Đề thi học kì 1 Hóa 12 - Đề số 1

Đề bài

Câu 1 :

Thủy phân không hoàn toàn pentapeptit mạch hở: Gly-Ala-Gly-Ala-Gly có thể thu được tối đa bao nhiêu đipeptit ?

  • A

    1.

  • B

    2.

  • C

    3.

  • D

    4.

Câu 2 :

Khi đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức X, thu được 16,8 lít khí CO2; 2,8 lít khí N2 (các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn) và 20,25 gam H2O. CTPT của X là

  • A

     C4H9N.

  • B

    C3H7N.           

  • C

    C2H7N.

  • D

    C3H9N.

Câu 3 :

Đốt cháy hoàn toàn este X thu được CO2 và H2O có số mol bằng nhau, X có thể là este

  • A
    No, mạch hở, đơn chức.
  • B
    No, ba chức.
  • C
    No, mạch hở, hai chức.           
  • D
    Không no, mạch hở, đơn chức.
Câu 4 :

Thủy phân không hoàn toàn một hexapeptit X (mạch hở): Gly-Val-Gly-Val-Ala-Gly có thể thu được tối đa bao nhiêu tripetit?

  • A

    2

  • B

    4

  • C

    3

  • D

    1

Câu 5 :

Để tinh chế đường saccarozơ người ta có thể dùng hóa chất nào sau đây ?

  • A

    Cu(OH)2.           

  • B

    CO2.

  • C

    dd Ca(OH)2.

  • D

    dd Ca(OH)2, CO2, SO2

Câu 6 :

Tên gọi của polime có công thức (-CH2-CH2-)n

  • A
    poli vinyl clorua.         
  • B
    poli etilen.
  • C
    poli metyl metacrylat. 
  • D
    poli stiren.
Câu 7 :

Để tạo thành thuỷ tinh hữu cơ (plexiglas), người ta tiến hành trùng hợp

  • A

    CH2=CH–COO–CH3

  • B

    CH3–COO–CH=CH2

  • C

    CH3–COO–C(CH3)=CH2

  • D

    CH2=C(CH3)–COOCH3

Câu 8 :

Thủy phân R1COO – R – OOC – R2 trong môi trường kiềm thu được:

  • A

    2 muối và 1 ancol đơn chức

  • B

    2 ancol và 1 muối đơn chức

  • C

    1 muối và 1 ancol đa chức

  • D

    2 muối và 1 ancol đa chức

Câu 9 :

Đun nóng este CH3COOC2H5 với lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sản phẩm thu được là :

  • A

    CH3COONa và CH3OH

  • B

    CH3COONa và C2H5OH

  • C

    HCOONa và C2H5OH

  • D

    C2H5COONa và CH3OH

Câu 10 :

Hòa tan hoàn toàn 8,96 gam Fe trong dung dịch H2SO4 dư. Khối lượng muối sinh ra là

  • A

    24,32 gam.

  • B

    22,80 gam.

  • C

    32,00 gam.

  • D

    16,00 gam.

Câu 11 :

Etse X có công thức cấu tạo CH3COOCH2-C6H5 (C6H5-: phenyl). Tên gọi của X

  • A
    metyl benzoat.           
  • B
    phenyl axetat.             
  • C
    benzyl axetat
  • D
    phenyl axetic.
Câu 12 :

Glucozơ không có được tính chất nào dưới đây?

  • A

    Tính chất của nhóm andehit    

  • B

    Tính chất poliancol

  • C

    Tham gia phản ứng thủy phân            

  • D

    Lên men tạo rượu etylic

Câu 13 :

Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol este X rồi dẫn sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 20 gam kết tủa. Công thức phân tử của X là

  • A

    HCOOCH3

  • B

    HCOOC2H5

  • C

    CH3COOCH3

  • D

    CH3COOC2H5

Câu 14 :

Nhóm vật liệu nào được chế tạo từ polime thiên nhiên ?

  • A

    Tơ visco, tơ tằm

  • B

    Tơ visco, tơ tằm, cao su buna, keo dán gỗ

  • C

    Nhựa bakelit, tơ tằm, tơ axetat

  • D

    Cao su isopren, tơ visco, nilon-6,6, keo dán gỗ

Câu 15 :

Khi điện phân có màng ngăn dung dịch muối ăn bão hòa trong nước thì xảy ra hiện tượng nào trong số các hiện tượng cho dưới đây ?

  • A

    Khí oxi thoát ra ở catot và khí clo thoát ra ở anot.                

  • B

    Khí hiđro thoát ra ở catot và khí clo thoát ra ở anot.

  • C

    Kim loại natri thoát ra ở catot và khí clo thoát ra ở anot.

