Đề thi học kì 2 Hóa 12 - Đề số 5

Đề bài

Câu 1 :

Phản ứng hoá học nào dưới đây không thuộc loại phản ứng nhiệt nhôm ?

  • A

    Al tác dụng với Fe3O4 nung nóng

  • B

    Al tác dụng với CuO nung nóng

  • C

    Al tác dụng với Fe2O3 nung nóng

  • D

    Al tác dụng với axit H2SO4 đặc, nóng

Câu 2 :

Cho các kim loại Ag, Mg, Zn, Cu, Fe. Số kim loại khử được ion Fe2+ trong dung dịch ?

  • A

    1

  • B

    2

  • C

    3

  • D

    4

Câu 3 :

Trong các hợp chất, đồng có số oxi hóa +1, +2. Biết Cu có Z = 29, cấu hình electron của các ion Cu+ và Cu2+ lần lượt là

  • A

    [Ar]3d104s1 và [Ar]3d9.

  • B

    [Ar]3d94s1 và [Ar]3d9.

  • C

    [Ar]3d10 và [Ar]3d9.   

  • D

    [Ar]3d104s1 và [Ar]3d10.

Quảng cáo

Lộ trình SUN 2025
Câu 4 :

Công thức của natri cromat là

  • A
    Na2CrO4.
  • B
    NaCrO2.
  • C
    K2CrO4.
  • D
    Na2Cr2O7.
Câu 5 :

Phản ứng nào sau đây sai :

  • A

    2Al + Fe2O3 → Al2O3 + 2Fe.     

  • B

    Fe3O4 + 8HCl → FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O.

  • C

    FeO + CO → Fe + CO2.

  • D

    Fe3O4 + 8HNO3 → Fe(NO3)2 + 2Fe(NO3)3 + 4H2O.

Câu 6 :

Phương pháp thường được áp dụng để chống ăn mòn kim loại là

  • A
    Phương pháp bảo vệ bề mặt, phương pháp điện hóa.
  • B
    Phương pháp nhiệt luyện, thủy luyện.
  • C
    Phương pháp điện phân nóng chảy, điện phân dung dịch.
  • D
    Tất cả các phương pháp trên.
Câu 7 :

Trong các kim loại: Al, Mg, Fe và Cu, kim loại có tính khử mạnh nhất là

  • A
    Mg.
  • B
    Al.
  • C
    Cu.
  • D
    Fe.
Câu 8 :

Để nhận biết Na, Ca, Al ta dùng lần lượt các chất sau:

  • A

    H2O, Na2CO3

  • B

    H2O, phenolphtalein

  • C

    HNO3 đặc nguội, H2O

  • D

    H2O, quỳ tím

Câu 9 :

Thành phần chính của đá vôi là canxi cacbonat. Công thức của canxi cacbonat là:

  • A
    Ca(HCO3)2                 
  • B
    CaSO3                                 
  • C
    CaCO3                    
  • D
    CaCl2
Câu 10 :

Để thu được Al(OH)3 ta thực hiện phản ứng :

  • A

    Cho muối Al3+ tác dụng với dung dịch OH- (dư)

  • B

    Cho muối Al3+ tác dụng với dung dịch NH3 (dư)

  • C

    Cho Al2O3 tác dụng với H2O

  • D

    Cho Al tác dụng với H2O

Câu 11 :

Trộn dung dịch chứa a mol AlCl3 với dung dịch chứa b mol NaOH. Để thu được kết tủa thì cần có tỉ lệ

  • A

    a : b < 1 : 4

  • B

    a : b = 1 : 3

  • C

    a : b = 1 : 4

  • D

    a : b > 1 : 4

Câu 12 :

Cho các phương pháp: (1) đun nóng trước khi dùng; (2) dùng dung dịch Ca(OH)2 vừa đủ; (3) dùng dung dịch Na2CO3; (4) dùng dung dịch NaCl; (5) dùng dung dịch HCl. Người ta có thể làm mềm nước cứng tạm thời bằng phương pháp nào ?

  • A

    1, 2

  • B

    3, 4

  • C

    2, 4

  • D

    1, 2, 3

Câu 13 :

Khi cho từ từ dung dịch K2COvào dung dịch H2SO4  khuấy đều, hiện tượng xảy ra là

 

  • A

    xuất hiện chất khí bay ra ngay khi cho K2CO3 vào.

     

  • B

    sau 1 thời gian thấy xuất hiện chất khí bay ra, dung dịch trong suốt.

     

  • C

    không có khí thoát ra.

     

  • D

    có khí thoát ra và xuất hiện kết tủa.

Câu 14 :

Dãy cation kim loại được xếp theo chiều tăng dần tính oxi hóa từ trái sang phải là

  • A
    Cu2+, Mg2+, Fe2+              
  • B
    Mg2+, Fe2+, Cu2+              
  • C
    Mg2+, Cu2+, Fe2+                
  • D
    Cu2+, Fe2+Mg2+
Câu 15 :

Nguyên tử của nguyên tố sắt có

  • A

    2 electron hóa trị.

  • B

    6 electron d.

  • C

    56 hạt mang điện.

  • D

    8 electron lớp ngoài cùng.

Câu 16 :

Cho dung dịch chứa các ion: Na+, Al3+, Cu2+, Cl-, SO42-, NO3- . Các ion không bị điện phân khi ở trạng thái dung dịch là:

  • A

    Na+, Al3+ , SO42-, NO3- .      

  • B

    Na+, SO42-, Cl-, Al3+.

  • C

    Na+, Al3, Cl-, NO3-.

