Đề thi thử THPTQG - Đề số 8

Đề bài

Câu 1 :

Đến trước khi công cuộc đổi mới đất nước được tiến hành (1986), tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam có đặc điểm gì?

  • A

    Khủng hoảng trầm trọng

     

  • B

    Phát triển nhanh

     

  • C

    Phát triển không ổn định

     

  • D

    Chậm phát triển

Câu 2 :

Thành phần tham gia đông đảo nhất trong phong trào Hội kín ở Nam Kì là

 

  • A

    Nông dân và dân nghèo thành thị.

     

  • B

    Nông dân và công nhân.

     

  • C

    Công nhân và binh lính người Việt.

     

  • D

    Công nhân, thợ thủ công và dân nghèo thành thị.

Câu 3 :

Hội nghị nào của Đảng Cộng sản Đông Dương đã đánh dấu bước chuyển hướng quan trọng - đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu?

  • A

    Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (đầu năm 1930).

  • B

    Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5 - 1941).

  • C

    Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7 - 1936).

  • D

    Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (11 - 1939).

Câu 4 :

Phong trào Cần Vương bùng nổ xuất phát từ nguyên nhân sâu xa nào sau đây?

 

  • A

    Cuộc phản công ở kinh thành Huế

     

  • B

    Mâu thuẫn giữa phái chủ chiến với thực dân Pháp

     

  • C

    Sự ra đời của chiếu Cần Vương

     

  • D

    Mâu thuẫn dân tộc diễn ra gay gắt

Câu 5 :

Định ước Henxiki (năm 1975) được ký kết giữa

  • A

    Mỹ - Anh - Pháp - Cộng hòa Dân chủ Đức và Liên Xô.

  • B

    33 nước châu Âu cùng với Mỹ và Canada.

  • C

    Các nước châu Âu.

  • D

    Cộng hòa Dân chủ Đức, Mỹ, Canada.

Câu 6 :

Điểm nổi bật của tình hình miền Nam ngay sau hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương là

  • A

    Chuyển sang đấu tranh vũ trang chống Mỹ.

  • B

    Khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục kinh tế.

  • C

    Thành lập chính quyền cách mạng lâm thời ở miền Nam.

  • D

    Vẫn chịu ách thống trị của đế quốc và tay sai.

Câu 7 :

Nguyên nhân chủ yếu nhất dẫn đến sự thất bại của phong trào Cần vương là gì?

  • A

    Triều đình đã đầu hàng thực dân Pháp

     

  • B

    Phong trào diễn ra rời rạc, lẻ tẻ

     

  • C

    Thiếu đường lối lãnh đạo đúng đắn và sự chỉ huy thống nhất

     

  • D

    Thực dân Pháp mạnh và đã củng cố được nền thống trị ở Việt Nam

Câu 8 :

Đảng Cộng sản Việt Nam đổi tên thành Đảng Cộng sản Đông Dương khi nào?

  • A

    tháng 10 - 1930.

  • B

    tháng 4 - 1931.

  • C

    tháng 3 - 1935.

  • D

    tháng 7 - 1935.

Câu 9 :

Đâu là liên minh quân sự lớn nhất của các nước tư bản phương Tây do Mĩ đứng đầu nhằm chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu?

  • A

    SEATO

     

  • B

    NATO

     

  • C

    CENTO

     

  • D

    ANZUS

Câu 10 :

Yếu tố nào dưới đây quyết định sự thành công của Liên Xô trong việc thực hiện kế hoạch 5 năm (1946 - 1950)

  • A
    Liên Xô có lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên phong phú.
  • B
    Liên Xô có sự hợp tác hiệu quả với các nước Đông Âu.
  • C
    Nhân dân Liên Xô có tinh thần tự lực, tự cường.
  • D
    Liên Xô là nước thắng trận trong chiến tranh thế giới thứ hai.
Câu 11 :

Mục tiêu của phong trào Cần Vương là

  • A

    Đánh đuổi Pháp thiết lập chế độ tư bản chủ nghĩa.

  • B

    Lật đổ phong kiến đã lỗi thời, xây dựng nhà nước phong kiến mới.

  • C

    Đánh đuổi Pháp, giành độc lập, lập lại chế độ phong kiến.

  • D

    Lật đổ phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

Câu 12 :

Bản chất của phong trào hội kín ở Nam Kì là gì?

 

  • A

    Là phong trào ma thuật, bùa chú

     

  • B

    Là phong trào đấu tranh của nông dân khi bị đè nén đến cùng cực

     

  • C

    Là phong trào yêu nước của nhân dân Nam Bộ

     

  • D

    Là phong trào đấu tranh của công nhân Nam Kì

Câu 13 :

Nội dung nào không phản ánh đúng nhiệm vụ của cách mạng miền Nam Việt Nam sau hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương?

  • A

    Tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa.

  • B

    Đấu tranh chống chế độ Mỹ - Diệm.

  • C

    Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.

  • D

    Tiếp tục thực hiện cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.

Câu 14 :

Đâu không phải mục tiêu của Mĩ khi triển khai chiến lược toàn cầu?

  • A

    Ngăn chặn và tiến tới xóa bỏ chủ nghĩa xã hội.

  • B

    Đàn áp phong trào dân tộc, phong trào công nhân và cộng sản quốc tế.

  • C

    Khống chế, phi phối các nước tư bản đồng minh phụ thuộc vào Mĩ.

  • D

    Lôi kéo, mua chuộc các nước tư bản phương Tây bằng kinh tế, tài chính.

Câu 15 :

Nguyên nhân trực tiếp nào khiến cho Việt Nam bị chia cắt mặc dù Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương đã quy định về vấn đề thống nhất đất nước?

  • A

    Tác động của cục diện hai cực, hai phe

     

  • B

    Do âm mưu chia cắt lâu dài Việt Nam của Mĩ- Diệm

     

  • C

    Do Pháp chưa tiến hành hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất Việt Nam trước khi rút quân

     

  • D

    Do nhân dân miền Nam không muốn hiệp thương thống nhất

Câu 16 :

Sự thất bại của phong trào Cần vương (1885-1896) đã minh chứng cho điều gì?

  • A

    văn thân, sĩ phu xác dịnh không đúng đối tượng đấu tranh.

  • B

    độc lập dân tộc không gắn liền với chế độ phong kiến.

  • C

    thực dân Pháp đã cơ bản hoàn thành quá trình xâm lược.

  • D

    văn thân, sĩ phu xác định không đúng nhiệm vụ đấu tranh.

Câu 17 :

Ý nào không phản ánh đúng nguyên nhân khiến Liên Xô trở thành chỗ dựa cho phong trào hòa bình và cách mạng thế giới?

