Đề thi học kì 1 Hóa 9 - Đề số 2

Tổng hợp đề thi giữa kì 2 lớp 9 tất cả các môn

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa - GDCD

Đề bài

Câu 1 :

Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học được sắp xếp theo nguyên tắc :

  • A

    Chiều nguyên tử khối tăng dần.

  • B

    Chiều điện tích hạt nhân tăng dần.

  • C

    Tính kim loại tăng dần.

  • D

    Tính phi kim tăng dần.

Câu 2 :

Tính chất vật lí nào sau đây của sắt khác với các kim loại khác?

  • A

    Dẫn nhiệt

  • B

    Tính nhiễm từ

  • C

    Dẫn điện

  • D

    Ánh kim

Câu 3 :

Nhóm chất  tác dụng với nước và với dung dịch HCl là:

  • A
    Na2O,  SO3, CO2 .   
  • B
    K2O,  P2O5,  CaO.
  • C
    BaO,  SO3,  P2O5.   
  • D
    CaO, BaO, Na2O.
Câu 4 :

Các oxit tác dụng được với nước là

  • A

    PbO2, K2O, SO3.        

  • B

    BaO, K2O, SO2.

  • C

    Al2O3, NO, SO2.

  • D

    CaO, FeO, NO2.

Câu 5 :

Dãy oxit nào sau đây vừa tác dụng với nước, vừa tác dụng với dung dịch bazơ

  • A
    CaO, CuO       
  • B
    CO, Na2O.      
  • C
    CO2, SO2
  • D
    P2O5, MgO
Câu 6 :

Tính chất hóa học chung của kim loại gồm:

  • A

    Tác dụng với phi kim, tác dụng với axit.

  • B

    Tác dụng với phi kim, tác dụng với bazơ, tác dụng với muối.

  • C

    Tác dụng với phi kim, tác dụng với axit, tác dụng với muối.

  • D

    Tác dụng với oxit bazơ, tác dụng với axit.

Câu 7 :

Hiện tượng khi nhúng quỳ tím vào dung dịch NaOH là:

  • A
    Quỳ chuyển đỏ.           
  • B
    Quỳ chuyển xanh.       
  • C
    Quỳ chuyển đen.         
  • D
    Quỳ không chuyển màu.
Câu 8 :

Muối kali nitrat (KNO3):

  • A

    không tan trong trong nước.

  • B

    tan rất ít trong nước.

  • C

    tan nhiều trong nước.

  • D

    không bị phân huỷ ở nhiệt độ cao.

Câu 9 :

Trong các dung dịch sau, chất nào phản ứng được với dung dịch BaCl2 ?

  • A
    AgNO3
  • B
    NaCl.      
  • C
    HNO3.     
  • D
    HCl.
Câu 10 :

Dung dịch có độ bazơ mạnh nhất trong các dung dịch có giá trị pH sau:

  • A

    pH = 8                    

  • B

    pH = 12               

  • C

    pH = 10                   

  • D

    pH = 14

Câu 11 :

Ăn mòn kim loại do ma sát được gọi là:

  • A
    Ăn mòn vật lý.            
  • B
    Ăn mòn hóa học.        
  • C
    Ăn mòn sinh học.        
  • D
    Ăn mòn toán học.
Câu 12 :

Trong các loại phân bón hoá học sau loại nào là phân đạm ?

  • A

    KCl

  • B

    Ca3(PO4)

  • C

    K2SO4

  • D

    (NH2)2CO

Câu 13 :

Khi cho axit tác dụng với bazơ thu được:

  • A

    Muối và khí hiđro.      

  • B
    Muối và nước.
  • C
    Dung dịch bazơ.         
  • D
    Muối.
Câu 14 :

Trong các kim loại sau: Cu, Fe, Pb, Al người ta thường dùng kim loại nào để làm vật liệu dẫn điện hay dẫn nhiệt?

