Đề thi học kì 2 Hóa 12 - Đề số 2

Tổng hợp đề thi giữa kì 2 lớp 12 tất cả các môn

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa - GDCD

Đề bài

Câu 1 :

Tính chất nào nêu dưới đây là sai khi nói về 2 muối NaHCO3 và Na2CO3 ?

  • A

    Cả 2 đều dễ bị nhiệt phân

  • B

    Cả 2 đều tác dụng với axit mạnh giải phóng khí CO2

  • C

    Cả 2 đều bị thủy phân tạo môi trường kiềm

  • D

    Chỉ có muối NaHCO3 tác dụng với dung dịch NaOH

Câu 2 :

Công thức của phèn chua là :

  • A

    K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O

  • B

    K2SO4.Al2(SO4)3.nH2O

  • C

    Li2SO4.Al2(SO4)3.24H2O

  • D

    Na2SO4.Al2(SO4)3.24H2O

Câu 3 :

Những nguyên tố trong nhóm IA của bảng tuần hoàn được sắp xếp từ trên xuống dưới theo thứ tự tăng dần của

  • A

    điện tích hạt nhân nguyên tử

  • B

    khối lượng riêng

  • C

    nhiệt độ sôi

  • D

    số oxi hoá

Câu 4 :

Cho khí H2S lội qua dung dịch CuSO4 thấy có kết tủa đen xuất hiện chứng tỏ

  • A

    axit H2S mạnh hơn H2SO4.     

  • B

    axit H2SO4 mạnh hơn H2S.

  • C

    kết tủa CuS không tan trong axit mạnh. 

  • D

    phản ứng oxi hóa – khử xảy ra.

Câu 5 :

Loại thuốc nào sau đây gây nghiện cho con người ?

  • A

    Penixilin, amoxilin.   

  • B

    Vitamin C, glucozơ.     

  • C

    Moocphin. 

  • D

    Thuốc cảm panadol.

Câu 6 :

Cho PTHH của phản ứng sau: Ca(HCO3)2  \(\buildrel {{t^0}} \over
\longrightarrow \) CaCO3 + CO2 + H2O. Phản ứng trên là phản ứng của quá trình nào trong tự nhiên?

 

  • A

    Phân hủy đá vôi

     

  • B

    Tạo thạch nhũ trong hang động

     

  • C

    Phân hủy hợp chất hữu cơ trong đất

     

  • D

    Tạo hợp chất Cacbon trong đất

Câu 7 :

Một cốc nước có chứa đồng thời $N{a^ + },{\text{ }}M{g^{2 + }},{\text{ }}C{a^{2 + }},{\text{ }}C{l^ - },HCO_3^ - $. Nước trong cốc là

  • A

    Nước cứng tạm thời

  • B

    Nước mềm

  • C

    Nước cứng toàn phần

  • D

    Nước cứng vĩnh cửu

Câu 8 :

CaCO3.MgCO3 là thành  phần chính của quặng?

 

  • A

    Boxit.

  • B

    Đôlomit.

  • C

    Magierit.

  • D

    Hematit.

Câu 9 :

Gang là hợp kim của sắt – cacbon và một số nguyên tố khác. Trong đó cacbon chiếm

  • A

    trên 15%.

  • B

    từ 2 – 5%.

  • C

    từ 8 – 12%.

  • D

    từ 0 – 2%.

Câu 10 :

Cho Fe (Z = 26). Cấu hình electron đúng của ion Fe2+

  • A

    [18Ar]3d84s2.

  • B

    [18Ar]3d54s1

  • C

    [18Ar]3d6.

  • D

    [18Ar]3d44s2.

Câu 11 :

Tính chất nào sau đây của nhôm là đúng ?

  • A

    Nhôm tác dụng với các axit ở tất cả mọi điều kiện

  • B

    Nhôm tan được trong dung dịch NH3

  • C

    Nhôm bị thụ động hóa với HNO3 đặc nguội và H2SO4 đặc nguội

  • D

    Nhôm là kim loại lưỡng tính

Câu 12 :

Hiện tượng xảy ra khi nhỏ vài giọt dung dịch H2SO4 vào dung dịch Na2CrO4

  • A

    Dung dịch chuyển từ màu vàng sang màu da cam

  • B

    Dung dịch chuyển từ màu da cam sang màu vàng.

  • C

    Dung dịch chuyển từ màu vàng sang không màu

  • D

    Dung dịch chuyển từ không màu sang màu da cam

Câu 13 :

Phương pháp nhiệt nhôm dùng để điều chế kim loại:

  • A

    Dùng điều chế các kim loại đứng sau H.                           

  • B

    Dùng điều chế các  kim loại đứng sau Al.

  • C

    Dùng điều chế các kim loại dễ nóng chảy. 

  • D

    Dùng điều chế các kim loại khó nóng chảy.

Câu 14 :

Cho m gam hỗn hợp X gồm Al và Cu vào dung dịch HCl dư sau khi phản ứng kết thúc thu được 3,36 lít khí H2 (đktc). Nếu cho m gam hỗn hợp X trên tác dụng với HNO3 đặc nguội dư, sau phản ứng thu được 6,72 lít khí NO2 (đktc). Giá trị của m là

  • A

    15,6.

  • B

    10,5.

  • C

    11,5.

  • D

    12,3.

Câu 15 :

Mệnh đề không đúng là

  • A

    Fe khử được Cu2+ trong dung dịch.

