Đề thi học kì 2 Hóa 9 - Đề số 4

Tổng hợp đề thi giữa kì 2 lớp 9 tất cả các môn

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa - GDCD

Đề bài

Câu 1 :

Ứng dụng nào sau đây không phải ứng dụng của etilen?

  • A

    Điều chế PE.

  • B

    Điều chế rượu etylic

  • C

    Điều chế khí ga.

  • D

    Dùng để ủ trái cây mau chín.

Câu 2 :

Rượu etylic và axit axetic đều tác dụng được với

  • A

    Na2CO3.   

  • B

    NaOH.   

  • C

    NaCl.      

  • D

    Na.

Câu 3 :

Đun nóng axit axetic với rượu etylic có axit sunfuric làm xúc tác thì người ta thu được một chất lỏng không màu, mùi thơm, không tan trong nước và nổi trên mặt nước. Sản phẩm đó là

  • A

    metyl clorua.

  • B

    natri axetat. 

  • C

    etyl axetat.

  • D

    etilen

Câu 4 :

Dãy các chất nào sau đây đều làm mất màu dung dịch brom?

  • A

    CH4 ; C6H6.

  • B

    C2H4 ; C2H6.

  • C

    CH4 ; C2H4

  • D

    C2H4 ; C2H2.

Câu 5 :

Chọn câu đúng trong các câu sau:

  • A

    Hóa học hữu cơ là ngành hóa học chuyên nghiên cứu các hợp chất có trong tự nhiên.

  • B

    Hóa học hữu cơ là ngành hóa học chuyên nghiên cứu các hợp chất của cacbon.

  • C

    Hóa học hữu cơ là ngành hóa học chuyên nghiên cứu các hợp chất hữu cơ.

  • D

    Hóa học hữu cơ là ngành hóa học chuyên nghiên cứu các chất trong cơ thể sống.

Câu 6 :

Chất hữu cơ X khi thủy phân trong dung dịch H2SO4 loãng thì thu được 1 sản phẩm duy nhất, X là :

  • A

    Tinh bột      

  • B

    Chất béo        

  • C

    Protein     

  • D

    Etyl axetat

Câu 7 :

Xà phòng được điều chế bằng cách nào?

  • A

    Phân hủy chất béo.

  • B

    Thủy phân chất béo trong môi trường axit.

  • C

    Hòa tan chất béo trong dung môi hữu cơ.

  • D

    Thủy phân chất béo trong môi trường kiềm.

Câu 8 :

Nguyên tố X có cấu tạo như sau: điện tích hạt nhân là 11+, 3 lớp electron, lớp ngoài cùng có 1 electron. Tính chất hóa học cơ bản của X là

  • A

    Tính kim loại mạnh.   

  • B

    Tính phi kim mạnh.

  • C

    X là khí hiếm. 

  • D

    Tính kim loại yếu.

Câu 9 :

Đốt cháy chất hữu cơ X (X là một trong số các chất tinh bột, saccarozơ, glucozơ, protein) thấy sản phẩm tạo ra là CO2, H2O và N2. Vậy X có thể là

  • A

    tinh bột.         

  • B

    saccarozơ.   

  • C

    glucozơ.    

  • D

    protein.

Câu 10 :

Ứng dụng nào không phải là ứng dụng của glucozơ?

  • A

    Làm thực phẩm dinh dưỡng và thuốc tăng lực

  • B

    Tráng gương, tráng phích

  • C

    Nguyên liệu sản xuất rượu etylic

  • D

    Nguyên liệu sản xuất PVC

Câu 11 :

Tính chất nào không phải của benzen ?

  • A

    Tác dụng với Br2 (to, Fe).                        

  • B

    Tác dụng với HNO/H2SO4 (đ).

  • C

    Tác dụng với dung dịch KMnO4.            

  • D

    Tác dụng với Cl(as).

Câu 12 :

Một số protein tan được trong nước tạo thành dung dịch keo, khi đun nóng hoặc cho thêm hóa chất vào dung dịch này thường xảy ra kết tủa protein. Hiện tượng đó gọi là

  • A

    sự oxi hóa.     

  • B

    sự khử.        

  • C

    sự cháy. 

  • D

    sự đông tụ

Câu 13 :

Công thức phân tử của saccarozơ là

  • A

    C6H12O6          

  • B

    C6H12O7       

  • C

    C12H22O11

  • D

    (-C6H10O5-)n

Câu 14 :

Trong các khí sau : CH4, H2, Cl2, O2. Khí nào khi trộn với nhau tạo ra hỗn hợp nổ ?

  • A

    CH4 và Cl2.    

  • B

     H2 và O2.

  • C

    CH4 và O2.     

