Đề thi học kì 2 Hóa 11 - Đề số 1

Đề bài

Câu 1 :

Anken là

  • A

    Hiđrocacbon không no, trong phân tử có các liên kết đôi.

  • B

    Hiđrocacbon không no, mạch hở, có 1 liên kết C=C.

  • C

    Hiđrocacbon không no, mạch hở, có nhiều liên kết C=C.

  • D

    Hiđrocacbon không no, trong phân tử có 2 liên kết C=C.

Câu 2 :

Cho các chất có công thức cấu tạo :

Chất nào không thuộc loại phenol?

  • A
    (1) và (3)
  • B
    (1)        
  • C
    (3)        
  • D
    (2)
Câu 3 :

Cho các chất: CH3CH2CHO (1), CH2=CHCHO (2), (CH3)2CHCHO (3), CH2=CHCH2OH (4). Những chất phản ứng hoàn toàn với lượng dư H2 (Ni, to) thu được cùng một sản phẩm là

  • A

    (2), (3), (4).    

  • B

    (1), (2), (4).    

  • C

    (1), (2), (3).    

  • D

    (1), (3), (4).

Câu 4 :

Trong các chất: ancol propylic, anđehit fomic, axit butiric và etilen glycol, chất có nhiệt độ sôi nhỏ nhất là

  • A

    ancol propylic            

  • B

    anđehit fomic                 

  • C

    axit butiric                   

  • D

    etilen glycol

Câu 5 :

Trong công nghiệp, HCHO được điều chế từ chất nào sau đây ?

  • A

    CH3CHO.      

  • B

    CH3COOCH3.

  • C

    CH4.

  • D

    C2H5OH.

Câu 6 :

Hiđrat hóa 2 anken chỉ tạo thành 2 ancol (rượu). Hai anken đó là:

  • A

    eten và but-2-en

  • B

    eten và but-1-en

  • C

    propen và but-2-en

  • D

    2-metylpropen và but-1-en

Câu 7 :

Hợp chất hữu cơ có CTTQ là CnH2n+2Om có thể thuộc loại hợp chất nào sau đây:

  • A

    Ancol no, mạch hở, đa chức và ete no, mạch hở, đa chức

  • B

    Ancol no, mạch hở, đơn chức và ete no, mạch hở, đơn chức

  • C

    Ancol no, mạch hở, m chức và ete no, mạch hở, m chức

  • D

    Ancol no, mạch hở, đơn chức và ete no, mạch hở, m chức

Câu 8 :

Trong phân tử benzen, các nguyên tử C đều ở trạng thái lai hoá :

  • A

    sp

  • B

    sp2

  • C

    sp3

  • D

    sp2d

Câu 9 :

Ankan hòa tan tốt trong dung môi nào sau đây ?

  • A

    Nước.                         

  • B

     Benzen.

  • C

    Dung dịch axit HCl. 

  • D

    Dung dịch NaOH.

Câu 10 :

Chất nào sau đây có đồng phân hình học ?

1. but-2-en             2. Penta-1,3-đien             3. Isopren           

4. polibutađien        5. Buta-1,3-đien              6. Isobutilen

  • A

    1, 2, 6 

  • B

    1, 2, 4 

  • C

    4, 5, 6 

  • D

    3, 4, 6

Câu 11 :

Thực hiện phản ứng để hiđrat hóa ancol etylic thu được anken X. Tên gọi của X là:

  • A

    propilen.

  • B

    axetilen.

  • C

    isobutilen.

  • D

    Etilen

Câu 12 :

Dãy sắp xếp theo tính axit giảm dần trong các axit sau đây: CH3COOH, HCOOH, C2H5COOH, C3H7COOH là

  • A

    CH3COOH > HCOOH > C2H5COOH > C3H7COOH.

  • B

    HCOOH > CH3COOH > C2H5COOH > C3H7COOH.

  • C

    CH3COOH > HCOOH > C3H7COOH > C2H5COOH.

  • D

    CH3COOH > C3H7COOH > HCOOH > C2H5COOH,

Câu 13 :

CTTQ của anđehit no, mạch hở, 2 chức là

  • A

    CnH2nO2 (n ≥ 1)

  • B

    CnH2n-2O(n ≥ 2)

  • C

    CnH2n-4O4 (n ≥ 2)

  • D

    CnH2n+2O2 (n > 0)

Câu 14 :

Các chất thuộc dãy đồng đẳng của hiđrocacbon X được dùng sản xuất dầu mỡ bôi trơn, sản xuất nhựa đường, sản xuất nến,… X là

  • A

    metan

  • B

    etilen

  • C

    axetilen

  • D

    xiclopropan

Câu 15 :

Câu đúng khi nói về điều chế axit axetic bằng phương pháp lên men giấm là

  • A

    Chất lên men là ancol etylic, nhiệt độ lên men là 400-500oC, sản phẩm tạo ra là axit và nước.

  • B

    Chất lên men là ancol etylic, nhiệt độ lên men là 25-30oC, sản phẩm tạo ra là axit và nước.

  • C

    Chất lên men là ancol etylic, nhiệt độ lên men là 25-30oC, sản phẩm tạo ra là axit và khí cacbonic.

  • D

    Chất lên men là glucozơ, nhiệt độ lên men là 100-120oC, sản phẩn tạo ra là axit và khí cacbonic.

Câu 16 :

Hợp chất C5H10 mạch hở có bao nhiêu đồng phân cấu tạo?

  • A

    4.              

  • B

    5.                               

  • C

    6.                              

  • D

    10.

Câu 17 :

Sản phẩm của phản ứng thế clo (1:1, ánh sáng) vào 2,2-đimetylpropan là :

            (1) (CH3)3CCH2Cl     (2) CH3C(CH2Cl)2CH3          (3) CH3ClC(CH3)3

  • A

    (1) và (2).          

  • B

    (2) và (3).     

  • C

    (2).                 

  • D

    (1).

Câu 18 :

Cho mô hình thí nghiệp điều chế và thu khí như hình vẽ sau:

Phương trình hóa học nào sau đây phù hợp với mô hình khí trên ?

  • A

    CaC2 + 2H2O → Ca(OH)2 + C2H2

  • B

    CH3COONa + NaOH → Na2CO3 + CH4

  • C

    CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O

  • D

    NH4Cl + NaNO2 → NaCl + N2 + 2H2O

Câu 19 :

Cho propen, propin, đivinyl tác dụng với HCl (tỉ lệ 1 : 1), số sản phẩm thu được lần lượt là

  • A

    2, 2, 3.

  • B

    2, 3, 4.

  • C

    2, 4, 3.

  • D

    2, 3, 2.

Câu 20 :

Giá trị pH của các axit CH3COOH, HCl, H2SO4 được sắp xếp theo thứ tự tăng dần là

  • A

    H2SO4, CH3COOH, HCl.

  • B

    CH3COOH, HCl , H2SO4.

  • C

    H2SO4, HCl, CH3COOH.

  • D

    HCl, CH3COOH, H2SO4.

Câu 21 :

Hiđrocacbon mạch hở X trong phân tử chỉ chứa liên kết σ và có hai nguyên tử cacbon bậc ba trong một phân tử. Đốt cháy hoàn toàn 1 thể tích X sinh ra 6 thể tích CO2 (ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Khi cho X tác dụng với Cl2 (theo tỉ lệ số mol 1:1), số dẫn xuất monoclo tối đa sinh ra là

  • A
    3
  • B
    4
  • C
    5
  • D
    2
Câu 22 :

Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hiđrocacbon X. Hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào nước vôi trong được 20 gam kết tủa. Lọc bỏ kết tủa rồi đun nóng phần nước lọc lại có 10 gam kết tủa nữa. Vậy X không thể là :

  • A

    C2H6.        