  • B

    Fe3+ có tính oxi hóa mạnh hơn Cu2+.

  • C

    Fe2+ oxi hóa được Cu.

  • D

    Tính oxi hóa của các ion tăng theo thứ tự: Fe2+, H+, Cu2+, Ag+.

Câu 16 :

Cho a gam Mg vào 100 ml dung dịch Al2(SO4)3 1M và CuSO4 3M thu được 5,12 gam chất rắn. Giá trị của a là

  • A

    1,92

  • B

    1,29

  • C

    2,19

  • D

    4,55

Câu 17 :

Điện phân 100 ml dung dịch chứa: FeCl3 1M, FeCl2 2M, CuCl2 1M và HCl 2M với điện cực trơ, màng ngăn xốp, I = 5A trong 2 giờ 40 phút 50 giây thì ở catot tăng m gam. Giá trị của m là

  • A

    5,6.         

  • B

    6,4.         

  • C

    2,8.      

  • D

    3,2.

Câu 18 :

Ngâm một lá Zn vào dung dịch HCl thấy bọt khí thoát ra ít và chậm. Nếu nhỏ thêm vào vài giọt dung dịch X thì thấy bọt khí thoát ra rất nhiều và nhanh. Chất tan trong dung dịch X là

  • A

    Na2SO4.     

  • B

    FeSO4.      

  • C

    NaOH.       

  • D

    MgSO4.

Câu 19 :

NaCl có lẫn tạp chất Na2CO3. Cách nào sau đây có thể dùng để thu được NaCl tinh khiết ?

  • A

    Cho hỗn hợp đó vào dung dịch HCl dư, sau đó cô cạn dung dịch.

     

  • B

    Nung hỗn hợp ở nhiệt độ cao.

     

  • C

    Cho hỗn hợp tác dụng với BaCl2 .

     

  • D

    Cả A và C đều đúng.

Câu 20 :

Hấp thụ hoàn toàn 0,336 lít khí CO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch gồm NaOH 0,1M và KOH 0,1M thu được dung dịch X. Cô cạn toàn bộ dung dịch X thu được bao nhiêu gam chất rắn khan?

  • A

    2,58 gam

  • B

    2,22 gam

  • C

    2,31 gam

  • D

    2,44 gam

Câu 21 :

Hấp thụ hoàn toàn 1,12 lít CO2 (đkc) vào 150 ml dung dịch KOH 1M thu được dung dịch X. Cho từ từ dung dịch HCl 2,5M vào X đến khi bắt đầu có khí sinh ra thì hết V ml. Giá trị của V là

  • A

    80

  • B

    40

  • C

    60

  • D

    100

Câu 22 :

Hòa tan 8,6 gam hỗn hợp kim loại K và Al vào nước, sau phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 4,48 lít khí (đktc) và m gam chất không tan. Giá trị của m là

  • A

    3,60

  • B

    2,70

  • C

    2,00

  • D

    4,05

Câu 23 :

Tiến hành nhiệt nhôm hoàn toàn 14,49 gam hỗn hợp bột Al và Fe3O4 rồi hòa tan hết hỗn hợp sau phản ứng bằng dung dịch HCl thu được 4,032 lít H(đktc). Khối lượng nhôm trong hỗn hợp ban đầu là

  • A

    4,05

  • B

    3,24

  • C

    4,32

  • D

    cả A và C đúng

Câu 24 :

Cho sơ đồ chuyển hóa sau:

$Fe{{(N{{O}_{3}})}_{2}}\xrightarrow{to}X\xrightarrow{+HCl}Y\xrightarrow{+Z}T\xrightarrow{to}X$

Cho các chất: NaCl, KOH, AgNO3, Cu(OH)2. Có bao nhiêu chất có thể thỏa mãn Z trong sơ đồ trên?

  • A

    1

  • B

    2

  • C

    3

  • D

    4

Câu 25 :

Cho 8,16 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe3O4 và Fe2O3 phản ứng hết với dung dịch HNO3 loãng, thu được 1,344 lít NO (đktc) và dung dịch Z. Dung dịch Z hòa tan tối đa 5,04 gam Fe sinh ra khí NO. Biết trong các phản ứng, NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5. Số mol HNO3 đã phản ứng là

  • A

    0,32.

  • B

    0,78.

  • C

    0,5.

  • D

    0,44.

Câu 26 :

Hòa tan hết 2,16 gam hỗn hợp Cr và Fe trong dung dịch HCl (loãng), nóng thu được 896 ml khí ở đktc. Lượng crom có trong hỗn hợp là

  • A

    0,065 gam        

  • B

    1,04 gam             

  • C

    0,560 gam        

  • D

    1,015 gam

Câu 27 :

Để nhận biết các chất rắn riêng biệt sau: CuO, Al, MgO, Ag ta dùng thuốc thử là

  • A

    dung dịch NaOH.

  • B

    nước và dung dịch KNO3.

  • C

    nước và dung dịch NaOH.    

