Đề thi học kì 2 Hóa 12 - Đề số 1

Đề bài

Câu 1 :

Loại thuốc nào sau đây gây nghiện cho con người ?

  • A

    Penixilin, amoxilin.   

  • B

    Vitamin C, glucozơ.     

  • C

    Moocphin. 

  • D

    Thuốc cảm panadol.

Câu 2 :

Cho các phương pháp: (1) đun nóng trước khi dùng; (2) dùng dung dịch Ca(OH)2 vừa đủ; (3) dùng dung dịch Na2CO3; (4) dùng dung dịch NaCl; (5) dùng dung dịch HCl. Người ta có thể làm mềm nước cứng tạm thời bằng phương pháp nào ?

  • A

    1, 2

  • B

    3, 4

  • C

    2, 4

  • D

    1, 2, 3

Câu 3 :

Cấu hình electron lớp ngoài cùng: ns1 là cấu hình electron của các nguyên tố thuộc nhóm?

  • A

    Kim loại kiềm

  • B

    Kim loại kiềm thổ

  • C

    Halogen

  • D

    Khí hiếm

Câu 4 :

Cho các phát biểu sau

a, Nhôm tan được trong dung dịch NaOH

b, Nhôm bị thụ động hóa với HNO3 đặc nguội và H2SO4 đặc nguội.

c,  Nhôm là kim loại lưỡng tính.

d, Nhôm tác dụng với các axit ở tất cả mọi điều kiện.  

Số phát biểu sai là?

  • A

    2

  • B

    3

  • C

    1

  • D

    4

Câu 5 :

Nước giếng ở đồng bằng Bắc bộ thường có nhiều ion Fe2+. Loại nước này dùng để sinh hoạt có nhiều bất tiện như làm quần áo bị ố vàng, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe con người. Biện pháp nào loại bỏ ion Fe2+ ra khỏi nước là đơn giản, rẻ tiền và hiệu quả hơn cả ?

  • A

    dùng vôi (Ca(OH)2) để kết tủa hết ion Fe2+.

  • B

    dùng giàn mưa, tăng diện tích tiếp xúc của nước với O2không khí để oxi hóa Fe2+ dễ tan thành Fe3+ ít tan kết tủa dạng Fe(OH)3.

  • C

    dùng hệ thống lọc, xúc tác MnO2.

  • D

    xây dựng hệ thống cung cấp nước sạch quy mô lớn cho các hộ nông dân.

Câu 6 :

Ion nào nào sau đây vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa?

  • A

    Zn2+

  • B

    Al3+

  • C

    Cr3+

  • D

    Fe3+

Câu 7 :

Dãy gồm các chất đều là kim loại kiềm thổ là

  • A

    Be, Ca, Sr, Ba

  • B

    Na, K, Mg, Ca

  • C

    Li, Na, K, Cs

  • D

    Be, Ca, K, Cs

Câu 8 :

Không thể dùng KOH làm khô khí nào sau đây ?

  • A

    NH3

  • B

    O2

  • C

    CO2

  • D

    H2

Câu 9 :

Công thức của phèn chua là :

  • A

    K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O

  • B

    K2SO4.Al2(SO4)3.nH2O

  • C

    Li2SO4.Al2(SO4)3.24H2O

  • D

    Na2SO4.Al2(SO4)3.24H2O

Câu 10 :

Gang là hợp kim của sắt – cacbon và một số nguyên tố khác. Trong đó cacbon chiếm

  • A

    trên 15%.

  • B

    từ 2 – 5%.

  • C

    từ 8 – 12%.

  • D

    từ 0 – 2%.

Câu 11 :

Nguyên tử của nguyên tố sắt có

  • A

    2 electron hóa trị.

  • B

    6 electron d.

  • C

    56 hạt mang điện.

  • D

    8 electron lớp ngoài cùng.

Câu 12 :

Những kim loại nào có thể điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện ?

  • A

    Kim loại có tính khử mạnh như Na, K, Ca...            

  • B

    Kim loại có tính khử trung bình như Zn, Fe, Sn...

  • C

    Các kim loại như Al, Zn, Fe...

  • D

    Các kim loại như Na, Ag, Cu...

Câu 13 :

Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm Fe và Mg bằng một lượng vừa đủ dung dịch HCl 20%, thu được dung dịch Y. Nồng độ của FeCl2 trong dung dịch Y là 15,76%. Nồng độ phần trăm của MgCl2 trong dung dịch Y là

  • A

    24,24%.

  • B

    15,76%.

  • C

    28,21%.

  • D

    11,79%.

Câu 14 :

X là kim loại phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng, Y là kim loại tác dụng được với dung dịch Fe(NO3)3. Hai kim loại X, Y lần lượt là (biết thứ tự trong dãy điện hoá : Fe3+/Fe2+ đứng trước Ag+/Ag)

  • A

    Ag, Mg.          

  • B

    Cu, Fe.    

  • C

    Fe, Cu.      

  • D

    Mg, Ag.

Câu 15 :

Cho 6,8 gam hỗn hợp X gồm Zn và Fe vào 325ml dung dịch CuSO4 0,2M, sau khi phản ứng hoàn toàn, thu được dung dịch và 6,96 gam hỗn hợp kim loại Y. Khối lượng Fe bị oxi khử bởi ion Cu2+ là:

  • A

    1,4 gam.                  

  • B

    4,2 gam.    

  • C

    2,1 gam.    

  • D

    2,8 gam.

Câu 16 :

Thực hiện các thí nghiệm sau :

(1) Thả một viên Fe vào dung dịch HCl.                              