  • A

    Chỉ có Cu                 

  • B

    Cu và Al                   

  • C

    Fe và Al                    

  • D

    Chỉ có Al

Câu 15 :

SO2

  • A

    oxit trung tính

  • B

    oxit axit

  • C

    oxit lưỡng tính

  • D

    oxit bazơ

Câu 16 :

Cho 6,5 gam Zn vào dung dịch HCl dư. Hỏi thể tích khí thu được từ phản ứng ở đktc là bao nhiêu? (cho Zn = 65)

  • A
    1,12 lít 
  • B
    2,24 lít 
  • C
    3,36 lít
  • D
    22,4 lít.
Câu 17 :

Quặng nào sau đây chứa thành phần chính là Al2O3:

  • A
    Boxit.
  • B
    Pirit.    
  • C

    Đolomit.          

  • D
    Apatit.
Câu 18 :

Dãy muối tác dụng với dung dịch axit sunfuric loãng là:

  • A

    Na2CO3, Na2SO3, NaCl

  • B

    CaCO3, Na2SO3, BaCl2

  • C

    CaCO3, BaCl2, MgCl2

  • D

    BaCl2, Na2CO3, Cu(NO3)2

Câu 19 :

1 mol đồng (nhiệt độ áp suất trong phòng thí nghiệm), thể tích 7,16 cm3, có khối lượng riêng tương ứng là:

  • A

    7,86 g/cm3                  

  • B

    8,39 g/cm3           

  • C

    8,94 g/cm3             

  • D

    9,3 g/cm3

Câu 20 :

Dãy kim loại được sắp xếp theo chiều hoạt động hóa học tăng dần:

  • A
    K, Al, Mg, Cu, Fe. 
  • B
    Cu, Fe, Mg, Al, K.
  • C
    Cu, Fe, Al, Mg, K. 
  • D
    K,Cu, Al, Mg, Fe.
Câu 21 :

Cho 15,3 gam oxit của kim loại hóa trị II vào nước thu được 200 gam dung dịch bazơ với nồng độ 8,55%. Công thức của oxit trên là

  • A

    Na2O.

  • B

    CaO.

  • C

    BaO.

  • D

    K2O.

Câu 22 :

Cho 1,68 lít CO2 (đktc) sục vào bình đựng 250 ml dung dịch KOH dư. Biết thể tích dung dịch trước và sau phản ứng không thay đổi Nồng độ mol/lit của muối thu được sau phản ứng là

  • A

    0,2M

  • B

    0,3M

  • C

    0,4M

  • D

    0,5M

Câu 23 :

Cần bao nhiêu lít dung dịch NaOH 0,5M để trung hoà 400 ml hỗn hợp dung dịch axit gồm H2SO4 0,5M và HCl 1M?

  • A

    1,5 lít.

  • B

    0,5 lít.

  • C

    1,6 lít.  

  • D

    1,0 lít.  

Câu 24 :

Có 3 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng một trong các chất rắn sau: Cu, Mg, Al. Thuốc thử để nhận biết 3 chất trên là:

  • A

    Lần lượt NaOH và HCl.                    

  • B

    Lần lượt là HCl và H2SO4 loãng.

  • C

    Lần lượt NaOH và H2SO4 đặc nóng. 

  • D

    Tất a, b, c đều đúng.

Câu 25 :

Dùng m gam Al để khử hoàn toàn một lượng Fe2O3 sau phản ứng thấy khối lượng oxit giảm 0,58 gam. Giá trị của m là

  • A

    0,27

  • B

    2,70

  • C

    0,54

  • D

    1,12

Câu 26 :

Có 3 khí đựng riêng biệt trong 3 lọ là oxi, clo, hiđroclorua. Để phân biệt các khí đó có thể dùng một hóa chất là

  • A

    quì tím ẩm                  

  • B

    dd NaOH               

  • C

    dd AgNO3              

  • D

    dd brom

Câu 27 :

Trong bình chữa cháy chứa khí nào sau đây?

  • A

    Cl2

  • B

    CO2

  • C

    SO2.            