  • D

    Al3+ , Cu2+, Cl-, NO3-.

Câu 17 :

Cho 2,91 gam hỗn hợp X gồm Mg, Cu, Al tan hết trong dung dịch HNO3 loãng, dư thu dược 1,12 lít khí NO ở đktc ( không còn sản phẩm khử khác) và dung dịch Y. Cho Y tác dụng với dung dịch NaOH thì thu được lượng kết tủa lớn nhất là m gam. Giá trị của m là

  • A
    4,32
  • B
    6,31
  • C
    3,76
  • D

    5,46 

Câu 18 :

Dung dịch X chứa HCl, CuSO4, Fe2(SO4)3. Lấy 400 ml dung dịch X đem điện phân với điện cực trơ, I = 7,72A đến khi ở catot thu được 5,12 gam Cu thì dừng lại. Khi đó chỉ thu được 0,1 mol một chất khí duy nhất thoát ra ở anot. Thời gian điện phân và nồng độ [Fe2+] sau điện phân lần lượt là

  • A

    2300 s và 0,1M.              

  • B

    2500 s và 0,1 M.                

  • C

    2300 s và 0,15M.

  • D

    2500 s và 0,15M.

Câu 19 :

Cho 9,75 gam bột kẽm vào 200 ml dung dịch CuSO4 1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và m gam chất rắn Y. Giá trị của m là

  • A

    9,75

  • B

    9,45

  • C

    9,6

  • D

    9,8

Câu 20 :

Cho 10 gam một kim loại kiềm thổ M tác dụng hết với nước thoát ra 5,6 lít khí (đktc). Kim loại kiềm thổ đó là

  • A

    Ba

  • B

    Mg

  • C

    Ca

  • D

    Sr

Câu 21 :

Một dung dịch chứa các ion: 0,2 mol Ca2+; 0,15 mol Mg2+; 0,4 mol K+; 0,6 mol HCO3-; 0,1 mol Cl- và x mol NO3-. Cần dùng bao nhiêu mol Ca(OH)2 để làm mất hoàn toàn tính cứng ?

  • A

    0,2 mol.

  • B

    0,25 mol.

  • C

    0,3 mol.

  • D

    0,35 mol.

Câu 22 :

Sục khí CO2 từ từ cho đến dư vào 200 ml dung dịch hỗn hợp NaOH 2M và Ca(OH)2 1M thu được dung dịch A. Cô cạn dung dịch A rồi nhiệt phân đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

  • A

    41,2.

  • B

    32,4.

  • C

    20.

  • D

    44,8.

Câu 23 :

Nhỏ từ từ từng giọt cho đến khi không còn khí thoát ra thì ngừng dung dịch X chứa 0,2 mol K2CO3 và 0,4 mol NaHCO3 vào 350 ml dung dịch HCl 2M sinh ra số mol CO2

  • A

    0,355 mol

  • B

    0,295 mol

  • C

    0,425 mol

  • D

    0,525 mol

Câu 24 :

Trộn 16,2 gam bột nhôm với 34,8 gam bột Fe3O4 rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm trong điều kiện không có không khí. Hòa tan hỗn hợp rắn sau phản ứng bằng dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 17,472 lít H2 (đktc). Giả sử Fe3O4 chỉ bị khử thành Fe. Hiệu suất phản ứng nhiệt nhôm là

  • A

    80%.

  • B

    90%.

  • C

    70%.

  • D

    60%.

Câu 25 :

Cho 0,1 mol FeCl3 phản ứng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 dư, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

  • A
    38,7                         
  • B
    40,8                       
  • C
    43,05                 
  • D
    47,9
Câu 26 :

Cho 3,2 gam bột Cu tác dụng với 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm HNO3 0,8M và H2SO4 0,2M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, đktc). Tính V.

  • A
    0,672 lít.
  • B
    0,224 lít.
  • C
    0,336 lít.
  • D
    0,448 lít.
Câu 27 :

Khi cho 41,4 gam hỗn hợp X gồm Fe2O3, Cr2O3 và Al2O3 tác dụng với dung dịch NaOH đặc (dư), sau phản ứng thu được chất rắn có khối lượng 16 gam. Để khử hoàn toàn 41,4 gam X bằng phản ứng nhiệt nhôm, phải dùng 10,8 gam Al. Thành phần phần trăm theo khối lượng của Cr2O3 trong hỗn hợp X là (Hiệu suất của các phản ứng là 100%)

  • A

    50,67%.         

  • B

    20,33%.                   

  • C

    66,67%.          

  • D

    36,71%.

Câu 28 :

Điện phân dung dịch chứa hỗn hợp gồm CuSO4 và NaCl (tỉ lệ mol tương ứng 1: 3) với điện cực trơ, màng ngăn xốp, cường độ dòng điện 2,68A. Sau thời gian điện phân t (giờ), thu được dung dịch Y (chứa hai chất tan) có khối lượng giảm 10,375 gam so với dung dịch ban đầu. Dung dịch Y phản ứng vừa hết với 2,55 gam Al2O3. Giá trị của t gần nhất với giá trị nào sau đây?

  • A

    4.

  • B

    5

  • C

    6.                                       

  • D

    3,5.

Câu 29 :

Cho 11,2 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe2O3, CuO vào dung dịch HCl, thu được chất rắn Y (chỉ chứa một kim loại), dung dịch Z (chỉ chứa muối) và 448 ml H2 (đktc). Cho lượng Y này phản ứng với dung dịch HNO3 (dư) đậm đặc, nung nóng, thu được 896 ml khí NO2 (đktc, sản phẩm khử duy nhất của N+5). Cho dung dịch Z trên vào dung dịch AgNO3 dư, thu được 53,14 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng của CuO trong X là

  • A

    2,40 gam.

