Đề thi học kì 1 Hóa 12 - Đề số 3

Đề bài

Câu 1 :

Trong các chất dưới đây, chất nào có tính bazơ yếu nhất ?

  • A

    C6H5NH2.

  • B

    (C6H5)2NH.    

  • C

    C6H5CH2NH2.

  • D

    p-CH3C6H4NH2.        

Câu 2 :

Tên gọi  amin nào sau đây là không đúng với công thức cấu tạo tương ứng ?

  • A

    C6H5NH2 alanin.        

  • B

    CH3-CH2-CH2NH2 n-propylamin.

  • C

    CH3CH(CH3)-NH2 isopropylamin. 

  • D

    CH3-NH-CH3 đimetylamin.

Câu 3 :

Este là gì?

  • A

    Este có dạng RCOOR'

  • B

    Khi thay nhóm OH ở nhóm cacboxyl của axit cacboxylic bằng gốc OR' thì ta được este

  • C

    Khi thay nhóm OH của ancol bằng gốc OR' thì ta được este

  • D

    Este là sản phẩm của phản ứng xà phòng hóa

Câu 4 :

Trong phân tử xenlulozơ các mắt xích liên kết với nhau bằng liên kết nào ?

  • A

    α-1,4-glicozit.

     

  • B

    α-1,4-glucozit.

  • C

    β-1,4-glicozit.

     

  • D

    β-1,4-glucozit.

Câu 5 :

Trong các phát biểu sau phát biểu sai là

  • A

    Glucozơ và Fructozơ đều có cùng công thức phân tử.

  • B

    Glucozơ thuộc loại monosaccarit.

  • C

    Bệnh nhân phải tiếp đường (truyền dung dịch đường vào tĩnh mạch), đó là Saccarozơ.

  • D

    Glucozơ còn có tên là đường nho

Câu 6 :

Cho các chất sau: CH≡ CH; CH3OH; C6H5CH2OH; C3H5(OH)3; C6H5OH. Số chất tác dụng với axit axetic thu được este là

  • A

    2

  • B

    3

  • C

    4

  • D

    5

Câu 7 :

Công thức chung của amin no, đơn chức, mạch hở là

  • A

    CnH2n-5N (n ≥ 6).

  • B

    CnH2n+1N (n ≥ 2).       

  • C

    CnH2n-1N (n ≥ 2).

  • D

    CnH2n+3N (n ≥ 1).

Câu 8 :

Khi cho X (C3H6O2) tác dụng với NaOH, đun nóng thu được CH3COONa. Tên gọi của X là

  • A
    etyl axetat. 
  • B
    metyl axetat. 
  • C
    metyl propionat. 
  • D
    propyl fomat.
Câu 9 :

Trong các chất sau, chất nào tan được trong nước ?

  • A

    keratin.

  • B

    miozin

  • C

    fibroin.

  • D

    anbumin.

Câu 10 :

Phát biểu nào sau đây là sai:

  • A

    Khi hidro hóa hoàn toàn chất béo lỏng là triolein với xúc tác Ni, to rồi để nguội thì thu được chất béo rắn là tristearin                                  

  • B

    Trong phản ứng este hóa giữa ancol etylic và axit axetic người ta cho H2SO4 đặc vào để vừa là chất xúc tác vừa làm tăng hiệu suất phản ứng                              

  • C

    Isoamyl axetat có mùi chuối chín, dễ tan trong nước được dùng làm chất tạo mùi thơm trong công nghiệp thực phầm                              

  • D

    Khi đốt cháy hoàn toàn x mol triolein thu được y mol CO2 và z mol H2O thì y – z = 5x

Câu 11 :

Trong phân tử amilozơ các mắt xích liên kết với nhau bằng liên kết nào ?

  • A

    α-1,4-glicozit.

  • B

    α-1,4-glucozit.

  • C

    β-1,4-glicozit.

  • D

    β-1,4-glucozit.

Câu 12 :

Mantozơ chứa hai loại monosaccarit nào?

  • A

    α- glucozơ và gốc β- fructozơ                  

  • B

    β- glucozơ và gốc β- fructozơ

  • C

    α- fructozơ và α- glucozơ

  • D

    α- glucozơ và α- glucozơ

Câu 13 :

Chất nào sau đây có phản ứng tráng bạc?

  • A
    Saccarozozơ
  • B
    Glucozơ          
  • C
    Xenlulozơ       
  • D
    Tinh bột
Câu 14 :

Polistiren là sản phẩm của phản ứng trùng hợp monome nào sau đây?

  • A
    C6H5CH=CH2
  • B
    CH2=CH-CH=CH2
  • C
    CH2=CHCl. 
  • D
    CH2=CH2.
Câu 15 :

Cho các phát biểu sau về protit:

(1) Protein là hợp chất cao phân tử thiên nhiên có cấu trúc phức tạp.

(2) Protein chỉ có trong cơ thể người và động vật.

(3) Protein bền đối với nhiệt, đối với axit và kiềm.

(4) Chỉ các protein có cấu trúc dạng hình cầu mới có khả năng tan trong nước tạo dung dịch keo.

Những phát biểu đúng là

  • A

    (1), (4).

  • B

    (2), (3), (4).

  • C

    (1), (3), (4).

  • D

    (1), (2), (3).

Câu 16 :

Tripeptit X chỉ tạo bởi glyxin có CTPT là

  • A

    C6H15N3O4.

  • B

    C6H11N3O4.

  • C

    C6H13N3O6.

  • D

    C6H11N3O6.

Câu 17 :

Khi cho metylamin và anilin lần lượt tác dụng với HBr và dung dịch FeCl2 số phương trình hóa học xảy ra là

  • A

    1

  • B

    2

  • C

    3

  • D

    4

Câu 18 :

C6H5NH2 tên gọi là

  • A

    Phenol.

  • B

    Metyl amin.

  • C

    Benzyl amin.

  • D

    Anilin.

Câu 19 :

Mùi tanh của cá (đặc biệt là cá mè) chủ yếu do chất nào sau đây?