  • D

    O2

Câu 28 :

Cho khí CO qua ống chứa 15,2 gam hỗn hợp A gồm CuO và FeO nung nóng. Sau một thời gian thu được hỗn hợp khí B và 13,6 gam chất rắn C. Cho B tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 dư thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là :

  • A

    15

  • B

    10

  • C

    20

  • D

    25

Câu 29 :

Hỗn hợp X gồm Na và Al. Cho m gam X vào một lượng dư nước thì thoát ra V lít khí. Nếu cũng cho m gam X vào dung dịch NaOH dư thì được 1,75V lít khí. Thành phần phần trăm theo khối lượng của Na trong X là

  • A

    39,87%.          

  • B

    77,31%.          

  • C

    29,87%.          

  • D

    49,87%.

Câu 30 :

Để trung hòa 10 ml dung dịch hỗn hợp axit gồm HCl và H2SO4 cần dùng 40ml dung dịch NaOH 0,5M. Mặt khác lấy 100 ml dung dịch hỗn hợp axit trên đem trung hòa bằng một lượng NaOH vừa đủ rồi cô cạn thì thu được 13,2 gam muối khan. Nồng độ mol của mỗi axit trong dung dịch ban đầu lần lượt là

  • A
    0,8M và 0,6M. 
  • B
    1M và 0,5M. 
  • C
    0,6M và 0,7M.            
  • D
    0,2M và 0,9M.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học được sắp xếp theo nguyên tắc :

  • A

    Chiều nguyên tử khối tăng dần.

  • B

    Chiều điện tích hạt nhân tăng dần.

  • C

    Tính kim loại tăng dần.

  • D

    Tính phi kim tăng dần.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học được sắp xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.

 

Câu 2 :

Tính chất vật lí nào sau đây của sắt khác với các kim loại khác?

  • A

    Dẫn nhiệt

  • B

    Tính nhiễm từ

  • C

    Dẫn điện

  • D

    Ánh kim

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Tính chất vật lí của sắt khác với các kim loại khác là: tính nhiễm từ

Câu 3 :

Nhóm chất  tác dụng với nước và với dung dịch HCl là:

  • A
    Na2O,  SO3, CO2 .   
  • B
    K2O,  P2O5,  CaO.
  • C
    BaO,  SO3,  P2O5.   
  • D
    CaO, BaO, Na2O.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Ghi nhớ tính chất hóa học của axit: làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ, tác dụng với oxit bazo, bazo, kim loại đứng trước H, tác dụng với muối

Lời giải chi tiết :

Dễ thấy các đáp án đều là các oxit, oxit phản ứng với nước và dung dịch HCl thì oxit đó là oxit bazo

A loại vì SO3 và CO2 là oxit axit

B loại vì có P2O5 là oxit axit

C loại vì có SO3 và P2O5 là oxit axit

Câu 4 :

Các oxit tác dụng được với nước là

  • A

    PbO2, K2O, SO3.        

  • B

    BaO, K2O, SO2.

  • C

    Al2O3, NO, SO2.

  • D

    CaO, FeO, NO2.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Cần nắm được tính chất hóa học của oxit bazơ

Lời giải chi tiết :

Các oxit tác dụng được với nước là BaO, K2O, SO2.

BaO + H2O → Ba(OH)2

K2O + H2O → 2KOH

SO2 + H2O $\overset {} \leftrightarrows $ H2SO3

Câu 5 :

Dãy oxit nào sau đây vừa tác dụng với nước, vừa tác dụng với dung dịch bazơ

  • A
    CaO, CuO       
  • B
    CO, Na2O.      
  • C
    CO2, SO2
  • D
    P2O5, MgO

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Chất vừa tác dụng được với nước, vừa tác dụng được với dung dịch bazơ là oxit axit

Lời giải chi tiết :

Chất vừa tác dụng được với nước, vừa tác dụng được với dung dịch bazơ là oxit axit

=> CO2; SO2 thỏa mãn

Câu 6 :

Tính chất hóa học chung của kim loại gồm:

  • A

    Tác dụng với phi kim, tác dụng với axit.

