Bài 22.3 trang 60 SBT Vật lí 8

Giải bài 22.3 trang 60 sách bài tập vật lí 8. Tại sao khi rót nước sôi vào cốc thủy tinh thì cốc dày dễ bị vỡ hơn cốc mỏng? Muốn cốc khỏi bị vỡ khi rót nước sôi vào thì làm thế nào?

Đề bài

Tại sao khi rót nước sôi vào cốc thủy tinh thì cốc dày dễ bị vỡ hơn cốc mỏng? Muốn cốc khỏi bị vỡ khi rót nước sôi vào thì làm thế nào?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Vận dụng lí thuyết về sự dẫn nhiệt và sự nở vì nhiệt của chất rắn

Lời giải chi tiết

Rót nước sôi vào cốc dày thì lớp thủy tinh bên trong nóng lên trước, nở ra trong khi lớp thủy tinh bên ngoài chưa kịp nóng và nở ra nên làm vỡ cốc. Nếu cốc mỏng thì nhiệt độ lớp thủy tinh bên trong tăng lên và kịp thời dẫn nhiệt ra ngoài nên cốc nóng lên đều ở cả trong và ngoài, do đó sẽ khó bị vỡ cốc.

Vì vậy, muốn cốc khỏi bị vỡ khi rót nước sôi vào thì người ta thường nhúng cốc thủy tinh vào nước ấm trước hoặc tráng ít nước ấm bên ngoài cốc rồi mới rót nước sôi vào để cốc nóng đều và không bị vỡ.

HocTot.Nam.Name.Vn

  • Bài 22.4 trang 60 SBT Vật lí 8

    Giải bài 22.4 trang 60 sách bài tập vật lí 8. Đun nước bằng ấm nhôm và bằng ấm đất trên cùng một bếp lửa thì nước trong ấm nào sẽ chóng sôi hơn?

  • Bài 22.5 trang 60 SBT Vật lí 8

    Giải bài 22.5 trang 60 sách bài tập vật lí 8. Tại sao về mùa lạnh khi sờ vào miếng đồng ta cảm thấy lạnh hơn khi sờ vào miếng gỗ ? Có phải vì nhiệt độ của đồng thấp hơn của gỗ không?

  • Bài 22.6 trang 60 SBT Vật lí 8

    Giải bài 22.6 trang 60 sách bài tập vật lí 8. Hãy dùng sự tương tự này để giải thích hiện tượng xảy ra khi thả một miếng đồng được nung nóng vào một cốc nước lạnh.

  • Bài 22.7 trang 60 SBT Vật lí 8

    Giải bài 22.7 trang 60 sách bài tập vật lí 8. Dẫn nhiệt là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của

  • Bài 22.8 trang 60 SBT Vật lí 8

    Giải bài 22.8 trang 60 sách bài tập vật lí 8. Bản chất của sự dẫn nhiệt là

Tham Gia Group Dành Cho 2K10 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close