  • A

    Etylamin.

  • B

    Metylamin.

  • C

    Trimetylamin.

  • D

    Đimetylamin

Câu 20 :

Cacbohidrat (gluxit, saccarit) có công thức chung là:

  • A

    CnH2nO2.

  • B

    CnH2n+3

  • C

    Cn(H2O)m

  • D

    (RCOO)3C3H5

Câu 21 :

Công thức phân tử tổng quát của amin thơm (có 1 vòng benzen), đơn chức (các liên kết C-C ngoài vòng đều no) là

  • A

    CnH2n+3N.       

  • B

    CnH2n-5N.        

  • C

    CnH2n-1N.        

  • D

    CnH2n-7N.

Câu 22 :

Poli(vinyl clorua)(PVC) được điều chế từ phản ứng trùng hợp chất nào sau đây

  • A

    CH2=CH2           

  • B

    C2H5Cl  

  • C

    CH2=CHCl                                  

  • D

    CHCl=CHCl

Câu 23 :

Công thức phân tử của triolein là

  • A

    C54H104O6

  • B

    C57H104O6

  • C

    C54H98O6

  • D

    C57H110O6

Câu 24 :

Etylmetylamin và propylamin là hai

  • A

    đồng đẳng của nhau.

  • B

    đồng phân của nhau.

  • C

    amin có cùng công thức cấu tạo.

  • D

    amin không no.

Câu 25 :

Số liên kết peptit tron phân tử Ala – Gly – Ala – Gly là

  • A
    2
  • B
    1
  • C
    4
  • D
    3
Câu 26 :

Axit amino axetic (H2N-CH2-COOH) không tác dụng được với dung dịch nào sau đây?

  • A
    HNO3                               
  • B
    NaNO3                              
  • C
    NaOH                       
  • D
    HCl
Câu 27 :

Hỗn hợp X gồm phenyl fomat và metyl axetat . Cho 0,08 mol hỗn hợp X phản ứng vừa đủ với 40 ml dung dịch hỗn hợp KOH 1M, NaOH 2M. Phần trăm khối lượng phenyl fomat trong X là?

  • A

    70,4%

  • B

    80,68%

  • C

    62,24%

  • D

    53,41%

Câu 28 :

Cho sơ đồ chuyển hóa sau:

C3H4O2 + NaOH  X + Y

X + H2SO4 loãng  Z + T

Biết Y và Z đều có phản ứng tráng gương. Hai chất Y, Z tương ứng là

  • A

    HCHO, CH3CHO

  • B

    HCHO, HCOOH

  • C

    CH3CHO, HCOOH

  • D

    HCOONa, CH3CHO

Câu 29 :

Cho 0,3 mol axit X đơn chức trộn với 0,25 mol ancol etylic đem thực hiện phản ứng este hóa thu được thu được 18 gam este. Tách lấy lượng ancol và axit dư cho tác dụng với Na thấy thoát ra 2,128 lít H2. Vậy công thức của axit và hiệu suất phản ứng este hóa là

  • A

    CH3COOH, H% = 68%.

  • B

    CH2=CH-COOH, H%= 78%

  • C

    CH2=CH-COOH, H% = 72%.           

  • D

    CH3COOH, H% = 72%.

Câu 30 :

Thủy phân hoàn toàn chất béo X trong môi trường axit, thu được axit oleic và axit stearic có tỉ lệ mol tương ứng 1 : 2. Khối lượng phân tử của X là: 

  • A

    886

  • B

    890

  • C

    884  

  • D

    888

Câu 31 :

Khi cho 0,15 mol este đơn chức X tác dụng với dung dịch NaOH (dư), sau khi phản ứng kết thúc thì lượng NaOH phản ứng là 12 gam và tổng khối lượng sản phẩm hữu cơ thu được là 29,7 gam. Số đồng phân cấu tạo của X thoả mãn các tính chất trên là

  • A

    5

  • B

    2

  • C

    4

  • D

    6

Câu 32 :

Đun nóng dung dịch chứa 27 gam glucozo với AgNO3/NH3 dư đến phản ứng hoàn toàn. Khối lượng kết tủa thu được là

  • A
    21,6 gam. 
  • B
    10,8 gam. 
  • C
    16,2 gam.        
  • D
    32,4 gam.
Câu 33 :

Tính khối lượng glucozơ tạo thành khi thủy phân 1kg mùn cưa có 50% xenlulozơ. Giả thiết hiệu suất phản ứng là 80%.

  • A

    0,555kg.

  • B

    0,444kg

  • C

    0,335kg.        

  • D

    0,445kg

Câu 34 :

Cho hỗn hợp A gồm 0,1 mol Ala và 0,15 mol axit glutamic tác dụng với 300 ml dung dịch NaOH 1M, sau phản ứng thu được dung dịch B. Lấy dung dịch B phản ứng vừa đủ với dung dịch HCl, sau phản ứng thu được dung dịch chứa m gam muối khan. Giá trị của m là

  • A
    48,875                  
  • B
    53,125                      
  • C
    45,075                         
  • D
    57,625
Câu 35 :

Cho chất  hữu  cơ X có  công thức phân tử C2H8O3N2 tác dụng với dung dịch NaOH, thu được chất hữu cơ đơn chức Y và các chất vô cơ. Phân tử khối của Y là

  • A

    85. 

  • B

    68. 

  • C

    45. 

  • D

    46.

Câu 36 :

Đun nóng 0,02 mol tripeptit X có cấu trúc là Ala-Gly-Glu trong dung dịch NaOH (lấy dư), sau phản ứng hoàn toàn, khối lượng muối thu được là

  • A

    8,34 gam.

  • B

    5,67 gam.

  • C

    3,55 gam.

  • D

    7,98 gam.