  • B

    Tác dụng với phi kim, tác dụng với bazơ, tác dụng với muối.

  • C

    Tác dụng với phi kim, tác dụng với axit, tác dụng với muối.

  • D

    Tác dụng với oxit bazơ, tác dụng với axit.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết tính chất hóa học chung của kim loại

Lời giải chi tiết :

Tính chất hóa học chung của kim loại gồm: tác dụng với phi kim, tác dụng với axit, tác dụng với muối.

Câu 7 :

Hiện tượng khi nhúng quỳ tím vào dung dịch NaOH là:

  • A
    Quỳ chuyển đỏ.           
  • B
    Quỳ chuyển xanh.       
  • C
    Quỳ chuyển đen.         
  • D
    Quỳ không chuyển màu.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Ghi nhớ sự đổi màu của quỳ tím trong các môi trường axit, bazơ. Từ đó xác định được NaOH có môi trường gì => sự đổi màu của quỳ tím

Lời giải chi tiết :

Dung dịch NaOH làm quỳ tím chuyển sang màu xanh

Câu 8 :

Muối kali nitrat (KNO3):

  • A

    không tan trong trong nước.

  • B

    tan rất ít trong nước.

  • C

    tan nhiều trong nước.

  • D

    không bị phân huỷ ở nhiệt độ cao.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Muối kali nitrat (KNO3) là chất rắn, tan nhiều trong nước, khi tan thu nhiệt.

Câu 9 :

Trong các dung dịch sau, chất nào phản ứng được với dung dịch BaCl2 ?

  • A
    AgNO3
  • B
    NaCl.      
  • C
    HNO3.     
  • D
    HCl.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Điều kiện để muối phản ứng được với dd axit hay muối khác là: sản phẩm tạo thành có chất kết tủa hoặc bay hơi ; hoặc axit tạo thành yếu hơn axit tham gia phản ứng.

BaCl2 + 2AgNO3 → Ba(NO3)2 + 2AgCl↓

Câu 10 :

Dung dịch có độ bazơ mạnh nhất trong các dung dịch có giá trị pH sau:

  • A

    pH = 8                    

  • B

    pH = 12               

  • C

    pH = 10                   

  • D

    pH = 14

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

pH > 7: dung dịch có tính bazơ, pH càng lớn độ bazơ càng lớn

=> pH = 14 có độ bazơ mạnh nhất

Câu 11 :

Ăn mòn kim loại do ma sát được gọi là:

  • A
    Ăn mòn vật lý.            
  • B
    Ăn mòn hóa học.        
  • C
    Ăn mòn sinh học.        
  • D
    Ăn mòn toán học.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về ăn mòn kim loại

Lời giải chi tiết :

Ăn mòn kim loại do ma sát không làm thay đổi tính chất hóa học của kim loại => là ăn mòn vật lí

Câu 12 :

Trong các loại phân bón hoá học sau loại nào là phân đạm ?

  • A

    KCl

  • B

    Ca3(PO4)

  • C

    K2SO4

  • D

    (NH2)2CO

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Phân đạm là : (NH2)2CO (phân urê)

Câu 13 :

Khi cho axit tác dụng với bazơ thu được:

  • A

    Muối và khí hiđro.      

  • B
    Muối và nước.
  • C
    Dung dịch bazơ.         
  • D
    Muối.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Axit + bazơ → muối và nước

Câu 14 :

Trong các kim loại sau: Cu, Fe, Pb, Al người ta thường dùng kim loại nào để làm vật liệu dẫn điện hay dẫn nhiệt?

  • A

    Chỉ có Cu                 

  • B

    Cu và Al                   

  • C

    Fe và Al                    

  • D

    Chỉ có Al

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Trong thực tế người ta thường sử dụng 2 kim loại để làm vật liệu dẫn điện và dẫn nhiệt là Cu và Al.

