Đề thi học kì 2 Hóa 9 - Đề số 5

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 9 tất cả các môn

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa - GDCD

Đề bài

Câu 1 :

Cho các chất sau: ZnO, Na2SO4, KOH, Na2CO3, Cu, Fe. Số chất có thể tác dụng với dung dịch axit axetic là

  • A

    1.

  • B

    2.

  • C

    3.

  • D

    4.

Câu 2 :

Có thể làm sạch dầu ăn dính vào quần áo bằng cách

  • A

    giặt bằng nước         

  • B

    tẩy bằng xăng

  • C

    tẩy bằng giấm

  • D

    giặt bằng nước có pha thêm ít muối

Câu 3 :

Chất hữu cơ X khi thủy phân trong dung dịch H2SO4 loãng thì thu được 1 sản phẩm duy nhất, X là :

  • A

    Tinh bột      

  • B

    Chất béo        

  • C

    Protein     

  • D

    Etyl axetat

Câu 4 :

Dãy nào sau đây thể hiện mức độ hoạt động hóa học của kim loại tăng dần:

  • A

    Be, Fe, Ca, Cu.

  • B

    Ca, K, Mg, Al.

  • C

    Al, Zn, Co, Ca.

  • D

    Ni, Mg, Li, Cs.

Câu 5 :

Một polime Y có cấu tạo như sau:  …-CH2-CH2-CH2-CH2-CH2-… Công thức một mắt xích của polime Y là

  • A

    -CH2-CH2-CH2-    

  • B

    -CH2-CH2-CH2-CH2-CH2-   

  • C

    -CH2-    

  • D

    -CH2-CH­2-

Câu 6 :

Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học được sắp xếp theo nguyên tắc :

  • A

    Chiều nguyên tử khối tăng dần.

  • B

    Chiều điện tích hạt nhân tăng dần.

  • C

    Tính kim loại tăng dần.

  • D

    Tính phi kim tăng dần.

Câu 7 :

Cho chanh vào sữa bò xảy ra hiện tượng

  • A

    Kết tủa.

  • B

    Đông tụ.    

  • C

    Sủi bọt khí.  

  • D

    Không có hiện tượng

Câu 8 :

Tính chất nào không phải của benzen ?

  • A

    Tác dụng với Br2 (to, Fe).                        

  • B

    Tác dụng với HNO/H2SO4 (đ).

  • C

    Tác dụng với dung dịch KMnO4.            

  • D

    Tác dụng với Cl(as).

Câu 9 :

Ứng dụng nào không phải là ứng dụng của glucozơ?

  • A

    Làm thực phẩm dinh dưỡng và thuốc tăng lực

  • B

    Tráng gương, tráng phích

  • C

    Nguyên liệu sản xuất rượu etylic

  • D

    Nguyên liệu sản xuất PVC

Câu 10 :

Protein được tạo từ

  • A

    Các amino axit.             

  • B

    Các axit amin.

  • C

    Các axit hữu cơ.

  • D

    Các axit axetic.

Câu 11 :

CH4 và C2H4 giống nhau ở phản ứng nào sau đây?

  • A

    tham gia phản ứng cộng với dung dịch brom.

  • B

    tham gia phản ứng cộng với khí hiđro

  • C

    tham gia phản ứng trùng hợp

  • D

    tham gia phản ứng cháy với oxi.

Câu 12 :

Rượu etylic và axit axetic đều tác dụng được với

  • A

    Na2CO3.   

  • B

    NaOH.   

  • C

    NaCl.      

  • D

    Na.

Câu 13 :

Trong phân tử axetilen, giữa hai nguyên tử cacbon có

  • A

    một liên kết đơn.                                            

  • B

    một liên kết đôi

  • C

    một liên kết ba.                                               

  • D

    hai liên kết đôi.

Câu 14 :

Cho benzen + Cl2 (as) ta thu được dẫn xuất clo A. Vậy A là:

  • A

    C6H5Cl.                                                    

  • B

    C6H4Cl2.                

  • C

    C6H6Cl6.                                                   

  • D

    C6H3Cl3.

Câu 15 :

Dãy các chất sau là hiđrocacbon:

  • A

    CH4, C2H2, C2H5Cl

  • B

    C6H6, C3H4, HCHO

  • C

    C2H2, C2H5OH, C6H12

  • D

    C3H8, C3H4, C3H6

Câu 16 :

Trong các khí sau : CH4, H2, Cl2, O2. Khí nào khi trộn với nhau tạo ra hỗn hợp nổ ?