  • B

    4,80 gam.

  • C

    3,20 gam.       

  • D

    4,00 gam.

Câu 30 :

Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp gồm Al và m gam hai oxit sắt trong khí trơ, thu được hỗn hợp rắn X. Cho X vào dung dịch NaOH dư, thu được dung dịch Y, chất không tan Z và lít khí 3,36 lít H2 (đktc). Sục khí CO2 dư vào Y, thu được 46,8 gam kết tủa. Cho Z tan hết vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được dung dịch chứa 110,4 gam muối sunfat và 17,92 lít khí SO2 (ở đktc, là sản phẩm khử duy nhất của H2SO4). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

  • A

    33,4.

  • B

    45,6.

  • C

    10,8.

  • D

    69,6.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Phản ứng hoá học nào dưới đây không thuộc loại phản ứng nhiệt nhôm ?

  • A

    Al tác dụng với Fe3O4 nung nóng

  • B

    Al tác dụng với CuO nung nóng

  • C

    Al tác dụng với Fe2O3 nung nóng

  • D

    Al tác dụng với axit H2SO4 đặc, nóng

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Phản ứng nhiệt nhôm là cho nhôm khử các oxit của kim loại => Phản ứng hoá học không thuộc loại phản ứng nhiệt nhôm là Al tác dụng với axit H2SO4 đặc, nóng.

Câu 2 :

Cho các kim loại Ag, Mg, Zn, Cu, Fe. Số kim loại khử được ion Fe2+ trong dung dịch ?

  • A

    1

  • B

    2

  • C

    3

  • D

    4

Đáp án : B

Phương pháp giải :

xem lại lí thuyết điều chế kim loại

Lời giải chi tiết :

Kim loại khử được ion Fe2+ trong dung dịch là kim loại đứng trước Fe trong dãy điện hóa

Câu 3 :

Trong các hợp chất, đồng có số oxi hóa +1, +2. Biết Cu có Z = 29, cấu hình electron của các ion Cu+ và Cu2+ lần lượt là

  • A

    [Ar]3d104s1 và [Ar]3d9.

  • B

    [Ar]3d94s1 và [Ar]3d9.

  • C

    [Ar]3d10 và [Ar]3d9.   

  • D

    [Ar]3d104s1 và [Ar]3d10.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Cấu hình e của Cu (Z = 29) : 1s22s22p63s23p63d104s1

→ Cấu hình e của Cu+ : 1s22s22p63s23p63d10

Cấu hình e của Cu2+ : 1s22s22p63s23p63d9

Câu 4 :

Công thức của natri cromat là

  • A
    Na2CrO4.
  • B
    NaCrO2.
  • C
    K2CrO4.
  • D
    Na2Cr2O7.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào tên gọi các hợp chất của crom sgk hóa 12

Lời giải chi tiết :

A. Na2CrO4 - Natri cromat

B. NaCrO2- Natri cromit

C. K2CrO4 - Kali cromat

D. Na2Cr2O7 - Natri đicromat

Câu 5 :

Phản ứng nào sau đây sai :

  • A

    2Al + Fe2O3 → Al2O3 + 2Fe.     

  • B

    Fe3O4 + 8HCl → FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O.

  • C

    FeO + CO → Fe + CO2.

  • D

    Fe3O4 + 8HNO3 → Fe(NO3)2 + 2Fe(NO3)3 + 4H2O.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

xem lại lí thuyết hợp chất sắt

Lời giải chi tiết :

Phản ứng sai là : Fe3O4 + HNO3 → Fe(NO3)2 + Fe(NO3)3 + H2O

Vì Fe3O4 tác dụng với HNO3 tạo thành muối Fe3+

Câu 6 :

Phương pháp thường được áp dụng để chống ăn mòn kim loại là

  • A
    Phương pháp bảo vệ bề mặt, phương pháp điện hóa.
  • B
    Phương pháp nhiệt luyện, thủy luyện.
  • C
    Phương pháp điện phân nóng chảy, điện phân dung dịch.
  • D
    Tất cả các phương pháp trên.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Các phương pháp bảo vệ kim loại không bị ăn mòn là:

+ Phương pháp bảo vệ bề mặt.

+ Phương pháp điện hóa.

Câu 7 :

Trong các kim loại: Al, Mg, Fe và Cu, kim loại có tính khử mạnh nhất là

  • A
    Mg.
  • B
    Al.
  • C
    Cu.
  • D
    Fe.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Ghi nhớ dãy điện hóa của kim loại, tính kim loại càng mạnh thì tính khử càng mạnh

Lời giải chi tiết :

Mg là kim loại có tính khử mạnh nhất

Câu 8 :

Để nhận biết Na, Ca, Al ta dùng lần lượt các chất sau:

  • A

    H2O, Na2CO3

  • B

    H2O, phenolphtalein

  • C

    HNO3 đặc nguội, H2O

  • D

    H2O, quỳ tím

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết kim loại kiềm thổ

Lời giải chi tiết :

 

Na

Ca

Al

H2O

Tan, tạo khí

Tan, tạo khí

Không tan

Na2CO3

Không hiện tượng

Kết tủa trắng

 

Câu 9 :

Thành phần chính của đá vôi là canxi cacbonat. Công thức của canxi cacbonat là:

  • A
    Ca(HCO3)2                 
  • B
    CaSO3                                 
  • C
    CaCO3                    
  • D
    CaCl2

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại cách đọc tên muối = tên kim loại + tên gốc axit