(2) Thả một viên Fe vào dung dịch Cu(NO3)2.

(3) Thả một viên Fe vào dung dịch FeCl3.                

(4) Nối một dây Ni với một dây Fe rồi để trong không khí ẩm.

(5) Đốt một dây Fe trong bình kín chứa đầy khí O2.

(6) Thả một viên Fe vào dung dịch chứa đồng thời CuSO4 và H2SO4 loãng.

Trong các thí nghiệm trên thì thí nghiệm mà Fe không bị ăn mòn điện hóa là

  • A

    (2), (3), (4), (6).    

  • B

    (1), (3), (4), (5).    

  • C

    (2), (4), (6).  

  • D

    (1), (3), (5).

Câu 17 :

NaCl có lẫn tạp chất NaHCO3. Cách nào sau đây có thể dùng để thu được NaCl tinh khiết ?

  • A

    Cho hỗn hợp đó vào dung dịch HCl dư, sau đó cô cạn dung dịch

  • B

    Nung hỗn hợp ở nhiệt độ cao

  • C

    Cho hỗn hợp vào nước sau đó hạ nhiệt độ, lọc bỏ kết tủa sau đó cô cạn

  • D

    Cả A và B đều đúng

Câu 18 :

Từ hai muối X và Y thực hiện các phản ứng sau:

X → X1 + CO2                                                           X1 + H2O → X2

X2 + Y → X + Y1 + H2O                                             X2 + 2Y → X + Y2 + H2O

Hai muối X và Y tương ướng là

  • A

    CaCO3, NaHSO4

  • B

    BaCO3, Na2CO3

  • C

    CaCO3, NaHCO3

  • D

    MgCO3, NaHCO3

Câu 19 :

Cho 3,9 gam Kali tác dụng với 101,8 gam nước. C% của dung dịch thu được là

  • A

    3,8%

  • B

    5,3%

  • C

    5,5%

  • D

    5,2%

Câu 20 :

Sục 13,44 lít CO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch X gồm Ba(OH)2 1,5M và NaOH 1M. Sau phản ứng thu được m1 gam kết tủa và dung dịch X. Cho dung dịch X tác dụng với 200 ml dung dịch BaCl2 1,2M; KOH 1,5M thu được m2 gam kết tủa. Giá trị của m2 là:

  • A

    47,28 

  • B

    66,98

  • C

    39,40

  • D

    59,10

Câu 21 :

Cho m gam hỗn hợp gồm Al và Na vào nước dư, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 2,24 lít khí H (đktc) và 2,35 gam chất rắn không tan. Giá trị của m là :

  • A

    4,85

  • B

    4,35

  • C

    3,70

  • D

    6,95

Câu 22 :

Sục từ từ tới dư khí CO2 vào 400 ml dung dịch Ba(AlO2)2 0,25M. Sau phản ứng hoàn toàn thu được kết tủa có khối lượng là

  • A

    7,8 gam

  • B

    15,6 gam

  • C

    25,4 gam

  • D

    11,7 gam

Câu 23 :

Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm 0,35 mol Al với 0,3 mol Fe2O3 thu được 0,2 mol Fe. Hiệu suất của phản ứng là

  • A

    66,67%

  • B

    57,14%

  • C

    83,33%

  • D

    68,25%

Câu 24 :

Bằng phương pháp hóa học. Hãy chọn một hóa chất thích hợp để nhận biết các chất rắn (dạng bột) sau: Fe, FeO, Fe3O4, CuO.

  • A

    dung dịch HCl

  • B

    dung dịch HNO3 đặc, nóng

  • C

    dung dịch AgNO3

  • D

    dung dịch NaOH

Câu 25 :

Hoà tan hết m gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe2O3, Fe3O4 trong dung dịch HNO3 đặc nóng thu được 4,48 lít khí màu nâu duy nhất (đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 145,2 gam muối khan, giá trị m là:

  • A

    78,4    

  • B

    139,2

  • C

    46,4    

  • D

    46,256

Câu 26 :

Cho 0,6 mol KI tác dụng hết với dung dịch K2Cr2O7 trong axit sunfuric thì thu được một đơn chất. Tính số mol của đơn chất này.

  • A

    0,3                     

  • B

    0,4          

  • C

    0,5                        

  • D

    0,6

Câu 27 :

Có 4 chất bột: CaCO3, Na2CO3, BaSO4, Na2SO4. Có thể dùng cặp chất nào sau đây để nhận biết các chất bột đó?

  • A

    H2O và dung dịch NaOH.                          

  • B

    Dung dịch HCl và H2O.     

  • C

    H2O và dung dịch NaCl.                            

  • D

    H2O và dung dịch BaCl2.

Câu 28 :

Hòa tan hoàn toàn 7,98g hỗn hợp gồm Mg và Al trong dung dịch chứa a mol H2SO4, sau khi kết thúc phản ứng thu được 8,96 lit khí H2 và dung dịch X. Cho từ từ dung dịch NaOH 1M vào X, sự phụ thuộc số mol kết tủa và thể tích dung dịch NaOH 1M được cho như trong đồ thị sau :

Giá trị của a là

  • A

    0,42      

  • B

    0,44                                  

  • C

    0,48                                    

  • D

    0,45

Câu 29 :

Nhỏ từ từ từng giọt cho đến hết dung dịch X chứa 0,03 mol KHCO3 và 0,06 mol Na2CO3 vào 200 ml dung dịch hỗn hợp gồm HCl 0,1M và KHSO4 0,3M được dung dịch Y và thấy thoát ra x mol CO2. Thêm dung dịch chứa 0,06 mol NaOH và 0,15 mol BaCl2 vào dung dịch Y thu được m gam kết tủa. Giá trị của x và m lần lượt là

  • A

    0,048 và 22,254

  • B

    0,045 và 22,254

  • C

    0,084 và 8,274

  • D

    0,035 và 13,980

Câu 30 :

Điện phân dung dịch chứa hỗn hợp hai muối CuCl2 và Cu(NO3)2 một thời gian, ở anot của bình điện phân thoát ra 448 ml hồn hợp khí (đktc) có tỉ khối so với H2 bằng 25,75 và có m gam kim loại Cu bám trên catot (biết trên catot không có khí thoát ra). Giá trị của m là:

  • A

    0,64 gam.  