Câu 37 :

Thể tích monome (đktc) cần dùng để sản xuất 70 tấn PE (H = 80%) là

  • A

    70000 m3

  • B

    44800 m3

  • C

    67200 m3

  • D

    56000 m3

Câu 38 :

Thủy phân hoàn toàn hỗn hợp E gồm 2 este X, Y đơn chức, đồng phân, mạch hở, bằng một lượng dung dịch NaOH vừa đủ thu được 13,2 gam hỗn hợp 2 muối (Z) và 7,8 gam hỗn hợp 2 ancol (chỉ hơn kém nhau 1 nguyên tử C trong phân tử). Nung Z thu 0,075 mol Na2CO3. Xác định CTCT thu gọn của X và Y:

  • A
    CH2 = CHCOOC2H5 và CH3COOCH = CHCH3
  • B
    HCOOCH2CH = CHCH3 và CH3COOCH2CH = CH2
  • C

     C2H5COOCH2CH = CH2 và CH3CH = CHCOOC2H5

  • D
    CH3COOCH2CH = CH2 và CH2 = CHCOOC2H5
Câu 39 :

Hỗn hợp E gồm peptit X mạch hở tạo từ alanin và glyxin (phân tử X chứa không quá 6 liên kết peptit) và este Y tạo từ etanol và axit cacboxylic no, đơn chức. Thủy phân hoàn toàn m gam E trong dung dịch NaOH đun nóng (vừa đủ), thu được 24,2 gam hỗn hợp F gồm các muối, trong đó số mol muối của glyxin lớn hơn muối của alanin. Đốt cháy hoàn toàn F, cần dùng 20 gam oxi, thu được sản phẩm cháy gồm Na2CO3, N2, H2O và 18,7 gam CO2. % theo khối lượng của X trong E gần nhất với giá trị nào sau đây?

  • A
    77,8%. 
  • B
    74,7%. 
  • C
    82,5%. 
  • D
    87,6%.
Câu 40 :

Tripeptit X và tetrapeptit Y đều mạch hở. Khi thủy phân hoàn toàn hỗn hợp gồm X và Y chỉ tạo ra một amino axit duy nhất có công thức H2NCnH2nCOOH. Đốt cháy 0,05 mol Y trong oxi dư, thu được N2 và 36,3 gam hỗn hợp gồm CO2, H2O. Đốt cháy 0,01 mol X trong oxi dư, cho sản phẩm cháy vào dung dịch Ba(OH)2  dư, thu được m gam kết tủaBiết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

  • A

    11,82.

  • B

    17,73.

  • C

    23,64.

  • D

    29,55.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Trong các chất dưới đây, chất nào có tính bazơ yếu nhất ?

  • A

    C6H5NH2.

  • B

    (C6H5)2NH.    

  • C

    C6H5CH2NH2.

  • D

    p-CH3C6H4NH2.        

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Amin có càng nhiều gốc đẩy e thì tính bazơ càng mạnh, amin có càng nhiều gốc hút e thì tính bazơ càng yếu

(Rthơm)3N < (R thơm)2NH < RthơmNH2 < NH3 < Rno NH2 < (Rno)2NH < (Rno)3N

Lời giải chi tiết :

Gốc C6H5CH2- là gốc đẩy e yếu

Vì CH3- (gốc đẩy e) đính vào vòng nên p-CH3C6H4- hút e yếu hơn gốc C6H5-

→ lực bazơ của C6H5NH2 yếu hơn p-CH3C6H4NH2

(C6H5)2NH có 2 gốc C6H5- hút e nên lực bazơ của (C6H5)2NH yếu hơn C6H5NH2

→ Chất có tính bazơ yếu nhất là (C6H5)2NH

Câu 2 :

Tên gọi  amin nào sau đây là không đúng với công thức cấu tạo tương ứng ?

  • A

    C6H5NH2 alanin.        

  • B

    CH3-CH2-CH2NH2 n-propylamin.

  • C

    CH3CH(CH3)-NH2 isopropylamin. 

  • D

    CH3-NH-CH3 đimetylamin.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

A không đúng vì C6H5NH2 có tên là anilin

Câu 3 :

Este là gì?

  • A

    Este có dạng RCOOR'

  • B

    Khi thay nhóm OH ở nhóm cacboxyl của axit cacboxylic bằng gốc OR' thì ta được este

  • C

    Khi thay nhóm OH của ancol bằng gốc OR' thì ta được este

  • D

    Este là sản phẩm của phản ứng xà phòng hóa

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Khi thay nhóm OH ở nhóm cacboxyl của axit cacboxylic bằng gốc OR' thì ta được este

Câu 4 :

Trong phân tử xenlulozơ các mắt xích liên kết với nhau bằng liên kết nào ?

  • A

    α-1,4-glicozit.

     

  • B

    α-1,4-glucozit.

  • C

    β-1,4-glicozit.

     

  • D

    β-1,4-glucozit.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Xenlulozơ là một polime hợp thành từ các mắt xích β- glucozơ nối với nhau bởi các liên hết β- 1,4- glicozit.

Câu 5 :

Trong các phát biểu sau phát biểu sai là

  • A

    Glucozơ và Fructozơ đều có cùng công thức phân tử.

  • B

    Glucozơ thuộc loại monosaccarit.

  • C

    Bệnh nhân phải tiếp đường (truyền dung dịch đường vào tĩnh mạch), đó là Saccarozơ.

  • D

    Glucozơ còn có tên là đường nho

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Bệnh nhân phải tiếp đường, tức là hàm lượng đường glucozơ trong máu quá thấp < 0,1%. Do vậy cần phải tiếp glucozơ (vì chỉ có glucozơ thấm trực tiếp vào niêm mạc ruột non vào máu). => A sai

Câu 6 :

Cho các chất sau: CH≡ CH; CH3OH; C6H5CH2OH; C3H5(OH)3; C6H5OH. Số chất tác dụng với axit axetic thu được este là

  • A

    2

  • B

    3

  • C

    4

  • D

    5

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Chất tác dụng với axit axetic thu được este là CH≡ CH; CH3OH; C6H5CH2OH; C3H5(OH)3

Câu 7 :

Công thức chung của amin no, đơn chức, mạch hở là

  • A

    CnH2n-5N (n ≥ 6).