  • D

    cả B và C đều đúng

Câu 15 :

Cho rượu etylic nguyên chất tác dụng với kali dư. Số phản ứng hóa học xảy ra là

  • A

    1.

  • B

    2.

  • C

    3.

  • D

    4.

Câu 16 :

Số công thức cấu tạo của C4H10

  • A

    1

  • B

    3

  • C

    2

  • D

    4

Câu 17 :

Một hợp chất X chứa 3 nguyên tố C, H, O có tỉ lệ khối lượng mC : mH : mO = 21 : 2 : 4. Hợp chất X có công thức đơn giản nhất trùng với CTPT. CTPT X là:

  • A

    C7H8O

  • B

    C8H10O

  • C

    C6H6O2

  • D

    C7H8O2.

Câu 18 :

Một hợp chất hữu cơ Y khi đốt cháy hoàn toàn thu được CO2 và H2O có số mol bằng nhau. Đồng thời số mol oxi tối thiểu cần dùng bằng 4 lần số mol của Y. Biết trong Y chỉ chứa 1 nguyên tử O. Công thức phân tử của Y là

  • A

    C2H6O

  • B

    C4H8O

  • C

    C3H6O

  • D

    C3H8O.

Câu 19 :

Đốt cháy hoàn toàn một ankan thu được 2,24 lít khí CO2 và 3,6 gam H2O. Công thức phân tử của ankan là

  • A

    CH4.

  • B

    C2H6.

  • C

    C3H8.

  • D

    C4H10.

Câu 20 :

Cho các hợp chất sau: CH4, C2H6, C2H4, H2. Có bao nhiêu chất tác dụng với dung dịch nước brom ở nhiệt độ thường?

  • A

    1

  • B

    2

  • C

    3

  • D

    4

Câu 21 :

Có 3 bình, mỗi bình chứa 1 trong các khí sau: metan, axetilen, khí cacbonic. Đánh số A, B, C vào các bình này và tiến hành các thí nghiệm với từng chất khí. Kết quả thí nghiệm được ghi ở bảng sau:

Thuốc thử

A

B

C

Dung dịch brom

Không hiện tượng

Mất màu

Không hiện tượng

Dung dịch nước vôi trong

Không hiện tượng

Không hiện tượng

Vẩn đục

Hãy cho biết 3 bình A, B, C chứa lần lượt những khí nào?

  • A

    Bình A chứa axetilen, bình B chứa metan, bình C chứa cacbonic.

  • B

    Bình A chứa metan, bình B chứa axetilen, bình C chứa cacbonic.

  • C

    Bình A chứa axetilen, bình B chứa cacbonic, bình C chứa metan.

  • D

    Bình A chứa cacbonic, bình B chứa metan, bình C chứa axetilen.

Câu 22 :

Tính khối lượng benzen cần dùng để điều chế 23,55 gam brombenzen. Biết hiệu suất phản ứng đạt 85%.

  • A

    11,7 gam.                   

  • B

    13,77 gam.                 

  • C

    14,625 gam.

  • D

    9,945 gam

Câu 23 :

Thể tích khí oxi (đktc) cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 13,8 gam rượu etylic nguyên chất là

  • A

    5,60.            

  • B

    22,4.   

  • C

    8,36.     

  • D

    20,16.

Câu 24 :

Thể tích ancol etylic 92o cần dùng là bao nhiêu để điều chế được 2,24 lít C2H4 (đktc). Cho biết hiệu suất phản ứng đạt 62,5% và D = 0,8 g/ml.

  • A

    8 ml 

  • B

    10 ml       

  • C

    12,5 ml   

  • D

    3,9 ml

Câu 25 :

Giấm ăn là dung dịch của axit axetic trong nước, trong đó nồng độ axit axetic từ 2-5%. Lượng axit axetic tối thiểu có trong 1 lít giấm ăn (Dgiấm ăn = 1,01 g/ml) là

  • A

    2,20 gam                 

  • B

    20,2 gam           

  • C

    12,2 gam     

  • D

    19,2 gam

Câu 26 :

Lên men m gam glucozơ với hiệu suất 90%, lượng khí CO2 sinh ra hấp thụ hết vào dung dịch nước vôi trong, thu được 10 gam kết tủa. Khối lượng dung dịch sau phản ứng giảm 3,4 gam so với khối lượng nước vôi trong ban đầu. Giá trị của m là

  • A

    20

  • B

    30

  • C

    12

  • D

    15

Câu 27 :

Để tráng bạc một số ruột phích, người ta phải thuỷ phân 34,2 gam saccarozơ rồi tiến hành phản ứng tráng gương. Tính lượng Ag tạo thành sau phản ứng, biết hiệu suất cả quá trình tráng gương là 80%?