  • B

    1,28 gam.  

  • C

    1,92 gam.             

  • D

    2,56 gam.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Loại thuốc nào sau đây gây nghiện cho con người ?

  • A

    Penixilin, amoxilin.   

  • B

    Vitamin C, glucozơ.     

  • C

    Moocphin. 

  • D

    Thuốc cảm panadol.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

xem lại lí thuyết hóa học với các vấn đề về kinh tế, xã hội, môi trường

Lời giải chi tiết :

Loại thuốc gây nghiện cho người là moocphin

Câu 2 :

Cho các phương pháp: (1) đun nóng trước khi dùng; (2) dùng dung dịch Ca(OH)2 vừa đủ; (3) dùng dung dịch Na2CO3; (4) dùng dung dịch NaCl; (5) dùng dung dịch HCl. Người ta có thể làm mềm nước cứng tạm thời bằng phương pháp nào ?

  • A

    1, 2

  • B

    3, 4

  • C

    2, 4

  • D

    1, 2, 3

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Nước cứng tạm thời chứa Ca(HCO­3)2 và Mg(HCO3)2.

=> đun nóng hoặc dùng dung dịch Ca(OH)2 vừa đủ hoặc Na2CO3 để làm mềm nước cứng tạm thời

Câu 3 :

Cấu hình electron lớp ngoài cùng: ns1 là cấu hình electron của các nguyên tố thuộc nhóm?

  • A

    Kim loại kiềm

  • B

    Kim loại kiềm thổ

  • C

    Halogen

  • D

    Khí hiếm

Đáp án : A

Phương pháp giải :

xem lại lí thuyết kim loại kiềm

Lời giải chi tiết :

Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử kim loại kiềm là ns1.       

Câu 4 :

Cho các phát biểu sau

a, Nhôm tan được trong dung dịch NaOH

b, Nhôm bị thụ động hóa với HNO3 đặc nguội và H2SO4 đặc nguội.

c,  Nhôm là kim loại lưỡng tính.

d, Nhôm tác dụng với các axit ở tất cả mọi điều kiện.  

Số phát biểu sai là?

  • A

    2

  • B

    3

  • C

    1

  • D

    4

Đáp án : A

Phương pháp giải :

xem lại lí thuyết nhôm

Lời giải chi tiết :

Nhôm là không phải kim loại lưỡng tính => c sai

Nhôm tác dụng với các axit ở tất cả mọi điều kiện.   => d sai

 

Câu 5 :

Nước giếng ở đồng bằng Bắc bộ thường có nhiều ion Fe2+. Loại nước này dùng để sinh hoạt có nhiều bất tiện như làm quần áo bị ố vàng, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe con người. Biện pháp nào loại bỏ ion Fe2+ ra khỏi nước là đơn giản, rẻ tiền và hiệu quả hơn cả ?

  • A

    dùng vôi (Ca(OH)2) để kết tủa hết ion Fe2+.

  • B

    dùng giàn mưa, tăng diện tích tiếp xúc của nước với O2không khí để oxi hóa Fe2+ dễ tan thành Fe3+ ít tan kết tủa dạng Fe(OH)3.

  • C

    dùng hệ thống lọc, xúc tác MnO2.

  • D

    xây dựng hệ thống cung cấp nước sạch quy mô lớn cho các hộ nông dân.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết Phân biệt một số chất vô cơ

Lời giải chi tiết :

Phương pháp cần dùng ở đây là dùng giàn mưa, tăng diện tích tiếp xúc của nước với O2 không khí để oxi hóa Fe2+ dễ tan thành Fe3+ ít tan kết tủa dạng Fe(OH)3.

Câu 6 :

Ion nào nào sau đây vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa?

  • A

    Zn2+

  • B

    Al3+

  • C

    Cr3+

  • D

    Fe3+

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết crom và hợp chất

Lời giải chi tiết :

Ion vửa có tính khử, vừa có tính oxi hóa là Cr3+

Câu 7 :

Dãy gồm các chất đều là kim loại kiềm thổ là

  • A

    Be, Ca, Sr, Ba

  • B

    Na, K, Mg, Ca

  • C

    Li, Na, K, Cs

  • D

    Be, Ca, K, Cs

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Dãy gồm các chất đều là kim loại kiềm thổ là Be, Ca, Sr, Ba

Câu 8 :

Không thể dùng KOH làm khô khí nào sau đây ?

  • A

    NH3

  • B

    O2

  • C

    CO2

  • D

    H2

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Khí không dùng KOH làm khô được là khí có phản ứng với KOH

=> khí đó là CO2

Câu 9 :

Công thức của phèn chua là :

  • A

    K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O

  • B

    K2SO4.Al2(SO4)3.nH2O

  • C

    Li2SO4.Al2(SO4)3.24H2O

  • D

    Na2SO4.Al2(SO4)3.24H2O

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Công thức của phèn chua là : K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O

Câu 10 :

Gang là hợp kim của sắt – cacbon và một số nguyên tố khác. Trong đó cacbon chiếm

  • A

    trên 15%.