  • D

    Nước Gia-ven được tạo thành trong bình điện phân.

Câu 16 :

Kim loại vừa phản ứng với dung dịch HCl, vừa phản ứng với dung dịch NaOH là

  • A

    Fe.      

  • B

    Cu.     

  • C

    Al.      

  • D

    Cr.

Câu 17 :

Chất không tan được trong nước lạnh là :

  • A

    Glucozơ.

  • B

    Tinh bột.

  • C

    Saccarozơ.       

  • D

    Fructozơ.

Câu 18 :

Thủy phân este nào sau đây thu được ancol metylic?

  • A
    CH3COOC2H5.
  • B
    HCOOCH=CH2.
  • C
    HCOOC2H5.
  • D
    CH3COOCH3.
Câu 19 :

Số đồng phân đơn chức ứng với công thức phân tử C3H6O2

  • A
    1
  • B
    6
  • C
    4
  • D

    3

Câu 20 :

Ở điều kiện thích hợp, hai chất phản ứng với nhau tạo thành metyl fomat là

  • A
    HCOOH và C2H5NH2.           
  • B
    HCOOH và CH3OH.
  • C
    CH3COONa và CH3OH. 
  • D
    HCOOH và NaOH.
Câu 21 :

Hỗn hợp X gồm etyl axetat và n-propyl axetat. Đun nóng hỗn hợp X với NaOH (vừa đủ) thu được 13,12 gam muối và 8,76 gam hỗn hợp rượu Y. Vậy % khối lượng của etyl axetat trong hỗn hợp X là

  • A

    56,85%

  • B

    45,47%

  • C

    39,8%

  • D

    34,1%

Câu 22 :

Hỗn hợp X gồm alanin và axit glutamic. Cho m gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH (dư), thu được dung dịch Y chứa (m+8,8) gam muối. Mặt khác, nếu cho m gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl, thu được dung dịch Z chứa (m+10,95) gam muối. Giá trị của m là

  • A

    38,3.

  • B

    32,5.

  • C

    35,4.

  • D

    1,71.

Câu 23 :

Hai chất hữu cơ X, Y là đồng phân của nhau và có công thức phân tử là C3H7O2N. X tác dụng với NaOH thu được muối X1 có công thức phân tử là C2H4O2NNa ; Y tác dụng với NaOH thu được muối Y1 có công thức phân tử là C3H3O2Na. Tìm công thức cấu tạo của X, Y?

  • A

    X là CH3-COOH3N-CH3  và Y là CH2=CH-COONH4

  • B

    X là H2N-CH2-COOCH3  và Y là CH2=CH-COONH4

  • C

    X là H2N-CH2-COOCH3  và Y là CH3-CH2COONH4

  • D

    X là CH3-CH(NH2)-COOH và Y là CH2=CH-COONH4

Câu 24 :

Từ m gam α-amino axit X (có một nhóm –COOH và một nhóm –NH2) điều chế được m1 gam đipeptit Y. Cũng từ m gam X điều chế được m2 gam tetrapeptit Z. Đốt cháy m1 gam Y được 3,24 gam H2O. Đốt cháy m2 gam Z được 2,97 gam H2O. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là:

  • A

    3,56.

  • B

    5,34.

  • C

    4,5.

  • D

    3,0.

Câu 25 :

Thực hiện các thí nghiệm sau :

(1) Cho lượng dư kim loại Fe vào dung dịch HNO3.

(2) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch HCl.

(3) Cho lượng dư kim loại Fe vào dung dịch AgNO3.

(4) Cho lượng dư dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3.

(5) Cho dung dịch (KMnO4, H2SO4) vào dung dịch FeSO4.

(6) Cho dung dịch (K2Cr2O7, H2SO4) vào dung dịch FeSO4.

Những thí nghiệm sau khi kết thúc thu được sản phẩm muối sắt (III) là

  • A

    2, 4, 5, 6.  

  • B

    1, 2, 3, 4.       

  • C

    1, 4, 5, 6.     

  • D

    1, 3, 5, 6.

Câu 26 :

Cho các phát biểu sau:

  1. Gỉ đồng có công thức hoá học là CuCO3.Cu(OH)2.
  2. Gỉ sắt có công thức hoá học là FeO.xH2O
  3. Trong quá trình tạo thành gỉ Fe, ở catot xảy ra quá trình : O2 + 2H2O + 4e →  4OH-.
  4. Các đồ dùng bằng sắt thường bị ăn mòn do không được chế tạo từ Fe tinh khiết mà thường có lẫn các tạp chất khác.

Số phát biểu đúng là?