  • A

    27,64 gam       

  • B

    43,90 gam   

  • C

    34,56 gam

  • D

    56,34 gam

Câu 28 :

Thủy phân 1 kg sắn chứa 20% tinh bột trong môi trường axit. Với hiệu suất phản ứng 85%, lượng glucozơ thu được là

  • A

    261,43 gam. 

  • B

    200,8 gam.  

  • C

    188,89 gam.      

  • D

    192,5 gam.

Câu 29 :

Trùng hợp 22,4 lít C2H4 (đktc), nếu hiệu suất phản ứng là 80% thì khối lượng polime thu được là bao nhiêu? Biết hệ số trùng hợp là 500.

  • A

    2,24 gam        

  • B

    4,48 gam      

  • C

    2,80 gam 

  • D

    3,36 gam

Câu 30 :

Trùng hợp 0,5 tấn etilen với hiệu suất 90% thì khối lượng polietilen thu được là

  • A

    0,5 tấn.

  • B

    5 tấn.

  • C

    4,5 tấn.

  • D

    0,45 tấn.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Ứng dụng nào sau đây không phải ứng dụng của etilen?

  • A

    Điều chế PE.

  • B

    Điều chế rượu etylic

  • C

    Điều chế khí ga.

  • D

    Dùng để ủ trái cây mau chín.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Ứng dụng không phải của etilen là: Điều chế khí ga.

Câu 2 :

Rượu etylic và axit axetic đều tác dụng được với

  • A

    Na2CO3.   

  • B

    NaOH.   

  • C

    NaCl.      

  • D

    Na.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại tính chất hóa học của rượu etylic và axit axetic

Lời giải chi tiết :

Rượu etylic và axit axetic đều tác dụng được với kim loại Na

2C2H5OH + 2Na → 2C2H5ONa + H2

2CH3COOH + 2Na → 2CH3COONa + H2

Câu 3 :

Đun nóng axit axetic với rượu etylic có axit sunfuric làm xúc tác thì người ta thu được một chất lỏng không màu, mùi thơm, không tan trong nước và nổi trên mặt nước. Sản phẩm đó là

  • A

    metyl clorua.

  • B

    natri axetat. 

  • C

    etyl axetat.

  • D

    etilen

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

PTHH: CH3COOH + C2H5-OH $\overset{{{H}_{2}}\text{S}{{O}_{4\,d,{{t}^{o}}}}}{\mathop{\rightleftarrows }}\,$ CH3COOC2H5 + H2O

=> sản phẩm thu được là: etyl axetat

Câu 4 :

Dãy các chất nào sau đây đều làm mất màu dung dịch brom?

  • A

    CH4 ; C6H6.

  • B

    C2H4 ; C2H6.

  • C

    CH4 ; C2H4

  • D

    C2H4 ; C2H2.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

2 chất đều làm mất màu dung dịch brom là: C2H4 ; C2H2.

Câu 5 :

Chọn câu đúng trong các câu sau:

  • A

    Hóa học hữu cơ là ngành hóa học chuyên nghiên cứu các hợp chất có trong tự nhiên.

  • B

    Hóa học hữu cơ là ngành hóa học chuyên nghiên cứu các hợp chất của cacbon.

  • C

    Hóa học hữu cơ là ngành hóa học chuyên nghiên cứu các hợp chất hữu cơ.

  • D

    Hóa học hữu cơ là ngành hóa học chuyên nghiên cứu các chất trong cơ thể sống.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Câu đúng là: Hóa học hữu cơ là ngành hóa học chuyên nghiên cứu các hợp chất hữu cơ

Câu 6 :

Chất hữu cơ X khi thủy phân trong dung dịch H2SO4 loãng thì thu được 1 sản phẩm duy nhất, X là :

  • A

    Tinh bột      

  • B

    Chất béo        

  • C

    Protein     

  • D

    Etyl axetat

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Chất hữu cơ X khi thủy phân trong dung dịch H2SO4 loãng thì thu được 1 sản phẩm duy nhất, X là tinh bột

(-C6H10O5-)n + nH2O $\xrightarrow{axit,\,{{t}^{o}}}$ nC6H12O6 (glucozơ)

Câu 7 :

Xà phòng được điều chế bằng cách nào?

  • A

    Phân hủy chất béo.

  • B

    Thủy phân chất béo trong môi trường axit.

  • C

    Hòa tan chất béo trong dung môi hữu cơ.

  • D

    Thủy phân chất béo trong môi trường kiềm.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Xà phòng được điều chế bằng cách: Thủy phân chất béo trong môi trường kiềm.