  • B

    C2H4.               

  • C

    CH4.            

  • D

    C2H2.

Câu 23 :

Khi cho ankan X (trong phân tử có phần trăm khối lượng cacbon bằng 83,72%) tác dụng với clo theo tỉ lệ số mol 1:1 (trong điều kiện chiếu sáng) chỉ thu được 2 dẫn xuất monoclo đồng phân của nhau. Tên của X là:

  • A

    2-metylpropan.

  • B

    2,3-đimetylbutan.                   

  • C

    butan.

  • D

    3-metylpentan

Câu 24 :

Một hỗn hợp khí gồm 1 ankan và 1 anken có cùng số nguyên tử C trong phân tử và có cùng số mol. Lấy m gam hỗn hợp này thì làm mất màu vừa đủ 80 gam dung dịch Br2 20%. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp đó thu được 0,6 mol CO2. Ankan và anken đó có công thức phân tử là

  • A

    C2H6 và C2H4

  • B

    C4H10 và C4H8

  • C

    C3H8 và C36

  • D

    C5H12 và C5H10

Câu 25 :

Hấp thụ hoàn toàn một lượng anken X vào bình đựng nước brom thì thấy khối lượng bình tăng 5,6 gam và có 16 gam brom phản ứng. Số đồng phân cấu tạo của X là

  • A

    3                                             

  • B

    2

  • C

    5

  • D

    4

Câu 26 :

Anken thích hợp để điều chế ancol (CH3CH2)3C-OH là

  • A

    3-etylpent-2-en.       

  • B

    3-etylpent-3-en.       

  • C

    3-etylpent-1-en.                

  • D

    3,3- đimetylpent-1-en.

Câu 27 :

Hỗn hợp X gồm C2H2, C2H4 và H2. Tỷ khối của X đối với H2 là 7,25. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hh X thu được 0,1 mol CO2. % thể tích của axetilen trong hỗn hợp X?

  • A

    25%

  • B

    20%

  • C

    30%

  • D

    40%

Câu 28 :

Khi điều chế axetilen bằng phương pháp nhiệt phân metan được hỗn hợp A gồm axetilen, hiđro, metan. Biết tỷ khối của A so với hiđro là 5. Vậy hiệu suất chuyển hóa metan thành axetilen là

  • A

    60%

  • B

    70%

  • C

    80%

  • D

    90%

Câu 29 :

Để oxi hoá hết 10,6 gam o-xilen (1,2-đimetylbenzen) cần bao nhiêu lít dung dịch KMnO4 0,5M trong môi trường H2SO4 loãng. Giả sử dùng dư 20% so với lượng phản ứng.

  • A

    0,480 lít.

  • B

    0,240 lít.

  • C

    0,120 lít.

  • D

    0,576 lít.

Câu 30 :

Cho 9,2 gam hỗn hợp ancol propylic và ancol đơn chức B tác dụng với Na dư sau phản ứng thu được 2,24 lít H2 (đktc). Công thức của B là

  • A

    CH3OH 

  • B

    C2H5OH

  • C

    CH3CH(OH)CH3          

  • D

    CH2 = CH – CH2OH

Câu 31 :

Một hh gồm C2H5OH và ankanol X mạch không phân nhánh. Đốt cháy cùng số mol mỗi ancol thì lượng H2O sinh ra từ ancol này bằng 5/3 lượng H2O sinh ra từ ancol kia. Nếu đun nóng hh trên với H2SO4 đặc ở 1700C thì chỉ thu được 2 anken. X có CTCT nào sau đây:

  • A

    CH3CH(OH)CH2-CH3  

  • B

    CH3CH(CH3)CH2OH   

  • C

    CH3CH2CH2CH2OH  

  • D

    CH3CH2CH2CH2CH2OH

Câu 32 :

Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm phenol và etanol (tỉ lệ mol là 1:3) rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch nước vôi trong thì thu được 15 gam kết tủa. Lọc bỏ kết tủa, lấy dung dịch thu được tác dụng với dung dịch NaOH dư thì thấy xuất hiện 7,5 gam kết tủa nữa. Khối lượng hỗn hợp X là

  • A

    5,8 gam

  • B

    6,8 gam

  • C

    7,8 gam

  • D

    9,8 gam

Câu 33 :

Cho 2,8 gam anđehit X đơn chức phản ứng hết với dung dịch AgNO3/NH3 dư, thu được 10,8 gam Ag. Tên gọi của X là

  • A

    anđehit fomic

  • B

    Anđehit axetic

  • C

    Anđehit acrylic

  • D

    Anđehit propionic

Câu 34 :

Để trung hòa 6,72 gam một axit cacboxylic Y (no, đơn chức), cần dùng 200 gam dung dịch NaOH 2,24%. Công thức của Y là  

  • A

    CH3COOH.   

  • B

    HCOOH

  • C

    C2H5COOH.  

  • D

    C3H7COOH.

Câu 35 :

Cho 0,1 mol glixerol phản ứng với 0,15 mol axit axetic có H2SO4 đặc (H = 60%) thu được m gam este B. Giá trị m là

  • A

    9,72.                      

  • B

    8,16.                  

  • C

    5,56.                      

  • D

    7,92.

Câu 36 :

Cho 19,8 gam một anđehit đơn chức A phản ứng hoàn toàn với dung dịch AgNO3/NH3 (dư). Lượng Ag sinh ra phản ứng hết với dung dịch HNO3 loãng được 6,72 lít NO ở đktc. A có công thức phân tử là

  • A

    C2H4O.

  • B

    C3H6O.                              

  • C

    C3H4O.                              

  • D

    C4H8O.

Câu 37 :

Hiđro hóa hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm 2 anđehit mạch hở, thu được hỗn hợp Y. Cho Y vào bình đựng Na (dư 25% so với lượng phản ứng), thu được 11,2 lít H2 (đktc) và hỗn hợp rắn Z. Đốt cháy hoàn toàn Z thu được Na2CO3, H2O và 16,5 gam CO2. Mặt khác, cho 0,3 mol X tác dụng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được a gam kết tủa. Giá trị của a là

  • A

    86,4.

  • B

    97,2.

  • C

    108,0.

  • D

    129,6.

Câu 38 :

Cho hỗn hợp X gồm: etan, propilen, benzen, metylaxetat, axit propanoic. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X cần dùng 4,592 lít (đktc) khí O2 thu được hỗn hợp sản phẩm. Cho toàn bộ sản phẩm cháy vào 100 ml dung dịch Ca(OH)2 1M thu được 5 gam kết tủa và một muối của canxi. Sau phản ứng thấy khối lượng dung dịch tăng 4,3 gam. Phần trăm số mol của hỗn hợp (metyl axetat, axit propanoic) trong X là:

  • A

    60 %

  • B

    12,22 %

  • C

    87,78 %            

  • D

    40 %

Câu 39 :

Hỗn hợp X gồm 2 rượu đơn chức Y, Z hơn kém nhau 2 nguyên tử C trong phân tử. Đốt cháy hoàn toàn 12,2 gam hỗn hợp X thu được 0,5 mol CO2 và 0,7 mol H2O. Mặt khác, cho 12,2 gam hỗn hợp X vào bình đựng K (dư), kết thúc phản ứng thấy khối lượng bình tăng 11,9 gam. Hỗn hợp X là

  • A

    CH3OH; CH2=CHCH2OH

  • B

    CH3CH2OH, CH2=C(CH3)-CH2OH

  • C

    CH3OH; CH3(CH2)2OH        

  • D

    CH3OH; CH≡C-CH2OH

Câu 40 :

Hỗn hợp A gồm 3 axit hữu cơ X, Y, Z đều đơn chức mạch hở, trong đó X là axit không no, có 1 liên kết đôi C=C; Y và Z là hai axit no đơn chức là đồng đẳng liên tiếp ( Mx < My). Cho 46,04 gam hỗn hợp A tác dụng với dung KOH vừa đủ, thu được dung dịch B. Cô cạn dung dịch B, thu được chất rắc khan D. Đốt cháy hoàn toàn D bằng O2 dư, thu được 63,48 gam K2CO3; 44,08 gam hỗn hợp CO2 và H2O. % khối lượng của X có trong hỗn hợp A có giá trị gần giá trị nào dưới đây nhất? 

