Giải bài 6 trang 102 SBT Sinh học 8

Giải bài 6 trang 102 Sách bài tập Sinh học 8. Hãy nêu dự kiến các bước tiến hành trong thí nghiệm để phát hiện các rể tuỷ liên quan đến dây thẩn kinh tuỷ

Đề bài

Hãy nêu dự kiến các bước tiến hành trong thí nghiệm để phát hiện các rể tuỷ liên quan đến dây thẩn kinh tuỷ đi tới các chi sau ếch xem rễ nào còn, các rễ nào đã bị đút khi em Quân mở các cung đốt sống để tìm các rễ tuỷ chuẩn bị cho thầy, cô tiến hành thí nghiệm "tìm hiểu vể chúc năng của dây thẩn kinh tủy".

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Xem lí thuyết Dây thần kinh tủy

Lời giải chi tiết

Điều đã biết qua bài học:

- Chức năng của chất trắng trong tuỷ sống là liên hệ giữa các căn cứ điều khiển các chi dưới với trên và ngược lại.

- Rễ sau là rễ cảm giác, dẫn truyền xung hướng tâm và rề trước là rễ vận động dẫn truyền xung li tâm.

- Dựa trên những hiểu biết đó, ta có thể đề ra các phương án dự kiến thí nghiệm để tìm xem rễ nào còn, rễ nào mất giúp Quân trước khi đưa lên lớp để thầy minh hoạ cho bài dạy.

- Phương án 1. Kích thích các chi sau, có thể xảy rạ các trường hợp sau:

a) Kích thích chi sau bên phải:

- Không chi nào co cả —> kết luận: rễ sau chi sau bên phải đứt.

- Chi sau bên phải và trái đều co: rễ sau bên phải, cả rễ trước đi tới hai chi đó đều còn.

- Chỉ có chi sau bên phải hoặc bên trái co: rễ sau bên phải còn và chi bên nào co chứng tỏ chi bên đó còn rễ trước, nhưng chưa biết rễ sau chi bên trái còn không ?

b) Phải tiếp tục kích thích chi sau bên trái:

Nếu còn thấy một trong các chi nào đó co chứng tỏ rễ sau bên trái chưa đứt.

c) Nếu kích thích cả hai chi sau đều không thấy chi nào co thì chỉ có thể kết luận các rễ sau đã bị đứt hết; vậy các rễ trước còn hay đứt? Muốn biết rõ phải tiếp tục bước d.

d) Kích thích mạnh chi trước, xung sẽ truyền theo chất trắng xuống các căn cứ điều khiển chi sau, nếu rễ vận động bên nào còn thì chi bên đó sẽ co.

- Phương án 2. Đơn giản hơn nhiều, chỉ cần:

a) Kích thích ngay chi trước thật mạnh, chi sau bên nào co chứng tỏ rễ vận động tương ứng với chi bên đó vẫn còn, chưa bị đứt.

b) Tiếp đó lần lượt kích thích mạnh các chi sau để xem rễ sau bên nào còn, bên nào đứt? Nếu còn, ếch sẽ phản ứng, nếu đã bị đứt, sẽ không gây phản ứng ở ếch.

HocTot.Nam.Name.Vn 

  • Giải bài 7 trang 103 SBT Sinh học 8

    Giải bài 7 trang 103 Sách bài tập Sinh học 8. So sánh cấu tạo và chúc năng của phân hệ thẩn kinh vận động vói phân hệ thẩn kinh sinh duỡng trong hệ thẩn kỉnh.

  • Giải bài 5 trang 101 SBT Sinh học 8

    Giải bài 5 trang 101 Sách bài tập Sinh học 8. Trình bày những thí nghiệm tìm hiểu chức năng của chất trắng và chất xám trong cấu tạo của tuỷ sống.

  • Giải bài 4 trang 100 SBT Sinh học 8

    Giải bài 4 trang 100 Sách bài tập Sinh học 8. Nêu những đặc điểm của hệ thẩn kinh ở người thể hiện sự tiến hóa vươt hẳn các động vật thuộc lớp Thú.

  • Giải bài 3 trang 98 SBT Sinh học 8

    Giải bài 3 trang 97 Sách bài tập Sinh học 8. Hệ thần kinh ở người bao gồm những bộ phận nào ?

  • Giải bài 2 trang 97 SBT Sinh học 8

    Giải bài 2 trang 97 Sách bài tập Sinh học 8. Nêu đặc điểm cấu tạo của một nơron điển hình mà em biết.

Tham Gia Group Dành Cho 2K10 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close