Câu 15 :

SO2

  • A

    oxit trung tính

  • B

    oxit axit

  • C

    oxit lưỡng tính

  • D

    oxit bazơ

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào thành phần nguyên tử của SO2 để kết luận

Lời giải chi tiết :

SO2 được tạo bởi nguyên tố lưu huỳnh (S) là một phi kim và Oxi (O) nên SO2 là một oxit axit.

Câu 16 :

Cho 6,5 gam Zn vào dung dịch HCl dư. Hỏi thể tích khí thu được từ phản ứng ở đktc là bao nhiêu? (cho Zn = 65)

  • A
    1,12 lít 
  • B
    2,24 lít 
  • C
    3,36 lít
  • D
    22,4 lít.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

- Đổi số mol Zn

- Viết PTPƯ: Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

- Tính số mol H2 theo số mol của Zn => VH2 (đktc) = nH2 . 22,4 = ? (lít)

Lời giải chi tiết :

\({n_{Zn}} = \dfrac{{6,5}}{{65}} = 0,1\,(mol)\) 

PTPƯ: Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

            0,1              →              0,1 (mol)

VH2(đktc) = 0,1 × 22,4 = 2,24 (lít)

Câu 17 :

Quặng nào sau đây chứa thành phần chính là Al2O3:

  • A
    Boxit.
  • B
    Pirit.    
  • C

    Đolomit.          

  • D
    Apatit.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Ghi nhớ phản ứng điều chế Al trong công nghiệp

Lời giải chi tiết :

Thành phần chính của quặng boxit là Al2O3

Thành phần chính của quặng Pirit là FeS2

Thành phần chính của quặng Đolomit là: MgCO3. CaCO3

Thành phần chính của quặng Apatit là: Ca3(PO4)2

Câu 18 :

Dãy muối tác dụng với dung dịch axit sunfuric loãng là:

  • A

    Na2CO3, Na2SO3, NaCl

  • B

    CaCO3, Na2SO3, BaCl2

  • C

    CaCO3, BaCl2, MgCl2

  • D

    BaCl2, Na2CO3, Cu(NO3)2

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

CaCO3 + H2SO4 → CaSO4 + CO2 + H2O

Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + SO2 + H2O

BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 + 2HCl

Loại A vì NaCl không phản ứng

Loại C vì MgCl2  không phản ứng

Loại D vì Cu(NO3)2 không phản ứng

Câu 19 :

1 mol đồng (nhiệt độ áp suất trong phòng thí nghiệm), thể tích 7,16 cm3, có khối lượng riêng tương ứng là:

  • A

    7,86 g/cm3                  

  • B

    8,39 g/cm3           

  • C

    8,94 g/cm3             

  • D

    9,3 g/cm3

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Áp dụng công thức :  $D = \frac{m}{V}$

Lời giải chi tiết :

1 mol Cu có khối lượng 64 gam

Áp dụng công thức :  $D = \frac{m}{V} = \frac{{64}}{{7,16}} = 8,94\,\,gam/c{m^3}$

Câu 20 :

Dãy kim loại được sắp xếp theo chiều hoạt động hóa học tăng dần:

  • A
    K, Al, Mg, Cu, Fe. 
  • B
    Cu, Fe, Mg, Al, K.
  • C
    Cu, Fe, Al, Mg, K. 
  • D
    K,Cu, Al, Mg, Fe.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Lời giải chi tiết :

Vậy thứ tự chiều hoạt động hóa học tăng dần của kim loại là: Cu, Fe,Al, Mg, K.

Câu 21 :

Cho 15,3 gam oxit của kim loại hóa trị II vào nước thu được 200 gam dung dịch bazơ với nồng độ 8,55%. Công thức của oxit trên là

  • A

    Na2O.

  • B

    CaO.

  • C

    BaO.