  • D

    dung dịch H2SO4

Câu 28 :

Nhỏ từ từ từng giọt cho đến hết dung dịch X chứa 0,03 mol KHCO3 và 0,06 mol Na2CO3 vào 200 ml dung dịch hỗn hợp gồm HCl 0,1M và KHSO4 0,3M được dung dịch Y và thấy thoát ra x mol CO2. Thêm dung dịch chứa 0,06 mol NaOH và 0,15 mol BaCl2 vào dung dịch Y thu được m gam kết tủa. Giá trị của x và m lần lượt là

  • A

    0,048 và 22,254

  • B

    0,045 và 22,254

  • C

    0,084 và 8,274

  • D

    0,035 và 13,980

Câu 29 :

Cho hỗn hợp gồm K và Ba vào dung dịch chứa HCl 2M và H2SO4 1M. Sau khi kết thúc phản ứng thấy thoát ra 4,48 lít khí H2 (đktc) đồng thời thu được 18,64 gam kết tủa và dung dịch X có khối lượng tăng 2,46  gam so với dung dịch ban đầu. Cô cạn dung dịch X thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là

  • A

    17,58.

  • B

    16,45.

  • C

    9,51.

  • D

    10,19.

Câu 30 :

Hòa tan hoàn toàn 7,98g hỗn hợp gồm Mg và Al trong dung dịch chứa a mol H2SO4, sau khi kết thúc phản ứng thu được 8,96 lit khí H2 và dung dịch X. Cho từ từ dung dịch NaOH 1M vào X, sự phụ thuộc số mol kết tủa và thể tích dung dịch NaOH 1M được cho như trong đồ thị sau :

Giá trị của a là

  • A

    0,42      

  • B

    0,44                                  

  • C

    0,48                                    

  • D

    0,45

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Tính chất nào nêu dưới đây là sai khi nói về 2 muối NaHCO3 và Na2CO3 ?

  • A

    Cả 2 đều dễ bị nhiệt phân

  • B

    Cả 2 đều tác dụng với axit mạnh giải phóng khí CO2

  • C

    Cả 2 đều bị thủy phân tạo môi trường kiềm

  • D

    Chỉ có muối NaHCO3 tác dụng với dung dịch NaOH

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Tính chất sai là cả 2 đều dễ bị nhiệt phân. NaHCO3 dễ bị nhiệt phân còn Na2CO3 thì không

Câu 2 :

Công thức của phèn chua là :

  • A

    K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O

  • B

    K2SO4.Al2(SO4)3.nH2O

  • C

    Li2SO4.Al2(SO4)3.24H2O

  • D

    Na2SO4.Al2(SO4)3.24H2O

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Công thức của phèn chua là : K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O

Câu 3 :

Những nguyên tố trong nhóm IA của bảng tuần hoàn được sắp xếp từ trên xuống dưới theo thứ tự tăng dần của

  • A

    điện tích hạt nhân nguyên tử

  • B

    khối lượng riêng

  • C

    nhiệt độ sôi

  • D

    số oxi hoá

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Những nguyên tố trong nhóm IA của bảng tuần hoàn được sắp xếp từ trên xuống dưới theo thứ tự tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử

Câu 4 :

Cho khí H2S lội qua dung dịch CuSO4 thấy có kết tủa đen xuất hiện chứng tỏ

  • A

    axit H2S mạnh hơn H2SO4.     

  • B

    axit H2SO4 mạnh hơn H2S.

  • C

    kết tủa CuS không tan trong axit mạnh. 

  • D

    phản ứng oxi hóa – khử xảy ra.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết Phân biệt một số chất vô cơ

Lời giải chi tiết :

Cho khí H2S lội qua dung dịch CuSO4 thấy có kết tủa đen xuất hiện chứng tỏ kết tủa CuS không tan trong axit mạnh.

Câu 5 :

Loại thuốc nào sau đây gây nghiện cho con người ?

  • A

    Penixilin, amoxilin.   

  • B

    Vitamin C, glucozơ.     

  • C

    Moocphin. 

  • D

    Thuốc cảm panadol.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

xem lại lí thuyết hóa học với các vấn đề về kinh tế, xã hội, môi trường

Lời giải chi tiết :

Loại thuốc gây nghiện cho người là moocphin

Câu 6 :

Cho PTHH của phản ứng sau: Ca(HCO3)2  \(\buildrel {{t^0}} \over
\longrightarrow \) CaCO3 + CO2 + H2O. Phản ứng trên là phản ứng của quá trình nào trong tự nhiên?

 

  • A

    Phân hủy đá vôi

     

  • B

    Tạo thạch nhũ trong hang động

     

  • C

    Phân hủy hợp chất hữu cơ trong đất

     

  • D

    Tạo hợp chất Cacbon trong đất

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết kim loại kiềm thổ

Lời giải chi tiết :

Phản ứng giải thích sự xâm thực của nước mưa với đá vôi và sự tạo thành thạch nhũ trong các hang động.

Câu 7 :

Một cốc nước có chứa đồng thời $N{a^ + },{\text{ }}M{g^{2 + }},{\text{ }}C{a^{2 + }},{\text{ }}C{l^ - },HCO_3^ - $. Nước trong cốc là

  • A

    Nước cứng tạm thời

  • B

    Nước mềm

  • C

    Nước cứng toàn phần

  • D

    Nước cứng vĩnh cửu

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Nước chứa đồng thời $N{a^ + },{\text{ }}M{g^{2 + }},{\text{ }}C{a^{2 + }},{\text{ }}C{l^ - },HCO_3^ - $ là nước cứng toàn phần

Câu 8 :

CaCO3.MgCO3 là thành  phần chính của quặng?

 

  • A

    Boxit.

  • B

    Đôlomit.

  • C

    Magierit.