  • A

    1

  • B

    2

  • C

    4

  • D

    3

Câu 27 :

Cho m gam bột Fe vào dung dịch X chứa 0,1 mol Fe(NO3)3 và 0,4 mol Cu(NO3)2. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y và m gam chất rắn Z. Giá trị của m là

  • A
    28,0                              
  • B
    19,6                                         
  • C
    25,2                                      
  • D
    22,4
Câu 28 :

Cho 7,2 gam Mg tác dụng với 100 ml dung dịch X chứa Zn(NO3)2 1M và Cu(NO3)2 2M. Sau khi phản ứng kết thúc thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là :

  • A

    12,8.

  • B

    19,3.

  • C

    6,4.

  • D

    5,68.

Câu 29 :

Este hai chức X có công thức phân tử C6H10O4 được tạo từ axit và ancol đều có mạch cacbon không phân nhánh. Số công thức cấu tạo của X thỏa mãn là?

  • A

    9

  • B

    14

  • C

    12

  • D

    11

Câu 30 :

Cho sơ đồ chuyển hoá sau:

C4H6O2 + NaOH → X + Y 

X + HCl  → Z + T

Biết Y có phản ứng tráng gương và Z không tráng gương. Hai chất Y, Z tương ứng là:

  • A

    CH3CHO, CH3COOH

  • B

    HCHO, CH2=CHCOOH

  • C

    C2H5CHO, HCOOH

  • D

    HCOONa, CH3CHO

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Thủy phân không hoàn toàn pentapeptit mạch hở: Gly-Ala-Gly-Ala-Gly có thể thu được tối đa bao nhiêu đipeptit ?

  • A

    1.

  • B

    2.

  • C

    3.

  • D

    4.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Thủy phân X thu được các đipeptit là Gly-Ala, Ala-Gly

→ thu được tối đa 2 đipeptit

Câu 2 :

Khi đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức X, thu được 16,8 lít khí CO2; 2,8 lít khí N2 (các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn) và 20,25 gam H2O. CTPT của X là

  • A

     C4H9N.

  • B

    C3H7N.           

  • C

    C2H7N.

  • D

    C3H9N.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

nC = nCO2

nH = 2nH2O

nN = 2nN2

Amin đơn chức => n amin = nN

=> Số C = nCO2/namin, số H = 2nH2O/namin

Lời giải chi tiết :

Cách 1 : lập tỉ lệ mol nC : nH : nN

Theo giả thiết ta có :

\(\begin{array}{l}{n_C} = {n_{C{O_2}}} = \dfrac{{16,8}}{{22,4}} = 0,75\,\,mol;\,\,{n_H} = 2.{n_{{H_2}O}} = 2.\dfrac{{20,25}}{{18}} = 2,25\,\,mol;\,\,\\{n_N} = 2.{n_{{N_2}}} = 2.\dfrac{{2,8}}{{22,4}} = 0,25\,\,mol.\end{array}\)

\( \Rightarrow {n_C}:{n_H}:{n_N} = 0,75:2,25:0,25 = 3:9:1\)

      Vậy CTPT của X là C3H9N.

Cách 2 : bảo toàn nguyên tố N : \({n_X} = {n_N} = 2{n_{{N_2}}}\)

Đối với các amin đơn chức thì phân tử có một nguyên tử N :

Bảo toàn nguyên tử N : \({n_X} = {n_N} = 2{n_{{N_2}}} = 0,25\,\,mol\)

→ Số C trong amin =\(\dfrac{{{n_{C{O_2}}}}}{{{n_X}}} = \dfrac{{0,75}}{{0,25}} = 3\);

     Số H trong amin = \(\dfrac{{2{n_{{H_2}O}}}}{{{n_X}}} = \dfrac{{2,25}}{{0,25}} = 9\)

Vậy CTPT của X là C3H9N

Câu 3 :

Đốt cháy hoàn toàn este X thu được CO2 và H2O có số mol bằng nhau, X có thể là este

  • A
    No, mạch hở, đơn chức.
  • B
    No, ba chức.
  • C
    No, mạch hở, hai chức.           
  • D
    Không no, mạch hở, đơn chức.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Từ mối quan hệ CO2 = H2O suy ra este có độ bất bão hòa là 1, từ đó suy ra được nhận xét đúng

Lời giải chi tiết :

Đốt cháy este thu được nCO2 = nH2O → este no, mạch hở, đơn chức.

Câu 4 :

Thủy phân không hoàn toàn một hexapeptit X (mạch hở): Gly-Val-Gly-Val-Ala-Gly có thể thu được tối đa bao nhiêu tripetit?

