Giải mục 1 trang 80, 81 SGK Toán 7 tập 1 - Kết nối tri thứcHãy nêu tên tất cả các tam giác cân trong Hình 4.59. Với mỗi tam cân đó, hãy nêu tên cạnh bên, cạnh đáy, góc ở đỉnh, góc ở đáy của chúng. Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 7 tất cả các môn - Kết nối tri thức Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu hỏi Hãy nêu tên tất cả các tam giác cân trong Hình 4.59. Với mỗi tam cân đó, hãy nêu tên cạnh bên, cạnh đáy, góc ở đỉnh, góc ở đáy của chúng. Phương pháp giải: Tam giác cân là tam giác có hai cạnh bằng nhau. Hai cạnh bằng nhau đó gọi là 2 cạnh bên, cạnh còn lại của tam giác gọi là cạnh đáy. Lời giải chi tiết: +) Tam giác ABD cân tại đỉnh A có: AB, AD là 2 cạnh bên BD là cạnh đáy ˆB,ˆD là 2 góc ở đáy ˆA là góc ở đỉnh +) Tam giác ADC cân tại A có: AC, AD là 2 cạnh bên DC là cạnh đáy ˆC,ˆD là 2 góc ở đáy ˆA là góc ở đỉnh +) Tam giác ABC cân tại A có: AB, AC là 2 cạnh bên BC là cạnh đáy ˆC,ˆB là 2 góc ở đáy ˆA là góc ở đỉnh HĐ 1 Quan sát tam giác ABC cân tại A như Hình 4.60. Lấy D là trung điểm của đoạn thẳng BC. a) Chứng minh rằng Δ ABD = Δ ACD theo trường hợp cạnh - cạnh - cạnh. b) Hai góc B và C của tam giác ABC có bằng nhau không? Phương pháp giải: a) Chứng minh ba cạnh của 2 tam giác trên bằng nhau b) Từ câu a) suy ra 2 cặp góc tương ứng bằng nhau. Lời giải chi tiết: a) Xét hai tam giác ABD và ACD có: AB=AC AD chung BD=DC =>ΔABD = ΔACD (c.c.c) b) Do ΔABD = ΔACD nên ˆB=ˆC( 2 góc tương ứng) HĐ 2 Cho tam giác MNP có ˆM=ˆN. Vẽ tia phân giác PK của tam giác MNP(K∈MN). Chứng minh rằng: a) ^MKP=^NKP; b) ΔMPK=ΔNPK; c) Tam giác MNP có cân tại P không? Phương pháp giải: a) Sử dụng định lí: Tổng 3 góc trong một tam giác bằng 180 độ b) Chứng minh 2 tam giác bằng nhau theo trường hợp góc – cạnh - góc c) Sử dụng định nghĩa tam giác cân: Tam giác MNP cân là tam giác có 2 cạnh bằng nhau Lời giải chi tiết: a) Xét tam giác MPK có: ^PKM+^MPK+^KMP=180o Xét tam giác NPK có: ^PKN+^NPK+^KNP=180o Mà ^KMP=^KNP;^MPK=^NPK Suy ra ^MKP=^NKP. b)Xét hai tam giác MPK và NPK có: ^MPK=^NPK PK chung ^MKP=^NKP =>ΔMPK=ΔNPK(g.c.g) c) Do ΔMPK=ΔNPK nên MP=NP (2 cạnh tương ứng) => Tam giác MNP cân tại P. Luyện tập 1 Tính số đo các góc và các cạnh chưa biết của tam giác DEF trong Hình 4.62. Phương pháp giải: Chứng minh tam giác DEF cân tại F từ đó suy ra số đo các góc. Lời giải chi tiết: Cách 1: Vì tam giác DEF có DF=FE(=4cm) nên tam giác DEF cân tại F. Mà ˆE=600 Do đó, ΔDEF đều. (Tam giác cân có 1 góc bằng 600) ⇒ˆD=ˆF=ˆE=600. Vì tam giác DEF đều nên DE = DF = FE = 4cm. Cách 2: Xét tam giác DEF có DF=FE(=4cm) nên tam giác DEF cân tại F. Suy ra ˆE=ˆD=60o ( tính chất tam giác cân) Áp dụng định lí tổng ba góc trong tam giác vào tam giác DEF, ta có: ˆD+ˆE+ˆF=180o⇒60o+60o+ˆF=180o⇒ˆF=60o Vì tam giác DEF đều nên DE = DF = FE = 4cm. TTN Thử thách nhỏ Một tam giác có gì đặc biệt nếu thoả mãn một trong các điều kiện sau: a) Tam giác có ba góc bằng nhau? b) Tam giác cân có một góc bằng 60°? Phương pháp giải: Áp dụng: Tam giác đều là tam giác có 3 cạnh bằng nhau hoặc ba góc bằng nhau. Lời giải chi tiết: a) Tam giác có ba góc bằng nhau là tam giác đều b) Tam giác cân có 1 góc bằng 60 độ là tam giác đều.
|