  • D

    Hematit.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết kim loại kiềm thổ

Lời giải chi tiết :

Thành  phần chính của quặng đôlomit là:  CaCO3.MgCO3.

Câu 9 :

Gang là hợp kim của sắt – cacbon và một số nguyên tố khác. Trong đó cacbon chiếm

  • A

    trên 15%.

  • B

    từ 2 – 5%.

  • C

    từ 8 – 12%.

  • D

    từ 0 – 2%.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

xem lại lí thuyết hợp kim sắt

Lời giải chi tiết :

Gang là hợp kim của sắt – cacbon và một số nguyên tố khác. Trong đó cacbon chiếm từ 2 – 5%.

Câu 10 :

Cho Fe (Z = 26). Cấu hình electron đúng của ion Fe2+

  • A

    [18Ar]3d84s2.

  • B

    [18Ar]3d54s1

  • C

    [18Ar]3d6.

  • D

    [18Ar]3d44s2.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

- Cấu hình electron: 1s22s22p63s23p63d64s2

=> cấu hình e của ion Fe2+ là [18Ar]3d6

Câu 11 :

Tính chất nào sau đây của nhôm là đúng ?

  • A

    Nhôm tác dụng với các axit ở tất cả mọi điều kiện

  • B

    Nhôm tan được trong dung dịch NH3

  • C

    Nhôm bị thụ động hóa với HNO3 đặc nguội và H2SO4 đặc nguội

  • D

    Nhôm là kim loại lưỡng tính

Đáp án : C

Phương pháp giải :

xem lại lí thuyết nhôm

Lời giải chi tiết :

Nhôm bị thụ động hóa với HNO3 đặc nguội và H2SO4 đặc nguội.

Câu 12 :

Hiện tượng xảy ra khi nhỏ vài giọt dung dịch H2SO4 vào dung dịch Na2CrO4

  • A

    Dung dịch chuyển từ màu vàng sang màu da cam

  • B

    Dung dịch chuyển từ màu da cam sang màu vàng.

  • C

    Dung dịch chuyển từ màu vàng sang không màu

  • D

    Dung dịch chuyển từ không màu sang màu da cam

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết crom và hợp chất

Lời giải chi tiết :

2CrO42-  +  2H+ $\overset {} \leftrightarrows $ Cr2O72- + H2O

(màu vàng)                (màu da cam)

Khi nhỏ từ từ dung dịch H2SO4 vào dung dịch Na2CrO4 thì cân bằng trên chuyển dịch sang phải

=> dung dịch chuyển từ màu vàng sang màu da cam

Câu 13 :

Phương pháp nhiệt nhôm dùng để điều chế kim loại:

  • A

    Dùng điều chế các kim loại đứng sau H.                           

  • B

    Dùng điều chế các  kim loại đứng sau Al.

  • C

    Dùng điều chế các kim loại dễ nóng chảy. 

  • D

    Dùng điều chế các kim loại khó nóng chảy.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Phương pháp nhiệt nhôm dùng để điều chế kim loại đứng sau Al

Câu 14 :

Cho m gam hỗn hợp X gồm Al và Cu vào dung dịch HCl dư sau khi phản ứng kết thúc thu được 3,36 lít khí H2 (đktc). Nếu cho m gam hỗn hợp X trên tác dụng với HNO3 đặc nguội dư, sau phản ứng thu được 6,72 lít khí NO2 (đktc). Giá trị của m là

  • A

    15,6.

  • B

    10,5.

  • C

    11,5.

  • D

    12,3.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

+) X + HCl => chỉ có Al phản ứng

    Bảo toàn electron: 3nAl = 2nH2

+) X + HNO­3 đặc nguội => chỉ có Cu phản ứng

     Bảo toàn e: 2nCu = nNO2

Lời giải chi tiết :

X + HCl => chỉ có Al phản ứng

nH2 = 0,15 mol

Bảo toàn electron: 3nAl = 2nH2 => nAl  = 2.0,15 / 3 = 0,1 mol

X + HNO­3 đặc nguội => chỉ có Cu phản ứng

nNO2 = 0,3 mol

Bảo toàn e: 2nCu = nNO2 => nCu = 0,3 / 2 = 0,15 mol

=> m = mAl + mCu = 0,1.27 + 0,15.64 = 12,3 gam

Câu 15 :

Mệnh đề không đúng là

  • A

    Fe khử được Cu2+ trong dung dịch.

  • B

    Fe3+ có tính oxi hóa mạnh hơn Cu2+.

  • C

    Fe2+ oxi hóa được Cu.

  • D

    Tính oxi hóa của các ion tăng theo thứ tự: Fe2+, H+, Cu2+, Ag+.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

xem lại lí thuyết dãy điện hóa kim loại

Lời giải chi tiết :

A đúng vì cặp Fe2+/Fe đứng trước Cu2+/Cu

B đúng vì cặp Fe3+/Fe2+ đứng sau cặp Fe2+/fe

C sai vì Fe2+/Fe đứng trước Cu2+/Cu nên Cu không đẩy được Fe2+ ra khỏi dung dịch

D đúng (xem lại dãy điện hóa kim loại)

Câu 16 :

Cho a gam Mg vào 100 ml dung dịch Al2(SO4)3 1M và CuSO4 3M thu được 5,12 gam chất rắn. Giá trị của a là