  • A

    CH4 và Cl2.    

  • B

     H2 và O2.

  • C

    CH4 và O2.     

  • D

    cả B và C đều đúng

Câu 17 :

Chọn câu đúng trong các câu sau:

  • A

    Hóa học hữu cơ là ngành hóa học chuyên nghiên cứu các hợp chất có trong tự nhiên.

  • B

    Hóa học hữu cơ là ngành hóa học chuyên nghiên cứu các hợp chất của cacbon.

  • C

    Hóa học hữu cơ là ngành hóa học chuyên nghiên cứu các hợp chất hữu cơ.

  • D

    Hóa học hữu cơ là ngành hóa học chuyên nghiên cứu các chất trong cơ thể sống.

Câu 18 :

Trong bình chữa cháy chứa khí nào sau đây?

  • A

    Cl2

  • B

    CO2

  • C

    SO2.            

  • D

    O2

Câu 19 :

Công thức đơn giản nhất của hợp chất hữu cơ A là CH2Cl. Biết MA = 99. CTPT của A là

  • A

    CH2Cl2           

  • B

    C2H4Cl2

  • C

    CHCl3

  • D

    C2H2Cl3

Câu 20 :

Cho 2,24 lít khí metan (đktc) phản ứng hoàn toàn với V lít khí Cl2 cùng điều kiện thu được chất A và HCl. Biết clo chiếm 83,53% khối lượng của A. Giá trị của V là

  • A

    2,24.   

  • B

    4,48.

  • C

    3,36.

  • D

    6,72.

Câu 21 :

Cho 2,8 lít hỗn hợp metan và etilen (đktc) lội qua dung dịch brom (dư), người ta thu được 4,7 gam đibroetan. Phần trăm thể tích của khí metan là

  • A

    20%.

  • B

    40%.

  • C

    80%.

  • D

    60%

Câu 22 :

Cho 0,448 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm C2H4, C2H2 tác dụng hết với dung dịch brom dư, khối lượng brom đã tham gia phản ứng là 4,8 gam. Số mol khí C2H4 trong hỗn hợp ban đầu là

  • A

    0,02.

  • B

    0,01.

  • C

    0,015.

  • D

    0,005.

Câu 23 :

Cần bao nhiêu thể tích rượu nguyên chất cho vào 60 ml dung dịch rượu 40o thành rượu 60o?

  • A

    30 ml.           

  • B

    40 ml.     

  • C

    50 ml.              

  • D

    60 ml.

Câu 24 :

Cho 150 ml dung dịch axit axetic tác dụng hết với 100 ml dung dịch NaOH 0,5M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 3,26 gam chất rắn khan. Nồng độ mol của dung dịch axit axetic ban đầu là

  • A

    0,03M.       

  • B

    0,02M.  

  • C

    0,3M.  

  • D

    0,2M.

Câu 25 :

Có 3 lọ mất nhãn chứa 3 chất lỏng: rượu etylic, axit axetic, etyl axetat bằng cách nào sau đây để có thể nhận biết 3 dung dịch trên?

  • A

    Na2CO3 khan.    

  • B

    Na, nước.      

  • C

    dung dịch Na2CO3.   

  • D

    Cu, nước.

Câu 26 :

Lên men m gam glucozơ với hiệu suất 90%, lượng khí CO2 sinh ra hấp thụ hết vào dung dịch nước vôi trong, thu được 10 gam kết tủa. Khối lượng dung dịch sau phản ứng giảm 3,4 gam so với khối lượng nước vôi trong ban đầu. Giá trị của m là

  • A

    20

  • B

    30

  • C

    12

  • D

    15

Câu 27 :

Thuỷ phân hoàn toàn 62,5 gam dung dịch saccarozơ 17,1% trong môi trường axit (vừa đủ) ta thu được dung dịch A. Cho dung dịch AgNO3 trong amoniac vào dung dịch A và đun nhẹ thu được bao nhiêu gam Ag?

  • A

    6,75 gam      

  • B

    13,5 gam 

  • C

    7,65 gam    

  • D

    6,65 gam

Câu 28 :

Dùng thuốc thử nào dưới đây để phân biệt dung dịch saccarozơ, axit axetic, benzen và glucozơ?