  • A

    17,84%           

  • B

    24,37%           

  • C

    32,17%

  • D

    15,64%

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Anken là

  • A

    Hiđrocacbon không no, trong phân tử có các liên kết đôi.

  • B

    Hiđrocacbon không no, mạch hở, có 1 liên kết C=C.

  • C

    Hiđrocacbon không no, mạch hở, có nhiều liên kết C=C.

  • D

    Hiđrocacbon không no, trong phân tử có 2 liên kết C=C.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Công thức tổng quát của anken là CnH2n (n ≥ 2).

Hiđrocacbon không no, mạch hở, có 1 liên kết C=C.

Câu 2 :

Cho các chất có công thức cấu tạo :

Chất nào không thuộc loại phenol?

  • A
    (1) và (3)
  • B
    (1)        
  • C
    (3)        
  • D
    (2)

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào định nghĩa phenol: Phenol là hợp chất hữu cơ có nhóm –OH liên kết trực tiếp với vòng benzen.

Lời giải chi tiết :

Phenol là hợp chất hữu cơ có nhóm –OH liên kết trực tiếp với vòng benzen.

Vậy chất (2) và (3) là phenol.

Chất (1) có nhóm –OH đính vào nguyên tử cacbon no nên chất (1) là ancol thơm.

Câu 3 :

Cho các chất: CH3CH2CHO (1), CH2=CHCHO (2), (CH3)2CHCHO (3), CH2=CHCH2OH (4). Những chất phản ứng hoàn toàn với lượng dư H2 (Ni, to) thu được cùng một sản phẩm là

  • A

    (2), (3), (4).    

  • B

    (1), (2), (4).    

  • C

    (1), (2), (3).    

  • D

    (1), (3), (4).

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết phản ứng cộng của anđehit

Lời giải chi tiết :

Những chất phản ứng hoàn toàn với lượng dư H2 (Ni, to) thu được cùng một sản phẩm là CH3CH2CHO (1), CH2=CHCHO (2), CH2=CHCH2OH (4). 

Câu 4 :

Trong các chất: ancol propylic, anđehit fomic, axit butiric và etilen glycol, chất có nhiệt độ sôi nhỏ nhất là

  • A

    ancol propylic            

  • B

    anđehit fomic                 

  • C

    axit butiric                   

  • D

    etilen glycol

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Theo chiều giảm nhiệt độ sôi : axit > ancol > anđehit

=> chất có nhiệt độ sôi nhỏ nhất là anđehit fomic

Câu 5 :

Trong công nghiệp, HCHO được điều chế từ chất nào sau đây ?

  • A

    CH3CHO.      

  • B

    CH3COOCH3.

  • C

    CH4.

  • D

    C2H5OH.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Trong công nghiệp, HCHO được điều chế từ CH4 hoặc CH3OH

Câu 6 :

Hiđrat hóa 2 anken chỉ tạo thành 2 ancol (rượu). Hai anken đó là:

  • A

    eten và but-2-en

  • B

    eten và but-1-en

  • C

    propen và but-2-en

  • D

    2-metylpropen và but-1-en

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+) 2 anken + H2O → 2 sản phẩm => mỗi anken tạo 1 sản phẩm

=> cả 2 anken đều đối xứng

Lời giải chi tiết :

2 anken + H2O → 2 sản phẩm => mỗi anken tạo 1 sản phẩm

Vì H2O là tác nhân bất đối xứng => cả 2 anken đều đối xứng

A đúng vì CH2=CH2 và CH3-CH=CH-CH3 đều đối xứng

B sai vì but-1-en: CH2=CH-CH2-CH3 bất đối xứng

C sai vì propen: CH2=CHCH3 bất đối xứng

D sai vì but-1-en CH3CH2CH=CH2 và 2-metylpropen: (CH3)2CHCH2OH đều bất đối xứng

Câu 7 :

Hợp chất hữu cơ có CTTQ là CnH2n+2Om có thể thuộc loại hợp chất nào sau đây:

  • A

    Ancol no, mạch hở, đa chức và ete no, mạch hở, đa chức

  • B

    Ancol no, mạch hở, đơn chức và ete no, mạch hở, đơn chức

  • C

    Ancol no, mạch hở, m chức và ete no, mạch hở, m chức

  • D

    Ancol no, mạch hở, đơn chức và ete no, mạch hở, m chức

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Hợp chất hữu cơ có CTTQ là CnH2n+2Om có thể thuộc loại hợp chất ancol no, mạch hở, m chức và ete no, mạch hở, m chức.

Câu 8 :

Trong phân tử benzen, các nguyên tử C đều ở trạng thái lai hoá :

  • A

    sp

  • B

    sp2

  • C

    sp3

  • D

    sp2d

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết benzen và ankylbenzen

Lời giải chi tiết :

Trong phân tử benzen, các nguyên tử C đều ở trạng thái lai hoá : sp2

Câu 9 :

Ankan hòa tan tốt trong dung môi nào sau đây ?

  • A

    Nước.                         

  • B

     Benzen.

  • C

    Dung dịch axit HCl. 

  • D

    Dung dịch NaOH.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết ankan

Lời giải chi tiết :

Ankan hoà tan tốt trong dung môi hữu cơ => tan tốt trong benzen

Câu 10 :

Chất nào sau đây có đồng phân hình học ?

1. but-2-en             2. Penta-1,3-đien             3. Isopren           

4. polibutađien        5. Buta-1,3-đien              6. Isobutilen

  • A

    1, 2, 6 

  • B

    1, 2, 4 

  • C

    4, 5, 6 

  • D

    3, 4, 6

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Chất có đồng phân hình học là 1; 2; 4.

Câu 11 :

Thực hiện phản ứng để hiđrat hóa ancol etylic thu được anken X. Tên gọi của X là:

  • A

    propilen.

  • B

    axetilen.

  • C

    isobutilen.

  • D

    Etilen

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

H3C-CH2-OH  →  CH2=CH2  +  H2O

Sản phẩm của phản ứng đề hidrat hóa ancol etylic là Etilen.

Câu 12 :

Dãy sắp xếp theo tính axit giảm dần trong các axit sau đây: CH3COOH, HCOOH, C2H5COOH, C3H7COOH là

  • A

    CH3COOH > HCOOH > C2H5COOH > C3H7COOH.

  • B

    HCOOH > CH3COOH > C2H5COOH > C3H7COOH.

  • C

    CH3COOH > HCOOH > C3H7COOH > C2H5COOH.