  • A

    1,92

  • B

    1,29

  • C

    2,19

  • D

    4,55

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+) Mốc 1: phản ứng vừa đủ với Cu2+  => m1 = 0,3.64 = 19,2 gam > 5,12 gam

=> Mg phản ứng hết với Cu2+ (Cu2+ còn dư và Mg chưa phản ứng với Al3+)

+) nMg = nCu

Lời giải chi tiết :

nAl2(SO4)3 = 0,1 mol;  n­CuSO4 = 0,3 mol  → nAl3+ = 0,2 mol; nCu2+ = 0,3 mol

Mốc 1: phản ứng vừa đủ với Cu2+  => m1 = 0,3.64 = 19,2 gam > 5,12 gam

=> Mg phản ứng hết với Cu2+ (Cu2+ còn dư và chưa phản ứng với Al3+)

=> nMg = nCu = 5,12 / 64 = 0,08 mol  => m = 1,92 gam

Câu 17 :

Điện phân 100 ml dung dịch chứa: FeCl3 1M, FeCl2 2M, CuCl2 1M và HCl 2M với điện cực trơ, màng ngăn xốp, I = 5A trong 2 giờ 40 phút 50 giây thì ở catot tăng m gam. Giá trị của m là

  • A

    5,6.         

  • B

    6,4.         

  • C

    2,8.      

  • D

    3,2.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Tính ${n_{{e_{td}}}} = \frac{{It}}{F}$ 

Dựa vào thứ tự điện phân => tính khối lượng đồng 

Lời giải chi tiết :

t=9650 (giây)

$n_{e}=\frac{It}{F}=\frac{5.9650}{96500}=0,5(mol)$

Theo bài ra, dung dịch có 0,1 mol Fe3+, 0,1 mol Fe2+ và 0,1 mol Cu2+ và 0,3 mol H+

Thứ tự điện phân ở catot là :

Fe3+ + 1e → Fe2+

0,1      0,1     0,1

Cu2+ + 2e → Cu

0,1    0,2     0,1

2H+ + 2e → H2

0,2←0,2→0,1

=> m = 0,1.64  = 6,4 (gam)

Câu 18 :

Ngâm một lá Zn vào dung dịch HCl thấy bọt khí thoát ra ít và chậm. Nếu nhỏ thêm vào vài giọt dung dịch X thì thấy bọt khí thoát ra rất nhiều và nhanh. Chất tan trong dung dịch X là

  • A

    Na2SO4.     

  • B

    FeSO4.      

  • C

    NaOH.       

  • D

    MgSO4.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Zn + 2HCl → H2 + ZnCl2 (1) 

          Để bọt khí thoát ra nhiều và nhanh thì xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hóa

          → X là dung dịch muối của kim loại có tính khử yếu hơn Zn

          → dung dịch cần dùng là FeSO4

Câu 19 :

NaCl có lẫn tạp chất Na2CO3. Cách nào sau đây có thể dùng để thu được NaCl tinh khiết ?

  • A

    Cho hỗn hợp đó vào dung dịch HCl dư, sau đó cô cạn dung dịch.

     

  • B

    Nung hỗn hợp ở nhiệt độ cao.

     

  • C

    Cho hỗn hợp tác dụng với BaCl2 .

     

  • D

    Cả A và C đều đúng.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

xem lại lí thuyết kim loại kiềm

Lời giải chi tiết :

Để thu được NaCl tinh khiết, ta cho hỗn hợp đó vào dung dịch HCl dư, sau đó cô cạn dung dịch.

PTHH: NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2 + H2O

B sai vì nung hỗn hợp thì Na2CO3 không bị phân hủy.

C sai vì BaCl2 + Na2CO3 → BaCO3 + 2NaCl

Nếu BaCl2 dư thì NaCl vẫn không tinh khiết

Câu 20 :

Hấp thụ hoàn toàn 0,336 lít khí CO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch gồm NaOH 0,1M và KOH 0,1M thu được dung dịch X. Cô cạn toàn bộ dung dịch X thu được bao nhiêu gam chất rắn khan?

  • A

    2,58 gam

  • B

    2,22 gam

  • C

    2,31 gam

  • D

    2,44 gam

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+) nOH > 2nCO2=> OH

=> nCO3 =  nCO2 = 0,015 mol

Và nOH- dư = nOH- ban đầu – nOH- phản ứng = nOH- ban đầu -$2{n_{CO_3^{2 - }}}$

+) mrắn = mNa + mK + mCO3 + mOH dư

Lời giải chi tiết :

nCO2 = 0,015 mol;  nOH = nNaOH + nKOH = 0,04 mol > 2nCO2

=> OH

=> nCO3 =  nCO2 = 0,015 mol

Và nOH- dư = nOH- ban đầu – nOH- phản ứng = nOH- ban đầu -$2{n_{CO_3^{2 - }}}$= 0,01 mol

=> mrắn = mNa + mK + mCO3 + mOH dư = 2,31 gam

Câu 21 :

Hấp thụ hoàn toàn 1,12 lít CO2 (đkc) vào 150 ml dung dịch KOH 1M thu được dung dịch X. Cho từ từ dung dịch HCl 2,5M vào X đến khi bắt đầu có khí sinh ra thì hết V ml. Giá trị của V là

  • A

    80

  • B

    40

  • C

    60

  • D

    100

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+) Sau phản ứng có : nK2CO3 = 0,05 mol ; nKOH = 0,05 mol