  • B

    từ 2 – 5%.

  • C

    từ 8 – 12%.

  • D

    từ 0 – 2%.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

xem lại lí thuyết hợp kim sắt

Lời giải chi tiết :

Gang là hợp kim của sắt – cacbon và một số nguyên tố khác. Trong đó cacbon chiếm từ 2 – 5%.

Câu 11 :

Nguyên tử của nguyên tố sắt có

  • A

    2 electron hóa trị.

  • B

    6 electron d.

  • C

    56 hạt mang điện.

  • D

    8 electron lớp ngoài cùng.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

- Cấu hình electron: 1s22s22p63s23p63d64s2

=> sắt có 6 electron d

Câu 12 :

Những kim loại nào có thể điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện ?

  • A

    Kim loại có tính khử mạnh như Na, K, Ca...            

  • B

    Kim loại có tính khử trung bình như Zn, Fe, Sn...

  • C

    Các kim loại như Al, Zn, Fe...

  • D

    Các kim loại như Na, Ag, Cu...

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Những kim loại có thể điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện là kim loại có tính khử trung bình như Zn, Fe, Sn...

Câu 13 :

Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm Fe và Mg bằng một lượng vừa đủ dung dịch HCl 20%, thu được dung dịch Y. Nồng độ của FeCl2 trong dung dịch Y là 15,76%. Nồng độ phần trăm của MgCl2 trong dung dịch Y là

  • A

    24,24%.

  • B

    15,76%.

  • C

    28,21%.

  • D

    11,79%.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Mg + 2HCl → MgCl2 + Ḥ(1)

a   →   2a      →   a   →   a

Fe + 2HCl → FeCl2 + H(2)

1   → 2      →    1   →  1

+) Từ (1) , (2) =>  mdung dịch HCl 

=> mdung dịch Y = mX + mdung dịch HCl – mH2

Lời giải chi tiết :

Giả sử nMg = a mol và nFe = 1 mol

Mg + 2HCl → MgCl2 + H2

a   →   2a      →   a   →   a

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

1   → 2      →    1   →  1

=> mHCl = (2a + 2).36,5  => mdung dịch HCl = (2a + 2).36,5 / 20% = 365a + 365

=> mdung dịch Y = mX + mdung dịch HCl – mH2 = 24a + 56 + 365a + 365 – (a + 1).2 = 387a + 419

$ \to \,\,C{\% _{FeC{l_2}}} = \dfrac{{127}}{{387a + 419}}.100\%  = 15,76\% \,\,\, \to \,\,a\, = 1$

$ \to \,\,C{\% _{MgC{l_2}}} = \dfrac{{95}}{{387 + 419}}.100\%  = 11,79\% $

Câu 14 :

X là kim loại phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng, Y là kim loại tác dụng được với dung dịch Fe(NO3)3. Hai kim loại X, Y lần lượt là (biết thứ tự trong dãy điện hoá : Fe3+/Fe2+ đứng trước Ag+/Ag)

  • A

    Ag, Mg.          

  • B

    Cu, Fe.    

  • C

    Fe, Cu.      

  • D

    Mg, Ag.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Sử dụng dãy điện hóa

Lời giải chi tiết :

X là kim loại phản ứng được với dung dịch H2SO4 → X có tính khử mạnh hơn H+ trong dãy điện hóa

→ loại đáp án AB

Y là kim loại tác dụng được với dung dịch Fe(NO3)3 → Y có tính khử mạnh hơn Fe3+ trong dãy điện hóa

→ loại đáp án D

Phương trình phản ứng :

Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

Cu + 2Fe(NO3)3 → Cu(NO3)2 + 2Fe(NO3)2

Câu 15 :

Cho 6,8 gam hỗn hợp X gồm Zn và Fe vào 325ml dung dịch CuSO4 0,2M, sau khi phản ứng hoàn toàn, thu được dung dịch và 6,96 gam hỗn hợp kim loại Y. Khối lượng Fe bị oxi khử bởi ion Cu2+ là:

  • A

    1,4 gam.                  

  • B

    4,2 gam.    

  • C

    2,1 gam.    

  • D

    2,8 gam.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Giả sử Zn phản ứng hết, Fe còn dư

nCu sinh ra = nCuSO4 = 0,065 mol

=> mFe dư = 6,96 – 0,065.64 = 2,8 gam => mKL phản ứng = 65a + 56b = 6,8 – 2,8   (1)

Bảo toàn e: ne cho = ne nhận => 2a + 2b = 0,065.2   (2)

Lời giải chi tiết :

nCuSO4 = 0,065 mol

Sau phản ứng thu được hỗn hợp kim loại Y => kim loại trong X còn dư

Giả sử Zn phản ứng hết, Fe còn dư

nCu sinh ra = nCuSO4 = 0,065 mol

=> mFe dư = 6,96 – 0,065.64 = 2,8 gam

Giả sử nZn= a(mol); nFe(pư) = b(mol)

=> mKL phản ứng = 65a + 56b = 6,8 – 2,8 = 4   (1)

Bảo toàn e: ne cho = ne nhận => 2a + 2b = 0,065.2   (2)

Từ (1) và (2) suy ra a = 0,04; b = 0,025

Vậy lượng sắt bị oxi hóa bởi là: 0,025.56 = 1,4g

Câu 16 :

Thực hiện các thí nghiệm sau :

(1) Thả một viên Fe vào dung dịch HCl.                              