  • A

    Dung dịch Ag2O/NH3                  

  • B

    H2O, Quỳ tím, dung dịch Ag2O/NH3

  • C

    Dung dịch HCl                             

  • D

    Quỳ tím, dung dịch NaOH

Câu 29 :

Khí cacbonic chiếm tỉ lệ 0,03% thể tích không khí. Muốn tạo ra 500 gam tinh bột thì cần bao nhiêu lít không khí (đktc) để cung cấp đủ CO2 cho phản ứng quang hợp?

  • A

    1382716 lít.        

  • B

    1382600 lít.            

  • C

    1402666 lít.

  • D

    1382766 lít.

Câu 30 :

Phân tử khối trung bình của PVC là 750000. Hệ số polime hóa của PVC là bao nhiêu?

  • A

    10000

  • B

    13000

  • C

    12000

  • D

    15000

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Cho các chất sau: ZnO, Na2SO4, KOH, Na2CO3, Cu, Fe. Số chất có thể tác dụng với dung dịch axit axetic là

  • A

    1.

  • B

    2.

  • C

    3.

  • D

    4.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Các chất có thể tác dụng với axit axetic là: ZnO, KOH, Na2CO3, Fe.

2CH3COOH + ZnO → (CH3COO)2Zn + 2H2O

CH3COOH + KOH → CH3COOK + H2O

2CH3COOH + Na2CO3 → 2CH3COONa + CO2 + H2O

2CH3COOH + Fe → (CH3COO)2Fe + H2

Câu 2 :

Có thể làm sạch dầu ăn dính vào quần áo bằng cách

  • A

    giặt bằng nước         

  • B

    tẩy bằng xăng

  • C

    tẩy bằng giấm

  • D

    giặt bằng nước có pha thêm ít muối

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Có thể làm sạch dầu ăn dính vào quần áo bằng cách tẩy bằng xăng vì xăng có thể hòa tan được dầu ăn

Câu 3 :

Chất hữu cơ X khi thủy phân trong dung dịch H2SO4 loãng thì thu được 1 sản phẩm duy nhất, X là :

  • A

    Tinh bột      

  • B

    Chất béo        

  • C

    Protein     

  • D

    Etyl axetat

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Chất hữu cơ X khi thủy phân trong dung dịch H2SO4 loãng thì thu được 1 sản phẩm duy nhất, X là tinh bột

(-C6H10O5-)n + nH2O $\xrightarrow{axit,\,{{t}^{o}}}$ nC6H12O6 (glucozơ)

Câu 4 :

Dãy nào sau đây thể hiện mức độ hoạt động hóa học của kim loại tăng dần:

  • A

    Be, Fe, Ca, Cu.

  • B

    Ca, K, Mg, Al.

  • C

    Al, Zn, Co, Ca.

  • D

    Ni, Mg, Li, Cs.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào bảng tuần hoàn và quy luật biến đổi :

- Khi đi từ đầu chu kì đến cuối chu kì theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, ta có:

+ Tính kim loại của nguyên tố giảm dần, tính phi kim tăng dần.

- Khi đi từ trên xuống theo chiều tăng điện tích hạt nhân trong nhóm, ta có:

+ Tính kim loại của các nguyên tố tăng dần, tính phi kim giảm dần.

Lời giải chi tiết :

Dãy thể hiện mức độ hoạt động hóa học của kim loại tăng dần là: Ni, Mg, Li, Cs.

Loại A vì Ca có tính kim loại mạnh hơn Cu.

Loại B vì Mg có tính kim loại mạnh hơn Al

Loại C vì Al có tính kim loại mạnh hơn Zn

Câu 5 :

Một polime Y có cấu tạo như sau:  …-CH2-CH2-CH2-CH2-CH2-… Công thức một mắt xích của polime Y là

  • A

    -CH2-CH2-CH2-    

  • B

    -CH2-CH2-CH2-CH2-CH2-   

  • C

    -CH2-    

  • D

    -CH2-CH­2-

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Polime Y có cấu tạo:  …-CH2-CH2-CH2-CH2-CH2-… => Y là polietilen

=> công thức một mắt xích của polime là -CH2-CH­2-

Câu 6 :

Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học được sắp xếp theo nguyên tắc :

  • A

    Chiều nguyên tử khối tăng dần.