  • A
    Liên Xô có nền kinh tế vững mạnh, khoa học kĩ thuật tiên tiến.
  • B
    Liên Xô là nước duy nhất trên thế giới sở hữu vũ khí hạt nhân.
  • C
    Liên Xô luôn ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
  • D
    Liên Xô chủ trương duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
Câu 18 :

Ngày 25/4/1976, ở Việt Nam đã diễn ra sự kiện lịch sử quan trọng gì?

  • A

    Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung

     

  • B

    Hội nghị hiệp thương chính trị thống nhất đất nước

     

  • C

    Kì họp thứ nhất Quốc hội khóa VI

     

  • D

    Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng Cộng sản Việt Nam

Câu 19 :

Nhằm đẩy mạnh phong trào đấu tranh dân chủ trong những năm 1936 – 1939, Đảng Cộng sản Đông Dương đã xuất bản những tờ báo nào sau đây

  • A
    Người cùng khổ, Thanh niên, Nhân đạo, Đời sống người lao động
  • B
    Việt Nam độc lập, Nhân dân, Người nhà quê
  • C

    Tiền phong, Thanh niên, Pháp luật, Người Lao động

  • D
    Tiền phong, Dân chúng, Lao động, Tin tức
Câu 20 :

Sự kiện đánh dấu Chủ nghĩa xã hội vượt ra khỏi phạm vi một nước trở thành hệ thống thế giới?

  • A
    sự ra đời của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
  • B
    sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
  • C
    sự ra đời của các nước Dân chủ nhân dân Đông Âu.
  • D
    sự ra đời của các nước ở Á, Phi, Mĩ-La-tinh sau chiến tranh.
Câu 21 :

Liên Xô là một trong 5 nước Ủy viên thường trực của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc có vai trò quốc tế như thế nào?

  • A

    Đã duy trì được trật tự thế giới “hai cực” sau chiến tranh.

  • B

    Góp phần làm hạn chế sự thao túng của Mĩ đối với tổ chức Liên Hợp quốc.

  • C

    Khẳng định vai trò tối cao của 5 nước lớn trong tổ chức Liên hợp quốc.

  • D

    Để xây dựng Liên hợp quốc thành tổ chức chính trị quốc tế năng động.

Câu 22 :

Hạn chế lớn nhất của Liên hợp quốc là

  • A
    Quan liêu, tham nhũng ngày càng gia tăng.
  • B
     Hệ thống nội bộ chia rẽ.
  • C
    Chưa giải quyết các vấn đề dịch bệnh, thiên tai, viện trợ kinh tế đối với các nước thành viên nghèo khó.
  • D

    Chưa đưa ra được quyết định phù hợp đối với những sự việc ở Trung Đông, châu Âu, Irắc.

Câu 23 :

Nguyên nhân chủ yếu khiến Mĩ phải “thay ngựa giữa dòng”, đảo chính lật đổ chính quyền Ngô Đình Diệm năm 1963 là

  • A

    Sự lo sợ của Mĩ trước những thắng lợi của quân và dân miền Nam trên tất cả các mặt trận

  • B

    Do sự non kém của chính quyền Ngô Đình Diệm trong việc ổn định tình hình

  • C

    Do mâu thuẫn nội bộ chính quyền Sài Gòn

  • D

    Do áp lực từ dư luận quốc tế

Câu 24 :

Sự phá sản của chiến lược “chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam Việt Nam (1961-1965) đã có tác động như thế nào đến chiến lược toàn cầu của Mĩ?

  • A

    Làm đảo lộn chiến lược toàn cầu của Mĩ

     

  • B

    Làm thất bại một loại hình chiến tranh thí điểm trong chiến lược toàn cầu

     

  • C

    Cho thấy tính không khả thi của chiến lược toàn cầu

     

  • D

    Làm phá sản chiến lược toàn cầu

Câu 25 :

Ý nghĩa lớn nhất trong thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước

  • A

    cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng thế giới.

  • B

    chấm dứt ách thống trị của đế quốc và phong kiến.

  • C

    kết thúc 21 năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước và 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc.

  • D

    mở ra kỷ nguyên mới cho lịch sử dân tộc cả nước độc lập thống nhất đi lên chủ nghĩa xã hội.

Câu 26 :

Trước những hành động xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp từ 1858 đến cuối thế kỷ XIX, triều đình  nhà Nguyễn có động thái như thế nào?

  • A

    Nhu nhược, đầu hàng ngay khi quân Pháp tấn công.

  • B

    Từ phòng thủ kháng chiến đi đến đầu hàng.

  • C

    Chấp nhận đầu hàng để tránh đổ máu cho nhân dân.

  • D

    Từ phản ứng quyết liệt chuyển dần sang đầu hàng.

Câu 27 :

Sau hiệp ước Hác-măng và Pa-tơ-nốt, tính chất xã hội Việt Nam có sự chuyển biến như thế nào?

  • A

    Là một nước phụ thuộc vào thực dân Pháp

     

  • B

    Là một nước thuộc địa

     

  • C

    Là một nước thuộc địa nửa phong kiến

     

  • D

    Là một nước nửa thuộc địa nửa phong kiến

Câu 28 :

Phái chủ chiến, đứng đầu là Tôn Thất Thuyết tổ chức cuộc phản công quân Pháp và phát động phong trào Cần vương dựa trên cơ sở

  • A

    có sự đồng tâm nhất trí trong hoàng tộc.

  • B

    có sự ủng hộ của bộ phận quan lại chủ chiến trong triều đình và đông đảo nhân dân.

  • C

    có sự ủng hộ của đông đảo nhân dân trong nước.

  • D

    có sự ủng hộ của triều đình Mãn Thanh.

Câu 29 :

Điểm khác biệt cơ bản giữa hai giai đoạn của phong trào Cần Vương là gì?

  • A

    Phương pháp đấu tranh

     

  • B

    Quy mô đấu tranh

     

  • C

    Lãnh đạo

     

  • D

    Lực lượng tham gia

Câu 30 :

Đặc điểm của phong trào Cần vương là:

  • A

    phong trào yêu nước theo khuynh hướng và ý thức hệ phong kiến.

  • B

    phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản.

  • C

    phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản.

  • D

    phong trào yêu nước của các tầng lớp nông dân.

Câu 31 :

Thắng lợi của ta trong chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947 có ý nghĩa gì?

  • A

    Làm thất bại chiến lược "đánh nhanh thắng nhanh của Pháp, bảo vệ vững chắc căn cứ địa Việt Bắc.

  • B
    Buộc địch co cụm về thế phòng ngự bị động.
  • C

    Làm thay đổi cục diện chiến tranh, ta nắm quyền chủ động chiến lược trên chiến trường.

  • D

    Làm lung lay ý chí xâm lược của thực dân Pháp.

Câu 32 :

Những mục tiêu cơ bản của chiến lược toàn cầu đã được Mĩ triển khai như thế nào trong kế hoạch Nava của thực dân Pháp?

