Giải mục 1 trang 64, 65 SGK Toán 11 tập 1 - Chân trời sáng tạoCho dãy số (left( {{u_n}} right)) với .({u_n} = frac{{{{left( { - 1} right)}^n}}}{n}). Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 11 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Hoạt động 1 Cho dãy số \(\left( {{u_n}} \right)\) với .\({u_n} = \frac{{{{\left( { - 1} \right)}^n}}}{n}\). a) Tìm các giá trị còn thiếu trong bảng sau: b) Với \(n\) thế nào thì \(\left| {{u_n}} \right|\) bé hơn 0,01; 0,001? c) Một số số hạng của dãy số được biểu diễn trên trục số như Hình 1. ![]() ![]() Từ các kết quả trên, có nhận xét gì về khoảng cách từ điểm \({u_n}\) đến điểm 0 khi \(n\) trở nên rất lớn?
Phương pháp giải: a) Để tìm \(\left| {{u_n}} \right|\), ta thay \(n\) vào công thức \(\left| {{u_n}} \right| = \left| {\frac{{{{\left( { - 1} \right)}^n}}}{n}} \right|\). b) Để tìm \(n\), ta giải các bất đẳng thức \(\left| {{u_n}} \right| < 0,01;\left| {{u_n}} \right| < 0,001\). Lời giải chi tiết: a) \(n = 100 \Leftrightarrow \left| {{u_{100}}} \right| = \left| {\frac{{{{\left( { - 1} \right)}^{100}}}}{{100}}} \right| = \frac{1}{{100}} = 0,01\) \(n = 1000 \Leftrightarrow \left| {{u_{1000}}} \right| = \left| {\frac{{{{\left( { - 1} \right)}^{1000}}}}{{1000}}} \right| = \frac{1}{{1000}} = 0,001\) Như vậy ta có thể điền vào bảng như sau: b) \(\left| {{u_n}} \right| < 0,01 \Leftrightarrow \left| {\frac{{{{\left( { - 1} \right)}^n}}}{n}} \right| < 0,01 \Leftrightarrow \frac{1}{n} < 0,01 \Leftrightarrow n > 100\) Vậy \(\left| {{u_n}} \right| < 0,01\) khi \(n > 100\). \(\left| {{u_n}} \right| < 0,001 \Leftrightarrow \left| {\frac{{{{\left( { - 1} \right)}^n}}}{n}} \right| < 0,001 \Leftrightarrow \frac{1}{n} < 0,001 \Leftrightarrow n > 1000\) Vậy \(\left| {{u_n}} \right| < 0,001\) khi \(n > 1000\). c) Dựa vào trục số ta thấy, khoảng cách từ điểm \({u_n}\) đến điểm 0 trở nên rất bé khi \(n\) trở nên rất lớn. Thực hành 1 Tính các giới hạn sau: a) \(\lim \frac{1}{{{n^2}}}\); b) \(\lim {\left( { - \frac{3}{4}} \right)^n}\). Phương pháp giải: Áp dụng giới hạn cơ bản: • \(\lim \frac{1}{{{n^k}}} = 0\), với \(k\) nguyên dương bất kì. • \(\lim {q^n} = 0\), với \(q\) là số thực thỏa mãn \(\left| q \right| < 1\). Lời giải chi tiết: a) Áp dụng công thức giới hạn cơ bản với \(k = 2\), ta có: \(\lim \frac{1}{{{n^2}}}\). b) Do \(\left| { - \frac{3}{4}} \right| = \frac{3}{4} < 1\) nên \(\lim {\left( { - \frac{3}{4}} \right)^n} = 0\). Hoạt động 2 Cho dãy số \(\left( {{u_n}} \right)\) với \({u_n} = \frac{{2n + 1}}{n}\). a) Cho dãy số \(\left( {{v_n}} \right)\) với \({v_n} = {u_n} - 2\). Tìm giới hạn \(\lim {v_n}\). b) Biểu diễn các điểm \({u_1},{u_2},{u_3},{u_4}\) trên trục số. Có nhận xét gì về vị trí của các điểm \({u_n}\) khi \(n\) trở nên rất lớn? Phương pháp giải: a) Tìm công thức tổng quát của \({v_n}\) sau đó áp dụng giới hạn cơ bản: \(\lim \frac{1}{{{n^k}}} = 0\), với \(k\) nguyên dương bất kì. b) Tính \({u_1},{u_2},{u_3},{u_4}\) rồi biểu diễn trên trục số. Lời giải chi tiết: a) \({v_n} = {u_n} - 2 = \frac{{2n + 1}}{n} - 2 = \frac{{2n + 1 - 2n}}{n} = \frac{1}{n}\). Áp dụng giới hạn cơ bản với \(k = 1\), ta có: \(\lim {v_n} = \lim \frac{1}{n} = 0\). b) \({u_1} = \frac{{2.1 + 1}}{1} = 3,{u_2} = \frac{{2.2 + 1}}{2} = \frac{5}{2},{u_3} = \frac{{2.3 + 1}}{3} = \frac{7}{3},{u_4} = \frac{{2.4 + 1}}{4} = \frac{9}{4}\) Biểu diễn trên trục số: Nhận xét: Điểm \({u_n}\) càng dần đến điểm 2 khi \(n\) trở nên rất lớn. Thực hành 2 Tìm các giới hạn sau: a) \(\lim \left( {2 + {{\left( {\frac{2}{3}} \right)}^n}} \right)\); b) \(\lim \left( {\frac{{1 - 4n}}{n}} \right)\). Phương pháp giải: Bước 1: Đặt dãy số cần tính giới hạn là \({u_n}\), từ đó tìm \(a\) sao cho \(\lim \left( {{u_n} - a} \right) = 0\). Bước 2: Áp dụng định lý giới hạn hữu hạn của dãy số: \(\lim {u_n} = a\) nếu \(\lim \left( {{u_n} - a} \right) = 0\). Lời giải chi tiết: a) Đặt \({u_n} = 2 + {\left( {\frac{2}{3}} \right)^n} \Leftrightarrow {u_n} - 2 = {\left( {\frac{2}{3}} \right)^n}\). Suy ra \(\lim \left( {{u_n} - 2} \right) = \lim {\left( {\frac{2}{3}} \right)^n} = 0\) Theo định nghĩa, ta có \(\lim {u_n} = 2\). Vậy \(\lim \left( {2 + {{\left( {\frac{2}{3}} \right)}^n}} \right) = 2\) b) Đặt \({u_n} = \frac{{1 - 4n}}{n} = \frac{1}{n} - 4 \Leftrightarrow {u_n} - \left( { - 4} \right) = \frac{1}{n}\). Suy ra \(\lim \left( {{u_n} - \left( { - 4} \right)} \right) = \lim \frac{1}{n} = 0\). Theo định nghĩa, ta có \(\lim {u_n} = - 4\). Vậy \(\lim \left( {\frac{{1 - 4n}}{n}} \right) = - 4\)
|