  • B

    Chiều điện tích hạt nhân tăng dần.

  • C

    Tính kim loại tăng dần.

  • D

    Tính phi kim tăng dần.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học được sắp xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.

 

Câu 7 :

Cho chanh vào sữa bò xảy ra hiện tượng

  • A

    Kết tủa.

  • B

    Đông tụ.    

  • C

    Sủi bọt khí.  

  • D

    Không có hiện tượng

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Cho chanh vào sữa bò xảy ra hiện tượng đông tụ. Vì trong sữa bò có nhiều protein, mà protein bị đông tụ trong axit.

Câu 8 :

Tính chất nào không phải của benzen ?

  • A

    Tác dụng với Br2 (to, Fe).                        

  • B

    Tác dụng với HNO/H2SO4 (đ).

  • C

    Tác dụng với dung dịch KMnO4.            

  • D

    Tác dụng với Cl(as).

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Tính chất không phải của benzen là tác dụng với dung dịch KMnO4

Câu 9 :

Ứng dụng nào không phải là ứng dụng của glucozơ?

  • A

    Làm thực phẩm dinh dưỡng và thuốc tăng lực

  • B

    Tráng gương, tráng phích

  • C

    Nguyên liệu sản xuất rượu etylic

  • D

    Nguyên liệu sản xuất PVC

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Ứng dụng không phải của glucozơ là: Nguyên liệu sản xuất PVC

Câu 10 :

Protein được tạo từ

  • A

    Các amino axit.             

  • B

    Các axit amin.

  • C

    Các axit hữu cơ.

  • D

    Các axit axetic.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Protein được tạo từ các amino axit.

Câu 11 :

CH4 và C2H4 giống nhau ở phản ứng nào sau đây?

  • A

    tham gia phản ứng cộng với dung dịch brom.

  • B

    tham gia phản ứng cộng với khí hiđro

  • C

    tham gia phản ứng trùng hợp

  • D

    tham gia phản ứng cháy với oxi.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

CH4 và C2H4 có tính chất hóa học giống nhau là tham gia phản ứng cháy với oxi.

Câu 12 :

Rượu etylic và axit axetic đều tác dụng được với

  • A

    Na2CO3.   

  • B

    NaOH.   

  • C

    NaCl.      

  • D

    Na.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại tính chất hóa học của rượu etylic và axit axetic

Lời giải chi tiết :

Rượu etylic và axit axetic đều tác dụng được với kim loại Na

2C2H5OH + 2Na → 2C2H5ONa + H2

2CH3COOH + 2Na → 2CH3COONa + H2

Câu 13 :

Trong phân tử axetilen, giữa hai nguyên tử cacbon có

  • A

    một liên kết đơn.                                            

  • B

    một liên kết đôi

  • C

    một liên kết ba.                                               

  • D

    hai liên kết đôi.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

- Công thức cấu tạo của axetilen:  

=> Trong phân tử axetilen, giữa hai nguyên tử cacbon có một liên kết ba

Câu 14 :

Cho benzen + Cl2 (as) ta thu được dẫn xuất clo A. Vậy A là:

  • A

    C6H5Cl.                                                    

  • B

    C6H4Cl2.                

  • C

    C6H6Cl6.                                                   

  • D

    C6H3Cl3.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Cho benzen + Cl2 (as) ta thu được dẫn xuất clo A.

C6H6 + 3Cl2 $\xrightarrow{as}$ C6H6Cl6 

Câu 15 :

Dãy các chất sau là hiđrocacbon:

  • A

    CH4, C2H2, C2H5Cl

  • B

    C6H6, C3H4, HCHO

  • C

    C2H2, C2H5OH, C6H12

  • D

    C3H8, C3H4, C3H6

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Dãy các chất sau là hiđrocacbon là: C3H8, C3H4, C3H6

Câu 16 :

Trong các khí sau : CH4, H2, Cl2, O2. Khí nào khi trộn với nhau tạo ra hỗn hợp nổ ?

  • A

    CH4 và Cl2.    

  • B

     H2 và O2.

  • C

    CH4 và O2.     

  • D

    cả B và C đều đúng

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Các hỗn hợp khí khi trộn với nhau tạo ra hỗn hợp nổ là: H2 và O2 và CH4 và O2.