  • D

    CH3COOH > C3H7COOH > HCOOH > C2H5COOH,

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Theo chiều tăng số C, tính axit giảm dầu => dãy sắp xếp đúng là:

HCOOH > CH3COOH > C2H5COOH > C3H7COOH.

Câu 13 :

CTTQ của anđehit no, mạch hở, 2 chức là

  • A

    CnH2nO2 (n ≥ 1)

  • B

    CnH2n-2O(n ≥ 2)

  • C

    CnH2n-4O4 (n ≥ 2)

  • D

    CnH2n+2O2 (n > 0)

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

CTTQ của anđehit no, mạch hở, 2 chức là CnH2n-2O(n ≥ 2)

Câu 14 :

Các chất thuộc dãy đồng đẳng của hiđrocacbon X được dùng sản xuất dầu mỡ bôi trơn, sản xuất nhựa đường, sản xuất nến,… X là

  • A

    metan

  • B

    etilen

  • C

    axetilen

  • D

    xiclopropan

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Ankan được dùng để sản xuất dầu mỡ bôi trơn, nhựa đường, nến, giấy nến,…

Câu 15 :

Câu đúng khi nói về điều chế axit axetic bằng phương pháp lên men giấm là

  • A

    Chất lên men là ancol etylic, nhiệt độ lên men là 400-500oC, sản phẩm tạo ra là axit và nước.

  • B

    Chất lên men là ancol etylic, nhiệt độ lên men là 25-30oC, sản phẩm tạo ra là axit và nước.

  • C

    Chất lên men là ancol etylic, nhiệt độ lên men là 25-30oC, sản phẩm tạo ra là axit và khí cacbonic.

  • D

    Chất lên men là glucozơ, nhiệt độ lên men là 100-120oC, sản phẩn tạo ra là axit và khí cacbonic.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Lên men giấm là phương pháp cổ nhất, ngày nay chỉ còn dùng để sản xuất giấm ăn

   CH3CH2OH + O2 $\xrightarrow[25-{{30}^{o}}C]{men\,\,giam}$ CH3COOH + H2O

Câu 16 :

Hợp chất C5H10 mạch hở có bao nhiêu đồng phân cấu tạo?

  • A

    4.              

  • B

    5.                               

  • C

    6.                              

  • D

    10.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Các đồng phân cấu tạo mạch hở của C5H10 là (không xét đphh)

1. C=C-C-C-C

2. C-C=C-C-C

3. C=C(C)-C-C

4. (C)2C=C-C

5. (C)2C-C=C

Câu 17 :

Sản phẩm của phản ứng thế clo (1:1, ánh sáng) vào 2,2-đimetylpropan là :

            (1) (CH3)3CCH2Cl     (2) CH3C(CH2Cl)2CH3          (3) CH3ClC(CH3)3

  • A

    (1) và (2).          

  • B

    (2) và (3).     

  • C

    (2).                 

  • D

    (1).

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết phản ứng halogen hóa của ankan

Lời giải chi tiết :

2,2-đimetylpropan: (CH3)3C-CH3 => chỉ có 1 vị trí thế Cl

(CH3)3C-CH3 + Cl2 → (CH3)3C-CH2Cl + HCl

Câu 18 :

Cho mô hình thí nghiệp điều chế và thu khí như hình vẽ sau:

Phương trình hóa học nào sau đây phù hợp với mô hình khí trên ?

  • A

    CaC2 + 2H2O → Ca(OH)2 + C2H2

  • B

    CH3COONa + NaOH → Na2CO3 + CH4

  • C

    CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O

  • D

    NH4Cl + NaNO2 → NaCl + N2 + 2H2O

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

B sai vì đây là phản ứng vôi tôi xút, dùng NaOH và CH3COONa rắn

C sai vì khí CO2 sục vào NaOH sẽ bị giữ lại

D sai vì NH4Cl và NaNO2 đều ở dạng dung dịch

Đáp án đúng là A

Để điều chế 1 lượng nhỏ C2H2 trong phòng thí nghiệm, người ta dùng đất đèn tác dụng với nước.

Phản ứng này sinh nhiệt rất nhiều (có thể làm chín 1 quả trứng gà), làm C2H2 bay hơi cùng với nước và đất đèn sẽ lẫn 1 số tạp như H2S, NH3,... Do đó, để loại các khí này cũng như hơi nước, người ta sẽ dẫn hỗn hợp khí thoát ra qua bình đựng NaOH loãng.

Thu khí bằng phương pháp đẩy nước vì C2H2 không tan trong nước.

Câu 19 :

Cho propen, propin, đivinyl tác dụng với HCl (tỉ lệ 1 : 1), số sản phẩm thu được lần lượt là

  • A

    2, 2, 3.

  • B

    2, 3, 4.

  • C

    2, 4, 3.

  • D

    2, 3, 2.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết phản ứng cộng ankin, cộng anken và ankađien

Lời giải chi tiết :

Propen: CH2=CH-CH3 + HCl → CH3-CHCl-CH3 + CH2Cl-CH2-CH3

Propin: CH≡C-CH3 + HCl →  CH2=CCl-CH3 + CHCl=CH-CH3 (có đphh)

=> propin thu được 3 sản phẩm

Đivinyl: CH2=CH-CH=CH2 có 2 kiểu cộng 1,2 và cộng 1,4 (xem lại lí thuyết ankađien)

CH2=CH-CH=CH2 + HCl → CH2=CH-CH2-CH2Cl + CH2=CH-CHCl-CH3

CH2=CH-CH=CH2 + HCl → CH3-CH=CH-CHCl (có đphh)

=> đivinyl thu được 4 sản phẩm

Câu 20 :

Giá trị pH của các axit CH3COOH, HCl, H2SO4 được sắp xếp theo thứ tự tăng dần là

  • A

    H2SO4, CH3COOH, HCl.

  • B

    CH3COOH, HCl , H2SO4.

  • C

    H2SO4, HCl, CH3COOH.

  • D

    HCl, CH3COOH, H2SO4.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+) Axit càng mạnh thì pH càng thấp do pH = - log [H+]

Lời giải chi tiết :

Ta có H2SO4 > HCl > CHCOOH nên pH xếp theo tăng  dần là H2SO4 , HCl , CHCOOH

Câu 21 :

Hiđrocacbon mạch hở X trong phân tử chỉ chứa liên kết σ và có hai nguyên tử cacbon bậc ba trong một phân tử. Đốt cháy hoàn toàn 1 thể tích X sinh ra 6 thể tích CO2 (ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Khi cho X tác dụng với Cl2 (theo tỉ lệ số mol 1:1), số dẫn xuất monoclo tối đa sinh ra là

  • A
    3
  • B
    4
  • C
    5
  • D
    2

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Từ đặc điểm cấu tạo của X và tỉ lệ thể tích X và CO2 để xác định được công thức cấu tạo của X.

Từ công thức cấu tạo của X ta xác định được số dẫn xuất monoclo tối đa sinh ra khi cho X tác dụng với Cl2 (theo tỉ lệ số mol 1:1).

Lời giải chi tiết :

X là hiđrocacbon mạch hở chỉ chứa liên kết σ => X là ankan

Mà đốt 1 thể tích X thu được 6 thể tích CO2 nên phân tử X có chứa 6 nguyên tử C => C6H14

Mà X có chứa 2 nguyên tử C bậc 3 => CH3-CH(CH3)-CH(CH3)-CH3

Các vị trí nguyên tử Cl có thể thế vào:

 

Vậy có tối đa 2 dẫn xuất monoclo được sinh ra.