Câu 8 :

Nguyên tố X có cấu tạo như sau: điện tích hạt nhân là 11+, 3 lớp electron, lớp ngoài cùng có 1 electron. Tính chất hóa học cơ bản của X là

  • A

    Tính kim loại mạnh.   

  • B

    Tính phi kim mạnh.

  • C

    X là khí hiếm. 

  • D

    Tính kim loại yếu.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết sự biến đổi tính chất trong một chu kì

Lời giải chi tiết :

Từ vị trí này ta biết:

+ Nguyên tố X có số hiệu nguyên tử là 11, đó là Na.

+ Nguyên tố X ở chu kì 3, do đó có 3 lớp electron.

+ Nguyên tố X ở nhóm I có 1e lớp vỏ ngoài cùng, nguyên tố A ở đầu chu kì nên có tính kim loại mạnh.

Câu 9 :

Đốt cháy chất hữu cơ X (X là một trong số các chất tinh bột, saccarozơ, glucozơ, protein) thấy sản phẩm tạo ra là CO2, H2O và N2. Vậy X có thể là

  • A

    tinh bột.         

  • B

    saccarozơ.   

  • C

    glucozơ.    

  • D

    protein.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Đốt cháy chất hữu cơ X (X là một trong số các chất tinh bột, saccarozơ, glucozơ, protein) thấy sản phẩm tạo ra là CO2, H2O và N2 => X chứa C, H, O và N

=> X là protein

Câu 10 :

Ứng dụng nào không phải là ứng dụng của glucozơ?

  • A

    Làm thực phẩm dinh dưỡng và thuốc tăng lực

  • B

    Tráng gương, tráng phích

  • C

    Nguyên liệu sản xuất rượu etylic

  • D

    Nguyên liệu sản xuất PVC

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Ứng dụng không phải của glucozơ là: Nguyên liệu sản xuất PVC

Câu 11 :

Tính chất nào không phải của benzen ?

  • A

    Tác dụng với Br2 (to, Fe).                        

  • B

    Tác dụng với HNO/H2SO4 (đ).

  • C

    Tác dụng với dung dịch KMnO4.            

  • D

    Tác dụng với Cl(as).

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Tính chất không phải của benzen là tác dụng với dung dịch KMnO4

Câu 12 :

Một số protein tan được trong nước tạo thành dung dịch keo, khi đun nóng hoặc cho thêm hóa chất vào dung dịch này thường xảy ra kết tủa protein. Hiện tượng đó gọi là

  • A

    sự oxi hóa.     

  • B

    sự khử.        

  • C

    sự cháy. 

  • D

    sự đông tụ

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Một số protein tan được trong nước tạo thành dung dịch keo, khi đun nóng hoặc cho thêm hóa chất vào dung dịch này thường xảy ra kết tủa protein. Hiện tượng đó gọi là sự đông tụ.

Câu 13 :

Công thức phân tử của saccarozơ là

  • A

    C6H12O6          

  • B

    C6H12O7       

  • C

    C12H22O11

  • D

    (-C6H10O5-)n

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết saccarozơ

Lời giải chi tiết :

Công thức phân tử của saccarozơ là C12H22O11

Câu 14 :

Trong các khí sau : CH4, H2, Cl2, O2. Khí nào khi trộn với nhau tạo ra hỗn hợp nổ ?

  • A

    CH4 và Cl2.    

  • B

     H2 và O2.

  • C

    CH4 và O2.     

  • D

    cả B và C đều đúng

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Các hỗn hợp khí khi trộn với nhau tạo ra hỗn hợp nổ là: H2 và O2 và CH4 và O2.

Câu 15 :

Cho rượu etylic nguyên chất tác dụng với kali dư. Số phản ứng hóa học xảy ra là

  • A

    1.

  • B

    2.

  • C

    3.

  • D

    4.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Rượu etylic nguyên chất là C2H5OH => chỉ xảy ra 1 phản ứng với K

2C2H5OH + 2K → 2C2H5OK + H2

Câu 16 :

Số công thức cấu tạo của C4H10

  • A

    1

  • B

    3

  • C

    2

  • D

    4

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

có ∆ = 0 => HCHC no, mạch hở

 

 

Câu 17 :

Một hợp chất X chứa 3 nguyên tố C, H, O có tỉ lệ khối lượng mC : mH : mO = 21 : 2 : 4. Hợp chất X có công thức đơn giản nhất trùng với CTPT. CTPT X là:

  • A

    C7H8O

  • B

    C8H10O

  • C

    C6H6O2

  • D

    C7H8O2.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+) x : y : z = $\frac{{{m}_{C}}}{12}:\frac{{{m}_{H}}}{1}:\frac{{{m}_{O}}}{16}$

Lời giải chi tiết :