  • A

    Đưa quân giúp đỡ Pháp trong cuộc chiến tranh Đông Dương

     

  • B

    Sử dụng áp lực quân sự để uy hiếp tinh thần của Việt Nam

     

  • C

    Sử dụng thủ đoạn ngoại giao để hạn chế sự giúp đỡ của quốc tế cho Việt Nam

     

  • D

    Viện trợ quân sự để khống chế Pháp kéo dài chiến tranh, đàn áp cách mạng Việt Nam

Câu 33 :

Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” là lời khen của Chủ tịch Hồ Chí Minh dành cho

  • A

     Đội Cứu quốc quân

  • B

    Việt Nam giải phóng quân

  • C

     Trung đoàn Thủ đô 

  • D

    Vệ Quốc quân

Câu 34 :

Nội dung nào phản ánh đúng điểm tương đồng giữa hệ thống Vécxai - Washington với trật tự hai cực Ianta?

  • A
    Đều do các nước đế quốc thiết lập nên để phục vụ lợi ích các nước đó.
  • B
    Đều thành lập các tổ chức quốc tế để giám sát và duy trì trật tự thế giới.
  • C
    Đều chia thế giới ra làm hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.
  • D
    Đều là hệ quả của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)
Câu 35 :

Mặc dù hòa bình, thống nhất đã đến với dân tộc Việt Nam, nhưng những di hại về sự chia cắt đất nước trong 21 năm vẫn còn tồn tại. Theo anh(chị) một trong những di hại đó là gì

  • A

    Vấn đề hòa hợp dân tộc giữa các lực lượng ở Việt Nam

     

  • B

    Vấn đề chất độc màu da cam

     

  • C

    Vấn đề dò phá bom mìn ở Việt Nam

     

  • D

    Vấn đề tạo ra sự cân bằng về trình độ phát triển giữa hai miền Nam- Bắc

Câu 36 :

Loại quả nào đã được quân dân ta sử dụng như một loại vũ khí trong chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947?

  • A

    Bưởi

     

  • B

    Dừa

     

  • C

    Cam

     

  • D

    Chanh

Câu 37 :

Đâu được coi là điểm yếu, điểm hạn chế cố hữu của kế hoạch quân sự Nava?

  • A

    Ra đời trong thế thua, thế bị động, mâu thuẫn sâu sắc giữa tập trung và phân tán lực lượng.

  • B

    Dựa vào sự viện trợ cao nhất của Mĩ và những nỗ lực cuối cùng của thực dân Pháp.

  • C

    Thực hiện với số quân đông nhất, vũ khí hiện đại nhất, mục tiêu cụ thể nhất.

  • D

    Thời gian thực hiện ngắn (18 tháng), mục tiêu lớn, địa bàn rộng.

Câu 38 :

Những quyết định của hội nghị Ianta (2-1945) đã có tác động tích cực gì đối với phong trào giải phóng dân tộc của Việt Nam trong năm 1945?

  • A

    Việt Nam không phải chịu sự tác động của cuộc đối đầu Xô- Mĩ

     

  • B

    Tiêu diệt phát xít Nhật, tạo thời cơ để nhân dân Việt Nam nổi dậy khởi nghĩa.

     

  • C

    Việt Nam nhận được sự ủng hộ từ tổ chức Liên Hợp Quốc

     

  • D

    Việt Nam không bị thực dân Pháp quay trở lại xâm lược

Câu 39 :

Những câu thơ sau là khẩu hiệu đấu tranh của cuộc khởi nghĩa nào?

“Dập dìu trống đánh cờ xiêu

Phen này quyết đánh cả triều lẫn Tây”

 

  • A

    Khởi nghĩa của Trần Tấn, Đặng Như Mai

     

  • B

    Khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Bản

     

  • C

    Khởi nghĩa của Lê Văn Điếm và Hồ Bá Ôn

     

  • D

    Khởi nghĩa của Nguyễn Trung Trực

Câu 40 :

Ai là Tổng chỉ huy quân đội Việt Nam trong chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947?

  • A

    Hồ Chí Minh

     

  • B

    Hoàng Văn Thái

     

  • C

    Võ Nguyên Giáp

     

  • D

    Văn Tiến Dũng

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Đến trước khi công cuộc đổi mới đất nước được tiến hành (1986), tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam có đặc điểm gì?

  • A

    Khủng hoảng trầm trọng

     

  • B

    Phát triển nhanh

     

  • C

    Phát triển không ổn định

     

  • D

    Chậm phát triển

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Trong thời gian thực hiện hai kế hoạch Nhà nước 5 năm (1976 - 1985), cách mạng Xã hội chủ nghĩa ở nước ta đạt nhiều thành tựu và ưu điểm đáng kể, song cũng gặp không ít khó khăn, khiến đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng, trước kết là về kinh tế – xã hội

Câu 2 :

Thành phần tham gia đông đảo nhất trong phong trào Hội kín ở Nam Kì là

 

  • A

    Nông dân và dân nghèo thành thị.

     

  • B

    Nông dân và công nhân.

     

  • C

    Công nhân và binh lính người Việt.

     

  • D

    Công nhân, thợ thủ công và dân nghèo thành thị.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Thành phần tham gia đông đảo nhất trong phong trào Hội kín ở Nam Kì là nông dân và dân nghèo thành thị, phát triển rầm rộ ở các tỉnh Nam Kì.

Câu 3 :

Hội nghị nào của Đảng Cộng sản Đông Dương đã đánh dấu bước chuyển hướng quan trọng - đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu?

  • A

    Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (đầu năm 1930).

  • B

    Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5 - 1941).

  • C

    Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7 - 1936).

  • D

    Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (11 - 1939).

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Nghị quyết Hội nghị tháng 11-1939 đã đánh dấu bước chuyển hướng quan trọng - đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, đưa nhân dân bước vào thời kì trực tiếp vận động cứu nước.

Câu 4 :

Phong trào Cần Vương bùng nổ xuất phát từ nguyên nhân sâu xa nào sau đây?

 

  • A

    Cuộc phản công ở kinh thành Huế

     

  • B

    Mâu thuẫn giữa phái chủ chiến với thực dân Pháp

     

  • C

    Sự ra đời của chiếu Cần Vương

     

  • D

    Mâu thuẫn dân tộc diễn ra gay gắt

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào hoàn cảnh bùng nổ phong trào Cần Vương để suy luận trả lời.

Lời giải chi tiết :

Sau khi cơ bản hoàn thành quá trình xâm lược vũ trang ở Việt Nam (1858- 1884), thực dân Pháp bắt tay vào thời kì bình định, tăng cường đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân Việt Nam, khiến cho mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp, tay sai phát triển gay gắt. Đây chính là động lực, nguyên nhân sâu xa dẫn tới sự bùng nổ của phong trào Cần Vương

Câu 5 :

Định ước Henxiki (năm 1975) được ký kết giữa

  • A

    Mỹ - Anh - Pháp - Cộng hòa Dân chủ Đức và Liên Xô.