Lời giải chi tiết :

Công thức của canxi cacbonat là CaCO3

Câu 10 :

Để thu được Al(OH)3 ta thực hiện phản ứng :

  • A

    Cho muối Al3+ tác dụng với dung dịch OH- (dư)

  • B

    Cho muối Al3+ tác dụng với dung dịch NH3 (dư)

  • C

    Cho Al2O3 tác dụng với H2O

  • D

    Cho Al tác dụng với H2O

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Để thu được Al(OH)3 ta thực hiện phản ứng: cho muối Al3+ tác dụng với dung dịch NH3 (dư) vì Al(OH)3 không tan trong NH3

Câu 11 :

Trộn dung dịch chứa a mol AlCl3 với dung dịch chứa b mol NaOH. Để thu được kết tủa thì cần có tỉ lệ

  • A

    a : b < 1 : 4

  • B

    a : b = 1 : 3

  • C

    a : b = 1 : 4

  • D

    a : b > 1 : 4

Đáp án : D

Phương pháp giải :

xem lại lí thuyết nhôm và hợp chất tác dụng với dung dịch kiềm

Lời giải chi tiết :

Nếu b ≥ 4a thì kết tủa bị hoà tan hoàn toàn => để thu được kết tủa thì b < 4a

Câu 12 :

Cho các phương pháp: (1) đun nóng trước khi dùng; (2) dùng dung dịch Ca(OH)2 vừa đủ; (3) dùng dung dịch Na2CO3; (4) dùng dung dịch NaCl; (5) dùng dung dịch HCl. Người ta có thể làm mềm nước cứng tạm thời bằng phương pháp nào ?

  • A

    1, 2

  • B

    3, 4

  • C

    2, 4

  • D

    1, 2, 3

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Nước cứng tạm thời chứa Ca(HCO­3)2 và Mg(HCO3)2.

=> đun nóng hoặc dùng dung dịch Ca(OH)2 vừa đủ hoặc Na2CO3 để làm mềm nước cứng tạm thời

Câu 13 :

Khi cho từ từ dung dịch K2COvào dung dịch H2SO4  khuấy đều, hiện tượng xảy ra là

 

  • A

    xuất hiện chất khí bay ra ngay khi cho K2CO3 vào.

     

  • B

    sau 1 thời gian thấy xuất hiện chất khí bay ra, dung dịch trong suốt.

     

  • C

    không có khí thoát ra.

     

  • D

    có khí thoát ra và xuất hiện kết tủa.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

xem lại lí thuyết kim loại kiềm

Lời giải chi tiết :

Khi cho từ từ dung dịch K2CO3vào dung dịch H2SO4 khuấy đều, hiện tượng xảy ra là xuất hiện chất khí bay ra ngay khi cho K2CO3 vào

Câu 14 :

Dãy cation kim loại được xếp theo chiều tăng dần tính oxi hóa từ trái sang phải là

  • A
    Cu2+, Mg2+, Fe2+              
  • B
    Mg2+, Fe2+, Cu2+              
  • C
    Mg2+, Cu2+, Fe2+                
  • D
    Cu2+, Fe2+Mg2+

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại dãy điện hóa kim loại hóa 12

 

Lời giải chi tiết :

Dãy cation kim loại được xếp theo chiều tăng dần tính oxi hóa từ trái sang phải là: Mg2+, Fe2+, Cu2+                

Câu 15 :

Nguyên tử của nguyên tố sắt có

  • A

    2 electron hóa trị.

  • B

    6 electron d.

  • C

    56 hạt mang điện.

  • D

    8 electron lớp ngoài cùng.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

- Cấu hình electron: 1s22s22p63s23p63d64s2

=> sắt có 6 electron d

Câu 16 :

Cho dung dịch chứa các ion: Na+, Al3+, Cu2+, Cl-, SO42-, NO3- . Các ion không bị điện phân khi ở trạng thái dung dịch là:

  • A

    Na+, Al3+ , SO42-, NO3- .      

  • B

    Na+, SO42-, Cl-, Al3+.

  • C

    Na+, Al3, Cl-, NO3-.

  • D

    Al3+ , Cu2+, Cl-, NO3-.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Các ion không bị điện phân khi ở trạng thái dung dịch là: Na+, Al3+ , SO42-, NO3-

Câu 17 :

Cho 2,91 gam hỗn hợp X gồm Mg, Cu, Al tan hết trong dung dịch HNO3 loãng, dư thu dược 1,12 lít khí NO ở đktc ( không còn sản phẩm khử khác) và dung dịch Y. Cho Y tác dụng với dung dịch NaOH thì thu được lượng kết tủa lớn nhất là m gam. Giá trị của m là

  • A
    4,32
  • B
    6,31
  • C
    3,76
  • D

    5,46 

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Bảo toàn e => nOH-

Bảo toàn KL có mkết tủa = mKL + mOH-

Lời giải chi tiết :

Bảo toàn e có 2nMg + 3nAl + 2nCu = 3nNO = 0,15 mol

Khối lượng kết tủa thu được lớn nhất khi kết tủa hoàn toàn Mg(OH)2, Al(OH)3 và Cu(OH)2

=> nOH- = 2nMg + 3nAl + 2nCu = 0,15 mol

=> mkết tủa = mKL + mOH = 2,91 + 0,15.17 = 5,46 gam

Câu 18 :

Dung dịch X chứa HCl, CuSO4, Fe2(SO4)3. Lấy 400 ml dung dịch X đem điện phân với điện cực trơ, I = 7,72A đến khi ở catot thu được 5,12 gam Cu thì dừng lại. Khi đó chỉ thu được 0,1 mol một chất khí duy nhất thoát ra ở anot. Thời gian điện phân và nồng độ [Fe2+] sau điện phân lần lượt là

  • A

    2300 s và 0,1M.              