Gọi CTPT của X là CxHyOz

=> x : y : z = $\frac{{{m}_{C}}}{12}:\frac{{{m}_{H}}}{1}:\frac{{{m}_{O}}}{16}=\frac{21}{12}:\frac{2}{1}:\frac{4}{16}=1,75:2:0,25=7:8:1$

=> CTPT của X là C7H8O (vì CTPT trùng với CTĐGN)

Câu 18 :

Một hợp chất hữu cơ Y khi đốt cháy hoàn toàn thu được CO2 và H2O có số mol bằng nhau. Đồng thời số mol oxi tối thiểu cần dùng bằng 4 lần số mol của Y. Biết trong Y chỉ chứa 1 nguyên tử O. Công thức phân tử của Y là

  • A

    C2H6O

  • B

    C4H8O

  • C

    C3H6O

  • D

    C3H8O.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

CxHyO + \(\frac{{2{\rm{x + 0,5y - 1}}}}{2}\)O2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ xCO2 + \(\frac{y}{2}\)H2O

  1 mol → \(\frac{{2{\rm{x + 0,5y - 1}}}}{2}\)mol   →    x mol  → \(\frac{y}{2}\) mol

Phản ứng thu được số mol CO2 và H2O bằng nhau => x = \(\frac{y}{2}\)  (1)

Số mol oxi cần dùng bằng 4 lần số mol của Y => \(\frac{{2{\rm{x + 0,5y - 1}}}}{2}\)= 4  (2)

Từ (1) vào (2) => x và y

Lời giải chi tiết :

Gọi CTPT của Y có dạng CxHyO

Vì đầu bài chỉ cho các tỉ lệ, không cho số mol cụ thể => giả sử đốt cháy 1 mol Y

CxHyO + \(\frac{{2{\rm{x + 0,5y - 1}}}}{2}\)O2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ xCO2 + \(\frac{y}{2}\)H2O

  1 mol → \(\frac{{2{\rm{x + 0,5y - 1}}}}{2}\)mol   →    x mol  → \(\frac{y}{2}\) mol

Phản ứng thu được số mol CO2 và H2O bằng nhau => x = \(\frac{y}{2}\)  (1)

Số mol oxi cần dùng bằng 4 lần số mol của Y => \(\frac{{2{\rm{x + 0,5y - 1}}}}{2}\)= 4  (2)

Thay (1) vào (2) ta có: \(\frac{{2.\frac{y}{2}{\rm{ + 0,5y - 1}}}}{2}\)= 4 => 1,5y – 1 = 8 => y = 6

Thay y = 6 vào (1) => x = 3

=> CTPT của Y là C3H6O

Câu 19 :

Đốt cháy hoàn toàn một ankan thu được 2,24 lít khí CO2 và 3,6 gam H2O. Công thức phân tử của ankan là

  • A

    CH4.

  • B

    C2H6.

  • C

    C3H8.

  • D

    C4H10.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Cách 1: Tìm n theo PTHH

PTHH:  ${C_n}{H_{2n + 2}} + (\frac{{3n + 1}}{2}){O_2} \to nC{O_2} + (n + 1){H_2}O$

+) từ số mol CO2 và số mol H2O => nhân chéo n

Cách 2: ${n_{ankan}} = {n_{{H_2}O}} - {n_{C{O_2}}}$

Lời giải chi tiết :

${n_{C{O_2}}} = \frac{{2,24}}{{22,4}} = 0,1(mol)$${n_{{H_2}O}} = \frac{{3,6}}{{18}} = 0,2(mol)$

Cách 1:

PTHH:  ${C_n}{H_{2n + 2}} + (\frac{{3n + 1}}{2}){O_2} \to nC{O_2} + (n + 1){H_2}O$

Theo pt:                                                      $n$             $n + 1$

Theo đb:                                                     0,1              0,2

=> 0,2.n = 0,1.(n + 1) => n = 1

Vậy CTPT của ankan là: CH4

Cách 2: 

$\begin{array}{l}{n_{ankan}} = {n_{{H_2}O}} - {n_{C{O_2}}}\\ \Rightarrow {n_{ankan}} = 0,2 - 0,1 = 0,1(mol)\\ \Rightarrow n = \frac{{0,1}}{{0,1}} = 1\end{array}$

Vậy CTPT của ankan là: $C{H_4}$

Câu 20 :

Cho các hợp chất sau: CH4, C2H6, C2H4, H2. Có bao nhiêu chất tác dụng với dung dịch nước brom ở nhiệt độ thường?