  • B

    33 nước châu Âu cùng với Mỹ và Canada.

  • C

    Các nước châu Âu.

  • D

    Cộng hòa Dân chủ Đức, Mỹ, Canada.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Đầu tháng 8-1975, 33 nước châu Âu cùng với Mĩ và Canada kí kết Định ước Henxinki.

Câu 6 :

Điểm nổi bật của tình hình miền Nam ngay sau hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương là

  • A

    Chuyển sang đấu tranh vũ trang chống Mỹ.

  • B

    Khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục kinh tế.

  • C

    Thành lập chính quyền cách mạng lâm thời ở miền Nam.

  • D

    Vẫn chịu ách thống trị của đế quốc và tay sai.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào tình hình Việt Nam sau hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương để suy luận trả lời.

Lời giải chi tiết :

Sau năm 1954, tuy miền Bắc được giải phóng nhưng miền Nam vẫn nằm dưới ách thống trị của đế quốc (Mĩ) và tay sai (Ngô Đình Diệm) => Đảng ta đã xác định phải thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược ở cả hai miền, trong đó:

-  Miền Bắc tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.

- Miền Nam vẫn phải tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thống nhất nước nhà.

Câu 7 :

Nguyên nhân chủ yếu nhất dẫn đến sự thất bại của phong trào Cần vương là gì?

  • A

    Triều đình đã đầu hàng thực dân Pháp

     

  • B

    Phong trào diễn ra rời rạc, lẻ tẻ

     

  • C

    Thiếu đường lối lãnh đạo đúng đắn và sự chỉ huy thống nhất

     

  • D

    Thực dân Pháp mạnh và đã củng cố được nền thống trị ở Việt Nam

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào đặc điểm của phong trào Cần Vương để phân tích, đánh giá

Lời giải chi tiết :

Nguyên nhân chủ yếu nhất dẫn đến sự thất bại của phong trào Cần Vương là do thiếu đường lối và sự chỉ huy thống nhất. Do đó phong trào dù diễn ra mạnh mẽ nhưng lại không có sự đoàn kết thành một phong trào lớn thống nhất trong cả nước nhất là từ sau khi vua Hàm Nghi bị bắt. Đây cũng là minh chứng cho sự khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo cuối thế kỉ XIX.

Câu 8 :

Đảng Cộng sản Việt Nam đổi tên thành Đảng Cộng sản Đông Dương khi nào?

  • A

    tháng 10 - 1930.

  • B

    tháng 4 - 1931.

  • C

    tháng 3 - 1935.

  • D

    tháng 7 - 1935.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Hội nghị lần thứ nhất Ban chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam (10 - 1930) đã quyết định đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam thành Đảng Cộng sản Đông Dương.

Câu 9 :

Đâu là liên minh quân sự lớn nhất của các nước tư bản phương Tây do Mĩ đứng đầu nhằm chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu?

  • A

    SEATO

     

  • B

    NATO

     

  • C

    CENTO

     

  • D

    ANZUS

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Ngày 4-4-1949, Mĩ và các nước phương Tây đã thành lập tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Đây là liên minh quân sự lớn nhất của các nước tư bản phương Tây do Mĩ đứng đầu nhằm chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu.

Câu 10 :

Yếu tố nào dưới đây quyết định sự thành công của Liên Xô trong việc thực hiện kế hoạch 5 năm (1946 - 1950)

  • A
    Liên Xô có lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên phong phú.
  • B
    Liên Xô có sự hợp tác hiệu quả với các nước Đông Âu.
  • C
    Nhân dân Liên Xô có tinh thần tự lực, tự cường.
  • D
    Liên Xô là nước thắng trận trong chiến tranh thế giới thứ hai.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

SGK Lịch sử 12, trang 10.

Lời giải chi tiết :

Yếu tố nào dưới đây quyết định sự thành công của Liên Xô trong việc thực hiện kế hoạch 5 năm (1946 - 1950) là: nhân dân Liên Xô có tinh thần tự lực, tự cường.

Chọn: C

Câu 11 :

Mục tiêu của phong trào Cần Vương là

  • A

    Đánh đuổi Pháp thiết lập chế độ tư bản chủ nghĩa.

  • B

    Lật đổ phong kiến đã lỗi thời, xây dựng nhà nước phong kiến mới.

  • C

    Đánh đuổi Pháp, giành độc lập, lập lại chế độ phong kiến.

  • D

    Lật đổ phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại giai đoạn đầu của phong trào Cần Vương, suy luận

Lời giải chi tiết :

Ngày 13-7-1885, Tôn Thất Thuyết lấy danh vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương, kêu gọi văn thân, sĩ phu và nhân dân cả nước đứng lên vì vua mà kháng chiến -> Đây là phong trào theo khuynh hướng phong kiến với mục tiêu: Đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc, lập lại chế độ phong kiến.

Câu 12 :

Bản chất của phong trào hội kín ở Nam Kì là gì?

 

  • A

    Là phong trào ma thuật, bùa chú

     

  • B

    Là phong trào đấu tranh của nông dân khi bị đè nén đến cùng cực

     

  • C

    Là phong trào yêu nước của nhân dân Nam Bộ

     

  • D

    Là phong trào đấu tranh của công nhân Nam Kì

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Phong trào Hội kín ở Nam Kì thực chất là phong trào đấu tranh của nông dân - những người bị đè nén đến cùng cực đã vùng lên quyết liệt. Tuy nhiên, do thiếu sự lãnh đạo đúng đắn của giai cấp tiên tiến nên đã nhanh chóng thất bại.

Câu 13 :

Nội dung nào không phản ánh đúng nhiệm vụ của cách mạng miền Nam Việt Nam sau hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương?

  • A

    Tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa.

  • B

    Đấu tranh chống chế độ Mỹ - Diệm.

  • C

    Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.

  • D

    Tiếp tục thực hiện cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào tình hình nước ta sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, suy luận.

Lời giải chi tiết :

Đáp án A: Sau hiệp định Giơnevơ (1954): miền Bắc được giải phóng, miền Nam vẫn nằm dưới ách thống trị của Mĩ - Diệm => Nhiệm vụ của cách mạng miền Bắc đã tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Câu 14 :

Đâu không phải mục tiêu của Mĩ khi triển khai chiến lược toàn cầu?

  • A

    Ngăn chặn và tiến tới xóa bỏ chủ nghĩa xã hội.

  • B

    Đàn áp phong trào dân tộc, phong trào công nhân và cộng sản quốc tế.

  • C

    Khống chế, phi phối các nước tư bản đồng minh phụ thuộc vào Mĩ.