(2) Thả một viên Fe vào dung dịch Cu(NO3)2.

(3) Thả một viên Fe vào dung dịch FeCl3.                

(4) Nối một dây Ni với một dây Fe rồi để trong không khí ẩm.

(5) Đốt một dây Fe trong bình kín chứa đầy khí O2.

(6) Thả một viên Fe vào dung dịch chứa đồng thời CuSO4 và H2SO4 loãng.

Trong các thí nghiệm trên thì thí nghiệm mà Fe không bị ăn mòn điện hóa là

  • A

    (2), (3), (4), (6).    

  • B

    (1), (3), (4), (5).    

  • C

    (2), (4), (6).  

  • D

    (1), (3), (5).

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

(1) Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 không tạo ra 2 điện cực mới → ăn mòn hóa học

(2) Fe + Cu(NO3)2 → Fe(NO3)2 + Cu

→ Cu sinh ra bám vào viên Fe và hình thành 2 điện cực cùng tiếp xúc với dung dịch chất điện li

→ xảy ra ăn mòn điện hóa

(3) Fe + 2FeCl3 → 3FeCl2 không tạo thành 2 điện cực mới → ăn mòn hóa học

(4) Ni và Fe được nối với nhau và đặt trong không khí ẩm → ăn mòn điện hóa

(5) 3Fe + 4O2  Fe3O4 (ăn mòn hóa học)

(6) Fe + CuSO4 + H2SO4 : cả ăn mòn điện hóa và ăn mòn hóa học vì xảy ra các phản ứng sau

Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2 (ăn mòn hóa học vì không hình thành 2 điện cực mới)

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

→ Cu sinh ra bám vào thanh sắt và hình thành 2 điện cực cùng tiếp xúc với dung dịch chất điện li

→ xảy ra ăn mòn điện hóa

Câu 17 :

NaCl có lẫn tạp chất NaHCO3. Cách nào sau đây có thể dùng để thu được NaCl tinh khiết ?

  • A

    Cho hỗn hợp đó vào dung dịch HCl dư, sau đó cô cạn dung dịch

  • B

    Nung hỗn hợp ở nhiệt độ cao

  • C

    Cho hỗn hợp vào nước sau đó hạ nhiệt độ, lọc bỏ kết tủa sau đó cô cạn

  • D

    Cả A và B đều đúng

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Để thu được NaCl tinh khiết, ta cho hỗn hợp đó vào dung dịch HCl dư, sau đó cô cạn dung dịch.

PTHH: NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2 + H2O

B sai vì nung hỗn hợp thì NaHCO3 chuyển thành Na2CO3 lẫn với NaCl => không thu được NaCl tinh khiết.

C sai vì cả 2 chất đều tan trong nước và khi hạ nhiệt độ không sinh ra kết tủa.

Câu 18 :

Từ hai muối X và Y thực hiện các phản ứng sau:

X → X1 + CO2                                                           X1 + H2O → X2

X2 + Y → X + Y1 + H2O                                             X2 + 2Y → X + Y2 + H2O

Hai muối X và Y tương ướng là

  • A

    CaCO3, NaHSO4

  • B

    BaCO3, Na2CO3

  • C

    CaCO3, NaHCO3

  • D

    MgCO3, NaHCO3

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết kim loại kiềm thổ

Lời giải chi tiết :

X phân hủy tạo CO2 => X là CaCO3 hoặc BaCO3

=> X1 là oxit bazơ : MO  => X2 là bazơ M(OH)2

Ta thấy X2 + Y -> X => Y phải là hợp chất cacbonat ( COhoặc HCO3) mà X2 tác dụng với Y theo 2 tỉ lệ tạo 2 chất khác nhau

=> Y là NaHCO3

=> X là CaCO3

PTHH: Ca(OH)2 + NaHCO3 → CaCO3 + NaOH + H2O

Ca(OH)2 + 2NaHCO3 → CaCO3 + Na2CO3 + H2O

Câu 19 :

Cho 3,9 gam Kali tác dụng với 101,8 gam nước. C% của dung dịch thu được là

  • A

    3,8%

  • B

    5,3%

  • C

    5,5%

  • D

    5,2%

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+) nKOH = nK = 0,1 mol;  nH2 = 0,5.nK = 0,05 mol

+) bảo toàn khối lượng mdd sau phản ứng = mK + mH2O – mH2

Lời giải chi tiết :

nK = 0,1 mol

Ta có: nKOH = nK = 0,1 mol;  nH2 = 0,5.nK = 0,05 mol

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có :

${m_{dd\,\,sau\,\,phản \,\,ứng}} = {m_K} + {m_{{H_2}O}} - {m_{{H_2}}} = 105,6\,\,gam.$

$ = > \,\,C{\% _{KOH}} = \dfrac{{0,1.56}}{{105,6}}.100\% = 5,3\% .$

Câu 20 :

Sục 13,44 lít CO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch X gồm Ba(OH)2 1,5M và NaOH 1M. Sau phản ứng thu được m1 gam kết tủa và dung dịch X. Cho dung dịch X tác dụng với 200 ml dung dịch BaCl2 1,2M; KOH 1,5M thu được m2 gam kết tủa. Giá trị của m2 là:

  • A

    47,28 

  • B

    66,98

  • C

    39,40

  • D

    59,10

Đáp án : D

Phương pháp giải :

nCO2 < nOH- < 2.nCO2 => tạo 2 muối HCO3- (x mol) và CO32- (y mol)
+) Bảo toàn C: nCO2 = nHCO3 + nCO3