  • A

    1

  • B

    2

  • C

    3

  • D

    4

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Chất tác dụng với dung dịch nước brom là C2H4 vì trong phân tử C2H4 có liên kết đôi

CH2 = CH2 + Br2 → CH2Br=CH2Br 

Câu 21 :

Có 3 bình, mỗi bình chứa 1 trong các khí sau: metan, axetilen, khí cacbonic. Đánh số A, B, C vào các bình này và tiến hành các thí nghiệm với từng chất khí. Kết quả thí nghiệm được ghi ở bảng sau:

Thuốc thử

A

B

C

Dung dịch brom

Không hiện tượng

Mất màu

Không hiện tượng

Dung dịch nước vôi trong

Không hiện tượng

Không hiện tượng

Vẩn đục

Hãy cho biết 3 bình A, B, C chứa lần lượt những khí nào?

  • A

    Bình A chứa axetilen, bình B chứa metan, bình C chứa cacbonic.

  • B

    Bình A chứa metan, bình B chứa axetilen, bình C chứa cacbonic.

  • C

    Bình A chứa axetilen, bình B chứa cacbonic, bình C chứa metan.

  • D

    Bình A chứa cacbonic, bình B chứa metan, bình C chứa axetilen.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Cần nắm được tính chất hóa học đặc trưng của khí metan, khí cacbonic và khí axetilen

Lời giải chi tiết :

Khí làm mất màu dung dịch brom là axetilen => Bình B chứa axetilen

Khí làm vẩn đục nước vôi trong là cacbonic => Bình C chứa cacbonic

Khí không phản ứng với cả 2 chất là metan => Bình A chứa metan

Câu 22 :

Tính khối lượng benzen cần dùng để điều chế 23,55 gam brombenzen. Biết hiệu suất phản ứng đạt 85%.

  • A

    11,7 gam.                   

  • B

    13,77 gam.                 

  • C

    14,625 gam.

  • D

    9,945 gam

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+) Tính số mol benzen theo PT: C6H6 + Br2 $\xrightarrow{F\text{e}}$ C6H5Br + HBr

+) Vì hiệu suất chỉ đạt 85%  => khối lượng benzen cần dùng

Lời giải chi tiết :

${{n}_{{{C}_{6}}{{H}_{5}}Br}}~=~\frac{23,55}{157}=0,15\text{ }mol$

Phương trình phản ứng:

C6H6Br + Br2 $\xrightarrow{F\text{e}}$ C6H5Br + HBr

0,15  ←   0,15    ←   0,15              (mol)

mbenzen theo lí thuyết = 0,15.78 = 11,7 gam.

Vì hiệu suất chỉ đạt 85%  => khối lượng benzen cần dùng là: mbenzen = \(\frac{{11,7}}{{85\% }} = 13,77\,gam\)

Câu 23 :

Thể tích khí oxi (đktc) cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 13,8 gam rượu etylic nguyên chất là

  • A

    5,60.            

  • B

    22,4.   

  • C

    8,36.     

  • D

    20,16.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

+) Tính số mol C2H5OH

+) Tính số mol Oxi theo PT: C2H5OH + 3O2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ 2CO2 + 3H2O

Lời giải chi tiết :

${{n}_{{{C}_{2}}{{H}_{5}}OH}}=\frac{13,8}{46}=0,3\,mol$

C2H5OH + 3O2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ 2CO2 + 3H2O

 0,3 mol → 0,9 mol

$=>{{V}_{{{O}_{2}}}}=0,9.22,4=20,16$ lít

Câu 24 :

Thể tích ancol etylic 92o cần dùng là bao nhiêu để điều chế được 2,24 lít C2H4 (đktc). Cho biết hiệu suất phản ứng đạt 62,5% và D = 0,8 g/ml.

  • A

    8 ml 

  • B

    10 ml       

  • C

    12,5 ml   

  • D

    3,9 ml

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+) Độ rượu = $\frac{{{V}_{{{C}_{2}}{{H}_{5}}OH}}\,}{{{V}_{\text{dd}\,r\text{uou (}{{\text{C}}_{2}}{{H}_{5}}OH+{{H}_{2}}O)}}}.100%$

+) m = V . D

Lời giải chi tiết :

C2H5OH → C2H4 + H2O

nC2H4 = 0,1 (mol) = nC2H5OH nguyên chất lý thuyết

Trên thực tế hiệu suất phản ứng là 62,5%

=> ${{n}_{{{C}_{2}}{{H}_{5}}OH}}$thực tế = $\frac{0,1}{62,5\%}$= 0,16 mol

=> ${{m}_{{{C}_{2}}{{H}_{5}}OH}}$ = 7,36 gam

D = 0,8 g/ml => thể tích C2H5OH nguyên chất cần dùng là $V=\frac{7,36}{0,8}=9,2\text{ }ml$

Độ của rượu được tính bằng số ml rượu nguyên chất trong 100 ml dung dịch rượu.