  • A

    2

  • B

    4

  • C

    3

  • D

    1

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Thủy phân X thu được các tripeptit là : Gly-Val-Gly, Val-Gly-Val,Gly-Val-Ala, Val-Ala-Gly

(thực hiện cắt lần lượt từ trái sang phải 3 aa liền nhau, chú ý peptit trùng nhau)

Câu 5 :

Để tinh chế đường saccarozơ người ta có thể dùng hóa chất nào sau đây ?

  • A

    Cu(OH)2.           

  • B

    CO2.

  • C

    dd Ca(OH)2.

  • D

    dd Ca(OH)2, CO2, SO2

Đáp án : D

Phương pháp giải :

xem lại tính chất của saccarozơ

Lời giải chi tiết :

Dùng dd Ca(OH)2 để lọc bỏ tạp chất; dùng CO2 để loại bỏ CaCO3; dùng SO2 để tẩy màu.

Câu 6 :

Tên gọi của polime có công thức (-CH2-CH2-)n

  • A
    poli vinyl clorua.         
  • B
    poli etilen.
  • C
    poli metyl metacrylat. 
  • D
    poli stiren.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức được học về polime sgk hóa 12

Lời giải chi tiết :

Tên gọi của polime có công thức (-CH2-CH2-)n là poli etilen.

Câu 7 :

Để tạo thành thuỷ tinh hữu cơ (plexiglas), người ta tiến hành trùng hợp

  • A

    CH2=CH–COO–CH3

  • B

    CH3–COO–CH=CH2

  • C

    CH3–COO–C(CH3)=CH2

  • D

    CH2=C(CH3)–COOCH3

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Để tạo thành thủy tinh hữu cơ (plexiglas), người ta tiến hành trùng hợp CH2=C(CH3)–COOCH3 (xem lại lí thuyết vật liệu polime)

Câu 8 :

Thủy phân R1COO – R – OOC – R2 trong môi trường kiềm thu được:

  • A

    2 muối và 1 ancol đơn chức

  • B

    2 ancol và 1 muối đơn chức

  • C

    1 muối và 1 ancol đa chức

  • D

    2 muối và 1 ancol đa chức

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

R1COO – R – OOC – R2 + NaOH → R1COONa + R(OH)2 + R2COONa

Câu 9 :

Đun nóng este CH3COOC2H5 với lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sản phẩm thu được là :

  • A

    CH3COONa và CH3OH

  • B

    CH3COONa và C2H5OH

  • C

    HCOONa và C2H5OH

  • D

    C2H5COONa và CH3OH

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

CH3COOC2H5 + NaOH $\xrightarrow{{{t^o}}}$ CH3COONa + C2H5OH

Câu 10 :

Hòa tan hoàn toàn 8,96 gam Fe trong dung dịch H2SO4 dư. Khối lượng muối sinh ra là

  • A

    24,32 gam.

  • B

    22,80 gam.

  • C

    32,00 gam.

  • D

    16,00 gam.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Bảo toàn nguyên tố : nFeSO4 = nFe

Lời giải chi tiết :

nFe = 0,16 mol

Bảo toàn nguyên tố : nFeSO4 = nFe = 0,16 mol

=> mFeSO4 = 0,16.152 = 24,32 gam

Câu 11 :

Etse X có công thức cấu tạo CH3COOCH2-C6H5 (C6H5-: phenyl). Tên gọi của X

  • A
    metyl benzoat.           
  • B
    phenyl axetat.             
  • C
    benzyl axetat
  • D
    phenyl axetic.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại lý thuyết gọi tên este

Lời giải chi tiết :

Tên este = tên gốc hidrocacbon R’+ tên gốc axit ("ic" → "at")

Tên gọi của X là benzyl axetat

 

Câu 12 :

Glucozơ không có được tính chất nào dưới đây?

  • A

    Tính chất của nhóm andehit    

  • B

    Tính chất poliancol

  • C

    Tham gia phản ứng thủy phân            

  • D

    Lên men tạo rượu etylic

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Glucozơ là monnosaccarit do vậy không có phản ứng thủy phân

Câu 13 :

Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol este X rồi dẫn sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 20 gam kết tủa. Công thức phân tử của X là

  • A

    HCOOCH3

  • B

    HCOOC2H5

  • C

    CH3COOCH3

  • D

    CH3COOC2H5

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Bước 1: Tính số mol CO2.