  • D

    K2O.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+) Đặt công thức hóa học của oxit là MO → CTPT của bazơ là M(OH)2

+) Tính khối lượng của bazơ => số mol MO = số mol M(OH)2

Lời giải chi tiết :

Đặt công thức hóa học của oxit là MO

PTHH: MO + H2O → M(OH)2

Ta có: $m{{M{{(OH)}_2}}} = \dfrac{{8,55.200}}{{100}} = 17,1\,\,gam$

Theo phương trình, ta có: ${n_{MO}} = {n_{M{{(OH)}_2}}} = > \dfrac{{15,3}}{{M + 16}} = \dfrac{{17,1}}{{M + 34}} = > \,\,M = 137$

=> kim loại M là Ba

=> công thức oxit là BaO

Câu 22 :

Cho 1,68 lít CO2 (đktc) sục vào bình đựng 250 ml dung dịch KOH dư. Biết thể tích dung dịch trước và sau phản ứng không thay đổi Nồng độ mol/lit của muối thu được sau phản ứng là

  • A

    0,2M

  • B

    0,3M

  • C

    0,4M

  • D

    0,5M

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+) Vì KOH dư nên phản ứng tạo ra muối trung hòa

+) Từ số mol CO2 => tính số mol K2CO3

Lời giải chi tiết :

nCO2 = 0,075 mol

Vì KOH dư nên phản ứng tạo ra muối trung hòa

CO2  +  2KOH → K2CO3 + H2O

0,075 mol     →    0,075 mol

Vì thể tích dung dịch trước và sau không thay đổi => Vdd = 250 ml = 0,25 lít

$ = > \,\,{C_{M\,\,{K_2}C{O_3}}} = \frac{{0,075}}{{0,25}} = 0,3M$

Câu 23 :

Cần bao nhiêu lít dung dịch NaOH 0,5M để trung hoà 400 ml hỗn hợp dung dịch axit gồm H2SO4 0,5M và HCl 1M?

  • A

    1,5 lít.

  • B

    0,5 lít.

  • C

    1,6 lít.  

  • D

    1,0 lít.  

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Tính số mol NaOH theo 2PT:

H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2H2O

HCl + NaOH → NaCl + H2O

Lời giải chi tiết :

${n_{{H_2}S{O_4}}} = 0,4.0,5 = 0,2\,\,mol;\,\,{n_{HCl}} = 0,4\,\,mol$

Phương trình phản ứng:

H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2H2O

0,2     →    0,4 (mol)

HCl + NaOH → NaCl + H2O

0,4  →  0,4 (mol)

=> ∑nNaOH = 0,4 + 0,4 = 0,8 mol

$ = > {V_{NaOH}} = \frac{n}{{{C_M}}} = \frac{{0,8}}{{0,5}} = 1,6$ lít

Câu 24 :

Có 3 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng một trong các chất rắn sau: Cu, Mg, Al. Thuốc thử để nhận biết 3 chất trên là:

  • A

    Lần lượt NaOH và HCl.                    

  • B

    Lần lượt là HCl và H2SO4 loãng.

  • C

    Lần lượt NaOH và H2SO4 đặc nóng. 

  • D

    Tất a, b, c đều đúng.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Dể nhận biết 3 chất rắn trên thì ta dùng lần lượt dung dịch NaOH và HCl.

- Cho dung dịch NaOH vào 3 ống nghiệm đựng chất rắn, chất rắn nào tan và sủi bọt khí là Al, 2 ống không hiện tượng là Cu và Mg

PTHH:  2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2

- Cho dung dịch HCl vào 2 chất rắn còn lại, chất rắn nào tan và sủi bọt khí là Mg, chất rắn không hiện tượng là Cu

PTHH: Mg + 2HCl → MgCl2 + H2

Câu 25 :

Dùng m gam Al để khử hoàn toàn một lượng Fe2O3 sau phản ứng thấy khối lượng oxit giảm 0,58 gam. Giá trị của m là

  • A

    0,27

  • B

    2,70

  • C

    0,54

  • D

    1,12

Đáp án : C

Phương pháp giải :