+) Bảo toàn điện tích: nOH- = nHCO3 + 2.nCO3

+) dung dịch X gồm: 0,1 mol Ba2+; 0,4 mol HCO3-;  0,2 mol Na
HCO3- + OH- →  CO32- + H2
0,3   ←   0,3   →  0,3 
=> nCO3 = 0,3 < nBa2+ = 0,34 => nBaCO3 = 0,3

Lời giải chi tiết :

nOH- = 0,8 
có nCO2 = 0,6 < nOH- < 2.nCO2 => tạo 2 muối HCO3- (x mol) và CO32- (y mol)
Bảo toàn C: nCO2 = nHCO3 + nCO3 => x + y = 0,6 

Bảo toàn điện tích: nOH- = nHCO3 + 2.nCO3 =>  x + 2y = 0.8

=>  x = 0,4 và y = 0,2
Vì nCO3 = x = 0,2 < nBa2+ = 0,3 => sau phản ứng CO32- hết
=> dung dịch X gồm: 0,1 mol Ba2+; 0,4 mol HCO3-;  0,2 mol Na
nBaCl2 = 0,24 = nBa2+ =>  tổng nBa2+ = 0,34 
HCO3- + OH- →  CO32- + H2
0,3   ←   0,3   →  0,3 
=> nCO3 = 0,3 < nBa2+ = 0,34 => nBaCO3 = 0,3

=>  m2 = 0,3.197 = 59,1 gam

Câu 21 :

Cho m gam hỗn hợp gồm Al và Na vào nước dư, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 2,24 lít khí H (đktc) và 2,35 gam chất rắn không tan. Giá trị của m là :

  • A

    4,85

  • B

    4,35

  • C

    3,70

  • D

    6,95

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+) nNa = x mol => nAl phản ứng = x mol

+) Bảo toàn e: nNa + 3nAl = 2nH2 => x + 3x = 0,1.2 => x = 0,05 mol

+) mhỗn hợp đầu = mAl dư + mAl pứ + mNa = 2,35 + 0,05.27 + 0,05.23 = 4,85 gam

Lời giải chi tiết :

Chất rắn không tan là Al

Gọi nNa = x mol => nAl phản ứng = x mol

Bảo toàn e: nNa + 3nAl = 2nH2

mhỗn hợp đầu = mAl dư + mAl pứ + mNa = 2,35 + 0,05.27 + 0,05.23 = 4,85 gam

Câu 22 :

Sục từ từ tới dư khí CO2 vào 400 ml dung dịch Ba(AlO2)2 0,25M. Sau phản ứng hoàn toàn thu được kết tủa có khối lượng là

  • A

    7,8 gam

  • B

    15,6 gam

  • C

    25,4 gam

  • D

    11,7 gam

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Bảo toàn Al

Lời giải chi tiết :

nBa(AlO2)2 = 0,1 mol

Bảo toàn nguyên tử Al: nAl(OH)3 = nAlO2- = 0,2 mol

=> m = 15,6 gam

Câu 23 :

Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm 0,35 mol Al với 0,3 mol Fe2O3 thu được 0,2 mol Fe. Hiệu suất của phản ứng là

  • A

    66,67%

  • B

    57,14%

  • C

    83,33%

  • D

    68,25%

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xét tỉ lệ: $\frac{{{n_{Al}}}}{3} = \frac{{0,35}}{3} < \frac{{{n_{Fe2O3}}}}{1} = \frac{{0,3}}{1}$

Lời giải chi tiết :

2Al +  Fe2O3 → Al2O3 + 2Fe

0,35                                    0,35

Xét tỉ lệ: $\frac{{{n_{Al}}}}{3} = \frac{{0,35}}{3} < \frac{{{n_{Fe2O3}}}}{1} = \frac{{0,3}}{1}$

=> Fe2Odư, Al hết => phản ứng tính theo Al

Theo phản ứng :  nFe = nAl = 0,35 mol

=> H = 0,2.100% / 0,35 = 57,14%

Câu 24 :

Bằng phương pháp hóa học. Hãy chọn một hóa chất thích hợp để nhận biết các chất rắn (dạng bột) sau: Fe, FeO, Fe3O4, CuO.

  • A

    dung dịch HCl

  • B

    dung dịch HNO3 đặc, nóng

  • C

    dung dịch AgNO3

  • D

    dung dịch NaOH

Đáp án : A

Phương pháp giải :

xem lại lí thuyết hợp chất sắt

Lời giải chi tiết :

 

Fe

FeO

Fe3O4

CuO

HCl

Khí H2 thoát ra, tạo dd có màu xanh rất nhạt

Tan không tạo khí, tạo dd có màu xanh rất nhạt

Tan, tạo dung dịch màu vàng nâu

Tan, tạo dd màu xanh lam

Câu 25 :

Hoà tan hết m gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe2O3, Fe3O4 trong dung dịch HNO3 đặc nóng thu được 4,48 lít khí màu nâu duy nhất (đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 145,2 gam muối khan, giá trị m là:

  • A

    78,4    

  • B

    139,2

  • C

    46,4    

  • D

    46,256

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Cách 1: Quy hỗn hợp X về 2 chất Fe và Fe2O3:

Cách 2: Quy hỗn hợp X về hỗn hợp 2 chất FeO và Fe2O3 ta có:

Cách 3: Quy hỗn hợp X về một chất là FexOy:

Cách 4: áp dụng công thức giải nhanh.