  • B

    CnH2n+1N (n ≥ 2).       

  • C

    CnH2n-1N (n ≥ 2).

  • D

    CnH2n+3N (n ≥ 1).

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Gọi CTPT của amin là CnH2n+2-2k-x(NH2)x

Amin no k = 0, đơn chức x = 1 => CTPT của amin là CnH2n+1NH2 = CnH2n+3N (n ≥ 1)

Câu 8 :

Khi cho X (C3H6O2) tác dụng với NaOH, đun nóng thu được CH3COONa. Tên gọi của X là

  • A
    etyl axetat. 
  • B
    metyl axetat. 
  • C
    metyl propionat. 
  • D
    propyl fomat.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Tên este RCOOR' = tên gốc R' (đuôi yl) + tên gốc RCOO (đuôi at)

Lời giải chi tiết :

X là CH3COOCH3: metyl axetat

CH3COOCH3 + NaOH → CH3COONa + CH3OH

Câu 9 :

Trong các chất sau, chất nào tan được trong nước ?

  • A

    keratin.

  • B

    miozin

  • C

    fibroin.

  • D

    anbumin.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Protein tan được trong nước, tạo thành dung dịch keo là anbumin

Câu 10 :

Phát biểu nào sau đây là sai:

  • A

    Khi hidro hóa hoàn toàn chất béo lỏng là triolein với xúc tác Ni, to rồi để nguội thì thu được chất béo rắn là tristearin                                  

  • B

    Trong phản ứng este hóa giữa ancol etylic và axit axetic người ta cho H2SO4 đặc vào để vừa là chất xúc tác vừa làm tăng hiệu suất phản ứng                              

  • C

    Isoamyl axetat có mùi chuối chín, dễ tan trong nước được dùng làm chất tạo mùi thơm trong công nghiệp thực phầm                              

  • D

    Khi đốt cháy hoàn toàn x mol triolein thu được y mol CO2 và z mol H2O thì y – z = 5x

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại lý thuyết phần este, chất béo

Lời giải chi tiết :

A đúng

B đúng vì H2SO4 đặc có tính háo nước làm giảm lượng nước sản phẩm  → chuyển dịch cân bằng theo chiều thuận

C sai vì isoamyl axetat ít tan trong nước

D đúng

Câu 11 :

Trong phân tử amilozơ các mắt xích liên kết với nhau bằng liên kết nào ?

  • A

    α-1,4-glicozit.

  • B

    α-1,4-glucozit.

  • C

    β-1,4-glicozit.

  • D

    β-1,4-glucozit.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Amilozơ chiếm từ 20- 30% khối lượng tinh bột. Amilozơ có dang mạch không phân nhánh trong phân tử chứa các gốc α- glucozơ liên kết với nhau bởi α- 1,4 glicozit.

Câu 12 :

Mantozơ chứa hai loại monosaccarit nào?

  • A

    α- glucozơ và gốc β- fructozơ                  

  • B

    β- glucozơ và gốc β- fructozơ

  • C

    α- fructozơ và α- glucozơ

  • D

    α- glucozơ và α- glucozơ

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Mantozơ  gồm 2 gốc α- glucozơ liên kết với nhau ở C1 của gốc α- glucozơ này với C4 của gốc α- glucozơ kia.

Câu 13 :

Chất nào sau đây có phản ứng tráng bạc?

  • A
    Saccarozozơ
  • B
    Glucozơ          
  • C
    Xenlulozơ       
  • D
    Tinh bột

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Chất có nhóm -CHO trong cấu tạo hoặc trong môi trường AgNO3/NH3 chuyển thành chất có nhóm -CHO thì có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.

Lời giải chi tiết :

Glucozo có nhóm -CHO trong cấu tạo nên có tham gia phản ứng tráng bạc

HO-CH2-[CH2OH]4-CH=O + 2AgNO3 + 2NH3 + H2O \(\buildrel {{t^0}} \over\longrightarrow \) HO-CH2-[CH2OH]4-COONH4 + 2Ag↓ + 2NH4NO3

Câu 14 :

Polistiren là sản phẩm của phản ứng trùng hợp monome nào sau đây?

  • A
    C6H5CH=CH2
  • B
    CH2=CH-CH=CH2
  • C
    CH2=CHCl. 
  • D
    CH2=CH2.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức học trong bài vật liệu polime sgk hóa 12

Lời giải chi tiết :

Polistiren là sản phẩm của phản ứng trùng hợp C6H5CH=CH2

Câu 15 :

Cho các phát biểu sau về protit:

(1) Protein là hợp chất cao phân tử thiên nhiên có cấu trúc phức tạp.

(2) Protein chỉ có trong cơ thể người và động vật.

(3) Protein bền đối với nhiệt, đối với axit và kiềm.

(4) Chỉ các protein có cấu trúc dạng hình cầu mới có khả năng tan trong nước tạo dung dịch keo.

Những phát biểu đúng là

  • A

    (1), (4).

  • B

    (2), (3), (4).

  • C

    (1), (3), (4).

  • D

    (1), (2), (3).

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

(1) đúng

(2) sai. Trong tất cả cá sinh vật sống đều có protein.

(3) sai. Protein bị đông tụ khi đun nóng, trong môi tường axit hoặc kiềm.

(4) đúng. Protein dạng sợi không tan trong nước, protein dạng hình cầu tan trong nước tạo dung dịch keo.

Câu 16 :

Tripeptit X chỉ tạo bởi glyxin có CTPT là

  • A

    C6H15N3O4.

  • B

    C6H11N3O4.

  • C

    C6H13N3O6.