  • B

    2500 s và 0,1 M.                

  • C

    2300 s và 0,15M.

  • D

    2500 s và 0,15M.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Viết quá trình xảy ra ở catot và anot

Tính nồng độ Fe2+

Tính ${{n}_{{{e}_{td}}}}=\frac{It}{F}\Rightarrow t$

Lời giải chi tiết :

nCu = 0,08 (mol)

Catot:

Fe3+ + 1e → Fe2+

x         x

Cu2+ + 2e → Cu

0,08   0,16    0,08

Anot: chỉ thu được 1 khí nên phải là Cl2

2Cl- - 2e → Cl2

         0,2     0,1

Theo định luật bảo toàn e, ta có:

x + 0,16 = 0,2 => x = 0,04 (mol)

=> [Fe2+] = 0,04/0,4 = 0,1 (M)

$n_{e}=\frac{It}{F}\Rightarrow t=\frac{n_{e}F}{I}=\frac{0,2.96500}{7,72}=2500(s)$

Câu 19 :

Cho 9,75 gam bột kẽm vào 200 ml dung dịch CuSO4 1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và m gam chất rắn Y. Giá trị của m là

  • A

    9,75

  • B

    9,45

  • C

    9,6

  • D

    9,8

Đáp án : C

Phương pháp giải :

sử dụng tăng giảm khối lượng

Zn  +  CuSO4 → ZnSO4 + Cu

=> độ giảm khối lượng = mZn – mFe

=> mchất rắn Y = mZn – mgiảm

Lời giải chi tiết :

nZn = 0,15 mol;  nCuSO4 = 0,2 mol

Zn  +  CuSO4 → ZnSO4 + Cu

0,15 ← 0,15         →        0,15

=> độ giảm khối lượng = mZn – mCu = 0,15.(65 – 64) = 0,15 gam

=> mchất rắn Y = 9,75 – mgiảm = 9,75 - 0,15 = 9,6 gam

Câu 20 :

Cho 10 gam một kim loại kiềm thổ M tác dụng hết với nước thoát ra 5,6 lít khí (đktc). Kim loại kiềm thổ đó là

  • A

    Ba

  • B

    Mg

  • C

    Ca

  • D

    Sr

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Bảo toàn e: 2nM = 2nH2 

Lời giải chi tiết :

nH2 = 0,25 mol

Bảo toàn e: 2nM = 2nH2  => nM = 0,25 mol

=> M = 10 / 0,25 = 40 => M là Ca

Câu 21 :

Một dung dịch chứa các ion: 0,2 mol Ca2+; 0,15 mol Mg2+; 0,4 mol K+; 0,6 mol HCO3-; 0,1 mol Cl- và x mol NO3-. Cần dùng bao nhiêu mol Ca(OH)2 để làm mất hoàn toàn tính cứng ?

  • A

    0,2 mol.

  • B

    0,25 mol.

  • C

    0,3 mol.

  • D

    0,35 mol.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

xem lại lí thuyết nước cứng

Lời giải chi tiết :

Gọi nCa(OH)2 cần dùng = x mol

=> trong dung dịch chứa x + 0,2 mol Ca2+ và 0,15 mol Mg2+

=> cần dùng (x + 0,35) mol CO32- để kết tủa hoàn toàn ion Ca2+ và Mg2+

HCO3-     +       OH- →      CO32-      + H2O

x + 0,35     x + 0,35      x + 0,35

=> nOH- cần dùng = 2nCa(OH)2 => x + 0,35 = 2x => x = 0,35 mol

Câu 22 :

Sục khí CO2 từ từ cho đến dư vào 200 ml dung dịch hỗn hợp NaOH 2M và Ca(OH)2 1M thu được dung dịch A. Cô cạn dung dịch A rồi nhiệt phân đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

  • A

    41,2.

  • B

    32,4.

  • C

    20.

  • D

    44,8.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

CO2 đến dư thì dung dịch gồm NaHCO3 và Ca(HCO3)2

Khi nhiệt phân hoàn toàn thu được :  Na2CO3 và  CaO

Lời giải chi tiết :

CO2 đến dư thì dung dịch gồm 0,4 mol NaHCO3 và 0,2 mol Ca(HCO3)2

Khi nhiệt phân hoàn toàn thu được : 0,2 mol Na2CO3 và 0,2 mol CaO

=> m = 32,4 gam

Câu 23 :

Nhỏ từ từ từng giọt cho đến khi không còn khí thoát ra thì ngừng dung dịch X chứa 0,2 mol K2CO3 và 0,4 mol NaHCO3 vào 350 ml dung dịch HCl 2M sinh ra số mol CO2

  • A

    0,355 mol

  • B

    0,295 mol

  • C

    0,425 mol

  • D

    0,525 mol

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

${n_{H + }} = 0,7{\text{ }}mol;{\text{ }}{n_{HCO_3^ - }} = 0,4{\text{ }}mol;{\text{ }}{n_{CO_3^{2 - }}}{\text{ = }}0,2{\text{ }}mol$