Cho từ từ H+ đến khi có khí sinh ra

H+ + OH- → H2O

H+ + CO32- → HCO3-

=> nHCl = nK2CO3 + nKOH

Lời giải chi tiết :

nCO2 = 0,05 mol ; nKOH = 0,15 mol

=> Sau phản ứng có : nK2CO3 = 0,05 mol ; nKOH = 0,05 mol

Cho từ từ H+ đến khi có khí sinh ra

H+ + OH- → H2O

H+ + CO32- → HCO3-

=> nHCl = nK2CO3 + nKOH = 0,05 + 0,05 = 0,1 mol

=> Vdd HCl = 0,04 lít = 40 ml

Câu 22 :

Hòa tan 8,6 gam hỗn hợp kim loại K và Al vào nước, sau phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 4,48 lít khí (đktc) và m gam chất không tan. Giá trị của m là

  • A

    3,60

  • B

    2,70

  • C

    2,00

  • D

    4,05

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Bảo toàn e: nK + 3nAl = 2nH2

Lời giải chi tiết :

Chất rắn không tan là Al còn dư

Gọi nK = x mol => nAl phản ứng = x

K → K+ + 1e                                       2H+ + 2e → H2

x                    x                                                  4x → 2x

Al → Al3+ + 3e

x                      3x

=> 2x = 0,2 => x = 0,1 mol => mAl dư = 8,6 - 39.0,1 - 27.0,1 = 2 gam

Câu 23 :

Tiến hành nhiệt nhôm hoàn toàn 14,49 gam hỗn hợp bột Al và Fe3O4 rồi hòa tan hết hỗn hợp sau phản ứng bằng dung dịch HCl thu được 4,032 lít H(đktc). Khối lượng nhôm trong hỗn hợp ban đầu là

  • A

    4,05

  • B

    3,24

  • C

    4,32

  • D

    cả A và C đúng

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Gọi  ${n_{Al}} = x\,\,mol;\,\,{n_{F{e_3}{O_4}}} = y\,\,mol$ → mhỗn hợp  = 27x + 232y = 14,49   (1)

TH1: Al dư, Fe3O4 hết

${n_{Fe}} = 3{n_{F{e_3}{O_4}}} = 3y$; nAl phản ứng  = $\dfrac{8}{3}{n_{F{e_3}{O_4}}} = \dfrac{8}{3}y$ →  nAl dư  = x – $\dfrac{8}{3}y$ 

Bảo toàn e : 6y + 3x – 8y = 0,36 → 3x – 2y = 0,36  (2)

TH2: Al hết, Fe3O4

nFe =${n_{{H_2}}}$ = 0,18 mol

${n_{Al}} = \dfrac{8}{9}{n_{Fe}} = 0,16$ mol → mAl = m = 0,16.27 = 4,32 gam

Lời giải chi tiết :

${n_{{H_2}}} = 0,18\,\,mol$

Gọi ${n_{Al}} = x\,\,mol;\,\,{n_{F{e_3}{O_4}}} = y\,\,mol$ → mhỗn hợp  = 27x + 232y = 14,49   (1)

Phản ứng nhiệt nhôm : 3Fe3O4 + 8Al $\xrightarrow{{{t^o}}}$ 9Fe + 4Al2O3

TH1: Al dư, Fe3O4 hết → sau phản ứng thu được hỗn hợp gồm Fe, Al2O3 và Al dư

${n_{Fe}} = 3{n_{F{e_3}{O_4}}} = 3y$; nAl phản ứng  =$\frac{8}{3}{n_{F{e_3}{O_4}}} = \frac{8}{3}y$  →  nAl dư  = x – $\frac{8}{3}y$ 

Quá trình cho – nhận e :

$Fe\,\,\, \to \,\,\,F{e^{2 + }} +\,\,2e\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,2{H^ + } +\,\,\,2e\,\, \to \,\,\,{H_2}$

3y      →           6y                                                                                              0,36 ← 0,18

$Al\,\,\,\, \to \,\,A{l^{3 + }} + \,\,3e$

(x -$\frac{8}{3}y$ ) →  (3x – 8y)

Bảo toàn e : 6y + 3x – 8y = 0,36 → 3x – 2y = 0,36  (2)

Từ (1) và (2) →  $\left\{ \begin{gathered}x = 0,15 \hfill \\y = 0,045 \hfill \\ \end{gathered} \right.$

→ mAl = 0,15.27 = 4,05 gam

TH2: Al hết, Fe3O4 dư → sau phản ứng thu được hỗn hợp gồm Fe, Al2O3 và Fe3O4

→ lượng H2 sinh ra do Fe phản ứng → nFe = = 0,18 mol

${n_{Al}} = \frac{8}{9}{n_{Fe}} = 0,16$mol → mAl = m = 0,16.27 = 4,32 gam

Câu 24 :

Cho sơ đồ chuyển hóa sau:

$Fe{{(N{{O}_{3}})}_{2}}\xrightarrow{to}X\xrightarrow{+HCl}Y\xrightarrow{+Z}T\xrightarrow{to}X$

Cho các chất: NaCl, KOH, AgNO3, Cu(OH)2. Có bao nhiêu chất có thể thỏa mãn Z trong sơ đồ trên?

  • A

    1

  • B

    2

  • C

    3

  • D

    4

Đáp án : B

Phương pháp giải :

xem lại lí thuyết hợp chất sắt

Lời giải chi tiết :

X: Fe2O3
Y: FeCl3

NaCl, Cu(OH)2 không tác dụng FeCl3 → Loại.

