghĩa: 3, 8

Câu hỏi tr 13 CH 1

Quan sát, trả lời câu hỏi và thảo luận

Thực hiện phép tính và viết kết quả đúng số chữ số có nghĩa:

a) 127 + 1,60 + 3,1

b) (224,612 x 0,31) : 25,116

Phương pháp giải:

Khi thực hiện các phép tính, phải đảm bảo rằng kết quả cuối cùng có cùng số chữ số có nghĩa với số có ít chữ số có nghĩa nhất được sử dụng trong các phép tính.

Lời giải chi tiết:

a) 127 + 1,60 + 3,1 = 1,3.102.

b) (224,612 x 0,31) : 25,116 = 2,8

Câu hỏi tr 13 CH 2

Vận dụng

Bảng 1 ghi thời gian một vật rơi giữa hai điểm cố định.

Thời gian rơi (s)

Lần 1

Lần 2

Lần 3

Lần 4

Lần 5

0,2027

0,2024

0,2023

0,2023

0,2022

a) Tính giá trị trung bình của thời gian rơi.

b) Tìm sai số tuyệt đối trung bình.

Phương pháp giải:

+ Biểu thức tính giá trị trung bình: \(\overline A  = \frac{{{A_1} + {A_2} + ... + {A_n}}}{n}\)

+ Cách tính sai số tuyệt đối trung bình của n lần đo là:

Bước 1: Tính sai số tuyệt đối ứng với từng lần đo

\(\Delta {A_1} = \left| {\overline A  - {A_1}} \right|;\Delta {A_2} = \left| {\overline A  - {A_2}} \right|;...;\Delta {A_n} = \left| {\overline A  - {A_n}} \right|\)

Bước 2: Tính sai số tuyệt đối trung bình

\(\overline {\Delta A}  = \frac{{\Delta {A_1} + \Delta {A_2} + ... + \Delta {A_n}}}{n}\)

Lời giải chi tiết:

a) Giá trị trung bình của thời gian rơi là: 

\(\begin{array}{l}
\bar t = \frac{{{t_1} + {t_2} + {t_3} + {t_4} + {t_5}}}{5}\\
\Rightarrow \overline t = \frac{{0,2027 + 0,2024 + 0,2023 + 0,2023 + 0,2022}}{5} \approx 0,2024(s)
\end{array}\)

b)

- Sai số tuyệt đối ứng với 5 lần đo là:

+ Lần đo 1: \(\Delta {t_1} = \left| {\overline t  - {t_1}} \right| = \left| {0,2024 - 0,2027} \right| = {3.10^{ - 4}}(s)\)

+ Lần đo 2: \(\Delta {t_2} = \left| {\overline t  - {t_2}} \right| = \left| {0,2024 - 0,2024} \right| = 0(s)\)

+ Lần đo 3: \(\Delta {t_3} = \left| {\overline t  - {t_3}} \right| = \left| {0,2024 - 0,2023} \right| = {10^{ - 4}}(s)\)

+ Lần đo 4: \(\Delta {t_4} = \left| {\overline t  - {t_4}} \right| = \left| {0,2024 - 0,2023} \right| = {10^{ - 4}}(s)\)

+ Lần đo 5: \(\Delta {t_5} = \left| {\overline t  - {t_5}} \right| = \left| {0,2024 - 0,2022} \right| = {2.10^{ - 4}}(s)\)

- Sai số tuyệt đối trung bình của phép đo thời gian là:

\(\overline {\Delta t}  = \frac{{\Delta {t_1} + \Delta {t_2} + \Delta {t_3} + \Delta {t_4} + \Delta {t_5}}}{5} = \frac{{{{3.10}^{ - 4}} + 0 + {{2.10}^{ - 4}} + {{2.10}^{ - 4}} + {{10}^{ - 4}}}}{5} = 1,{6.10^{ - 4}}(s)\)

Câu hỏi tr 14 CH 1

Quan sát, trả lời câu hỏi và thảo luận

Bạn đã học những quy định an toàn nào trong phòng thực hành?

Nêu một số biển cảnh báo có trong phòng thực hành ở môn Khoa học tự nhiên.

Phương pháp giải:

Liên hệ bản thân.

Lời giải chi tiết:

- Những quy định an toàn trong phòng thực hành đã học là:

+ Mặc trang phục gọn gàng, nữ buộc tóc cao, đeo găng tay, khẩu trang, kính bảo vệ mắt và thiết bị bảo vệ khác (nếu cần thiết).

+ Chỉ tiến hành thí nghiệm khi có người hướng dẫn.

+ Không ăn uống, đùa nghịch trong phòng thí nghiệm; không nếm hoặc ngửi hóa chất.

+ Nhận biết các vật liệu nguy hiểm trước khi làm thí nghiệm.

+ Sau khi làm xong thí nghiệm, thu gom chất thải để đúng nơi quy định, lau dọn sạch sẽ chỗ làm việc, sắp xếp dụng cụ gọn gàng, đúng chỗ; rửa sạch tay bằng xà phòng.

- Một số biển cảnh báo có trong phòng thực hành ở môn Khoa học tự nhiên:

+ Chất dễ cháy

+ Chất độc

+ Nguồn điện nguy hiểm

+ Dụng cụ sắc nhọn

+ Thủy tinh dễ vỡ

+ Nhiệt độ cao

Câu hỏi tr 14 CH 2

Quan sát, trả lời câu hỏi và thảo luận

Thảo luận để nêu được tác dụng của việc tuân thủ các biển báo an toàn trong phòng thực hành.

Phương pháp giải:

Liên hệ bản thân.

Lời giải chi tiết:

Tác dụng của việc tuân thủ các biển báo an toàn trong phòng thực hành:

- Chống cháy, nổ

- Hạn chế các trường hợp nguy hiểm như: đứt tay, ngộ độc,…

- Tránh được các tổn thất về tài sản nếu không làm theo hướng dẫn

Tham Gia Group Dành Cho 2K9 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close