  • D

    C6H11N3O6.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Glyxin tạo tripeptit theo phương trình :

3C2H5NO2 → C6H11N3O4 + 2H2O

Câu 17 :

Khi cho metylamin và anilin lần lượt tác dụng với HBr và dung dịch FeCl2 số phương trình hóa học xảy ra là

  • A

    1

  • B

    2

  • C

    3

  • D

    4

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Metylamin tác dụng được với cả HBr và FeCl2

Phương trình phản ứng :

CH3NH2 + HBr → CH3NH3Br

2CH3NH2 + FeCl2 +2H2O  →Fe(OH)2 + 2CH3NH3Cl

Anilin chỉ tác dụng với HBr, không tác dụng với FeCl2

CH5NH2 + HBr → C6H5NH3Br

Câu 18 :

C6H5NH2 tên gọi là

  • A

    Phenol.

  • B

    Metyl amin.

  • C

    Benzyl amin.

  • D

    Anilin.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

C6H5NH2 có tên gọi là anilin

Câu 19 :

Mùi tanh của cá (đặc biệt là cá mè) chủ yếu do chất nào sau đây?

  • A

    Etylamin.

  • B

    Metylamin.

  • C

    Trimetylamin.

  • D

    Đimetylamin

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại tính chất cảu amin

Lời giải chi tiết :

Mùi tanh của cá (đặc biệt là cá mè) chủ yếu do chất trimetylamin   

Câu 20 :

Cacbohidrat (gluxit, saccarit) có công thức chung là:

  • A

    CnH2nO2.

  • B

    CnH2n+3

  • C

    Cn(H2O)m

  • D

    (RCOO)3C3H5

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Cacbohidrat (gluxit, saccarit) là hợp chất tạp chức, đa số có công thức chung là Cn(H2O)m

Câu 21 :

Công thức phân tử tổng quát của amin thơm (có 1 vòng benzen), đơn chức (các liên kết C-C ngoài vòng đều no) là

  • A

    CnH2n+3N.       

  • B

    CnH2n-5N.        

  • C

    CnH2n-1N.        

  • D

    CnH2n-7N.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Amin thơm có 1 vòng benzen → a = π + v = 3 + 1 = 4

Đơn chức : k = 1

→ CTTQ của amin là CnH2n -5N

Câu 22 :

Poli(vinyl clorua)(PVC) được điều chế từ phản ứng trùng hợp chất nào sau đây

  • A

    CH2=CH2           

  • B

    C2H5Cl  

  • C

    CH2=CHCl                                  

  • D

    CHCl=CHCl

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

PVC poli vinyl clorua có CTHH là CH2=CHCl

Câu 23 :

Công thức phân tử của triolein là

  • A

    C54H104O6

  • B

    C57H104O6

  • C

    C54H98O6

  • D

    C57H110O6

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại phần phân loại lipit

Lời giải chi tiết :

Triolein có CTCT là  (C17H33COO)3C3H5

=> CTPT: C57H104O6

Câu 24 :

Etylmetylamin và propylamin là hai

  • A

    đồng đẳng của nhau.

  • B

    đồng phân của nhau.

  • C

    amin có cùng công thức cấu tạo.

  • D

    amin không no.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Etylmetylamin : C2H5NHCH3

Propylamin : CH3CH2CH2NH2

Hai amin này có cùng công thức phân tử → là đồng phân của nhau.

Câu 25 :

Số liên kết peptit tron phân tử Ala – Gly – Ala – Gly là

  • A
    2
  • B
    1
  • C
    4
  • D
    3

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Số liên kết pepit = số mắt xích - 1

Lời giải chi tiết :

Số liên kết peptit trong phân tử Ala – Gly – Ala – Gly là 3

Câu 26 :

Axit amino axetic (H2N-CH2-COOH) không tác dụng được với dung dịch nào sau đây?

  • A
    HNO3                               
  • B
    NaNO3                              
  • C
    NaOH                       
  • D
    HCl

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Tính chất hóa học của aminoaxit.

Lời giải chi tiết :

Axit amino axetic (H2N-CH2-COOH) tác dụng được với HNO3, NaOH, HCl và không phản ứng với NaNO3.

Các PTHH:

H2N-CH2-COOH + HNO3 → HOOC-CH2-NH3NO3

H2N-CH2-COOH + NaOH → NH2-CH2-COONa + H2O

H2N-CH2-COOH + HCl → ClH3N-CH2-COOH

Câu 27 :

Hỗn hợp X gồm phenyl fomat và metyl axetat . Cho 0,08 mol hỗn hợp X phản ứng vừa đủ với 40 ml dung dịch hỗn hợp KOH 1M, NaOH 2M. Phần trăm khối lượng phenyl fomat trong X là?

  • A

    70,4%

  • B

    80,68%

  • C

    62,24%

  • D

    53,41%

Đáp án : C

Phương pháp giải :

\(0,08mol\left\{ \begin{array}{l}HCOO{C_6}{H_5}\\HCOOC{H_3}\end{array} \right. + \left\{ \begin{array}{l}NaOH:0,08mol\\KOH:0,04mol\end{array} \right.\)

=> Đặt ẩn, giải hệ phương trình

Lời giải chi tiết :

\(0,08mol\left\{ \begin{array}{l}HCOO{C_6}{H_5}\\HCOOC{H_3}\end{array} \right. + \left\{ \begin{array}{l}NaOH:0,08mol\\KOH:0,04mol\end{array} \right.\)

Gọi $\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}
{HCOO{C_6}{H_5}:xmol}\\
{HCOOC{H_3}:ymol}
\end{array}} \right.$

$\begin{array}{l}
{n_{O{H^ - }}} = 0,08 + 0,04 = 0,12\\
HCOO{C_6}{H_5} + 2O{H^ - } \to HCO{O^ - } + {C_6}{H_5}{O^ - } + {H_2}O\\
HCOOC{H_3} + O{H^ - } \to HCO{O^ - } + C{H_3}OH
\end{array}$

=> $\left\{ \begin{array}{l}
x + y = 0,08\\
2x + y = 0,12
\end{array} \right. = > \left\{ \begin{array}{l}
x = 0,04\\
y = 0,04
\end{array} \right.$

$\frac{{0,04.122}}{{0,04.122 + 0,04.74}}.100\% = 62,24\% $

Câu 28 :

Cho sơ đồ chuyển hóa sau:

C3H4O2 + NaOH  X + Y

X + H2SO4 loãng  Z + T

Biết Y và Z đều có phản ứng tráng gương. Hai chất Y, Z tương ứng là

  • A

    HCHO, CH3CHO

  • B

    HCHO, HCOOH

  • C

    CH3CHO, HCOOH

  • D

    HCOONa, CH3CHO

Đáp án : C

Phương pháp giải :

- Xem lại các phản ứng thường gặp của este và điều chế este

- Viết các phản ứng theo sơ đồ để xác định các chất

Lời giải chi tiết :

${C_3}{H_4}{O_2}:{\text{ }}HCOOCH{\text{ }} = {\text{ }}C{H_2}$

$HCOOCH{\text{ }} = {\text{ }}C{H_2} + NaOH\xrightarrow{{}}HCOONa + C{H_3}CHO$

$\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,(X)\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,(Y)$

$HCOONa + {H_2}S{O_4}{\,_{loang}}\xrightarrow{{}}HCOOH + N{a_2}S{O_4}$

$\,\,\,\,\,\,\,\,(X)\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,(Z)\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,(T)$

Câu 29 :

Cho 0,3 mol axit X đơn chức trộn với 0,25 mol ancol etylic đem thực hiện phản ứng este hóa thu được thu được 18 gam este. Tách lấy lượng ancol và axit dư cho tác dụng với Na thấy thoát ra 2,128 lít H2. Vậy công thức của axit và hiệu suất phản ứng este hóa là

  • A

    CH3COOH, H% = 68%.

  • B

    CH2=CH-COOH, H%= 78%

  • C

    CH2=CH-COOH, H% = 72%.           

  • D

    CH3COOH, H% = 72%.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Bước 1: Tính hiệu suất phản ứng:

Tìm số mol axit và ancol tham gia phản ứng.

Sd CT:  +) n(ancol+axit) dư = 2 nH2

           +) \(H\%  = \dfrac{{n\,{\,_{phan\,\,ung}}}}{{n\,{\,_{ban\,\,dau}}}}.100 = 60\% \)

Bước 2: Tìm công thức axit.

\({M_{este(RCOOC2H5)}} = {\rm{ }}{M_R} + 73{\rm{ }} = \dfrac{{{{\rm{m}}_{{\rm{es}}te}}}}{{{{\rm{n}}_{{\rm{es}}te}}}} =  > {M_R}\)

Lời giải chi tiết :

\(\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,RCOOH + {C_2}{H_5}OH  \overset {{H_2}S{O_4}} \leftrightarrows   RCOO{C_2}{H_5} + {H_2}O\)\(\begin{array}{l}\\bd(mol)\,\,0,3\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,0,25\\pu(mol)\,\,\,\,x\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,x\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,x = \dfrac{{18}}{{{M_R} + 73}}\\cb(mol)\,\,0,3 - x\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,0,25 - x\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,x\\{n_{ancol}} + {n_{axit\,\,du}} = 2{n_{H2}} = 0,19\,\,mol <  =  > (0,25 - x) + (0,3 - x) = 0,19 =  > x = 0,18\\Do\,\,{n_{ancol}} < {n_{{\rm{ax}}it}} =  > H\%  = \dfrac{{n\,{\,_{ancol\,\,\,phan\,\,ung}}}}{{n\,{\,_{ancol\,\,\,ban\,\,dau}}}}.100 = 72\% \\ =  > {M_R} = 27: - {C_2}{H_3}\\ =  > {\rm{Ax}}it:C{H_2} = CHCOOH\end{array}\)

Câu 30 :

Thủy phân hoàn toàn chất béo X trong môi trường axit, thu được axit oleic và axit stearic có tỉ lệ mol tương ứng 1 : 2. Khối lượng phân tử của X là: 

  • A

    886

  • B

    890

  • C

    884  

  • D

    888

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

M = C3H5 + (oleic – H) + 2.(stearic – H) = 41 + (282 – 1) + 2.(284 – 1) = 888g

Câu 31 :

Khi cho 0,15 mol este đơn chức X tác dụng với dung dịch NaOH (dư), sau khi phản ứng kết thúc thì lượng NaOH phản ứng là 12 gam và tổng khối lượng sản phẩm hữu cơ thu được là 29,7 gam. Số đồng phân cấu tạo của X thoả mãn các tính chất trên là

  • A

    5

  • B

    2

  • C

    4

  • D

    6

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+) So sánh nNaOH và neste => dạng của este

+) BTKL: meste = msản phẩm hữu cơ + mH2O - mNaOH 

=> Meste

=> Các CTCT thỏa mãn

Lời giải chi tiết :

${n_{NaOH}} = \dfrac{{12}}{{40}} = 0,3\,\,mol = 2{n_{{\text{es}}te}}$ → este của phenol RCOOC6H4R’

RCOOC6H4R’ +2NaOH $\xrightarrow{{}}$ RCOONa + R’C6H4ONa + H2O

meste = msản phẩm hữu cơ + mH2O - mNaOH

         = 29,7 + 0,15.18 – 12 = 20,4 g

${{\text{M}}_{{\text{es}}te}} = \dfrac{{20,4}}{{0,15}} = 136$→ C8H8O2

Câu 32 :

Đun nóng dung dịch chứa 27 gam glucozo với AgNO3/NH3 dư đến phản ứng hoàn toàn. Khối lượng kết tủa thu được là

  • A
    21,6 gam. 
  • B
    10,8 gam. 
  • C
    16,2 gam.        
  • D
    32,4 gam.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Glucozo \(\xrightarrow{AgN{{O}_{3}}/N{{H}_{3}}}\) 2Ag       

Dựa vào sơ đồ tìm mối liên hệ giữa số mol của Ag và glucozo.

Lời giải chi tiết :

nGlu = 27/180 = 0,15 mol        

Glucozo \(\xrightarrow{AgN{{O}_{3}}/N{{H}_{3}}}\) 2Ag

nAg = 2nGlu = 0,3 mol => mAg = 0,3.108 = 32,4 gam

Câu 33 :

Tính khối lượng glucozơ tạo thành khi thủy phân 1kg mùn cưa có 50% xenlulozơ. Giả thiết hiệu suất phản ứng là 80%.