Lời giải chi tiết :

Cách 1: Quy hỗn hợp X về 2 chất Fe và Fe2O3:

Hoà tan hỗn hợp X vào dung dịch HNO3 đặc nóng dư. 

Bảo toàn e:  3.nFe = nNO2 => nFe = 0,2 / 3

\({n_{muoi khan}} = {n_{Fe{{(N{O_3})}_3}}} = \frac{{145,2}}{{242}} = 0,6mol\)

Bảo toàn Fe : nFe + 2.nFe2O3 = nFe(NO3)3  =>  0,2 / 3 + 2.nFe2O3 = 0,6

=> nFe2O3 = 0,8 / 3

=> \({m_{{h^2}X}} = {m_{Fe}} + {n_{F{e_2}{O_3}}} = \frac{{0,2}}{3}.56 + \frac{{0,8}}{3}.160 = 46,4\,\,gam\)

 

Cách 2: Quy hỗn hợp X về hỗn hợp 2 chất FeO và Fe2O3 ta có:

Bảo toàn e: nFeO = nNO2 = 0,2 mol

Bảo toàn Fe: nFeO + 2.nFe2O3 = nFe(NO3)3 = 0,6 mol

=> nFe2O3 = 0,2 mol

=>  mX = 0,2.72 + 0,2.160 = 46,4 gam

Cách 3: Quy hỗn hợp X về một chất là FexOy:

            FexOy + (6x -2y) HNO3 → xFe(NO3)3  + (3x - 2y)NO2 + (3x - y) H2O

      0,2 / (3x – 2y)                                    0,6                                  0,2

Bảo toàn nguyên tố Fe: \(\frac{{0,2}}{{3x - 2y}} = \frac{{0,6}}{x}\) =>  \(\frac{x}{y} = \frac{3}{4}\) → Fe3O4            

=> \({m_{{h^2}}} = \frac{{0,2}}{{3.3 - 4.2}}.232 = 46,4g\)

Cách 4: áp dụng công thức giải nhanh.

\({n_{Fe}} = {n_{Fe{{(N{O_3})}_3}}} = \frac{{145,2}}{{242}} = 0,6mol\)  => mFe = 0,6.56=33,6 gam

\({m_{hh}} = \frac{{10.{m_{Fe}} - 56.{n_e}}}{7} = \frac{{10.33,6 - 56.0,2}}{7} = 46,4gam\) 

Câu 26 :

Cho 0,6 mol KI tác dụng hết với dung dịch K2Cr2O7 trong axit sunfuric thì thu được một đơn chất. Tính số mol của đơn chất này.

  • A

    0,3                     

  • B

    0,4          

  • C

    0,5                        

  • D

    0,6

Đáp án : A

Phương pháp giải :

6KI + K2Cr2O7 + 7H2SO4 → Cr2(SO4)3 + 4K2SO4 + 3I2 + 7H2O

Nhận thấy nI2 = ½.nKI

Lời giải chi tiết :

6KI + K2Cr2O7 + 7H2SO4 → Cr2(SO4)3 + 4K2SO4 + 3I2 + 7H2O

=> ${n}_{{I}_{2}} = \frac{{n}_{KI}}{2} =0,3 (mol) $

Câu 27 :

Có 4 chất bột: CaCO3, Na2CO3, BaSO4, Na2SO4. Có thể dùng cặp chất nào sau đây để nhận biết các chất bột đó?

  • A

    H2O và dung dịch NaOH.                          

  • B

    Dung dịch HCl và H2O.     

  • C

    H2O và dung dịch NaCl.                            

  • D

    H2O và dung dịch BaCl2.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết Phân biệt một số chất vô cơ

Lời giải chi tiết :

- dùng H2O và dung dịch HCl

 

CaCO3

Na2CO3

BaSO4

Na2SO4

H2O

Không tan

Tan hoàn toàn

Không tan

Tan hoàn toàn

HCl

Tạo khí

Tạo khí

Không ht

Không ht

Câu 28 :

Hòa tan hoàn toàn 7,98g hỗn hợp gồm Mg và Al trong dung dịch chứa a mol H2SO4, sau khi kết thúc phản ứng thu được 8,96 lit khí H2 và dung dịch X. Cho từ từ dung dịch NaOH 1M vào X, sự phụ thuộc số mol kết tủa và thể tích dung dịch NaOH 1M được cho như trong đồ thị sau :

Giá trị của a là

  • A

    0,42      

  • B

    0,44                                  

  • C

    0,48                                    

  • D

    0,45

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+) Bảo toàn e : 2nMg + 3nAl = 2nH2 và : mMg + mAl => khối lượng Mg và Al

Tại nkết tủa = 0,24 mol => nkết tủa = nMg(OH)2 + [4nAl3+ - (nOH - nH+ - 2nMg(OH)2)]

=> nH+  => a

Lời giải chi tiết :

Sau 1 thời gian thêm NaOH thì mới có kết tủa => H+ dư

Bảo toàn e : 2nMg + 3nAl = 2nH2 = 0,8 mol

Và : mMg + mAl = 7,98g

=> nMg = 0,13 ; nAl = 0,18 mol

Tại thời điểm nkết tủa = 0,24 mol thì kết tủa đang tan dần

=> nkết tủa = nMg(OH)2 + [4nAl3+ - (nOH - nH+ - 2nMg(OH)2) ]

=> 0,24 = 0,13 + [4.0,18 – (1,03 – nH+ - 2.0,13)]

=> nH+ = 0,16 mol

=> a = ½ . 0,16 + nH2 = 0,48

Câu 29 :