\({n_{C{O_2}}}{\text{ }} = {\text{ }}{n_{CaC{O_3}}}\) 

Bước 2: Xác định X

+ Xác định số nguyên tử cacbon trong este X: Số nguyên tử C = \(\dfrac{{{n_{C{O_2}}}}}{{n{\,_{{\text{es}}te}}}}\)  

=> CT của X

Lời giải chi tiết :

\({n_{CaC{O_3}}} = \dfrac{{20}}{{100}} = 0,2mol\)

Do dẫn CO2 vào dd Ca(OH)2 dư nên ta có:

\(=  > {n_{C{O_2}}} = {n_{CaC{O_3}}} = 0,2mol\)

\(Số\,nguyên\,tử\,C = \dfrac{{0,2}}{{0,1}} = 2\)

=> Este là HCOOCH3

Câu 14 :

Nhóm vật liệu nào được chế tạo từ polime thiên nhiên ?

  • A

    Tơ visco, tơ tằm

  • B

    Tơ visco, tơ tằm, cao su buna, keo dán gỗ

  • C

    Nhựa bakelit, tơ tằm, tơ axetat

  • D

    Cao su isopren, tơ visco, nilon-6,6, keo dán gỗ

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết về polime

Lời giải chi tiết :

Vật liệu được chế tạo từ polime thiên nhiên là tơ visco (nguồn gốc xenlulozơ) và tơ tằm (nguồn gốc protein)

Câu 15 :

Khi điện phân có màng ngăn dung dịch muối ăn bão hòa trong nước thì xảy ra hiện tượng nào trong số các hiện tượng cho dưới đây ?

  • A

    Khí oxi thoát ra ở catot và khí clo thoát ra ở anot.                

  • B

    Khí hiđro thoát ra ở catot và khí clo thoát ra ở anot.

  • C

    Kim loại natri thoát ra ở catot và khí clo thoát ra ở anot.

  • D

    Nước Gia-ven được tạo thành trong bình điện phân.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

PTHH: 2NaCl + 2H2O $\xrightarrow{đpmn}$ 2NaOH + H2 + Cl2

=> hiện tượng: xuất hiện khí hiđro thoát ra ở catot và khí clo thoát ra ở anot

Câu 16 :

Kim loại vừa phản ứng với dung dịch HCl, vừa phản ứng với dung dịch NaOH là

  • A

    Fe.      

  • B

    Cu.     

  • C

    Al.      

  • D

    Cr.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học của các kim loại Al, Fe, Cr, Cu đã được học để chọn ra kim loại phù hợp với yêu cầu.

Lời giải chi tiết :

Al vừa phản ứng được với dd HCl và dd NaOH

3Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

Al + NaOH + H2O → NaAlO2 + 3/2H2

Câu 17 :

Chất không tan được trong nước lạnh là :

  • A

    Glucozơ.

  • B

    Tinh bột.

  • C

    Saccarozơ.       

  • D

    Fructozơ.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Chất không tan được trong nước lạnh là : Tinh bột

Câu 18 :

Thủy phân este nào sau đây thu được ancol metylic?

  • A
    CH3COOC2H5.
  • B
    HCOOCH=CH2.
  • C
    HCOOC2H5.
  • D
    CH3COOCH3.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại lý thuyết phản ứng xà phòng hóa

Lời giải chi tiết :

Este thủy phân cho sản phẩm là ancol etylic => este có dạng RCOOCH3

Câu 19 :

Số đồng phân đơn chức ứng với công thức phân tử C3H6O2

  • A
    1
  • B
    6
  • C
    4
  • D

    3

Đáp án : D

Phương pháp giải :
  • Bước 1: Tính k (tổng số liên kết π và vòng trong phân tử), tìm số liên kết π trong gốc hidrocacbon.
  • Bước 2: Viết các đồng phân của este fomat HCOOR’ (R’ mạch không nhánh, có nhánh).
  • Bước 3: Thực hiện chuyển lần lượt 1 cacbon từ gốc R’ sang gốc R cho đến khi R’ chỉ còn H thì dừng lại.
Lời giải chi tiết :

C3H6O2 có các đồng phân  là HCOOC2H5 ; CH3COOCH3; CH3 – CH2 – COOH

Câu 20 :

Ở điều kiện thích hợp, hai chất phản ứng với nhau tạo thành metyl fomat là

  • A
    HCOOH và C2H5NH2.           
  • B
    HCOOH và CH3OH.
  • C
    CH3COONa và CH3OH. 
  • D
    HCOOH và NaOH.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Từ tên của este xác định được axit và ancol tương ứng tạo nên este đó.