  • D

    Lôi kéo, mua chuộc các nước tư bản phương Tây bằng kinh tế, tài chính.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

- Dựa vào sức mạnh quân sự, kinh tế, Mĩ đã triển khai Chiến lược toàn cầu với tham vọng làm bá chủ thế giới. Mục tiêu:

+ Ngăn chặn, và tiến tới tiêu diệt hoàn toàn Chủ nghĩa xã hội trên thế giới.

+ Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, phong trào chống chiến tranh, vì hòa bình, dân chủ trên thế giới.

+ Khống chế, chi phối các nước đồng minh phụ thuộc vào Mĩ.

Câu 15 :

Nguyên nhân trực tiếp nào khiến cho Việt Nam bị chia cắt mặc dù Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương đã quy định về vấn đề thống nhất đất nước?

  • A

    Tác động của cục diện hai cực, hai phe

     

  • B

    Do âm mưu chia cắt lâu dài Việt Nam của Mĩ- Diệm

     

  • C

    Do Pháp chưa tiến hành hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất Việt Nam trước khi rút quân

     

  • D

    Do nhân dân miền Nam không muốn hiệp thương thống nhất

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào tình hình Việt Nam sau Hiệp định Giơnevơ (1954) về Đông Dương để suy luận trả lời.

Lời giải chi tiết :

Nguyên nhân trực tiếp khiến cho Việt Nam bị chia cắt mặc dù hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương đã quy định về vấn đề thống nhất đất nước do thực dân Pháp chưa tiến hành hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất Việt Nam trước khi rút quân theo quy định của hiệp định. Hơn nữa, trước khi rút quân Pháp vẫn có hành động phá hoại cơ sở vật chất của ta, gây khó khăn cho ta.

Câu 16 :

Sự thất bại của phong trào Cần vương (1885-1896) đã minh chứng cho điều gì?

  • A

    văn thân, sĩ phu xác dịnh không đúng đối tượng đấu tranh.

  • B

    độc lập dân tộc không gắn liền với chế độ phong kiến.

  • C

    thực dân Pháp đã cơ bản hoàn thành quá trình xâm lược.

  • D

    văn thân, sĩ phu xác định không đúng nhiệm vụ đấu tranh.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào ý nghĩa của phong trào Cần vương để phân tích, đánh giá.

Lời giải chi tiết :

Phong trào Cần vương là phong trào theo khuynh hướng cứu nước phong kiến, mục tiêu đấu tranh của phong trào này là đánh Pháp giành lại độc lập, xây dựng chế độ phong kiến với vua hiền tôi giỏi. Tuy nhiên sự thất bại của phong trào Cần vương cũng đồng nghĩa với sự sự thất bại của khuynh hướng cứu nước phong kiến - Độc lập dân tộc không gắn liền với chế độ phong kiến.

Câu 17 :

Ý nào không phản ánh đúng nguyên nhân khiến Liên Xô trở thành chỗ dựa cho phong trào hòa bình và cách mạng thế giới?

  • A
    Liên Xô có nền kinh tế vững mạnh, khoa học kĩ thuật tiên tiến.
  • B
    Liên Xô là nước duy nhất trên thế giới sở hữu vũ khí hạt nhân.
  • C
    Liên Xô luôn ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
  • D
    Liên Xô chủ trương duy trì hòa bình và an ninh thế giới.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

giải thích

Lời giải chi tiết :

- Liên Xô là thành trì của cách mạng giải phóng dân tộc trên thế giới vì: Liên Xô chủ trương duy trì hòa bình và an ninh thế giới, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới và Liên Xô là nước có nền kinh tế vững mạnh, khoa học kĩ thuật tiên tiến.

- Liên Xô không phải là nước duy nhất trên thế giới sở hữu vũ khí hạt nhân. 

Chọn: B

Câu 18 :

Ngày 25/4/1976, ở Việt Nam đã diễn ra sự kiện lịch sử quan trọng gì?

  • A

    Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung

     

  • B

    Hội nghị hiệp thương chính trị thống nhất đất nước

     

  • C

    Kì họp thứ nhất Quốc hội khóa VI

     

  • D

    Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng Cộng sản Việt Nam

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Ngày 25/4/1976, cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung được tiến hành trong cả nước. Hơn 23 triệu cử tri (98,8% tổng số cử tri) đi bỏ phiếu và bầu ra 492 đại biểu.

Câu 19 :

Nhằm đẩy mạnh phong trào đấu tranh dân chủ trong những năm 1936 – 1939, Đảng Cộng sản Đông Dương đã xuất bản những tờ báo nào sau đây

  • A
    Người cùng khổ, Thanh niên, Nhân đạo, Đời sống người lao động
  • B
    Việt Nam độc lập, Nhân dân, Người nhà quê
  • C

    Tiền phong, Thanh niên, Pháp luật, Người Lao động

  • D
    Tiền phong, Dân chúng, Lao động, Tin tức

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào cuộc đấu tranh trên lĩnh vực báo chí để trả lời

Lời giải chi tiết :

Trong cuộc đấu tranh trên linh vực báo chí, đảng đã xuấn bản nhiều tớ báo công khai ở các thành phố lớn trong nước như: Tiền Phong, Dân chúng, Lao Động, Tin tức,…Báo chí cách mạng trở thành mũi xung kích trong những phong trào lớn của cuộc vận động dân sinh dân chủ thời kì 1936 - 1939.

Câu 20 :

Sự kiện đánh dấu Chủ nghĩa xã hội vượt ra khỏi phạm vi một nước trở thành hệ thống thế giới?

  • A
    sự ra đời của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
  • B
    sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
  • C
    sự ra đời của các nước Dân chủ nhân dân Đông Âu.
  • D
    sự ra đời của các nước ở Á, Phi, Mĩ-La-tinh sau chiến tranh.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

phân tích

Lời giải chi tiết :

Sự kiện đánh dấu Chủ nghĩa xã hội vượt ra khỏi phạm vi một nước trở thành hệ thống thế giới là: sự ra đời của các nước Dân chủ nhân dân Đông Âu.

 

Chọn: C

Câu 21 :

Liên Xô là một trong 5 nước Ủy viên thường trực của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc có vai trò quốc tế như thế nào?

  • A

    Đã duy trì được trật tự thế giới “hai cực” sau chiến tranh.

  • B

    Góp phần làm hạn chế sự thao túng của Mĩ đối với tổ chức Liên Hợp quốc.

  • C

    Khẳng định vai trò tối cao của 5 nước lớn trong tổ chức Liên hợp quốc.