Nhỏ từ từ từng giọt cho đến hết dung dịch X chứa 0,03 mol KHCO3 và 0,06 mol Na2CO3 vào 200 ml dung dịch hỗn hợp gồm HCl 0,1M và KHSO4 0,3M được dung dịch Y và thấy thoát ra x mol CO2. Thêm dung dịch chứa 0,06 mol NaOH và 0,15 mol BaCl2 vào dung dịch Y thu được m gam kết tủa. Giá trị của x và m lần lượt là

  • A

    0,048 và 22,254

  • B

    0,045 và 22,254

  • C

    0,084 và 8,274

  • D

    0,035 và 13,980

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+) $\left\{ \begin{gathered}\frac{x}{y} = \frac{{{n_{HCO_3^ - }}}}{{{n_{CO_3^{2 - }}}}} = \frac{{0,03}}{{0,06}} = 0,5 \hfill \\x + 2y = 0,08 \hfill \\ \end{gathered} \right. \to \left\{ \begin{gathered}x = 0,016 \hfill \\y = 0,032 \hfill \\ \end{gathered} \right.$  

=> nCO2 = x + y = 0,048 mol

+) Vì nOH- > 2.nHCO3- => HCO3- tạo hết thành CO32-

+) Vì nBa2+ > nCO3 + nSO4 => nBaCO3 = nCO3 = 0,042 mol; nBaSO4 = nSO4 = 0,06 mol

Lời giải chi tiết :

nH+ = 0,08 mol; nHCO3- = 0,03 mol; nCO32- = 0,06 mol

Gọi x và y lần lượt là số mol của HCO3- và CO32- đã phản ứng

${HCO_3^ - {\text{ + }}{H^ + }\; \to C{O_2} + {\text{ }}{H_2}O}$

${\;x\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\,\;x\;\;\;\;\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\;x}$

${CO_3^{2 - } + 2{H^ + } \to \;C{O_2} + {\text{ }}{H_2}O}$

${\;y\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;2y\;\;\;\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\;\;y}$

Do mỗi dung dịch hỗn hợp nhỏ xuống đều chứa  và  với số mol ion trong từng giọt tỉ lệ tương ứng với số mol ban đầu của mỗi ion nên để tính số mol CO2 (x + y) ta giải hệ

$\left\{ \begin{gathered}\dfrac{x}{y} = \dfrac{{{n_{HCO_3^ - }}}}{{{n_{CO_3^{2 - }}}}} = \dfrac{{0,03}}{{0,06}} = 0,5 \hfill \\x + 2y = 0,08 \hfill \\ \end{gathered} \right. \to \left\{ \begin{gathered}x = 0,016 \hfill \\y = 0,032 \hfill \\ \end{gathered} \right.$

=> nCO2 = x + y = 0,048 mol

Do đó dung dịch sau phản ứng có chứa $\left\{ \begin{gathered}HCO_3^ - :0,03 - x = 0,014 \hfill \\CO_3^{2 - }:0,06 - y = 0,028 \hfill \\SO_4^{2 - }:0,06\,\, \hfill \\ \end{gathered} \right.$ 

Khi thêm dung dịch chứa 0,06 mol OH- và 0,15 mol Ba2+ vào dung dịch Y

Vì nOH- > 2.nHCO3- => HCO3- tạo hết thành CO32-

=> ∑nCO3 = 0,014 + 0,028 = 0,042 mol

Vì nBa2+ > nCO3 + nSO4 => nBaCO3 = nCO3 = 0,042 mol; nBaSO4 = nSO4 = 0,06 mol

=> mkết tủa = 197.0,042 + 233.0,06 = 22,254 gam

 

Câu 30 :

Điện phân dung dịch chứa hỗn hợp hai muối CuCl2 và Cu(NO3)2 một thời gian, ở anot của bình điện phân thoát ra 448 ml hồn hợp khí (đktc) có tỉ khối so với H2 bằng 25,75 và có m gam kim loại Cu bám trên catot (biết trên catot không có khí thoát ra). Giá trị của m là:

  • A

    0,64 gam.  

  • B

    1,28 gam.  

  • C

    1,92 gam.             

  • D

    2,56 gam.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

n khí = 0,02 (mol)

Do có hỗn hợp khí nên ở Anot Cl- đã điện phân hết và đến H2O điện phân

Tìm số mol 2 khí

Tính netđ

Tính khối lượng Cu

Lời giải chi tiết :

n khí = 0,02 (mol)

Do có hỗn hợp khí nên ở Anot Cl- đã điện phân hết và đến H2O điện phân

Hỗn hợp khí là : Cl2 và O2 có số mol lần lượt là x, y.

$ \Rightarrow \left\{ \begin{gathered}  x + y = 0,02 \hfill \\  \frac{{71{\text{x}} + 32y}}{{2(x + y)}} = 25,75 \hfill \\ \end{gathered}  \right.$$ \Rightarrow \left\{ \begin{gathered}  x + y = 0,02 \hfill \\  71{\text{x}} + 32y = 1,03 \hfill \\ \end{gathered}  \right.$$ \Rightarrow \left\{ \begin{gathered}  x = 0,01 \hfill \\  y = 0,01 \hfill \\ \end{gathered}  \right.$

2Cl- - 2e → Cl2

         0,02    0,01

2H2O - 4e → O2 + 4H+ 

           0,04    0,01

=> ne = 0,06 (mol)

ở Catot chưa có khí thoát ra tức là Cu2+

=> mCu = 0,03.64 = 1,92 (gam)

close