Câu 17 :

Chọn câu đúng trong các câu sau:

  • A

    Hóa học hữu cơ là ngành hóa học chuyên nghiên cứu các hợp chất có trong tự nhiên.

  • B

    Hóa học hữu cơ là ngành hóa học chuyên nghiên cứu các hợp chất của cacbon.

  • C

    Hóa học hữu cơ là ngành hóa học chuyên nghiên cứu các hợp chất hữu cơ.

  • D

    Hóa học hữu cơ là ngành hóa học chuyên nghiên cứu các chất trong cơ thể sống.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Câu đúng là: Hóa học hữu cơ là ngành hóa học chuyên nghiên cứu các hợp chất hữu cơ

Câu 18 :

Trong bình chữa cháy chứa khí nào sau đây?

  • A

    Cl2

  • B

    CO2

  • C

    SO2.            

  • D

    O2

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Trong bình chữa cháy chứa khí CO2

 

Câu 19 :

Công thức đơn giản nhất của hợp chất hữu cơ A là CH2Cl. Biết MA = 99. CTPT của A là

  • A

    CH2Cl2           

  • B

    C2H4Cl2

  • C

    CHCl3

  • D

    C2H2Cl3

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+) CTĐGN là CH2Cl => CTPT: (CH2Cl)n

+) MA = 99 => n

Lời giải chi tiết :

+) CTĐGN là CH2Cl => CTPT: (CH2Cl)n

+) Vì MA = 99 => (12 + 2 + 35,5).n = 99 => n = 2

=> CTPT: C2H4Cl2

Câu 20 :

Cho 2,24 lít khí metan (đktc) phản ứng hoàn toàn với V lít khí Cl2 cùng điều kiện thu được chất A và HCl. Biết clo chiếm 83,53% khối lượng của A. Giá trị của V là

  • A

    2,24.   

  • B

    4,48.

  • C

    3,36.

  • D

    6,72.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

CTPT của A là CH4-xClx

+) $\frac{{{m_{Cl}}}}{{{m_{h/c}}}} = \frac{{35,5x}}{{12 + 4 - x + 35,5x}} = \frac{{83,53}}{{100}}$

Pthh:

         2,24 → 4,48 lít

Lời giải chi tiết :

\({n_{C{H_4}}} = \frac{{2,24}}{{22,4}} = 0,1(mol)\)

CTPT của $A$ là $C{H_{4 - x}}C{l_x}$

Ta có:

$\begin{array}{l}\frac{{{m_{Cl}}}}{{{m_{h/c}}}} = \frac{{35,5x}}{{12 + 4 - x + 35,5x}} = \frac{{35,5x}}{{16 + 34,5x}} = \frac{{83,53}}{{100}}\\ \Rightarrow x = 2\end{array}$

$ \Rightarrow A$ là $C{H_2}C{l_2}$

Pthh: $C{H_4} + 2C{l_2} \to C{H_2}C{l_2} + 2HCl$

         2,24 → 4,48 lít

$ \Rightarrow V = 4,48(l)$

Câu 21 :

Cho 2,8 lít hỗn hợp metan và etilen (đktc) lội qua dung dịch brom (dư), người ta thu được 4,7 gam đibroetan. Phần trăm thể tích của khí metan là

  • A

    20%.

  • B

    40%.

  • C

    80%.

  • D

    60%

Đáp án : C

Phương pháp giải :

PTHH: C2H4  +  Br2 → C2H4Br2

             0,025        ←      0,025

\( =  > {V_{{C_2}{H_4}}} =  > {V_{C{H_4}}}\)\( =  > \% {V_{C{H_4}}}\)

Lời giải chi tiết :

\({m_{{C_2}{H_4}B{{\rm{r}}_2}}} = 4,7\,gam\, =  > {n_{{C_2}{H_4}B{{\rm{r}}_2}}} = \frac{{4,7}}{{188}} = 0,025\,mol\)

PTHH: C2H4  +  Br2 → C2H4Br2

             0,025        ←        0,025

\( =  > {V_{{C_2}{H_4}}} = 0,025.22,4 = 0,56\,lit\, =  > {V_{C{H_4}}} = 2,8 - 0,56 = 2,24\,lit\)

\( =  > \% {V_{C{H_4}}} = \frac{{2,24}}{{2,8}}.100\%  = 80\% \)

Câu 22 :

Cho 0,448 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm C2H4, C2H2 tác dụng hết với dung dịch brom dư, khối lượng brom đã tham gia phản ứng là 4,8 gam. Số mol khí C2H4 trong hỗn hợp ban đầu là

  • A

    0,02.