  • D

    Để xây dựng Liên hợp quốc thành tổ chức chính trị quốc tế năng động.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Phân tích tình hình quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chủ trương của hai cường quốc Liên Xô và Mĩ để đánh giá, nhận xét

Lời giải chi tiết :

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, trật tự thế giới hai cực Ianta được hình thành, đứng đầu là hai siêu cường Xô, Mĩ. Chính vì thế, Liên Xô là quốc gia hạn chế sự thao túng của Mĩ trên trường quốc tế. Đối với Liên Hợp quốc, mặc dù có 5 cường quốc lớn thuộc ủy viên không thường trực của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc nhưng Liên Xô vẫn là quốc gia có vai trò quan trọng để hạn chế sự thao túng của Mĩ trong tổ chức Liên Hợp quốc. Đây cũng là lí do lí giải cho việc sau khi Liên Xô tan rã vào năm 1991, Mĩ muốn đơn phương thiết lập trật tự thế giới “đơn cực” âm mưu bá chủ thế giới.

Câu 22 :

Hạn chế lớn nhất của Liên hợp quốc là

  • A
    Quan liêu, tham nhũng ngày càng gia tăng.
  • B
     Hệ thống nội bộ chia rẽ.
  • C
    Chưa giải quyết các vấn đề dịch bệnh, thiên tai, viện trợ kinh tế đối với các nước thành viên nghèo khó.
  • D

    Chưa đưa ra được quyết định phù hợp đối với những sự việc ở Trung Đông, châu Âu, Irắc.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại hoạt động của Liên Hợp quốc, nhận xét, đánh giá.

Lời giải chi tiết :

Liên hợp quốc là tổ chức có nhiều đóng góp trong việc duy trì an ninh và hòa binh thế giới. Tuy nhiên, tổ chức này cũng có những hạn chế nhất định trong đó có việc chưa có những quyết định phù hợp đối với những sự việc ở Trung Đông. Đặc biệt là trong sự việc Ixraen tấn công Li Băng.

Câu 23 :

Nguyên nhân chủ yếu khiến Mĩ phải “thay ngựa giữa dòng”, đảo chính lật đổ chính quyền Ngô Đình Diệm năm 1963 là

  • A

    Sự lo sợ của Mĩ trước những thắng lợi của quân và dân miền Nam trên tất cả các mặt trận

  • B

    Do sự non kém của chính quyền Ngô Đình Diệm trong việc ổn định tình hình

  • C

    Do mâu thuẫn nội bộ chính quyền Sài Gòn

  • D

    Do áp lực từ dư luận quốc tế

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam chống chiến lược “chiến tranh đặc biệt” để phân tích, đánh giá.

Lời giải chi tiết :

Sự phát triển của cách mạng miền Nam trong những năm 1961-1963 đã cho thấy sự non kém của chính quyền Sài Gòn trong việc ổn định tình hình. Do đó, để tiếp tục duy trì được sự thống trị của mình ở miền Nam Việt Nam, Mĩ đã buộc phải “thay ngựa giữa dòng”, giật dây các tướng lĩnh tiến hành đảo chính lật đổ chính quyền Ngô Đình Diệm tháng 11-1963.

Câu 24 :

Sự phá sản của chiến lược “chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam Việt Nam (1961-1965) đã có tác động như thế nào đến chiến lược toàn cầu của Mĩ?

  • A

    Làm đảo lộn chiến lược toàn cầu của Mĩ

     

  • B

    Làm thất bại một loại hình chiến tranh thí điểm trong chiến lược toàn cầu

     

  • C

    Cho thấy tính không khả thi của chiến lược toàn cầu

     

  • D

    Làm phá sản chiến lược toàn cầu

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Tiến hành chiến lược “chiến tranh đặc biệt” (1961-1965), Mĩ âm mưu biến miền Nam Việt Nam làm nơi thí điểm một loại hình chiến tranh để đàn áp phong trào cách mạng trên thế giới của chiến lược toàn cầu. Sự thất bại của Mĩ trong chiến lược chiến tranh đặc biệt đồng thời đánh dấu sự sụp đổ của âm mưu này

Câu 25 :

Ý nghĩa lớn nhất trong thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước

  • A

    cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng thế giới.

  • B

    chấm dứt ách thống trị của đế quốc và phong kiến.

  • C

    kết thúc 21 năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước và 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc.

  • D

    mở ra kỷ nguyên mới cho lịch sử dân tộc cả nước độc lập thống nhất đi lên chủ nghĩa xã hội.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Đánh giá ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước

Lời giải chi tiết :

Mục tiêu của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954-1975) của nhân dân Việt Nam là hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thống nhất đất nước. Và mục tiêu ấy đã hoàn thành.

=> Ý nghĩa lớn nhất trong thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước là mở ra kỉ nguyên mới cho dân tộc - cả nước độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội.

Câu 26 :

Trước những hành động xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp từ 1858 đến cuối thế kỷ XIX, triều đình  nhà Nguyễn có động thái như thế nào?

  • A

    Nhu nhược, đầu hàng ngay khi quân Pháp tấn công.

  • B

    Từ phòng thủ kháng chiến đi đến đầu hàng.

  • C

    Chấp nhận đầu hàng để tránh đổ máu cho nhân dân.

  • D

    Từ phản ứng quyết liệt chuyển dần sang đầu hàng.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Đánh giá.

Lời giải chi tiết :

Trước những hành động xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp từ 1858 đến cuối thế kỷ XIX, triều đình nhà Nguyễn từ chỗ cùng nhân dân chống Pháp đã từng bước quay lưng lại với cuộc kháng chiến của nhân dân và từng bước đầu hàng thực dân Pháp (từ Hiệp ước Nhâm Tuất, Giáp Tuất cho đến Hác măng và Patơnốt) => Từ phản ứng quyết liệt chuyển dần sang đầu hàng.

Câu 27 :

Sau hiệp ước Hác-măng và Pa-tơ-nốt, tính chất xã hội Việt Nam có sự chuyển biến như thế nào?

  • A

    Là một nước phụ thuộc vào thực dân Pháp

     

  • B

    Là một nước thuộc địa

     

  • C

    Là một nước thuộc địa nửa phong kiến

     

  • D

    Là một nước nửa thuộc địa nửa phong kiến

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào đặc điểm xã hội Việt Nam sau hiệp ước Hác-măng và Pa-tơ-nốt để nhận xét, đánh giá.

Lời giải chi tiết :

Sau hiệp ước Hác-măng và Pa-tơ-nốt, Việt Nam từ một nước phong kiến độc lập trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến. Mọi vấn đề kinh tế- chính trị- văn hóa- xã hội ở Việt Nam đều do Pháp nắm. Triều đình Huế vẫn còn tồn tại nhưng chỉ là bù nhìn.

Câu 28 :

Phái chủ chiến, đứng đầu là Tôn Thất Thuyết tổ chức cuộc phản công quân Pháp và phát động phong trào Cần vương dựa trên cơ sở

  • A

    có sự đồng tâm nhất trí trong hoàng tộc.