Áp dụng điều này => cứ 100ml dung dịch rượu 92 độ có 92 ml rượu nguyên chất.

Vậy để có 9,2 ml rượu nguyên chất cần thể tích dd rượu là V = 10ml.   

Câu 25 :

Giấm ăn là dung dịch của axit axetic trong nước, trong đó nồng độ axit axetic từ 2-5%. Lượng axit axetic tối thiểu có trong 1 lít giấm ăn (Dgiấm ăn = 1,01 g/ml) là

  • A

    2,20 gam                 

  • B

    20,2 gam           

  • C

    12,2 gam     

  • D

    19,2 gam

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+) mgiấm ăn = Vgiấm ăn . Dgiấm ăn

+) mchất tan = $\frac{{{m}_{dd}}.C%}{100%}$ => 1010.2% ≤ mgiấm ăn ≤ 1010.5%

Lời giải chi tiết :

Ta có: Vgiấm ăn = 1 lít = 1000 ml

=> khối lượng giấm ăn là: mgiấm ăn = Vgiấm ăn . Dgiấm ăn = 1000.1,01 = 1010 gam

Mà trong dung dịch giấm ăn nồng độ axit axetic từ 2-5%

=> khối lượng axit axetic là: 1010.2% ≤ mgiấm ăn ≤ 1010.5%

=> 20,2 ≤ mgiấm ăn ≤ 50,5 gam

Xét 4 đáp án chỉ có 20,2 gam thỏa mãn

Câu 26 :

Lên men m gam glucozơ với hiệu suất 90%, lượng khí CO2 sinh ra hấp thụ hết vào dung dịch nước vôi trong, thu được 10 gam kết tủa. Khối lượng dung dịch sau phản ứng giảm 3,4 gam so với khối lượng nước vôi trong ban đầu. Giá trị của m là

  • A

    20

  • B

    30

  • C

    12

  • D

    15

Đáp án : D

Phương pháp giải :

+) mdung dịch giảm = ${{m}_{CaC{{\text{O}}_{3}}}}-{{m}_{C{{O}_{2}}}}$ => Tính ${{m}_{C{{O}_{2}}~}}$

C6H12O6 $\xrightarrow{men\,ruou}$ 2C2H5OH + 2CO2      (1)

+) nglucozơ (LT) $=~\frac{1}{2}.{{n}_{C{{O}_{2}}}}$ => mglucozơ (LT) 

+) hiệu suất phản ứng $H=90\%=>{{ m }_{TT}}=\frac{{{m}_{LT}}}{90\%}$

Lời giải chi tiết :

Ta có: mdung dịch giảm = ${{m}_{CaC{{\text{O}}_{3}}}}-{{m}_{C{{O}_{2}}}}$ => ${{m}_{C{{O}_{2}}~}}={{m}_{CaC{{O}_{3}}~}}$– mdung dịch giảm = 10 – 3,4 = 6,6 gam

${{n}_{C{{O}_{2}}}}~=\frac{6,6}{44}=0,15\text{ }mol$

C6H12O6 $\xrightarrow{men\,ruou}$ 2C2H5OH + 2CO2      (1)

Theo PTHH (1) ta có: nglucozơ (LT) $=~\frac{1}{2}.{{n}_{C{{O}_{2}}}}=\frac{1}{2}.0,15=0,075\text{ }mol$

=> mglucozơ (LT) = 0,075.180 = 13,5 gam

Vì hiệu suất phản ứng $H=90\%~=>{{m}_{gluc\text{o}zo(TT)}}=\frac{13,5}{90\%}=15\,gam$

Câu 27 :

Để tráng bạc một số ruột phích, người ta phải thuỷ phân 34,2 gam saccarozơ rồi tiến hành phản ứng tráng gương. Tính lượng Ag tạo thành sau phản ứng, biết hiệu suất cả quá trình tráng gương là 80%?

  • A

    27,64 gam       

  • B

    43,90 gam   

  • C

    34,56 gam

  • D

    56,34 gam

Đáp án : C

Phương pháp giải :

C12H22O11 + H2O $\xrightarrow{axit,\,{{t}^{o}}}$ C6H12O6 + C6H12O6

Vì glucozơ và fructozơ đều có phản ứng tráng gương và có công thức phân tử giống nhau, nên ta gộp thành 1 phương trình:

C6H12O6 + Ag2O $\xrightarrow{N{{H}_{3}}}$ C6H12O7 + 2Ag

Lời giải chi tiết :

msaccarozơ = $~\frac{34,2}{342}=0,1\text{ }mol$

C12H22O11 + H2O $\xrightarrow{axit,\,{{t}^{o}}}$ C6H12O6 + C6H12O6        (1)