Lời giải chi tiết :

HCOOH + CH3OH \(\underset{{}}{\overset{{{H_2}S{O_4}dac,{t^0}}}{\longleftrightarrow}}\)  HCOOCH3 (metyl fomat)+ H2O

Câu 21 :

Hỗn hợp X gồm etyl axetat và n-propyl axetat. Đun nóng hỗn hợp X với NaOH (vừa đủ) thu được 13,12 gam muối và 8,76 gam hỗn hợp rượu Y. Vậy % khối lượng của etyl axetat trong hỗn hợp X là

  • A

    56,85%

  • B

    45,47%

  • C

    39,8%

  • D

    34,1%

Đáp án : D

Phương pháp giải :

- Viết sơ đồ phản ứng 

$\left\{ \begin{gathered}etyl{\text{ }}axetat:C{H_3}COO{C_2}{H_5}{\text{ (a mol) }} \hfill \\n - propyl{\text{ }}axetat:C{H_3}COO{C_3}{H_7}(b\,mol) \hfill \\ \end{gathered}  \right.\xrightarrow{{ + NaOH,{t^o}}}\left\{ \begin{gathered}13,12g\,C{H_3}COONa:(a + b)\,mol \hfill \\8,76g\left\{ \begin{gathered}{C_2}{H_5}OH:a\,mol \hfill \\{C_3}{H_7}OH:b\,mol \hfill \\ \end{gathered}  \right. \hfill \\ \end{gathered}  \right.$

- Lập hệ pt tính 

Lời giải chi tiết :

\(\left\{ \begin{gathered}etyl{\text{ }}axetat:C{H_3}COO{C_2}{H_5}{\text{ (a mol) }} \hfill \\n - propyl{\text{ }}axetat:C{H_3}COO{C_3}{H_7}(b\,mol) \hfill \\ \end{gathered}  \right.\xrightarrow{{ + NaOH,{t^o}}}\left\{ \begin{gathered}13,12g\,C{H_3}COONa:(a + b)\,mol \hfill \\8,76g\left\{ \begin{gathered}{C_2}{H_5}OH:a\,mol \hfill \\{C_3}{H_7}OH:b\,mol \hfill \\ \end{gathered}  \right. \hfill \\ \end{gathered}  \right.\)

lập hpt: \(\left\{ \begin{gathered}82a + 82b = 13,12 \hfill \\46a + 60b = 8,76 \hfill \\ \end{gathered}  \right. \to \left\{ \begin{gathered}a = 0,06 \hfill \\b = 0,1 \hfill \\ \end{gathered}  \right.\)

%CH3COOC2H5 = \(\dfrac{{0,06.88}}{{0,06.88 + 0,1.102}}\)  × 100% = 34,1%.

Câu 22 :

Hỗn hợp X gồm alanin và axit glutamic. Cho m gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH (dư), thu được dung dịch Y chứa (m+8,8) gam muối. Mặt khác, nếu cho m gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl, thu được dung dịch Z chứa (m+10,95) gam muối. Giá trị của m là

  • A

    38,3.

  • B

    32,5.

  • C

    35,4.

  • D

    1,71.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

X tác dụng với dung dịch NaOH dư : nCOOH = \(\dfrac{{{m_{m'}} - {m_{aa}}}}{{22}}\)

BTKL:  maa + mHCl = mmuối

nNH2 = nHCl

+Glu : x mol và aa (R(COOH)(NH2)): y mol

Luôn có nHCl = x + y và nNaOH = x + 2y

Lời giải chi tiết :

Gọi nalanin = x mol; naxit glutamic = y mol

X tác dụng với dung dịch NaOH dư : nCOOH = \(\frac{{{m_{m'}} - {m_{aa}}}}{{22}}\)

→ x + 2y = \(\frac{{m + 8,8 - m}}{{22}}\)= 0,4  (1)

X tác dụng với dung dịch HCl :

BTKL:  maa + mHCl = mmuối→ mHCl = m + 10,95 – m = 10,95 → nHCl = 0,3 mol

→ nNH2 = nHCl = 0,3

→ x + y = 0,3  (2)

Từ (1) và (2) → x = 0,2;  y = 0,1

→ m = malanin + maxit glutamic = 0,2.89 + 0,1.147 = 32,5 gam

Câu 23 :

Hai chất hữu cơ X, Y là đồng phân của nhau và có công thức phân tử là C3H7O2N. X tác dụng với NaOH thu được muối X1 có công thức phân tử là C2H4O2NNa ; Y tác dụng với NaOH thu được muối Y1 có công thức phân tử là C3H3O2Na. Tìm công thức cấu tạo của X, Y?

