Gây đột biến nhân tạo bằng tác nhân hóa học
Để gây đột biến bằng tác nhân hoá học ở cây trồng, người ta có thể ngâm hạt khô hay hạt nảy mầm ờ thời điểm nhất định trong dung dịch hoá chất có nồng độ thích hợp ; tiêm dung dịch vào bầu nhuỵ ; quấn bông có tầm dung dịch hoá chất vào đỉnh sinh trưởng của thân hoặc chồi. Đối với vật nuôi, có thể cho hoá chất tác dụng lên tinh hoàn hoặc buồng trứng.
Những hoá chất dùng để tạo đột biến gen khi vào tế bào chúng tác động trực tiếp lên phân tử ADN gây ra hiện tượng thay thế cặp nuclêôtit này bằng cặp nuclêôtit khác : gây ra mất hoặc thêm cặp nuclêôtit.
Có những loại hoá chất chỉ tác động đến một loại nuclêôtit xác định. Điều này hứa hẹn khả năng chủ động gây ra các loại đột biến mong muốn.
Ngày nay, người ta đã phát hiện được những hoá chất có hiệu qua gây đột biển vượt cả các tác nhân vật lí, được gọi là siêu tác nhân đột biến như: êtyl mêtan sunphônat (EMS), nitrôzô mêtyl urê (NMU), nitrôzô êtyl urê (NEU)...
Để gây đột biến bằng tác nhân hoá học ở cây trồng, người ta có thể ngâm hạt khô hay hạt nảy mầm ờ thời điểm nhất định trong dung dịch hoá chất có nồng độ thích hợp; tiêm dung dịch vào bầu nhuỵ; quấn bông có tẩm dung dịch hoá chất vào đỉnh sinh trưởng của thân hoặc chồi. Đối với vật nuôi, có thể cho hoá chất tác dụng lên tinh hoàn hoặc buồng trứng.
Người ta thường dùng dung dịch cônsixin đế tạo thể đa bội. Khi thấm vào mô đang phân bào, cônsixin cản trở sự hình thành thoi phân bào làm cho NST không phân li.
Các hoá chất gây đột biến đều có tính độc cao, nguy hiểm đối với người sữ dụng nên khi dùng cần đeo khẩu trang và mang găng tay cao su, mặc quần áo bảo hộ lao động,...
HocTot.Nam.Name.Vn
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Sinh lớp 9 - Xem ngay
-
Sử dụng đột biến nhân tạo trong chọn giống
Trong chọn giống vi sinh vật. phương pháp gây đột biến và chọn lọc đóng vai trò chủ yếu. Tuỳ thuộc vào đối tượng và mục đích chọn giống, người ta chọn lọc theo các hướng khác nhau
-
Gây đột biến nhân tạo bằng tác nhân vật lí
Tác nhân vật lí dùng để gây đột biến gồm 3 loại chính : các tia phóng xạ, tia tử ngoại và sốc nhiệt.
-
Hãy trả lời các câu hỏi sau: Tại sao các tia phóng xạ lại có khả năng gây đột biến?
Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 96 SGK Sinh học 9.
-
Hãy trả lời các câu hỏi sau: Tại sao khi thấm vào tế bào, một số hóa chất lại gây ra đột biến gen? Trên cơ sở nào mà người ta hy vọng có thể gây ra những đột biến gen theo ý muốn?
Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 97 SGK Sinh học 9.
-
Hãy trả lời các câu hỏi sau: Người ta sử dụng các thể đột biến trong chọn giống vi sinh vật và cây trồng theo những hướng nào? Tại sao?
Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 98 SGK Sinh học 9.