2Al + Fe2O3 $\xrightarrow{{{t^o}}}$ Al2O3 + 2Fe

  x  →  0,5x     → 0,5x

+) moxit giảm = ${m_{F{{\text{e}}_2}{O_3}}} - {m_{A{l_2}{O_3}}}$

Lời giải chi tiết :

Gọi số mol Al phản ứng là x mol

2Al + Fe2O3 $\xrightarrow{{{t^o}}}$ Al2O3 + 2Fe

  x  →  0,5x     → 0,5x

Oxit ban đầu là Fe2O3, oxit sau phản ứng là Al2O3

=> moxit giảm = ${m_{F{{\text{e}}_2}{O_3}}} - {m_{A{l_2}{O_3}}}$ = 0,58 gam

=> 0,5x.160 – 0,5x.102 = 0,58 => x = 0,02 mol

=> mAl = 0,02.27 = 0,54 gam

Câu 26 :

Có 3 khí đựng riêng biệt trong 3 lọ là oxi, clo, hiđroclorua. Để phân biệt các khí đó có thể dùng một hóa chất là

  • A

    quì tím ẩm                  

  • B

    dd NaOH               

  • C

    dd AgNO3              

  • D

    dd brom

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Cần nắm được tính chất hóa học của oxi, clo và HCl

Lời giải chi tiết :

Để phân biệt 3 khí O2, Cl2 và HCl ta dùng giấy quỳ tím ẩm.

- O2 không làm đổi màu quỳ

- Cl2 làm mất màu quỳ tím ẩm (do có tính tẩy màu)

- HCl làm quỳ tím ẩm hóa đỏ (vì HCl tan vào nước tạo thành axit HCl)

Câu 27 :

Trong bình chữa cháy chứa khí nào sau đây?

  • A

    Cl2

  • B

    CO2

  • C

    SO2.            

  • D

    O2

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Trong bình chữa cháy chứa khí CO2

 

Câu 28 :

Cho khí CO qua ống chứa 15,2 gam hỗn hợp A gồm CuO và FeO nung nóng. Sau một thời gian thu được hỗn hợp khí B và 13,6 gam chất rắn C. Cho B tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 dư thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là :

  • A

    15

  • B

    10

  • C

    20

  • D

    25

Đáp án : B

Phương pháp giải :

CO + CuO $\xrightarrow{{{t^o}}}$ Cu + CO2

CO + FeO $\xrightarrow{{{t^o}}}$ Fe + CO2

+) ${n_{CO}} = {n_{C{O_2}}}$

+) Bảo toàn khối lượng: ${m_{CO}} + {m_{hh\,A}} = {m_{C{O_2}}} + {m_{hh\,{\mathbf{B}}}}$ => tính số mol CO2

B tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 dư:

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O

Lời giải chi tiết :

CO + CuO $\xrightarrow{{{t^o}}}$ Cu + CO2

CO + FeO $\xrightarrow{{{t^o}}}$ Fe + CO2

Từ PTHH ta có: ${n_{CO}} = {n_{C{O_2}}} = a\,mol$

Bảo toàn khối lượng: ${m_{CO}} + {m_{hh\,A}} = {m_{C{O_2}}} + {m_{hh\,{\mathbf{B}}}}$ 

=> 28a + 15,2 = 44a + 13,6 => a = 0,1 mol

B tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 dư:

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O

0,1 mol         →        0,1 mol

=> mkết tủa = 0,1.100 = 10 gam

Câu 29 :

Hỗn hợp X gồm Na và Al. Cho m gam X vào một lượng dư nước thì thoát ra V lít khí. Nếu cũng cho m gam X vào dung dịch NaOH dư thì được 1,75V lít khí. Thành phần phần trăm theo khối lượng của Na trong X là

  • A

    39,87%.          

  • B

    77,31%.          

  • C

    29,87%.          