  • A

    0,555kg.

  • B

    0,444kg

  • C

    0,335kg.        

  • D

    0,445kg

Đáp án : B

Phương pháp giải :

(C6H10O5)n → nC6H12O6 . Bỏ qua hệ số n để tiện tính toán

Lời giải chi tiết :

nxenlulozơphản ứng=  m : M= (1. 0,5. 0,8): 162 = 1/405 (kmol)

nglu = nxenlulozo = 1/405 (kmol) => mglu = 1/405.180 = 0,444 (kg)

Câu 34 :

Cho hỗn hợp A gồm 0,1 mol Ala và 0,15 mol axit glutamic tác dụng với 300 ml dung dịch NaOH 1M, sau phản ứng thu được dung dịch B. Lấy dung dịch B phản ứng vừa đủ với dung dịch HCl, sau phản ứng thu được dung dịch chứa m gam muối khan. Giá trị của m là

  • A
    48,875                  
  • B
    53,125                      
  • C
    45,075                         
  • D
    57,625

Đáp án : D

Phương pháp giải :

- Quy đổi hỗn hợp B thành Ala, Glu, NaOH

- Sử dụng phương pháp bảo toàn khối lượng để hoàn thành bài toán

Lời giải chi tiết :

Quy đổi hỗn hợp B thành \(\left\{ \begin{gathered}  Ala:0,1\,mol \hfill \\  \,Glu:\,0,15\,mol \hfill \\  NaOH:0,3\,mol \hfill \\\end{gathered}  \right.\)

Tóm tắt: \(B\left\{ \begin{gathered}Ala:0,1\,mol \hfill \\  \,Glu:\,0,15\,mol \hfill \\  NaOH:0,3\,mol \hfill \\\end{gathered}  \right. + HCl \to Muoi + {H_2}O\)

\({n_{HCl}} = {n_{Ala}} + {n_{Glu}} + {n_{NaOH}} = 0,1 + 0,15 + 0,3 = 0,55(mol)\)

\({n_{{H_2}O}} = {n_{NaOH}} = 0,3(mol)\)

\(BTKL \to {m_{muoi}} = {m_B} + {m_{HCl}} - {m_{{H_2}O}}\)

→ m = 0,1.89 + 0,15.147 + 0,3.40 + 0,55.36,5 - 0,3.18 = 57,625 gam

Câu 35 :

Cho chất  hữu  cơ X có  công thức phân tử C2H8O3N2 tác dụng với dung dịch NaOH, thu được chất hữu cơ đơn chức Y và các chất vô cơ. Phân tử khối của Y là

  • A

    85. 

  • B

    68. 

  • C

    45. 

  • D

    46.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

CTPT của muối tạo bởi amin no và HNO3 có dạng CnH2n+4O3N2

Lời giải chi tiết :

X (C2H8O3N2) tác dụng vói dung dịch NaOH thu được Y và chất vô cơ

→ X là muối của amin với axit vô cơ → CTCT của X là: CH3CH2NH3NO3

CH3CH2NH3NO3  + NaOH →  CH3CH2NH2 + NaNO3  + H2O

 (X)                                                  (Y)

Vậy MY = 45 g/mol

Câu 36 :

Đun nóng 0,02 mol tripeptit X có cấu trúc là Ala-Gly-Glu trong dung dịch NaOH (lấy dư), sau phản ứng hoàn toàn, khối lượng muối thu được là

  • A

    8,34 gam.

  • B

    5,67 gam.

  • C

    3,55 gam.

  • D

    7,98 gam.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

+) MAla-Gly-Glu = 89 + 75 + 147  – 2.18

+) Ala-Gly-Glu + 4NaOH → hh muối + 2H2O

+) Bảo toàn khối lượng : mmuối = mX + mNaOH – mH2O

Lời giải chi tiết :

MAla-Gly-Glu= 89 + 75 + 147  – 2.18 = 275

Ala-Gly-Glu + 4NaOH → hh muối + 2H2O

Bảo toàn khối lượng : mmuối = mX + mNaOH – mH2O = 0,02.275 + 4.0,02.40 – 2.0,02.18 = 7,98 gam

Câu 37 :

Thể tích monome (đktc) cần dùng để sản xuất 70 tấn PE (H = 80%) là

  • A

    70000 m3

  • B

    44800 m3

  • C

    67200 m3

  • D

    56000 m3

Đáp án : A

Phương pháp giải :

PTHH:   nC2H4 → (-CH2-CH2-)n

H = 80% => khối lượng C2H4 

$ \to {n_{{C_2}{H_4}}} \to \,\,{V_{{C_2}{H_4}}}$

Lời giải chi tiết :

PTHH:   nC2H4 → (-CH2-CH2-)n

H = 80% => khối lượng C2H4 là: 70.100/80 = 87,5 tấn = 87,6.106 gam

$ \to {n_{{C_2}{H_4}}} = \dfrac{{87,{{5.10}^6}}}{{28}} = 3125000\,\,mol\,\, \to \,\,{V_{{C_2}{H_4}}} = 3125000.22,4 = {70.10^6}(L) = 70000\,\,{m^3}$

Câu 38 :

Thủy phân hoàn toàn hỗn hợp E gồm 2 este X, Y đơn chức, đồng phân, mạch hở, bằng một lượng dung dịch NaOH vừa đủ thu được 13,2 gam hỗn hợp 2 muối (Z) và 7,8 gam hỗn hợp 2 ancol (chỉ hơn kém nhau 1 nguyên tử C trong phân tử). Nung Z thu 0,075 mol Na2CO3. Xác định CTCT thu gọn của X và Y:

  • A
    CH2 = CHCOOC2H5 và CH3COOCH = CHCH3
  • B
    HCOOCH2CH = CHCH3 và CH3COOCH2CH = CH2
  • C

     C2H5COOCH2CH = CH2 và CH3CH = CHCOOC2H5

  • D
    CH3COOCH2CH = CH2 và CH2 = CHCOOC2H5

Đáp án : D

Phương pháp giải :

+ Dùng công thức trung bình

+ Bảo toàn khối lượng

+ Kết hợp với đáp án đề bài đã cho để thử kết quả

Lời giải chi tiết :

Dễ dàng tính được

nNaOH = 2nNa2CO3 = 0,15 mol

\(\Rightarrow {n_{ancol}} = {n_{{\rm{muoi}}}} = {n_{este}} = {n_{NaOH}} = 0,15 \Rightarrow {\bar M_{ancol}} = \frac{{7,8}}{{0,15}} = 52{\rm{ }}\)

=> có 1 ancol là C2H5OH (1)

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng:

meste + mNaOH = mmuối + mancol

=> meste = 13,2 +7,8 - 0,15 * 40 = 15 (g)

neste = nNaOH = 0,15 (mol)

=> Meste = 100 => este có CTPT là C5H8O2  (2)

Từ (1) và (2) => CTCT của 2 este là CH3COOCH2CH = CH2 và CH2 = CHCOOC2H5

 

Câu 39 :

Hỗn hợp E gồm peptit X mạch hở tạo từ alanin và glyxin (phân tử X chứa không quá 6 liên kết peptit) và este Y tạo từ etanol và axit cacboxylic no, đơn chức. Thủy phân hoàn toàn m gam E trong dung dịch NaOH đun nóng (vừa đủ), thu được 24,2 gam hỗn hợp F gồm các muối, trong đó số mol muối của glyxin lớn hơn muối của alanin. Đốt cháy hoàn toàn F, cần dùng 20 gam oxi, thu được sản phẩm cháy gồm Na2CO3, N2, H2O và 18,7 gam CO2. % theo khối lượng của X trong E gần nhất với giá trị nào sau đây?

  • A
    77,8%. 
  • B
    74,7%. 
  • C
    82,5%. 
  • D
    87,6%.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Quy đổi hỗn hợp muối F thành HCOONa (a mol), H2N-CH2-COONa (b mol) và CH2 (c mol)

Lập hệ phương trình dựa vào các dữ kiện đề bài:

+ mF => (1)

+ nO2 => (2)

+ nCO2 => (3)

Giải hệ thu được a, b, c

Dựa vào dữ kiện số mol muối Gly lớn hơn muối của Ala và số liên kết peptit của X không quá 6 để suy ra cấu tạo phù hợp của các chất trong E.

Lời giải chi tiết :

Quy đổi hỗn hợp muối F thành HCOONa (a mol), H2N-CH2-COONa (b mol) và CH2 (c mol)

+) mF = 68a + 97b + 14c = 24,2 (1)

+) Đốt cháy F:

HCOONa + 0,5O2 → 0,5Na2CO3 + 0,5CO2 + 0,5H2O

      a      →  0,5a        →                0,5a

H2N-CH2-COONa + 2,25 O2 → 0,5Na2CO3 + 1,5CO2 + 2H2O + 0,5N2

          b            →    2,25b    →                     1,5b

CH2 + 1,5 O2 → CO2 + H2O

  c    → 1,5c   →  c

=> nO2 = 0,5a + 2,25b + 1,5c = 0,625 (2)

=> nCO2 = 0,5a + 1,5b + c = 0,425 (3)

Giải hệ trên thu được a = 0,05; b = 0,2; c = 0,1

Do nGlyNa > nAlaNa nên các muối gồm CH3COONa (0,05 mol); GlyNa (0,15 mol); AlaNa (0,05 mol)

Este là CH3COOC2H5 (0,05 mol)

Ta có: nGly : nAla = 3 : 1

Do số liên kết peptit ≤ 6 nên peptit là (Gly)3Ala (0,05 mol)

=> %mX = 74,71% gần nhất với 74,7%

Câu 40 :

Tripeptit X và tetrapeptit Y đều mạch hở. Khi thủy phân hoàn toàn hỗn hợp gồm X và Y chỉ tạo ra một amino axit duy nhất có công thức H2NCnH2nCOOH. Đốt cháy 0,05 mol Y trong oxi dư, thu được N2 và 36,3 gam hỗn hợp gồm CO2, H2O. Đốt cháy 0,01 mol X trong oxi dư, cho sản phẩm cháy vào dung dịch Ba(OH)2  dư, thu được m gam kết tủaBiết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

  • A

    11,82.

  • B

    17,73.

  • C

    23,64.

  • D

    29,55.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+) Viết CTPT của tripeptit X và tetrapeptit Y

Tripeptit X là 3(Cn+1H2n+3O2N)-2H2O

Tetrapeptit Y là 4(Cn+1H2n+3O2N)-3H2O

+) Tính số mol CO2 và H2O theo n => tính n

Lời giải chi tiết :

Vì công thức của amino axit là H2NCnH2nCOOH = Cn+1H2n+3O2N

Tripeptit X là 3(Cn+1H2n+3O2N)-2H2O = ${C_{3n + 3}}{H_{6n + 5}}{N_3}{O_4}$

Tetrapeptit Y là 4(Cn+1H2n+3O2N)-3H2O = ${C_{4n + 4}}{H_{8n + 6}}{N_4}{O_5}$

=> Đốt cháy 0,05 mol ${C_{4n + 4}}{H_{8n + 6}}{N_4}{O_5}$ thu được:

${n_{C{O_2}}} = 0,05.(4n + 4)$ mol và ${n_{{H_2}O}} = 0,05.(4n + 3)$  mol

$ \to 0,05.(4n + 4).44 + 0,05.(4n + 3).18 = 36,3 \to n = 2$

→ X là  ${C_9}{H_{17}}{N_3}{O_4}$: 0,01 mol

Bảo toàn C: nCO2 = 9.nX = 0,09 mol

=> nBaCO3 = 0,09 mol => mkết tủa = 0,09.197 = 17,73 gam

close