  • B

    0,01.

  • C

    0,015.

  • D

    0,005.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Gọi x, y lần lượt là số mol của etilen và axetilen => nhỗn hợp = PT (1)

Phương trình hoá học:

C2H4 + Br2 → C2H4Br2

  x          x             x       mol

C2H2 + 2Br2 → C2H2Br4

  y          2y           y       mol

Từ \(  \sum {{n_{B{{\rm{r}}_2}}} => PT(2)} \)

Lời giải chi tiết :

Số mol hỗn hợp = $\frac{{0,448}}{{22,4}}$ = 0,02 mol; ${{n}_{B{{r}_{2}}}}~=\frac{4,8}{160}=0,03\text{ }mol$

Gọi x, y lần lượt là số mol của etilen và axetilen => nhỗn hợp = x + y = 0,02  (1)

Phương trình hoá học:

C2H4 + Br2 → C2H4Br2

  x          x             x       mol

C2H2 + 2Br2 → C2H2Br4

  y          2y           y       mol

\( =  > \sum {{n_{B{{\rm{r}}_2}}} = x + 2y = 0,03\,\,\,(2)} \)

Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình: \(\left\{ \begin{array}{l}x + y = 0,02\\x + 2y = 0,03\end{array} \right. =  > \left\{ \begin{array}{l}x = 0,01\\y = 0,01\end{array} \right.\)

=> số mol C2H4 trong hỗn hợp đầu là 0,01 mol

Câu 23 :

Cần bao nhiêu thể tích rượu nguyên chất cho vào 60 ml dung dịch rượu 40o thành rượu 60o?

  • A

    30 ml.           

  • B

    40 ml.     

  • C

    50 ml.              

  • D

    60 ml.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+) Độ rượu = $\frac{{{V}_{ruou\,nguyen\,chat}}}{{{V}_{dd}}}.100$ => Vrượu nguyên chất = $\frac{doruou\,.\,{{V}_{dd}}}{100}$

+) Thể tích dung dịch rượu nguyên chất sau khi pha là: 24 + x (ml)

+) Thể tích dung dịch rượu lúc sau là: 60 + x (ml)

Lời giải chi tiết :

Thể tích rượu nguyên chất trong dung dịch lúc đầu là

Độ rượu = $\frac{{{V}_{ruou\,nguyen\,chat}}}{{{V}_{dd}}}.100$ => Vrượu nguyên chất = $\frac{doruou\,.\,{{V}_{dd}}}{100}=\frac{40.60}{100}=24\,ml$

Thể tích dung dịch rượu nguyên chất sau khi pha là: 24 + x (ml)

Thể tích dung dịch rượu lúc sau là: 60 + x (ml)

Thay vào công thức tính độ rượu lúc sau, ta có:

$60=\frac{24+x}{60+x}.100=>x=30\,ml$

Vậy nếu ta thêm 30 ml rượu nguyên chất vào 60 ml rượu 40o thì sẽ thành rượu 60o

Câu 24 :

Cho 150 ml dung dịch axit axetic tác dụng hết với 100 ml dung dịch NaOH 0,5M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 3,26 gam chất rắn khan. Nồng độ mol của dung dịch axit axetic ban đầu là

  • A

    0,03M.       

  • B

    0,02M.  

  • C

    0,3M.  

  • D

    0,2M.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

+) Vì đề bài không nói rõ là cho tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ hay dư nên sản phẩm sau khi cô cạn dung dịch sẽ chứa muối CH3COONa và có thể có thêm NaOH rắn, khan.

+) Gọi số mol NaOH dư là b

=> nNaOH ban đầu = nNaOH phản ứng + nNaOH dư => PT (1)

+) Chất rắn khan thu được gồm CH3COONa (a mol) và NaOH dư (b mol)

=> mrắn khan => PT (2)

Lời giải chi tiết :

nNaOH = 0,1.0,5 = 0,05 mol

Vì đề bài không nói rõ là cho tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ hay dư nên sản phẩm sau khi cô cạn dung dịch sẽ chứa muối CH3COONa và có thể có thêm NaOH rắn, khan.