Câu 22 :

Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hiđrocacbon X. Hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào nước vôi trong được 20 gam kết tủa. Lọc bỏ kết tủa rồi đun nóng phần nước lọc lại có 10 gam kết tủa nữa. Vậy X không thể là :

  • A

    C2H6.        

  • B

    C2H4.               

  • C

    CH4.            

  • D

    C2H2.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+) nCO2 sinh ra = nCaCO3 + 2.nCa(HCO3)2

+) số C trong X = $\frac{{{n}_{C{{O}_{2}}}}}{{{n}_{ankan}}}$

Lời giải chi tiết :

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O

2CO2 + Ca(OH)2 → Ca(HCO3)2

Ca(HCO3)2 → CaCO3↓ + CO2 + H2O

Từ các phản ứng, ta có: nCO2 sinh ra = nCaCO3 + 2.nCa(HCO3)2 = 0,2 + 2.0,1 = 0,4 mol

=> số C trong X = $\frac{{{n}_{C{{O}_{2}}}}}{{{n}_{ankan}}}=\frac{0,4}{0,2}=2$

=> X không thể là CH4

Câu 23 :

Khi cho ankan X (trong phân tử có phần trăm khối lượng cacbon bằng 83,72%) tác dụng với clo theo tỉ lệ số mol 1:1 (trong điều kiện chiếu sáng) chỉ thu được 2 dẫn xuất monoclo đồng phân của nhau. Tên của X là:

  • A

    2-metylpropan.

  • B

    2,3-đimetylbutan.                   

  • C

    butan.

  • D

    3-metylpentan

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+) Từ % khối lượng cacbon => tìm CTPT của X

+) X tác dụng với clo (tỉ lệ 1:1) thu được 2 dẫn xuất monoclo là đồng phân của nhau => CTCT của X

Lời giải chi tiết :

Gọi CTPT của ankan là CnH2n+2 $(n \geqslant 1)$

$\% {m_C} = \dfrac{{12n}}{{14n + 2}} \cdot 100\%  = 83,72\,\% \, \to n = 6\,\, \to \,\,X\,\,:\,\,{C_6}{H_{14}}$

 

X tác dụng với clo (tỉ lệ 1:1) thu được 2 dẫn xuất monoclo là đồng phân của nhau

→ X là : ${(C{H_3})_2}CH - CH{(C{H_3})_2}$( 2,3-đimetylbutan)

${(C{H_3})_2}CH - CH{(C{H_3})_2}\,\,\, + \,\,\,C{l_2}\,\,\,\,\xrightarrow[{ - HCl}]{{{\text{as}}}}\,\,\,\,\left\{ \begin{gathered}C{H_2}Cl - CH(C{H_3}) - CH{(C{H_3})_2} \hfill \\{(C{H_3})_2}CCl - CH{(C{H_3})_2} \hfill \\ \end{gathered}  \right.\,\,\,$

Câu 24 :

Một hỗn hợp khí gồm 1 ankan và 1 anken có cùng số nguyên tử C trong phân tử và có cùng số mol. Lấy m gam hỗn hợp này thì làm mất màu vừa đủ 80 gam dung dịch Br2 20%. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp đó thu được 0,6 mol CO2. Ankan và anken đó có công thức phân tử là

  • A

    C2H6 và C2H4

  • B

    C4H10 và C4H8

  • C

    C3H8 và C36

  • D

    C5H12 và C5H10

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Chỉ có anken phản ứng với Br2 theo tỉ lệ mol 1:1  => n CnH2n = n CnH2n+2 = n Br2 = a = 0,1 mol

BTNT C: 0,1. n + 0,1. n = 0,6 => n = 3

Lời giải chi tiết :

Do ankan và anken có cùng số nguyên tử C nên gọi CTPT của ankan và anken là CnH2n+2 và CnH2n với số mol là a (mol)

nBr2 = 0,1 mol

Chỉ có anken phản ứng với Br2 theo tỉ lệ mol 1:1  => n CnH2n = n CnH2n+2 = n Br2 = a = 0,1 mol

BTNT C: 0,1. n + 0,1. n = 0,6 => n = 3

CTPT của Ankan và anken là C3H8 và C36

Câu 25 :

Hấp thụ hoàn toàn một lượng anken X vào bình đựng nước brom thì thấy khối lượng bình tăng 5,6 gam và có 16 gam brom phản ứng. Số đồng phân cấu tạo của X là

  • A

    3                                             

  • B

    2

  • C

    5

  • D

    4

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Anken X có công thức phân tử là CnH2n ( n ≥2)

Ta có                   CnH2n        +         Br2   →           CnH2nBr2

→ Manken

Lời giải chi tiết :

Anken X có công thức phân tử là CnH2n ( n ≥2)

Ta có                   CnH2n        +         Br2   →           CnH2nBr2

0,1         ←      0,1

→ Manken = 5,6 :0,1 =56 → 14n = 56 → n = 4

→ anken là C4H8

Các đồng phân cấu tạo là

CH2 = CH – CH2 – CH3

CH3 – CH = CH – CH3

CH3 – C(CH3)  = CH2

 

Câu 26 :

Anken thích hợp để điều chế ancol (CH3CH2)3C-OH là

  • A

    3-etylpent-2-en.       

  • B

    3-etylpent-3-en.       

  • C

    3-etylpent-1-en.                

  • D

    3,3- đimetylpent-1-en.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+) Phản ứng của anken sinh ra ancol là phản ứng của anken với nước

+) Viết CTCT của ancol, vận dụng quy tắc Mac-cốp-nhi-cốp xác định anken ban đầu

Lời giải chi tiết :

Khi anken tác dụng vs nước thì sp tạo thành sẽ tuân theo quy tắc Mac-côp-nhi-côp

=> nhóm OH thế vào C bậc cao hơn, H sẽ thế vào C bậc thấp hơn.

Viết CTCT của sp, xác định được mạch chính chứa nhóm OH có 5C, mà nhóm OH đã thế vào C ở vị trí thứ 3 nên H sẽ thế vào C ở vị trí thứ 2. Vậy lk đôi ở vị trí thứ 2 => chất ban đầu là 3-etylpent-2-en.

Câu 27 :

Hỗn hợp X gồm C2H2, C2H4 và H2. Tỷ khối của X đối với H2 là 7,25. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hh X thu được 0,1 mol CO2. % thể tích của axetilen trong hỗn hợp X?

  • A

    25%

  • B

    20%

  • C

    30%

  • D

    40%

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Gọi nC2H2 = x mol;  nC2H4 = y mol;  nH2 = z mol => PT(1)

+)\(\,{\bar M_X} = \frac{{26x + 28y + 2z}}{{x + y + z}} \) => PT(2)

+) Bảo toàn nguyên tố C: nCO2 = 2.nC2H2 + 2.nC2H4 => PT(3)

Lời giải chi tiết :

Gọi nC2H2 = x mol;  nC2H4 = y mol;  nH2 = z mol => x + y + z = 0,1  (1)

\(\,{\bar M_X} = \frac{{26x + 28y + 2z}}{{x + y + z}} = 2.7,25\) (2)

Bảo toàn nguyên tố C: nCO2 = 2.nC2H2 + 2.nC2H4 => 2x + 2y = 0,1  (3)

Từ (1), (2), (3) => x = 0,025; y = 0,025;  z = 0,05

=> %VC2H2 = 25%

Câu 28 :

Khi điều chế axetilen bằng phương pháp nhiệt phân metan được hỗn hợp A gồm axetilen, hiđro, metan. Biết tỷ khối của A so với hiđro là 5. Vậy hiệu suất chuyển hóa metan thành axetilen là

  • A

    60%

  • B

    70%

  • C

    80%

  • D

    90%

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng

Lời giải chi tiết :

                         2CH4 → C2H2 + 3H2

Ban đầu               1

Phản ứng             x  =>    x/2       3x/2

Sau                    1 – x      x/2       3x/2    => nsau = 1 + x

\(\overline {{M_A}}  = 5.2 = 10\)

Áp dụng ĐLBTKL: 16.1 = (1 + x). 10 => x = 0,6

=> H = 60%

Câu 29 :

Để oxi hoá hết 10,6 gam o-xilen (1,2-đimetylbenzen) cần bao nhiêu lít dung dịch KMnO4 0,5M trong môi trường H2SO4 loãng. Giả sử dùng dư 20% so với lượng phản ứng.