  • B

    có sự ủng hộ của bộ phận quan lại chủ chiến trong triều đình và đông đảo nhân dân.

  • C

    có sự ủng hộ của đông đảo nhân dân trong nước.

  • D

    có sự ủng hộ của triều đình Mãn Thanh.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Phân tích.

Lời giải chi tiết :

- Đáp án A loại vì thực tế không có điều này.

- Đáp án B đúng vì phong trào Cần vương có sự ủng hộ của những người trong phái chủ chiến trong triều đình và sự ủng hộ của đông đảo quần chúng nhân dân.

- Đáp án C loại vì chưa đầy đủ.

- Đáp án D loại vì phong trào không có sự ủng hộ của triều đình Mãn Thanh.

Câu 29 :

Điểm khác biệt cơ bản giữa hai giai đoạn của phong trào Cần Vương là gì?

  • A

    Phương pháp đấu tranh

     

  • B

    Quy mô đấu tranh

     

  • C

    Lãnh đạo

     

  • D

    Lực lượng tham gia

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Sự khác biệt cơ bản giữa hai giai đoạn của phong trào Cần Vương là yếu tố lãnh đạo.

- Giai đoạn 1 (từ giữa năm 1885 đến tháng 11-1888): phong trào được đặt dưới sự thong nhất của một triều đình kháng chiến, đứng đầu là vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết.

- Giai đoạn 2 (từ cuối năm 1888 đến năm 1896): không còn đặt dưới sự lãnh đạo của một triều đình thống nhất, yếu tố cần vương mờ dần, thay vào đó là một nhiệm vụ mới - giúp dân cứu nước.

Câu 30 :

Đặc điểm của phong trào Cần vương là:

  • A

    phong trào yêu nước theo khuynh hướng và ý thức hệ phong kiến.

  • B

    phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản.

  • C

    phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản.

  • D

    phong trào yêu nước của các tầng lớp nông dân.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Phân tích các đặc điểm của phong trào Cần vương, nhận xét.

Lời giải chi tiết :

Phong trào Cần vương là phong trào yêu nước theo khuynh hướng, ý thức hệ phong kiến do mục tiêu của phong trào là đánh đổ thực dân Pháp, thiết lập lại ngôi vua và chế độ phong kiến. Sự thất bại của phong trào Cần vương cũng đánh dấu sự thất bại của khuynh hướng phong kiến.

Câu 31 :

Thắng lợi của ta trong chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947 có ý nghĩa gì?

  • A

    Làm thất bại chiến lược "đánh nhanh thắng nhanh của Pháp, bảo vệ vững chắc căn cứ địa Việt Bắc.

  • B
    Buộc địch co cụm về thế phòng ngự bị động.
  • C

    Làm thay đổi cục diện chiến tranh, ta nắm quyền chủ động chiến lược trên chiến trường.

  • D

    Làm lung lay ý chí xâm lược của thực dân Pháp.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Đánh giá ý nghĩa chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947

Lời giải chi tiết :

Thắng lợi của ta trong chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947 đã làm thất bại chiến lược "đánh nhanh thắng nhanh" của Pháp, bảo vệ vững chắc căn cứ địa Việt Bắc.

Câu 32 :

Những mục tiêu cơ bản của chiến lược toàn cầu đã được Mĩ triển khai như thế nào trong kế hoạch Nava của thực dân Pháp?

  • A

    Đưa quân giúp đỡ Pháp trong cuộc chiến tranh Đông Dương

     

  • B

    Sử dụng áp lực quân sự để uy hiếp tinh thần của Việt Nam

     

  • C

    Sử dụng thủ đoạn ngoại giao để hạn chế sự giúp đỡ của quốc tế cho Việt Nam

     

  • D

    Viện trợ quân sự để khống chế Pháp kéo dài chiến tranh, đàn áp cách mạng Việt Nam

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào mục tiêu cơ bản của chiến lược toàn cầu và kế hoạch Nava để phân tích, liên hệ.

Lời giải chi tiết :

Mục tiêu cơ bản của chiến lược toàn cầu là:

- Ngăn chặn, và tiến tới tiêu diệt hoàn toàn Chủ nghĩa xã hội trên thế giới.

- Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, phong trào chống chiến tranh, vì hòa bình, dân chủ trên thế giới.

- Khống chế, chi phối các nước đồng minh phụ thuộc vào Mĩ.

Để khống chế Pháp kéo dài, mở rộng chiến tranh để đàn áp phong trào cách mạng Việt Nam, ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản tràn xuống phía Nam, từ năm 1948 Mĩ đã bắt đầu dính líu trực tiếp, can thiệp vào cuộc chiến tranh Đông Dương thông qua viện trợ quân sự. Đến năm 1954, viện trợ của Mĩ vào khoảng 555 tỉ phrăng- chiếm 73% ngân sách chiến tranh của Pháp ở Đông Dương.

Câu 33 :

Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” là lời khen của Chủ tịch Hồ Chí Minh dành cho

  • A

     Đội Cứu quốc quân

  • B

    Việt Nam giải phóng quân

  • C

     Trung đoàn Thủ đô 

  • D

    Vệ Quốc quân

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Liên hệ hiểu biết lịch sử để trả lời

Lời giải chi tiết :

Ngày 27 - 1 – 1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết Thư gửi các chiến sĩ cảm tử quân Thủ đô (Trung đoàn thủ đô), thăm hỏi tình hình ăn Tết, khen ngợi tinh thần gan dạ chiến đấu của các chiến sĩ và dặn dò những điều cần thiết.

Bức thư có đoạn:

"Các em là đội cảm tử. Các em cảm tử để cho Tổ quốc quyết sinh. Các em là đại biểu cái tinh thần tự tôn tự lập của dân tộc ta mấy nghìn năm để lại, cái tinh thần quật cường đó đã kinh qua Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, truyền lại cho các em. Nay các em gan góc tiếp tục cái tinh thần bất diệt đó, để truyền lại cho nòi giống Việt Nam muôn đời về sau".

Câu 34 :

Nội dung nào phản ánh đúng điểm tương đồng giữa hệ thống Vécxai - Washington với trật tự hai cực Ianta?

  • A
    Đều do các nước đế quốc thiết lập nên để phục vụ lợi ích các nước đó.
  • B
    Đều thành lập các tổ chức quốc tế để giám sát và duy trì trật tự thế giới.
  • C
    Đều chia thế giới ra làm hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.
  • D
    Đều là hệ quả của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào đặc điểm của hai trật tự thế giới để so sánh, liên hệ

Lời giải chi tiết :

Hệ thống Vécxai - Washington với trật tự hai cực Ianta có những điểm tương đồng sau:

- Đều là kết quả của những cuộc chiến tranh đẫm máu trong lịch sử nhân loại.