Gọi x và y lần lượt là số mol  và  đã phản ứng theo các phương trình

${H^ + } + {\text{ }}HCO_3^ - \to \;C{O_2} + {\text{ }}{H_2}O$

x                       x                           x

$CO_3^{2 - } + 2{H^ + }\; \to \;C{O_2} + {\text{ }}{H_2}O$  

 y                     2y                          y

Vậy ta có hệ $\left\{ \begin{gathered}\dfrac{x}{y} = \dfrac{{0,4}}{{0,2}} = 2 \hfill \\x + 2y = 0,7 \hfill \\ \end{gathered} \right. \to \left\{ \begin{gathered}x = 0,35 \hfill \\y = 0,175 \hfill \\ \end{gathered} \right.$

Do đó nCO2 = x + y = 0,525 mol

Câu 24 :

Trộn 16,2 gam bột nhôm với 34,8 gam bột Fe3O4 rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm trong điều kiện không có không khí. Hòa tan hỗn hợp rắn sau phản ứng bằng dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 17,472 lít H2 (đktc). Giả sử Fe3O4 chỉ bị khử thành Fe. Hiệu suất phản ứng nhiệt nhôm là

  • A

    80%.

  • B

    90%.

  • C

    70%.

  • D

    60%.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+)  \(\frac{{{n_{Al}}}}{8} > \frac{{{n_{F{e_3}{O_4}}}}}{3}\) nên hiệu suất phản ứng có thể tính theo Fe3O4

+) Bảo toàn e : 2nH2 = 3nAl dư + 2nFe

 

Lời giải chi tiết :

nAl = 0,6 mol, nFe3O4 = 0,15; n H2 = 0,78 mol

8Al + 3Fe3O4 \(\buildrel {{t^0}} \over
\longrightarrow \)  4Al2O3 + 9Fe

Vì  \(\frac{{{n_{Al}}}}{8} > \frac{{{n_{F{e_3}{O_4}}}}}{3}\) nên hiệu suất phản ứng có thể tính theo Fe3O4

Gọi nAl phản ứng = x mol → nFe = \(\frac{9}{8}x\)  mol

nAl dư = 0,6 – x

Hòa tan hỗn hợp rắn trong H2SO4

Bảo toàn e : 2nH2 = 3nAl dư + 2nFe → 2.0,78 = 3.(0,6 – x) + 2. \(\frac{9}{8}x\)

→ x = 0,32 → \(H\%  = \frac{{0,32.\frac{3}{8}}}{{0,15}}.100\%  = 80\% \)

Câu 25 :

Cho 0,1 mol FeCl3 phản ứng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 dư, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

  • A
    38,7                         
  • B
    40,8                       
  • C
    43,05                 
  • D
    47,9

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Tính theo PTHH: FeCl3  + 3AgNO3 → Fe(NO3)3 + 3AgCl↓

Lời giải chi tiết :

FeCl3  + 3AgNO3 → Fe(NO3)3 + 3AgCl↓

0,1                                            → 0,3 mol

→ m ↓ = mAgCl = 0,3 . 143,5 = 43,05  

Câu 26 :

Cho 3,2 gam bột Cu tác dụng với 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm HNO3 0,8M và H2SO4 0,2M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, đktc). Tính V.

  • A
    0,672 lít.
  • B
    0,224 lít.
  • C
    0,336 lít.
  • D
    0,448 lít.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Viết phương trình ion thu gọn, so sánh ion dư, ion hết trong phương trình

Tính số mol NO theo ion hết, tính thể tích khí NO

Lời giải chi tiết :

Ta có:

\({n_{Cu}} = \frac{{3,2}}{{64}} = 0,05\left( {mol} \right)\)

\({n_{{H^ + }}} = {n_{HN{O_3}}} + 2{n_{{H_2}S{O_4}}} = 0,08 + 2.0,02 = 0,12\left( {mol} \right)\)

\({n_{N{O_3}^ - }} = {n_{HN{O_3}}} = 0,08\left( {mol} \right)\)

PT ion thu gọn:

                 3Cu   +    8H+    +    2NO3 → 3Cu2+ + 2NO + 4H2O

Ban đầu:   0,05        0,12           0,08

Ta thấy: \(\frac{{0,05}}{3} > \frac{{0,12}}{8} < \frac{{0,08}}{2}\) → H+ hết, phản ứng tính theo H+

Theo PTHH: nNO = 1/4.nH+ = 1/4.0,12 = 0,03 mol

 ⟹ VNO = 0,03.22,4 = 0,672 (lít)

Câu 27 :

Khi cho 41,4 gam hỗn hợp X gồm Fe2O3, Cr2O3 và Al2O3 tác dụng với dung dịch NaOH đặc (dư), sau phản ứng thu được chất rắn có khối lượng 16 gam. Để khử hoàn toàn 41,4 gam X bằng phản ứng nhiệt nhôm, phải dùng 10,8 gam Al. Thành phần phần trăm theo khối lượng của Cr2O3 trong hỗn hợp X là (Hiệu suất của các phản ứng là 100%)

  • A

    50,67%.         

  • B

    20,33%.                   

  • C

    66,67%.          