  • A

    0,480 lít.

  • B

    0,240 lít.

  • C

    0,120 lít.

  • D

    0,576 lít.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Bảo toàn e: $5.{n_{KMn{O_4}}} = 12.{n_{o - xilen}}$

Lời giải chi tiết :

Quá trình cho – nhận e:

$M{n^{ + 7}} + 5e \to M{n^{ + 2}}$

$2{C^{ - 3}} \to 2{C^{ + 3}} + 12e$           

Bảo toàn e: $5.{n_{KMn{O_4}}} = 12.{n_{o - xilen}} = > {\text{ }}{n_{KMn{O_4}}} = {\text{ }}0,288{\text{ }}mol$

Vậy ${V_{{\text{dd}}\,KMn{O_4}}} = \frac{{0,288}}{{0,5}} = 0,576\,\,l{\text{lít}}.$

Câu 30 :

Cho 9,2 gam hỗn hợp ancol propylic và ancol đơn chức B tác dụng với Na dư sau phản ứng thu được 2,24 lít H2 (đktc). Công thức của B là

  • A

    CH3OH 

  • B

    C2H5OH

  • C

    CH3CH(OH)CH3          

  • D

    CH2 = CH – CH2OH

Đáp án : A

Phương pháp giải :

$\overline R OH{\text{ }} + {\text{ }}Na\xrightarrow{{}}\overline R ON{\text{a}} + \frac{1}{2}{H_2}$

0,2 mol                                           0,1 mol

=>${\overline M _{ancol}}$ $=>\overline R $

Lời giải chi tiết :

Gọi công thức chung của 2 ancol $\overline R OH$

$\overline R OH{\text{ }} + {\text{ }}Na\xrightarrow{{}}\overline R ON{\text{a}} + \frac{1}{2}{H_2}$

0,2 mol                                            0,1 mol

=>${\overline M _{ancol}} = \frac{{9,2}}{{0,2}} = {\text{ }}46{\text{ }} $

$= > \overline R = 46-17 = 29$

Mà có 1 ancol là C3H7OH nên  ancol còn lại phải là CH3OH

Câu 31 :

Một hh gồm C2H5OH và ankanol X mạch không phân nhánh. Đốt cháy cùng số mol mỗi ancol thì lượng H2O sinh ra từ ancol này bằng 5/3 lượng H2O sinh ra từ ancol kia. Nếu đun nóng hh trên với H2SO4 đặc ở 1700C thì chỉ thu được 2 anken. X có CTCT nào sau đây:

  • A

    CH3CH(OH)CH2-CH3  

  • B

    CH3CH(CH3)CH2OH   

  • C

    CH3CH2CH2CH2OH  

  • D

    CH3CH2CH2CH2CH2OH

Đáp án : C

Phương pháp giải :

X tạo 1 anken => X tách nước tạo anken không có đphh và MX > MC2H5OH

Lời giải chi tiết :

Theo bài ra X tạo 1 anken => X tách nước tạo anken không có đphh và MX > MC2H5OH

 => $\frac{{n + 1}}{3} = \frac{5}{3}$  => n = 4

=> X là CH3CH2CH2CH2OH  

Câu 32 :

Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm phenol và etanol (tỉ lệ mol là 1:3) rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch nước vôi trong thì thu được 15 gam kết tủa. Lọc bỏ kết tủa, lấy dung dịch thu được tác dụng với dung dịch NaOH dư thì thấy xuất hiện 7,5 gam kết tủa nữa. Khối lượng hỗn hợp X là

  • A

    5,8 gam

  • B

    6,8 gam

  • C

    7,8 gam

  • D

    9,8 gam

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Áp dụng đinh luật bảo toàn nguyên tử:

${n_{C{O_2}}} = \,\,2{n_{{C_2}{H_5}OH}}\,\, + \,\,6{n_{{C_6}{H_5}OH}}\,$; ${n_{{H_2}O}} = \,\,3{n_{{C_2}{H_5}OH}} + \,\,3{n_{{C_6}{H_5}OH}}$

$ + ){n_{Ca{{(HC{O_3})}_2}(2)}} = {n_{CaC{O_3}(3)}}$

+) $\sum {n_{C{O_2}}} = {n_{C{O_2}(1)}} + {n_{C{O_2}(2)}} = {n_{CaC{O_3}}} + 2{n_{Ca{{(HC{O_3})}_2}}}$

Lời giải chi tiết :

Gọi ${n_{{C_6}{H_5}OH}} = \,x\,\,mol\, \to \,{n_{{C_2}{H_5}OH}} = 3x\,\,mol$ (vì tỉ lệ mol là 1:3)

Áp dụng đinh luật bảo toàn nguyên tử:

${n_{C{O_2}}} = \,\,2{n_{{C_2}{H_5}OH}}\,\, + \,\,6{n_{{C_6}{H_5}OH}}\, = \,\,2.3x\, + \,6x\,\, = \,\,12x$ mol

${n_{{H_2}O}} = \,\,3{n_{{C_2}{H_5}OH}} + \,\,3{n_{{C_6}{H_5}OH}} = 3.3x\, + \,3x\,\, = \,\,12x$ mol

Khi cho sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch nước vôi trong xảy ra các phản ứng:

CO+ Ca(OH)2 $ \to $  CaCO3 ↓ + H2O (1)

2CO2 + Ca(OH)2 $ \to $ Ca(HCO3)2 (2)

Ta có:${n_{CaC{O_3}(1)}} = \frac{{15}}{{100}} = 0,15\,\,mol$

Dung dịch sau phản ứng tác dụng với NaOH dư xảy ra phương trình hóa học sau:

$Ca{(HC{O_3})_2}\, + \,2NaOH \to \,Ca\,C{O_3} \downarrow \, + \,N{a_2}C{O_3} + {H_2}O\,\,\,(3)$

→ ${n_{Ca{{(HC{O_3})}_2}(2)}} = {n_{CaC{O_3}(3)}} = \frac{{7,5}}{{100}} = 0,075\,mol$

→ $\sum {n_{C{O_2}}} = {n_{C{O_2}(1)}} + {n_{C{O_2}(2)}} = {n_{CaC{O_3}(1)}} + 2{n_{Ca{{(HC{O_3})}_2}(2)}} = 0,15 + \,\,2.0,075$= 0,3 mol

Mà  ${n_{C{O_2}}}$= 12x → 12x = 0,3 → x = 0,025 mol

→ mhỗn hợp X  =${m_{{C_6}{H_5}OH}} + {m_{{C_2}{H_5}OH}}$ = 94.0,025 + 46.3.0,025 = 5,8 gam.