Phương trình hóa học:

CH3COOH + NaOH → CH3COONa + H2O

    a mol   →    a mol   →    a mol

Gọi số mol NaOH dư là b

=> nNaOH ban đầu = nNaOH phản ứng + nNaOH dư => a + b = 0,05 (1)

Chất rắn khan thu được gồm CH3COONa (a mol) và NaOH dư (b mol)

=> mrắn khan = 82a + 40b = 3,26 (2)

Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình: $\left\{ \begin{gathered}  a + b = 0,05 \hfill \\  82{\text{a}} + 40b = 3,26 \hfill \\ \end{gathered}  \right.$$=>\left\{ \begin{align}  & a=0,03 \\  & b=0,02 \\ \end{align} \right.$

$=>{{C}_{M\,C{{H}_{3}}COOH}}=\frac{0,03}{0,15}=0,2M$

Câu 25 :

Có 3 lọ mất nhãn chứa 3 chất lỏng: rượu etylic, axit axetic, etyl axetat bằng cách nào sau đây để có thể nhận biết 3 dung dịch trên?

  • A

    Na2CO3 khan.    

  • B

    Na, nước.      

  • C

    dung dịch Na2CO3.   

  • D

    Cu, nước.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào tính axit của axit axetic và tính tan của etyl axetat

Lời giải chi tiết :

- Dùng dung dịch Na2CO3 để nhận biết.

- Cho dung dịch Na2CO3 vào 3 dung dịch, lọ đựng dung dịch axit axetic sủi bọt khí, lọ tạo dung dịch phân lớp là etyl axetat, lọ không hiện tượng là rượu etylic.

Câu 26 :

Lên men m gam glucozơ với hiệu suất 90%, lượng khí CO2 sinh ra hấp thụ hết vào dung dịch nước vôi trong, thu được 10 gam kết tủa. Khối lượng dung dịch sau phản ứng giảm 3,4 gam so với khối lượng nước vôi trong ban đầu. Giá trị của m là

  • A

    20

  • B

    30

  • C

    12

  • D

    15

Đáp án : D

Phương pháp giải :

+) mdung dịch giảm = ${{m}_{CaC{{\text{O}}_{3}}}}-{{m}_{C{{O}_{2}}}}$ => Tính ${{m}_{C{{O}_{2}}~}}$

C6H12O6 $\xrightarrow{men\,ruou}$ 2C2H5OH + 2CO2      (1)

+) nglucozơ (LT) $=~\frac{1}{2}.{{n}_{C{{O}_{2}}}}$ => mglucozơ (LT) 

+) hiệu suất phản ứng $H=90\%=>{{ m }_{TT}}=\frac{{{m}_{LT}}}{90\%}$

Lời giải chi tiết :

Ta có: mdung dịch giảm = ${{m}_{CaC{{\text{O}}_{3}}}}-{{m}_{C{{O}_{2}}}}$ => ${{m}_{C{{O}_{2}}~}}={{m}_{CaC{{O}_{3}}~}}$– mdung dịch giảm = 10 – 3,4 = 6,6 gam

${{n}_{C{{O}_{2}}}}~=\frac{6,6}{44}=0,15\text{ }mol$

C6H12O6 $\xrightarrow{men\,ruou}$ 2C2H5OH + 2CO2      (1)

Theo PTHH (1) ta có: nglucozơ (LT) $=~\frac{1}{2}.{{n}_{C{{O}_{2}}}}=\frac{1}{2}.0,15=0,075\text{ }mol$

=> mglucozơ (LT) = 0,075.180 = 13,5 gam

Vì hiệu suất phản ứng $H=90\%~=>{{m}_{gluc\text{o}zo(TT)}}=\frac{13,5}{90\%}=15\,gam$

Câu 27 :

Thuỷ phân hoàn toàn 62,5 gam dung dịch saccarozơ 17,1% trong môi trường axit (vừa đủ) ta thu được dung dịch A. Cho dung dịch AgNO3 trong amoniac vào dung dịch A và đun nhẹ thu được bao nhiêu gam Ag?