  • D

    49,87%.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

 x            →          x   →   0,5x

2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2

 x     ←   x                     →                   1,5x

$ = > \sum {{n_{{H_2}}}} = 0,5{\text{x}} + 1,5{\text{x}} = a\, = > x = 0,5{\text{a}}$   (1)

2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

 x mol               →              0,5x mol

2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2

 y mol                       →                       1,5y mol

$ = > \sum {{n_{{H_2}}}} = 0,5x + 1,5y = 1,75{\text{a}}$ (2)

Lời giải chi tiết :

Gọi số mol của Na và Al trong hỗn hợp X lần lượt là x và y mol

Vì tỉ lệ thể tích cũng là tỉ lệ số mol => coi như thí nghiệm 1 thu được a mol khí và thí nghiệm 2 thu được 1,75a mol

Cho hỗn hợp X vào nước, Na phản ứng hết tạo NaOH và Al phản ứng với NaOH và còn dư => tính số mol theo NaOH

2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

 x            →          x   →   0,5x

2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2

 x     ←   x                     →                   1,5x

$ = > \sum {{n_{{H_2}}}} = 0,5{\text{x}} + 1,5{\text{x}} = a\, = > x = 0,5{\text{a}}$ (1)

Cho hỗn hợp X tác dụng với dung dịch NaOH dư => Na phản ứng hết với H2O và Al phản ứng hết với NaOH

2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

 x mol               →              0,5x mol

2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2

 y mol                       →                       1,5y mol

$ = > \sum {{n_{{H_2}}}} = 0,5x + 1,5y = 1,75{\text{a}}$ (2)

Thay (1) vào (2) =>  $y = \frac{{1,75{\text{a}} - 0,5.0,5{\text{a}}}}{{1,5}} = a$

$ = > \% {m_{Na}} = \frac{{0,5{\text{a}}.23}}{{0,5{\text{a}}.23 + 27a}}.100\% = 29,87\% $

 

Câu 30 :

Để trung hòa 10 ml dung dịch hỗn hợp axit gồm HCl và H2SO4 cần dùng 40ml dung dịch NaOH 0,5M. Mặt khác lấy 100 ml dung dịch hỗn hợp axit trên đem trung hòa bằng một lượng NaOH vừa đủ rồi cô cạn thì thu được 13,2 gam muối khan. Nồng độ mol của mỗi axit trong dung dịch ban đầu lần lượt là

  • A
    0,8M và 0,6M. 
  • B
    1M và 0,5M. 
  • C
    0,6M và 0,7M.            
  • D
    0,2M và 0,9M.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Gọi nồng độ mol ban đầu của HCl và H2SO4 lần lượt là x và y (M)

Lần 1: 10 ml dd hỗn hợp axit + NaOH: 0,02 (mol)

HCl    + NaOH → NaCl + H2O           (1)

0,01x  → 0,01x                                   (mol)

H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2H2O   (2)

0,01y   →0,02y                                   (mol)

Ta có: ∑nNaOH = 0,01x + 0,02y = 0,02 (*)

Lần 2: 100 ml dd hỗn hợp axit + NaOH vừa đủ → 13,2 g muối

=> mmuối = mNaCl + mNa2SO4  (**)

Từ (*) và (**) => x = ? và y = ? từ đó tính được nồng độ của mỗi chất.

Lời giải chi tiết :

Gọi nồng độ mol ban đầu của HCl và H2SO4 lần lượt là x và y (M)

Lần 1: 10 ml dd hỗn hợp axit + NaOH: 0,02 (mol)

HCl    + NaOH → NaCl + H2O           (1)

0,01x  → 0,01x                                   (mol)

H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2H2O   (2)

0,01y   →0,02y                                   (mol)

Ta có: ∑nNaOH = 0,01x + 0,02y = 0,02 (*)

Lần 2: 100 ml dd hỗn hợp axit + NaOH vừa đủ → 13,2 g muối

=> mmuối = mNaCl + mNa2SO4

=> 0,1x. 58,5 + 0,1y. 142 = 13,2 (**)

Từ (*) và (**) => x = 0,8 và y = 0,6

Vậy nồng độ ban đầu của HCl = 0,8M và H2SO4 = 0,6M

close