Câu 33 :

Cho 2,8 gam anđehit X đơn chức phản ứng hết với dung dịch AgNO3/NH3 dư, thu được 10,8 gam Ag. Tên gọi của X là

  • A

    anđehit fomic

  • B

    Anđehit axetic

  • C

    Anđehit acrylic

  • D

    Anđehit propionic

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết phản ứng oxi hóa hoàn toàn anđehit

Lời giải chi tiết :

nAg = 0,1 mol

TH1: X là anđehit fomic => nHCHO = nAg / 4 = 0,025 mol

=> M = 2,8/0,025 = 112 (loại)

TH2: X có dạng RCHO (R ≠ H)

=> nRCHO = nAg / 2 = 0,1 / 2 = 0,05 mol

=> MRCHO = 2,8 / 0,05 = 56 => R = 27 (C2H3)

=> X là CH2=CH-CHO (anđehit acrylic)

Câu 34 :

Để trung hòa 6,72 gam một axit cacboxylic Y (no, đơn chức), cần dùng 200 gam dung dịch NaOH 2,24%. Công thức của Y là  

  • A

    CH3COOH.   

  • B

    HCOOH

  • C

    C2H5COOH.  

  • D

    C3H7COOH.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết tính axit của axit cacboxylic

Y là axit no, mạch hở => nRCOOH = nNaOH

Lời giải chi tiết :

nNaOH = 0,112 mol

Y là axit no, mạch hở => nRCOOH = nNaOH = 0,112 mol

=> M = 6,72 / 0,112 = 60 => Y là CH3COOH

Câu 35 :

Cho 0,1 mol glixerol phản ứng với 0,15 mol axit axetic có H2SO4 đặc (H = 60%) thu được m gam este B. Giá trị m là

  • A

    9,72.                      

  • B

    8,16.                  

  • C

    5,56.                      

  • D

    7,92.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

xCH3COOH + C3H5(OH)3 $\overset{{}}{\leftrightarrows}$ (CH3COO)xC3H5(OH)3-x + xH2O

       0,15               0,1

Xét 3 TH x = 1; 2 và 3 để tìm m

Lời giải chi tiết :

xCH3COOH + C3H5(OH)3 $\overset{{}}{\leftrightarrows}$ (CH3COO)xC3H5(OH)3-x + xH2O

       0,15               0,1

Xét x = 1 => CH3COOH dư, C3H5(OH)3 hết

=> neste theo pt = nC3H5(OH)3 = 0,1 mol

=> neste thực tế = 0,1.0,6 = 0,06 mol => m = 0,06.134 = 8,04 gam

Xét x = 2 => CH3COOH hết, C3H5(OH)3

=> neste theo pt = nCH3COOH / 2 = 0,075 mol

=> neste thực tế = 0,075.0,6 = 0,045 mol => m = 0,045.176 = 7,92 gam (đáp án D)

Xét x = 3 => CH3COOH hết, C3H5(OH)3

=> neste theo pt = nCH3COOH / 3 = 0,05 mol

=> neste thực tế = 0,05.0,6 = 0,03 mol => m = 0,03.218 = 6,54 gam

Câu 36 :

Cho 19,8 gam một anđehit đơn chức A phản ứng hoàn toàn với dung dịch AgNO3/NH3 (dư). Lượng Ag sinh ra phản ứng hết với dung dịch HNO3 loãng được 6,72 lít NO ở đktc. A có công thức phân tử là

  • A

    C2H4O.

  • B

    C3H6O.                              

  • C

    C3H4O.                              

  • D

    C4H8O.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Đặt công thức hóa học của A là RCHO

RCHO + AgNO3/NH3 →x Ag

3Ag + 4HNO3 → 3AgNO3 + NO + 2H2O

→ nAg = 0,9 mol

Nếu A là HCHO thì nA = 0,9 : 4 = 0,225 mol → mA < 19,8

→ A không phải HCHO

Lời giải chi tiết :

Đặt công thức hóa học của A là RCHO

RCHO + AgNO3/NH3 → xAg

3Ag + 4HNO3 → 3AgNO3 + NO + 2H2O

0,9 \( \leftarrow \)                                    0,3

→ nAg = 0,9 mol

Nếu A là HCHO thì nA = 0,9 : 4 = 0,225 mol → mA = 0,225.30 =6,75 < 19,8

→ A không phải HCHO

RCHO + AgNO3/NH3 → 2Ag

  0,45 \( \leftarrow \)                           0,9

→ MA =19,8 : 0,45 = 44 → MR = 44 – 29 =15 (CH3)

→ A là CH3CHO

Câu 37 :

Hiđro hóa hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm 2 anđehit mạch hở, thu được hỗn hợp Y. Cho Y vào bình đựng Na (dư 25% so với lượng phản ứng), thu được 11,2 lít H2 (đktc) và hỗn hợp rắn Z. Đốt cháy hoàn toàn Z thu được Na2CO3, H2O và 16,5 gam CO2. Mặt khác, cho 0,3 mol X tác dụng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được a gam kết tủa. Giá trị của a là

  • A

    86,4.

  • B

    97,2.

  • C

    108,0.

  • D

    129,6.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

+) Từ nH2 => nNa phản ứng => nNa dư

+) ∑nNa ban đầu = nNa phản ứng + nNa dư

+) Bảo toàn Na => ${n_{N{a_2}C{O_3}}} = \dfrac{{{n_{Na\,ban{\text{đ}}ầu}}}}{2}$

+) Bảo toàn C => ${n_C} = {n_{N{a_2}C{O_3}}} + {n_{C{O_2}}}$

Y có dạng: R(OH)a ($\dfrac{1}{a}$ mol) => số C trong Y

+) Biện các ancol trong Y => anđehit trong Z

Lời giải chi tiết :

nH2 = 0,5 mol => nNa phản ứng = 1 mol

=> nNa dư = 0,25 mol

=> ∑nNa ban đầu = 1 + 0,25 = 1,25 mol

Bảo toàn Na => ${n_{N{a_2}C{O_3}}} = \dfrac{{{n_{Na\,ban{\text{đ}}ầu}}}}{2} = 0,625{\text{ }}mol$

Bảo toàn C => ${n_C} = {n_{N{a_2}C{O_3}}} + {n_{C{O_2}}} = 1$

Y có dạng: R(OH)a (($\dfrac{1}{a}$  mol)

=> số C $ = \dfrac{{{n_C}}}{{{n_Y}}} = \dfrac{1}{{\dfrac{1}{a}}} = a$

Vậy Y chứa các ancol có số C = số mol OH

Mặt khác, Y tạo ra từ anđehit nên các ancol đều bậc 1

=> CH3OH và C2H4(OH)2

=> X gồm HCHO và (CHO)2

=> nAg = 4.nX = 1,2

=> mAg = 129,6

Câu 38 :

Cho hỗn hợp X gồm: etan, propilen, benzen, metylaxetat, axit propanoic. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X cần dùng 4,592 lít (đktc) khí O2 thu được hỗn hợp sản phẩm. Cho toàn bộ sản phẩm cháy vào 100 ml dung dịch Ca(OH)2 1M thu được 5 gam kết tủa và một muối của canxi. Sau phản ứng thấy khối lượng dung dịch tăng 4,3 gam. Phần trăm số mol của hỗn hợp (metyl axetat, axit propanoic) trong X là:

  • A

    60 %

  • B

    12,22 %

  • C

    87,78 %            

  • D

    40 %

Đáp án : D

Phương pháp giải :

+) Từ số mol Ca(OH)2 và số mol kết tủa CaCO3 => tính số mol CO2 sinh ra

+) $\Delta {{m}_{\tan g}}={{m}_{C{{O}_{2}}}}+{{m}_{{{H}_{2}}O}}-{{m}_{CaC{{\text{O}}_{3}}}}\Rightarrow {{n}_{{{H}_{2}}O}}$

+) BTNT O: => nO (trong X)

+) Ta thấy các chất trong X đều có 6H => nX

Lời giải chi tiết :

${{n}_{Ca}}=0,1\,mol\xrightarrow{BTNT\,Ca}\left\{ \begin{align}& {{n}_{Ca{{(HC{{O}_{3}})}_{2}}}}=0,05\,mol \\& {{n}_{CaC{{\text{O}}_{3}}}}=0,05\,mol \\\end{align} \right.\xrightarrow{BTNT\,C}{{n}_{C{{O}_{2}}}}={{n}_{C}}=0,15\,mol$.

