Bài 33.1, 33.2, 33.3, 33.4, 33.5, 33.6, 33.7, 33.8 trang 77 SBT Hóa học 12Giải bài 33.1, 33.2, 33.3, 33.4, 33.5, 33.6, 33.7, 33.8 trang 77 Sách bài tập Hóa học 12 - Trong các phát biểu sau, phát biểu nào không đúng
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 33.1. Trong các phát biểu sau, phát biểu nào không đúng ? A. Gang là hợp chất của Fe - C. B. Hàm lượng C trong gang nhiều hơn trong thép. C. Gang là hợp kim Fe - C và một số nguyên tố khác. D. Gang trắng chứa ít cacbon hơn gang xám Phương pháp giải: Dựa vào lí thuyết về hợp kim của sắt Lời giải chi tiết: Gang là hợp kim của Fe và C \( \to\) A sai \( \to\) Chọn A. Câu 33.2. Có thể dùng dung dịch nào sau đây để phản ứng hoàn toàn một mẫu gang ? A. Dung dịch HCl B. Dung dịch H2SO4 loãng C. Dung dịch NaOH D. Dung dịch HNO3 đặc, nóng Phương pháp giải: Dựa vào thành phần của gang Lời giải chi tiết: Trong gang có C nên không hòa tan được trong các dung dịch HCl, H2SO4 loãng, NaOH \( \to\) Chọn D. Câu 33.3. Trong quá trình sản xuất gang, xỉ lò là chất nào sau đây ? A. SiO2 và C B. MnO2 và CaO C. CaSi03 D. MnSiO3 Phương pháp giải: Lí thuyết về hợp kim của sắt Lời giải chi tiết: Trong quá trình sản xuất gang, xỉ lò là CaSiO3 \( \to\) Chọn C. Câu 33.4. Y là một loại quặng manhetit chứa 69,6% Fe3O4. Khối lượng sắt tối đa có thể điều chế từ 1 tấn Y là A. 0,504 tấn. B. 0,405 tấn. C. 0,304 tấn. D. 0,404 tấn. Phương pháp giải: Tính khối lượng Fe3O4 trong Y, suy ra số mol Fe3O4 Áp dụng bảo toàn nguyên tố, tìm số mol Fe, tính được khối lượng Fe Lời giải chi tiết: \({m_{F{{\rm{e}}_3}{O_4}}} = 0,696\,\,\tấn \to {n_{F{{\rm{e}}_3}{O_4}}} = \dfrac{{0,{{696.10}^3}}}{{232}} = 3\,\,kmol\) Bảo toàn nguyên tố Fe: \({n_{F{\rm{e}}}} = 3{n_{F{{\rm{e}}_3}{O_4}}} = 9\,\,kmol \to {m_{F{\rm{e}}}} = 9.56 = 504\,\,kg = 0,504\,\,\tấn \) \( \to\) Chọn A. Câu 33.5. Trong các loại quặng sắt, quặng có hàm lượng sắt cao nhất là A. hematit nâu. B. manhetit. C. xiđerit. D. hematit đỏ. Phương pháp giải: Tính hàm lượng sắt trong mỗi loại quặng Lời giải chi tiết: Quặng manhetit có hàm lượng sắt cao nhất \( \to\) Chọn B. Câu 33.6. Nguyên tắc luyện thép từ gang là A. dùng O2 oxi hoá các tạp chất Si, P, S, Mn,... trong gang để thu được thép B. dùng chất khử co khử oxit sắt thành sắt ở nhiệt độ cao. C. dùng CaO hoặc CaCO3 để khử tạp chất Si, P, S, Mn, C, ... trong gang để thu được thép. D. tăng thêm hàm lượng cacbon trong gang để thu được thép. Phương pháp giải: Lí thuyết về hợp kim của sắt Lời giải chi tiết: Nguyên tắc luyện thép từ gang là dùng O2 oxi hóa các tạp chất Si, P, S, Mn,… trong gang để thu được thép \( \to\) Chọn A. Câu 33.7. Gang là hợp kim của sắt - cacbon và một số nguyên tố khác, trong đó cacbon chiếm A. 0,01 - 2% khối lượng. B. 2 - 5% khối lượng, C. 8 - 12% khối ỉượng. D. trên 15% khối lượng. Phương pháp giải: Lí thuyết về hợp kim của sắt Lời giải chi tiết: Gang là hợp kim của sắt – cacbon và một số nguyên tố khác, trong đó cacbon chiếm 2 – 5% khối lượng \( \to\) Chọn B. Câu 33.8. Có các nguyên liệu : (1) quặng sắt, (2) quặng cromit, (3) quặng boxit, (4) than cốc, (5) than đá, (6) chất chảy CaC03, (7) SiO2. Nguyên liệu để sản xuất gang gồm A. 1,3, 4, 5. B. 1,4,5. C. 1,3, 5,7. D. 1,4, 6. Phương pháp giải: Lí thuyết về hợp kim của sắt Lời giải chi tiết: Nguyên liệu sản xuất gang gồm quặng sắt, than cốc, chất chảy CaCO3 \( \to\) Chọn D. HocTot.Nam.Name.Vn
|