  • D

    36,71%.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

X + NaOH (đặc, dư) thì Fe2O3 không phản ứng

=> tính được số mol Fe2O3

X + Al (to ) thì có Al2O3 không phản ứng

=> tính được số mol Cr2O3

Lời giải chi tiết :

$\left\{ \begin{gathered}  F{\text{e}}_{2}{\text{O}}_{3} \hfill \\  C{\text{r}}_{2}{\text{O}}_{3} \hfill \\  Al_{2}{\text{O}}_{3} \hfill \\ \end{gathered}  \right.$ $\xrightarrow{+NaOH(\mathsf{dac,du)}}$$\left\{ \begin{align}  & F\text{e}_{2}\text{O}_{3}\downarrow  \\  & C\text{r}_{2}\text{O}_{3},Al{2}\text{O}_{3}:\tan  \\ \end{align} \right.$

=> ${{n}_{F{{\text{e}}_{2}}{{\text{O}}_{\text{3}}}}}\text{ = 0}\text{,1(mol)}$

$\left\{ \begin{gathered}  F{\text{e}}_{2}{\text{O}}_{3} \hfill \\  C{\text{r}}_{2}{\text{O}}_{3} \hfill \\  Al_{2}{\text{O}}_{3} \hfill \\ \end{gathered}  \right.$$\xrightarrow{Al({{t}^{o}})}$$\left\{ \begin{gathered}  C{\text{r}},F{\text{e}} \hfill \\  Al_{2}{\text{O}}_{3} \hfill \\ \end{gathered}  \right.$

Cr2O3 + 2Al $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ 2Cr + Al2O3

Fe2O3 + 2Al $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ 2Fe + Al2O3

$=> \frac{1}{2}{{n}_{Al\,\,pu}}={{n}_{C{{\text{r}}_{2}}{{\text{O}}_{3}}}}+{{n}_{F{{\text{e}}_{2}}{{\text{O}}_{3}}}}=\frac{1}{2}.\frac{10,8}{27}=0,2(mol)$

$=> {{n}_{C{{\text{r}}_{2}}{{\text{O}}_{3}}}}=0,2-{{n}_{F{{\text{e}}_{2}}{{\text{O}}_{3}}}}=0,2-0,1=0,1(mol)$

$=>\% {m}_{C{\text{r}}2{\text{O}}3(X)} = \frac{{152.0,1}}{{41,4}}.100\%  = 36,71\% $.

Câu 28 :

Điện phân dung dịch chứa hỗn hợp gồm CuSO4 và NaCl (tỉ lệ mol tương ứng 1: 3) với điện cực trơ, màng ngăn xốp, cường độ dòng điện 2,68A. Sau thời gian điện phân t (giờ), thu được dung dịch Y (chứa hai chất tan) có khối lượng giảm 10,375 gam so với dung dịch ban đầu. Dung dịch Y phản ứng vừa hết với 2,55 gam Al2O3. Giá trị của t gần nhất với giá trị nào sau đây?

  • A

    4.

  • B

    5

  • C

    6.                                       

  • D

    3,5.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Do dung dịch sau điện phân chứa 2 chất là: Na2SO4 và NaOH. Tỉ lệ mol CuSO4 và NaCl là 1:3 nên Cu2+ bị điện phân hết trước.

+) Xét các chất có trong dd Y

+) \({{n}_{O{{H}^{-}}}}=2{{n}_{A{{l}_{2}}{{O}_{3}}}}\)

+) Từ số mol OH- sinh ra => tính số mol Cl- và số mol Cu2+ phản ứng

+) m giảm = mkhí sinh ra => so sáng với 10,375

=> H2O bị điện phân => tính số mol H2 và O2 sinh ra

+) Tính số mol các khí thoát ra ở anot => số mol e trao đổi

+) \(t=\frac{{{n}_{e}}.F}{I}\)

Lời giải chi tiết :

Do dung dịch sau điện phân chứa 2 chất là: Na2SO4 và NaOH. Tỉ lệ mol CuSO4 và NaCl là 1:3 nên Cu2+ bị điện phân hết trước => dung dịch Y chứa OH-

Vì dung dịch Y chứa 2 chất tan => Y gồm NaOH và Na2SO4 => Cl- bị điện phân hết

\(A{{l}_{2}}{{O}_{3}}+2O{{H}^{-}}~\to \text{ }2Al{{O}_{2}}^{-}+{{H}_{2}}O\)

=> \({{n}_{O{{H}^{-}}}}=2{{n}_{A{{l}_{2}}{{O}_{3}}}}=0,05\text{ }mol\)

Quá trình điện phân:

Cu2+ + 2Cl- → Cu + Cl2

  a         2a          a       a

2Cl-  + 2H2O → Cl2  +  H2   +  2OH-

 0,05    ←       0,025 ← 0,025 ← 0,05

giảm= 64a + 71a + 71.0,5a + 2.0,5a = 8,575 gam < 10,375

=> H2O bị điện phân: mH2O = 10,375 - 8,575 = 1,8 gam

2H2O → 2H2 + O2

0,1           0,1    0,05 mol

Tại anot: 0,075 mol Cl2 và 0,05 mol O2

=> \({{n}_{e}}=0,075.2+0,05.4=0,35\text{ }mol\Rightarrow t=\frac{{{n}_{e}}.F}{I}=\frac{0,35.96500}{2,68}=12602,6\text{ (s)}=3,5\,(h)\)

Câu 29 :

Cho 11,2 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe2O3, CuO vào dung dịch HCl, thu được chất rắn Y (chỉ chứa một kim loại), dung dịch Z (chỉ chứa muối) và 448 ml H2 (đktc). Cho lượng Y này phản ứng với dung dịch HNO3 (dư) đậm đặc, nung nóng, thu được 896 ml khí NO2 (đktc, sản phẩm khử duy nhất của N+5). Cho dung dịch Z trên vào dung dịch AgNO3 dư, thu được 53,14 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng của CuO trong X là

  • A

    2,40 gam.

  • B

    4,80 gam.

  • C

    3,20 gam.       