KOH, AgNO3 thỏa mãn

Câu 25 :

Cho 8,16 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe3O4 và Fe2O3 phản ứng hết với dung dịch HNO3 loãng, thu được 1,344 lít NO (đktc) và dung dịch Z. Dung dịch Z hòa tan tối đa 5,04 gam Fe sinh ra khí NO. Biết trong các phản ứng, NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5. Số mol HNO3 đã phản ứng là

  • A

    0,32.

  • B

    0,78.

  • C

    0,5.

  • D

    0,44.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+) Quy hỗn hợp X gồm Fe (x mol) và O (y mol) => 56x + 16y = 8,16   (1)

+) Bảo toàn e: 3.nFe = 2.nO + 3.nNO  => 3x = 2y + 3.0,06     (2)

+) Bảo toàn e: 2.nFe = 3.nNO + nFe3+   => 0,18 = 3.nHNO3 dư / 4 + 0,12  => HNO3 có trong Z là 0,08 mol

=> HNO3 phản ứng ban đầu = 4.nNO + 2.nO + nHNO3 dư

Lời giải chi tiết :

Quy hỗn hợp X gồm Fe (x mol) và O (y mol)

=> 56x + 16y = 8,16   (1)

Vì dung dịch Z hòa tan Fe sinh ra khí NO => phản ứng đầu HNO3 còn dư => thu được muối Fe(III)

Bảo toàn e: 3.nFe = 2.nO + 3.nNO  => 3x = 2y + 3.0,06     (2)

Từ (1), (2) => x = 0,12;   y = 0,09

Fe + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + 2H2O

Fe + 2Fe3+  → 3Fe2+

Bảo toàn e: 2.nFe = 3.nNO + nFe3+   => 0,18 = 3.nHNO3 dư / 4 + 0,12  => HNO3 dư 0,08 mol

=> HNO3 phản ứng ban đầu = 4.nNO + 2.nO + nHNO3 dư = 0,5 mol

Câu 26 :

Hòa tan hết 2,16 gam hỗn hợp Cr và Fe trong dung dịch HCl (loãng), nóng thu được 896 ml khí ở đktc. Lượng crom có trong hỗn hợp là

  • A

    0,065 gam        

  • B

    1,04 gam             

  • C

    0,560 gam        

  • D

    1,015 gam

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Khi phản ứng với HCl thì Cr và Fe thể hiện số oxi hóa +2

Lời giải chi tiết :

nH2 = 0,04 (mol)

Gọi số mol của Cr và Fe lần lượt là x, y:

=> 52x + 56y = 2,16 (1)

Bảo toàn e: nCr + nFe = nH2 => x + y = 0,04 (2)

Từ (1) và (2) có: $\left\{ \begin{gathered}  52{\text{x}} + 56y = 2,16 \hfill \\  x + y = 0,04 \hfill \\ \end{gathered}  \right.\left\{ \begin{gathered}  x = 0,02 \hfill \\  y = 0,02 \hfill \\ \end{gathered}  \right.$

=> mCr = 0,02.52 = 1,04 (g)

Câu 27 :

Để nhận biết các chất rắn riêng biệt sau: CuO, Al, MgO, Ag ta dùng thuốc thử là

  • A

    dung dịch NaOH.

  • B

    nước và dung dịch KNO3.

  • C

    nước và dung dịch NaOH.    

  • D

    dung dịch H2SO4

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết Phân biệt một số chất vô cơ

Lời giải chi tiết :

dùng dung dịch H2SO4

 

CuO

Al

MgO

Ag

H2SO4

Tan, tạo dung dịch xanh lam

Tan, tạo khí và dung dịch trong suốt

Tan, tạo dung dịch trong suốt, không tạo khí

Không tan

Câu 28 :

Nhỏ từ từ từng giọt cho đến hết dung dịch X chứa 0,03 mol KHCO3 và 0,06 mol Na2CO3 vào 200 ml dung dịch hỗn hợp gồm HCl 0,1M và KHSO4 0,3M được dung dịch Y và thấy thoát ra x mol CO2. Thêm dung dịch chứa 0,06 mol NaOH và 0,15 mol BaCl2 vào dung dịch Y thu được m gam kết tủa. Giá trị của x và m lần lượt là

  • A

    0,048 và 22,254

  • B

    0,045 và 22,254

  • C

    0,084 và 8,274

  • D

    0,035 và 13,980

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+) $\left\{ \begin{gathered}\frac{x}{y} = \frac{{{n_{HCO_3^ - }}}}{{{n_{CO_3^{2 - }}}}} = \frac{{0,03}}{{0,06}} = 0,5 \hfill \\x + 2y = 0,08 \hfill \\ \end{gathered} \right. \to \left\{ \begin{gathered}x = 0,016 \hfill \\y = 0,032 \hfill \\ \end{gathered} \right.$  

=> nCO2 = x + y = 0,048 mol

+) Vì nOH- > 2.nHCO3- => HCO3- tạo hết thành CO32-

+) Vì nBa2+ > nCO3 + nSO4 => nBaCO3 = nCO3 = 0,042 mol; nBaSO4 = nSO4 = 0,06 mol

Lời giải chi tiết :

nH+ = 0,08 mol; nHCO3- = 0,03 mol; nCO32- = 0,06 mol

Gọi x và y lần lượt là số mol của HCO3- và CO32- đã phản ứng

${HCO_3^ - {\text{ + }}{H^ + }\; \to C{O_2} + {\text{ }}{H_2}O}$

${\;x\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\,\;x\;\;\;\;\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\;x}$