     0,1 mol             →            0,1mol   →  0,1 mol

Vì glucozơ và fructozơ đều có phản ứng tráng gương và có công thức phân tử giống nhau, nên ta gộp thành 1 phương trình:

C6H12O6 + Ag2O $\xrightarrow{N{{H}_{3}}}$ C6H12O7 + 2Ag

0,2 mol                      →                        0,4 mol

=> mAg = 0,4.108.80% = 34,56 gam

Câu 28 :

Thủy phân 1 kg sắn chứa 20% tinh bột trong môi trường axit. Với hiệu suất phản ứng 85%, lượng glucozơ thu được là

  • A

    261,43 gam. 

  • B

    200,8 gam.  

  • C

    188,89 gam.      

  • D

    192,5 gam.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+) Tính mtinh bột nguyên chất

(-C6H10O5-)n + nH2O $\xrightarrow{axit,\,{{t}^{o}}}$ nC6H12O6 (glucozơ)

→ khối lượng glucozơ LT

Vì hiệu suất phản ứng đạt 85% => ${{m}_{{{C}_{6}}{{H}_{12}}{{O}_{6}}(TT)}}={{m}_{{{C}_{6}}{{H}_{12}}{{O}_{6}}(LT)}}.85\%$

Lời giải chi tiết :

Trong 1 kg sắn chứa 20% tinh bột => mtinh bột nguyên chất = 1.20% = 0,2 kg = 200 gam

(-C6H10O5-)n + nH2O $\xrightarrow{axit,\,{{t}^{o}}}$ nC6H12O6 (glucozơ)

    162n gam                                   180n gam

    200 gam                 →              $\frac{200.180n}{162n}=\frac{2000}{9}$ gam

=> ${{m}_{{{C}_{6}}{{H}_{12}}{{O}_{6}}(LT)}}=\frac{2000}{9}\,gam$

Vì hiệu suất phản ứng đạt 85%

=> ${{m}_{{{C}_{6}}{{H}_{12}}{{O}_{6}}(TT)}}={{m}_{{{C}_{6}}{{H}_{12}}{{O}_{6}}(LT)}}.85%=\frac{2000}{9}.85%=188,89\,gam$%=188,89 gam

Câu 29 :

Trùng hợp 22,4 lít C2H4 (đktc), nếu hiệu suất phản ứng là 80% thì khối lượng polime thu được là bao nhiêu? Biết hệ số trùng hợp là 500.

  • A

    2,24 gam        

  • B

    4,48 gam      

  • C

    2,80 gam 

  • D

    3,36 gam

Đáp án : A

Phương pháp giải :

500CH2=CH2 → (-CH2-CH2-)500  

 500                           1

0,1 mol        →         2.10-4 mol

+) Mpolime = 28.500 => mpolietilen (LT) = 2.10-4.14000

+) mpolime (TT) = mpolime (LT) . H%

Lời giải chi tiết :

Số mol etilen là: ${{n}_{{{C}_{2}}{{H}_{4}}}}=\frac{2,24}{22,4}=0,1\,mol$

Khối lượng của etilen là: m = 0,1.28 = 2,8 gam

Vì hệ số trùng hợp của etilen là 500 nên ta có phương trình

500CH2=CH2 → (-CH2-CH2-)500  

 500                           1

0,1 mol        →         2.10-4 mol

Ta có: Mpolime = 28.500 = 14000

=> mpolietilen (LT) = 2.10-4.14000 = 2,8 gam

Với hiệu suất là 80% thì khối lượng polime thu được là:

mpolime (TT) = mpolime (LT) . H% = 2,8.80% = 2,24 gam

Câu 30 :

Trùng hợp 0,5 tấn etilen với hiệu suất 90% thì khối lượng polietilen thu được là

  • A

    0,5 tấn.

  • B

    5 tấn.

  • C

    4,5 tấn.

  • D

    0,45 tấn.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

nCH2=CH2 $\xrightarrow{{{t}^{o}},\,xt}$ (-CH2-CH2-)n

+) Áp dụng bảo toàn khối lượng: mpolietilen (LT) = metilen  

+) Hiệu suất phản ứng là 90% => mpolietilen thực tế 

Lời giải chi tiết :

nCH2=CH2 $\xrightarrow{{{t}^{o}},\,xt}$ (-CH2-CH2-)n

Áp dụng bảo toàn khối lượng: mpolietilen = metilen  

=> khối lượng polietilen theo lí thuyết là: 0,5 tấn

Vì hiệu suất phản ứng là 90% => khối lượng polietilen thực tế thu được là

mpolietilen thực tế = 0,5.90% = 0,45 tấn

close