  • D

    4,00 gam.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Kim loại Y là Cu => tạo muối Fe2+

*Cho Y tác dụng với HNO3 đặc nóng: BTe: 2nCu = nNO2 => nCu

*Quy đổi hỗn hợp X thành: Fe (x mol); Cu (y mol) và O (z mol)

Bảo toàn nguyên tố, bảo toàn điện tích suy ra sơ đồ bài toán:

\(11,2(g)X\left\{ \begin{gathered}Fe:x \hfill \\Cu:y \hfill \\O:z \hfill \\ \end{gathered}  \right.\xrightarrow{{ + HCl}}\left| \begin{gathered}Y\left\{ {Cu:0,02} \right\}\xrightarrow{{ + HN{O_3}dac,{t^o}}}N{O_2}:0,04 \hfill \\Z\left\{ \begin{gathered}F{e^{2 + }}:x \hfill \\C{u^{2 + }}:y - 0,02 \hfill \\\xrightarrow{{BTDT}}C{l^ - }:2x + 2y - 0,04 \hfill \\ \end{gathered}  \right\}\xrightarrow{{AgN{O_3}du}}53,14(g)\left\{ \begin{gathered}AgCl:2x + 2y - 0,04 \hfill \\Ag:x \hfill \\ \end{gathered}  \right. \hfill \\{H_2}:0,02 \hfill \\ \end{gathered}  \right.\)

Lập hệ phương trình dựa vào khối lượng X, bảo toàn e và khối lượng kết tủa suy ra x, y, z

Lời giải chi tiết :

Kim loại Y là Cu => tạo muối Fe2+

*Cho Y tác dụng với HNO3 đặc nóng: BTe: 2nCu = nNO2 => 2nCu = 0,04 => nCu = 0,02

*Quy đổi hỗn hợp X thành: Fe (x mol); Cu (y mol) và O (z mol)

Sơ đồ bài toán:

\(11,2(g)X\left\{ \begin{gathered}Fe:x \hfill \\Cu:y \hfill \\O:z \hfill \\ \end{gathered}  \right.\xrightarrow{{ + HCl}}\left| \begin{gathered}Y\left\{ {Cu:0,02} \right\}\xrightarrow{{ + HN{O_3}dac,{t^o}}}N{O_2}:0,04 \hfill \\ Z\left\{ \begin{gathered}F{e^{2 + }}:x \hfill \\C{u^{2 + }}:y - 0,02 \hfill \\\xrightarrow{{BTDT}}C{l^ - }:2x + 2y - 0,04 \hfill \\ \end{gathered}  \right\}\xrightarrow{{AgN{O_3}du}}53,14(g)\left\{ \begin{gathered}AgCl:2x + 2y - 0,04 \hfill \\Ag:x \hfill \\ \end{gathered}  \right. \hfill \\{H_2}:0,02 \hfill \\ \end{gathered}  \right.\)

+ mX = 56x + 64y + 16z = 11,2 (1)

+ BT electron cho quá trình X phản ứng HCl:

2nFe + 2nCu pư = 2nO + 2nH2 => 2x + 2(y - 0,02) = 2z + 0,02.2 (2)

+ m kết tủa = mAgCl + mAg => 143,5(2x + 2y - 0,04) + 108x = 53,14 (3)

Giải hệ (1) (2) (3) được x = 0,12; y = 0,04; z = 0,12

=> nCuO = nCu = 0,04 mol => mCuO = 0,04.80 = 3,2 gam

Câu 30 :

Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp gồm Al và m gam hai oxit sắt trong khí trơ, thu được hỗn hợp rắn X. Cho X vào dung dịch NaOH dư, thu được dung dịch Y, chất không tan Z và lít khí 3,36 lít H2 (đktc). Sục khí CO2 dư vào Y, thu được 46,8 gam kết tủa. Cho Z tan hết vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được dung dịch chứa 110,4 gam muối sunfat và 17,92 lít khí SO2 (ở đktc, là sản phẩm khử duy nhất của H2SO4). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

  • A

    33,4.

  • B

    45,6.

  • C

    10,8.

  • D

    69,6.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

nAl dư  =

Bảo toàn nguyên tử Al : nAl ban đầu = nAl trong X +\(2.{n_{A{l_2}{O_3}}}\) =\({n_{Al{{(OH)}_3}}}\)

Bảo toàn nguyên tử O : nO (oxit sắt) = \({n_{A{l_2}{O_3}}}\)

Chất rắn Z không tan là Fe

+) ne cho = ne nhận =  2.\({n_{S{O_2}}}\) => \({n_{SO_4^{2 - }}}\) = \(\frac{{{n_e}}}{2}\) = \(\frac{{2{n_{S{O_2}}}}}{2}\)

+) mmuối sunfat = mFe + \({m_{SO_4^{2 - }}}\)

Lời giải chi tiết :

Vì X tác dụng với dung dịch NaOH sinh ra khí H2 => X gồm Al2O3, Fe và Al dư

nAl dư  = \(\frac{2}{3}{n_{{H_2}}}\) = 0,1 mol

Bảo toàn nguyên tử Al : nAl ban đầu = nAl trong X +\(2.{n_{A{l_2}{O_3}}}\) = \({n_{Al{{(OH)}_3}}}\)= 0,6 mol

\({n_{A{l_2}{O_3}}}\)trong X = 0,25

Bảo toàn nguyên tử O : nO (oxit sắt) =  \(3.{n_{A{l_2}{O_3}}}\) = 0,75 mol

Chất rắn Z không tan là Fe

ne cho = ne nhận = 2nSO2 => nSO42- =  $\frac{{{n_e}}}{2}$ = $\frac{{2{n_{S{O_2}}}}}{2}$=  0,8

mmuối sunfat = mFe + mSO42- → mFe = 110,4 - 0,8.96 = 33,6 gam

=> m = mFe + mO = 33,6+ 0,75.16 = 45,6 gam

 

close