$\Delta {{m}_{\tan g}}={{m}_{C{{O}_{2}}}}+{{m}_{{{H}_{2}}O}}-{{m}_{CaC{{\text{O}}_{3}}}}\Rightarrow {{m}_{{{H}_{2}}O}}=2,7\,gam\Rightarrow {{n}_{{{H}_{2}}O}}=0,15\,mol$

BTNT O: nO (trong X) + 0,205.2 = 0,15.2 + 0,15 => nO (trong X) = 0,04 mol

Ta thấy các chất trong X đều có 6H

=> ${n_X} = \frac{{0,15.2}}{6} = 0,05{\mkern 1mu} mol{\mkern 1mu}  \to \% {n_{hh}} = \frac{{0,02}}{{0,05}}.100\% = 40\% $

Câu 39 :

Hỗn hợp X gồm 2 rượu đơn chức Y, Z hơn kém nhau 2 nguyên tử C trong phân tử. Đốt cháy hoàn toàn 12,2 gam hỗn hợp X thu được 0,5 mol CO2 và 0,7 mol H2O. Mặt khác, cho 12,2 gam hỗn hợp X vào bình đựng K (dư), kết thúc phản ứng thấy khối lượng bình tăng 11,9 gam. Hỗn hợp X là

  • A

    CH3OH; CH2=CHCH2OH

  • B

    CH3CH2OH, CH2=C(CH3)-CH2OH

  • C

    CH3OH; CH3(CH2)2OH        

  • D

    CH3OH; CH≡C-CH2OH

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+) mbình tămg  = mX - mH2  => mH2

+) nX = 2nH2 = 0,3 mol

CxHy O → xCO2 + yH2O

0,3              0,5       0,7

=> x => Số nguyên tử C trong 2 ancol

Gọi ancol còn lại là C3HaO

$x = \dfrac{5}{3} \Rightarrow \dfrac{{C{H_3}OH}}{{{C_3}{H_a}OH}} \Rightarrow a$

Lời giải chi tiết :

X  + K (dư)

mbình tămg  = mX - mH2 => mH2 = 12,2 - 11,9 = 0,3 gam

=> nH2 = 0,15 mol

=> nX = 2nH2 = 0,3 mol

CxHy O → xCO2 + yH2O

0,3              0,5       0,7

=> $x = \dfrac{{0,5}}{{0,3}} = \dfrac{5}{3} = 1,67$  => Số nguyên tử C là 1 và 3 => có 1 ancol là CH3OH

$y = \dfrac{{0,7}}{{0,3}} = \dfrac{7}{3}$

Gọi ancol còn lại là C3HaOH

$x = \dfrac{5}{3} \Rightarrow \dfrac{{C{H_3}OH}}{{{C_3}{H_a}OH}} = \dfrac{{3 - \dfrac{5}{3}}}{{\dfrac{5}{3} - 1}} = \dfrac{2}{1} \Rightarrow \dfrac{{C{H_3}OH}}{{{C_3}{H_a}OH}} = \dfrac{{a - \dfrac{7}{3}}}{{\dfrac{7}{3} - 1}} = \dfrac{2}{1} \Rightarrow a = 5$

=> 2 ancol là CH3OH và CH2=CH-CH2-OH

Câu 40 :

Hỗn hợp A gồm 3 axit hữu cơ X, Y, Z đều đơn chức mạch hở, trong đó X là axit không no, có 1 liên kết đôi C=C; Y và Z là hai axit no đơn chức là đồng đẳng liên tiếp ( Mx < My). Cho 46,04 gam hỗn hợp A tác dụng với dung KOH vừa đủ, thu được dung dịch B. Cô cạn dung dịch B, thu được chất rắc khan D. Đốt cháy hoàn toàn D bằng O2 dư, thu được 63,48 gam K2CO3; 44,08 gam hỗn hợp CO2 và H2O. % khối lượng của X có trong hỗn hợp A có giá trị gần giá trị nào dưới đây nhất? 

  • A

    17,84%           

  • B

    24,37%           

  • C

    32,17%

  • D

    15,64%

Đáp án : D

Phương pháp giải :

X là ${C_n}{H_{2n - 2}}{O_2}$ a mol (n ≥ 3); Y và Z có công thức chung là ${C_{\overline n }}{H_{2\overline n }}{O_2}$ b mol với $\overline n $ > 1

+) ${n_{KOH}} = 2{n_{{K_2}C{O_3}}}$ = nK trong muối = nmuối

=> PT (1) ẩn a, b

+) BTKL => mmuối

Đốt D: $D + {O_2}\xrightarrow{t}{K_2}C{O_3} + C{O_2} + {H_2}O$

BTKL => mO2 phản ứng => nO2 phản ứng

Gọi số mol của CO2 và H2O tạo ra là x và y

+) Từ tổng khối lượng CO2 và H2O => PT (2)

+) BTNT O => PT (3)

=> x và y => a = x – y => b

BTNT C => biểu thức giữa n và $\overline n $

Do  $\overline n  > 1 \Rightarrow $ xét khoảng n => giá trị n và $\overline n $

=> Y và Z

Lời giải chi tiết :

X là ${C_n}{H_{2n - 2}}{O_2}$ a mol (n ≥ 3); Y và Z có công thức chung là ${C_{\overline n }}{H_{2\overline n }}{O_2}$ b mol với $\overline n $ >1.

BTNT cho K ta có : ${n_{KOH}} = 2{n_{{K_2}C{O_3}}} = 2.0,46 = 0,92{\text{ }}mol$

$TN1:\,\,RCOOH + KOH \to RCOOK + {H_2}O$

                       0,92            0,92              0,92              0,92

$ \Rightarrow a + b = 0,92(1)$

BTKL ta có mmuối = 81 gam

Đốt D: $D + {O_2}\xrightarrow{t}{K_2}C{O_3} + C{O_2} + {H_2}O$

BTKL ta có mO2 phản ứng = 26,56 gam => nO2 phản ứng = 0,83 mol

Gọi số mol của CO2 và H2O tạo ra là x và y => 44x + 18y = 44,08 (2)

BTNT cho O ta có: 0,92.2 + 0,83.2 = 3.0,46 + 2x + y  (3)

=> x = 0,74; y = 0,64 => a = x – y = 0,1 => b = 0,82

BTNT cho C ta có: $0,1n + 0,82.\overline n  = 0,46 + 0,74 = 1,2$

Do  $\overline n  > 1 \Rightarrow n < \dfrac{{1,2 - 0,82}}{{0,1}} = 3,8$

=> n = 3 và $\overline n $ = 1,097 => Y là HCOOH và Z là CH3COOH.

=> $\% {m_{C{H_2} = CH - COOH}} = \dfrac{{72.0,1}}{{46,04}} = 15,517\% $

close