- Đều do các cường quốc thắng trận thiết lập để phục vụ những lợi ích cao nhất của họ.

- Đề có các tổ chức quốc tế được thành lập để giám sát và duy trì trật tự thế giới (Hội Quốc Liên và Liên Hợp Quốc).

Câu 35 :

Mặc dù hòa bình, thống nhất đã đến với dân tộc Việt Nam, nhưng những di hại về sự chia cắt đất nước trong 21 năm vẫn còn tồn tại. Theo anh(chị) một trong những di hại đó là gì

  • A

    Vấn đề hòa hợp dân tộc giữa các lực lượng ở Việt Nam

     

  • B

    Vấn đề chất độc màu da cam

     

  • C

    Vấn đề dò phá bom mìn ở Việt Nam

     

  • D

    Vấn đề tạo ra sự cân bằng về trình độ phát triển giữa hai miền Nam- Bắc

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Liên hệ thực tế lịch sử để trả lời

Lời giải chi tiết :

Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ (1954 - 1975), một bộ phận dân lớn cộng đồng người Việt Nam đã rời bỏ quê hương, di cư ra nước ngoài sinh sống do không chấp nhận sự tồn tại của chế độ cộng sản ở miền Nam Việt Nam. Do đó, mặc dù hòa bình, thống nhất đã đến với dân tộc Việt Nam, nhưng những di hại về sự chia cắt đất nước trong 21 năm vẫn còn tồn tại nhất là vấn đề hòa hợp dân tộc giữa các lực lượng ở Việt Nam đòi hỏi Đảng và Nhà nước phải có biện pháp khéo léo để giải quyết

Câu 36 :

Loại quả nào đã được quân dân ta sử dụng như một loại vũ khí trong chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947?

  • A

    Bưởi

     

  • B

    Dừa

     

  • C

    Cam

     

  • D

    Chanh

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Liên hệ thực tế lịch sử để trả lời.

Lời giải chi tiết :

Để dụ địch vào trận địa mai phục trên sông Lô, trong chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947, quân dân ở Đoan Hùng đã sử dụng những quả bưởi sơn đen giả làm thủy lôi.

Câu 37 :

Đâu được coi là điểm yếu, điểm hạn chế cố hữu của kế hoạch quân sự Nava?

  • A

    Ra đời trong thế thua, thế bị động, mâu thuẫn sâu sắc giữa tập trung và phân tán lực lượng.

  • B

    Dựa vào sự viện trợ cao nhất của Mĩ và những nỗ lực cuối cùng của thực dân Pháp.

  • C

    Thực hiện với số quân đông nhất, vũ khí hiện đại nhất, mục tiêu cụ thể nhất.

  • D

    Thời gian thực hiện ngắn (18 tháng), mục tiêu lớn, địa bàn rộng.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Đánh giá bối cảnh, nội dung của kế hoạch Nava, nhận xét

Lời giải chi tiết :

Điểm yếu, điểm hạn chế của kế hoạch quân sự Nava là: Ra đời trong thế thua, thế bị động, mâu thuẫn sâu sắc giữa tập trung và phân tán lực lượng.

- Thứ nhất, kế hoạch Nava được Pháp - Mĩ đưa ra trong bối cảnh thất bại của hàng loạt các kế hoạch trước đó: “đánh nhanh thắng nhanh”, Rơve, Đờ Lát đờ Tátxinhi, => ra đời trong thế thua, thế bị động.

- Thứ hai, từ nội dung cơ bản của kế hoạch Nava có thể thấy, Pháp muốn giữ thế phòng ngự chiến lược ở Bắc Bộ; cũng muốn tiến công chiến lược để bình định Trung Bộ và Nam Đông Dương,… sau đó chuyển lực lượng ra chiến trường Bắc Bộ, thực hiện tiến công chiến lược,… => Ngay từ đầu, kế hoạch Nava đã cho thấy mâu thuẫn sâu sắc giữa tập trung và phân tán lực lượng.

Câu 38 :

Những quyết định của hội nghị Ianta (2-1945) đã có tác động tích cực gì đối với phong trào giải phóng dân tộc của Việt Nam trong năm 1945?

  • A

    Việt Nam không phải chịu sự tác động của cuộc đối đầu Xô- Mĩ

     

  • B

    Tiêu diệt phát xít Nhật, tạo thời cơ để nhân dân Việt Nam nổi dậy khởi nghĩa.

     

  • C

    Việt Nam nhận được sự ủng hộ từ tổ chức Liên Hợp Quốc

     

  • D

    Việt Nam không bị thực dân Pháp quay trở lại xâm lược

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Việc Hội nghị Ianta chủ trương nhanh chóng tiêu diệt phát xít Nhật. Nhật đầu hàng Đồng minh cũng là mốc đánh dấu Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc - kẻ thù của nhân dân Việt Nam đã gục ngã => Tạo thời cơ “ngàn năm có một” để nhân dân Việt Nam tiến hành Cách mạng tháng Tám thắng lợi. Còn lại việc Pháp quay trở lại xâm lược Việt Nam, sau đó là sự can thiệp của Mĩ đều bắt nguồn từ hạn chế của hội nghị Ianta. Liên Hợp Quốc thời kì này vẫn chưa thực sự phát huy được vai trò của mình.

Câu 39 :

Những câu thơ sau là khẩu hiệu đấu tranh của cuộc khởi nghĩa nào?

“Dập dìu trống đánh cờ xiêu

Phen này quyết đánh cả triều lẫn Tây”

 

  • A

    Khởi nghĩa của Trần Tấn, Đặng Như Mai

     

  • B

    Khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Bản

     

  • C

    Khởi nghĩa của Lê Văn Điếm và Hồ Bá Ôn

     

  • D

    Khởi nghĩa của Nguyễn Trung Trực

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Liên hệ thực tế lịch sử để trả lời

Lời giải chi tiết :

Những câu thơ trên là khẩu hiệu đấu tranh chống thực dân Pháp với triều đình phong kiến đầu hàng trong cuộc khởi nghĩa của Trần Tấn và Đặng Như Mai ở khu vực Nghệ An và Hà Tĩnh sau hiệp ước 1874

Câu 40 :

Ai là Tổng chỉ huy quân đội Việt Nam trong chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947?

  • A

    Hồ Chí Minh

     

  • B

    Hoàng Văn Thái

     

  • C

    Võ Nguyên Giáp

     

  • D

    Văn Tiến Dũng

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Liên hệ thực tế lịch sử để trả lời

Lời giải chi tiết :

Tổng chỉ huy quân đội Việt Nam trong chiến dịch Việt Bắc thu- đông năm 1947 là đồng chí Võ Nguyên Giáp. Sau chiến dịch này, đồng chí Võ Nguyên Giáp đã được thăng hàm đại tướng khi mới 37 tuổi.

close