  • A

    X là CH3-COOH3N-CH3  và Y là CH2=CH-COONH4

  • B

    X là H2N-CH2-COOCH3  và Y là CH2=CH-COONH4

  • C

    X là H2N-CH2-COOCH3  và Y là CH3-CH2COONH4

  • D

    X là CH3-CH(NH2)-COOH và Y là CH2=CH-COONH4

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Khi X + NaOH => thay thế 1 gốc CH3 thành 1 gốc Na => X là H2N-CH2-COOCH3

Khi Y + NaOH => thay thế 1 gốc NH4 thành 1 gốc Na => Y là CH3-CH2-COONH4

Câu 24 :

Từ m gam α-amino axit X (có một nhóm –COOH và một nhóm –NH2) điều chế được m1 gam đipeptit Y. Cũng từ m gam X điều chế được m2 gam tetrapeptit Z. Đốt cháy m1 gam Y được 3,24 gam H2O. Đốt cháy m2 gam Z được 2,97 gam H2O. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là:

  • A

    3,56.

  • B

    5,34.

  • C

    4,5.

  • D

    3,0.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Phương pháp

Sơ đồ phản ứng:

2X → X2 + H2O

a                   0,5a

4X → X4 + 3H2O

a                   0,75a

Tính a dựa vào bảo toàn nguyên tố H: 0,5a + 0,18 = 0,75a + 0,165

X : CnH2n+1NO2 → X2: C2nH4nN2O3 => tính n dựa vào số mol H2O

Lời giải chi tiết :

2X → X2 + H2O

a                 0,5a

4X → X4 + 3H2O

a                   0,75a

BTNT H: 0,5a + 0,18 = 0,75a + 0,165 → a = 0,06 mol

X : CnH2n+1NO2 → X2: C2nH4nN2O3

=> mH2O = 0,03.2n = 0,18  => n = 3

=> m = 0,06.(14.3 + 47) = 5,34 gam

Câu 25 :

Thực hiện các thí nghiệm sau :

(1) Cho lượng dư kim loại Fe vào dung dịch HNO3.

(2) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch HCl.

(3) Cho lượng dư kim loại Fe vào dung dịch AgNO3.

(4) Cho lượng dư dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3.

(5) Cho dung dịch (KMnO4, H2SO4) vào dung dịch FeSO4.

(6) Cho dung dịch (K2Cr2O7, H2SO4) vào dung dịch FeSO4.

Những thí nghiệm sau khi kết thúc thu được sản phẩm muối sắt (III) là

  • A

    2, 4, 5, 6.  

  • B

    1, 2, 3, 4.       

  • C

    1, 4, 5, 6.     

  • D

    1, 3, 5, 6.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Phương trình phản ứng :

(1) 3Fe + 8HNO3 → 3Fe(NO3)2 + NO + H2O

(2) $3F{{e}^{2+}}+4{{H}^{+}}+NO_{3}^{-}\xrightarrow{{}}\,\,3F{{e}^{3+}}+\,\,NO\,\,+\,\,2{{H}_{2}}O$

 (3) Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag

(4) Fe(NO3)2 + AgNO3 → Fe(NO3)3 + Ag

(5) 10FeSO4 + 2KMnO4 + 8H2SO4 → 5Fe2(SO4)3 + K2SO4 + 2MnSO4 + 8H2O

(6) 6FeSO4 + K2Cr2O7 + 7H2SO4 → 3Fe2(SO4)3 + K2SO4 + Cr2(SO4)3 + 7H2O

→ những thí nghiệm sau khi kết thúc thu được sản phẩm muối sắt (III) là (2), (4), (5), (6).

 

Câu 26 :

Cho các phát biểu sau:

  1. Gỉ đồng có công thức hoá học là CuCO3.Cu(OH)2.
  2. Gỉ sắt có công thức hoá học là FeO.xH2O
  3. Trong quá trình tạo thành gỉ Fe, ở catot xảy ra quá trình : O2 + 2H2O + 4e →  4OH-.
  4. Các đồ dùng bằng sắt thường bị ăn mòn do không được chế tạo từ Fe tinh khiết mà thường có lẫn các tạp chất khác.

Số phát biểu đúng là?

  • A

    1

  • B

    2

  • C

    4

  • D

    3

Đáp án : D

Phương pháp giải :

xem lại lí thuyết ăn mòn kim loại

Lời giải chi tiết :
  1. đúng (SGK lớp 12 nâng cao - trang 210).
  2. sai vì gỉ sắt có công thức hoá học là Fe2O3.xH2O.
  3. đúng vì ở cực dương (catot) xảy ra quá trình :O2 + 2H2O + 4e → 4OH- (SGK lớp 12 nâng cao – trang 134).
  4. đúng
Câu 27 :

Cho m gam bột Fe vào dung dịch X chứa 0,1 mol Fe(NO3)3 và 0,4 mol Cu(NO3)2. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y và m gam chất rắn Z. Giá trị của m là