${CO_3^{2 - } + 2{H^ + } \to \;C{O_2} + {\text{ }}{H_2}O}$

${\;y\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;2y\;\;\;\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\;\;y}$

Do mỗi dung dịch hỗn hợp nhỏ xuống đều chứa  và  với số mol ion trong từng giọt tỉ lệ tương ứng với số mol ban đầu của mỗi ion nên để tính số mol CO2 (x + y) ta giải hệ

$\left\{ \begin{gathered}\dfrac{x}{y} = \dfrac{{{n_{HCO_3^ - }}}}{{{n_{CO_3^{2 - }}}}} = \dfrac{{0,03}}{{0,06}} = 0,5 \hfill \\x + 2y = 0,08 \hfill \\ \end{gathered} \right. \to \left\{ \begin{gathered}x = 0,016 \hfill \\y = 0,032 \hfill \\ \end{gathered} \right.$

=> nCO2 = x + y = 0,048 mol

Do đó dung dịch sau phản ứng có chứa $\left\{ \begin{gathered}HCO_3^ - :0,03 - x = 0,014 \hfill \\CO_3^{2 - }:0,06 - y = 0,028 \hfill \\SO_4^{2 - }:0,06\,\, \hfill \\ \end{gathered} \right.$ 

Khi thêm dung dịch chứa 0,06 mol OH- và 0,15 mol Ba2+ vào dung dịch Y

Vì nOH- > 2.nHCO3- => HCO3- tạo hết thành CO32-

=> ∑nCO3 = 0,014 + 0,028 = 0,042 mol

Vì nBa2+ > nCO3 + nSO4 => nBaCO3 = nCO3 = 0,042 mol; nBaSO4 = nSO4 = 0,06 mol

=> mkết tủa = 197.0,042 + 233.0,06 = 22,254 gam

 

Câu 29 :

Cho hỗn hợp gồm K và Ba vào dung dịch chứa HCl 2M và H2SO4 1M. Sau khi kết thúc phản ứng thấy thoát ra 4,48 lít khí H2 (đktc) đồng thời thu được 18,64 gam kết tủa và dung dịch X có khối lượng tăng 2,46  gam so với dung dịch ban đầu. Cô cạn dung dịch X thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là

  • A

    17,58.

  • B

    16,45.

  • C

    9,51.

  • D

    10,19.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+) Đặt a và b là số mol của Na, Ba => a + 2b = 0,2.2   (1)

Mtăng = 39a + 137b – 18,64 – 0,2.2 = 2,46   (2)

Giải hệ tìm a, b

+) nBaSO4 => Ba2+ còn dư

=> nH2SO4  => nHCl

+) Dung dịch X chứa Ba2+, Na+ ; Cl- và OH-

Bảo toàn điện tích  =>nOH- => m

Lời giải chi tiết :

Đặt a và b là số mol của K, Ba

=> a + 2b = 0,2.2   (1)

mdung dịch giảm = 39a + 137b – 18,64 – 0,2.2 = 2,46   (2)

Từ (1) và (2) => a = 0,2;  b = 0,1

nBaSO4 = 0,08 mol => Ba2+ còn dư 0,1 – 0,08 = 0,02 mol

=> nH2SO4 = 0,08 mol  => nHCl = 0,08.2= 0,16

Dung dịch X chứa Ba2+ (0,02), K+ (0,2 mol); Cl- (0,16 mol) và OH-

Bảo toàn điện tích  => nOH- = 0,08 mol

=> mrắn  = 17,58 gam

Câu 30 :

Hòa tan hoàn toàn 7,98g hỗn hợp gồm Mg và Al trong dung dịch chứa a mol H2SO4, sau khi kết thúc phản ứng thu được 8,96 lit khí H2 và dung dịch X. Cho từ từ dung dịch NaOH 1M vào X, sự phụ thuộc số mol kết tủa và thể tích dung dịch NaOH 1M được cho như trong đồ thị sau :

Giá trị của a là

  • A

    0,42      

  • B

    0,44                                  

  • C

    0,48                                    

  • D

    0,45

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+) Bảo toàn e : 2nMg + 3nAl = 2nH2 và : mMg + mAl => khối lượng Mg và Al

Tại nkết tủa = 0,24 mol => nkết tủa = nMg(OH)2 + [4nAl3+ - (nOH - nH+ - 2nMg(OH)2)]

=> nH+  => a

Lời giải chi tiết :

Sau 1 thời gian thêm NaOH thì mới có kết tủa => H+ dư

Bảo toàn e : 2nMg + 3nAl = 2nH2 = 0,8 mol

Và : mMg + mAl = 7,98g

=> nMg = 0,13 ; nAl = 0,18 mol

Tại thời điểm nkết tủa = 0,24 mol thì kết tủa đang tan dần

=> nkết tủa = nMg(OH)2 + [4nAl3+ - (nOH - nH+ - 2nMg(OH)2) ]

=> 0,24 = 0,13 + [4.0,18 – (1,03 – nH+ - 2.0,13)]

=> nH+ = 0,16 mol

=> a = ½ . 0,16 + nH2 = 0,48

close