  • A

    6,75 gam      

  • B

    13,5 gam 

  • C

    7,65 gam    

  • D

    6,65 gam

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+) Cả Glucozơ và fructozơ sinh ra đều tác dụng với dd AgNO3/NH3

Lời giải chi tiết :

nsaccarozơ = $\frac{62,5.17,1\%}{342}=0,03125\text{ }mol$

C12H22O11 + H2O $\xrightarrow{axit,\,{{t}^{o}}}$ C6H12O6 + C6H12O6   

0,03125              →               0,03125      0,03125   mol

$=>{{n}_{{{C}_{6}}{{H}_{12}}{{O}_{6}}}}=0,03125.2=0,0625\,mol$

C6H12O6 + Ag2O $\xrightarrow{N{{H}_{3}}}$ C6H12O7 + 2Ag↓

0,0625 mol             →                        0,125 mol

=> mAg = 0,125.108 = 13,5 gam

Câu 28 :

Dùng thuốc thử nào dưới đây để phân biệt dung dịch saccarozơ, axit axetic, benzen và glucozơ?

  • A

    Dung dịch Ag2O/NH3                  

  • B

    H2O, Quỳ tím, dung dịch Ag2O/NH3

  • C

    Dung dịch HCl                             

  • D

    Quỳ tím, dung dịch NaOH

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

- Cho 4 mẫu thử hòa tan vào nước và quan sát kĩ:

+ Dung dịch không tan trong nước là benzen

+ Các dung dịch còn lại tan trong nước

- Nhúng quỳ tím lần lượt các dung dịch trên:

+ Dung dịch nào làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ là  axit axetic

+ Không làm đổi màu quỳ tím là saccarozơ và glucozơ

- Cho 2 dung dịch còn lại tác dụng với tác dụng với dung dịch Ag2O/NH3:

+ Dung dịch nào xuất hiện kết tủa trắng là glucozơ

C6H12O6 + Ag2O $\xrightarrow{N{{H}_{3}}}$ C6H12O7 + 2Ag

+ Không có hiện tượng gì là saccarozơ

Câu 29 :

Khí cacbonic chiếm tỉ lệ 0,03% thể tích không khí. Muốn tạo ra 500 gam tinh bột thì cần bao nhiêu lít không khí (đktc) để cung cấp đủ CO2 cho phản ứng quang hợp?

  • A

    1382716 lít.        

  • B

    1382600 lít.            

  • C

    1402666 lít.

  • D

    1382766 lít.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Từ 500 gam tinh bột, tính theo PTHH $=>{{n}_{C{{O}_{2}}}}=>{{V}_{C{{O}_{2}}}}$ => Vkhông khí = $\frac{{{V}_{C{{O}_{2}}}}}{0,03\%}$

Lời giải chi tiết :

Phản ứng quang hợp:

            6nCO2 + 5nH2O $\xrightarrow[anh\,sang]{clorophin}$  (C6H10O5) + 6nO2

PT:      6.44n gam                                  162n gam

Pứ:    $\frac{500.6.44n}{162n}=\frac{22000}{27}$ gam   ←      500 gam

$=>{{n}_{C{{O}_{2}}}}=\frac{\frac{22000}{27}}{44}=\frac{500}{27}\,mol\,=>{{V}_{C{{O}_{2}}}}=\frac{500}{27}.22,4=\frac{11200}{27}$ lít

Vì khí cacbonic chiếm tỉ lệ 0,03% thể tích không khí

=> Vkhông khí = $\frac{{{V}_{C{{O}_{2}}}}}{0,03\%}=1382716$ lít

Câu 30 :

Phân tử khối trung bình của PVC là 750000. Hệ số polime hóa của PVC là bao nhiêu?

  • A

    10000

  • B

    13000

  • C

    12000

  • D

    15000

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Bước 1: Xác định CTCT mắt xích của PVC, tính Mmắt xích 

Mắt xích của PVC là: -CH2-CHCl- => Mmắt xích 

Bước 2: Tính hệ số polime hóa của PVC

Mpolime = n . Mmắt xích => n

Lời giải chi tiết :

Mắt xích của PVC là: -CH2-CHCl-

=> Mmắt xích = 62,5

Ta có: Mpolime = n . Mmắt xích

=> Hệ số polime hóa của PVC là : $n=\frac{750000}{62,5}=12000$

close