  • A
    28,0                              
  • B
    19,6                                         
  • C
    25,2                                      
  • D
    22,4

Đáp án : D

Phương pháp giải :

PTHH : Fe + 2Fe(NO3)3 → 3Fe(NO3)2

             Fe + Cu(NO3n ứng + mCu → nFe phản ứng)2 → Fe(NO3)2 + Cu

mrắn Z  = m – mFe phả

Lời giải chi tiết :

PTHH : Fe + 2Fe(NO3)3 → 3Fe(NO3)2

             Fe + Cu(NO3)2 → Fe(NO3)2 + Cu

Vì khối lượng rắn không đổi sau phản ứng nên xảy ra cả 2 phản ứng

Đặt nCu tạo thành  = x mol

 Ta có mrắn Z  = m – mFe phản ứng + mCu = m – 56.(0,05 + x) + 64x = m → x = 0,35 mol → phản ứng dư Cu(NO3)2

→ Fe phản ứng hết

→ m =  56.(0,35 + 0,05) = 22,4 g

Câu 28 :

Cho 7,2 gam Mg tác dụng với 100 ml dung dịch X chứa Zn(NO3)2 1M và Cu(NO3)2 2M. Sau khi phản ứng kết thúc thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là :

  • A

    12,8.

  • B

    19,3.

  • C

    6,4.

  • D

    5,68.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

neMg cho tối đa = 0,3.2 = 0,6 mol

ne Cu2+ nhận = 0,4 mol;  ne Zn2+ nhận =  0,2 mol => ne nhận tối đa = 0,4 + 0,2 = 0,6 mol

Ta thấy ne cho tối đa = ne nhận tối đa = 0,6 mol => Mg phản ứng vừa đủ với Cu2+ và Zn2+

Lời giải chi tiết :

nMg = 0,3 mol;  nZn(NO3)2 = 0,1 mol;  nCu(NO3)2 = 0,2 mol

neMg cho tối đa = 0,3.2 = 0,6 mol

ne Cu2+ nhận = 0,2.2 = 0,4 mol;  ne Zn2+ nhận =  0,2 mol => ne nhận tối đa = 0,4 + 0,2 = 0,6 mol

Ta thấy ne cho tối đa = ne nhận tối đa = 0,6 mol => Mg phản ứng vừa đủ với Cu2+ và Zn2+

=> chất rắn thu được gồm Cu (0,2 mol) và Zn (0,1mol)

=> m = 19,3 gam

Câu 29 :

Este hai chức X có công thức phân tử C6H10O4 được tạo từ axit và ancol đều có mạch cacbon không phân nhánh. Số công thức cấu tạo của X thỏa mãn là?

  • A

    9

  • B

    14

  • C

    12

  • D

    11

Đáp án : B

Phương pháp giải :

- Tính $k = \dfrac{{2 + 2x - y}}{2}$

- Xác định các trường hợp có thể có của este 2 chức: ${\left( {\overline R COO} \right)_2}R'{\text{ }}$ hoặc $R{\left( {COO\overline {R'} } \right)_2}$  

- Viết đồng phân ứng với mỗi trường hợp

Lời giải chi tiết :

\(k = \dfrac{{2{\text{x}} + 2 - y}}{2} = \dfrac{{6.2 + 2 - 10}}{2} = 2 \to \)

este no, 2 chức

- Este tạo bởi axit cacbõylic 2 chức và ancol đơn chức

+ CH3OOC-COOCH2CH2CH3

+ CH3OOC-COOCH(CH3)2

+ CH3CH2OOC-COOCH2CH3

+ CH3OOC-CH2-COOCH2CH3

+ CH3OOC-CH­2CH2-COOCH3

- Este tạo bởi ancol 2 chức và axit cacboxylic đơn chức

+ (CH3COO)2C2H4

+ HCOOC2H4OOCC2H5

Vậy có tất cả 14 đồng phân

Câu 30 :

Cho sơ đồ chuyển hoá sau:

C4H6O2 + NaOH → X + Y 

X + HCl  → Z + T

Biết Y có phản ứng tráng gương và Z không tráng gương. Hai chất Y, Z tương ứng là:

  • A

    CH3CHO, CH3COOH

  • B

    HCHO, CH2=CHCOOH

  • C

    C2H5CHO, HCOOH

  • D

    HCOONa, CH3CHO

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+) Biện luận dựa vào các dữ kiện => Công thức este

Lời giải chi tiết :

Z không tráng gương => Z không là HCOOH

Y có phản ứng tráng gương => Y là anđehit

C4H6O2 :CH3COOCH = CH2

X : CH3COONa

Y : CH3CHO

Z : CH3COOH

T : Na2SO4

close