Đề thi học kì 1 Địa lí 9 - Đề số 1

Tổng hợp đề thi giữa kì 2 lớp 9 tất cả các môn

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa - GDCD

Đề bài

Câu 1 :

Kết quả của công cuộc Đổi mới đã tác động như thế nào đến nền kinh tế nước ta?

  • A

    Nền kinh tế phát triển chậm, thiếu ổn định, lạm phát gia tăng.

  • B

    Thu hút đầu tư nước ngoài, tạo việc làm cho người lao động.

  • C

    Phụ thuộc chặt chẽ vào nước ngoài, gia tăng lạm phát.

  • D

    Thoát khỏi khủng hoảng, từng bước ổn định và phát triển.

Câu 2 :

Không thuộc nhóm dịch vụ tiêu dùng là

  • A

    Thương nghiệp, dịch vụ sửa chữa.

  • B

    Khách sạn, nhà hàng.

  • C

    Giao thông vận tải.

  • D

    Dịch vụ cá nhân và cộng đồng.

Câu 3 :

Lao động nước ta có trở ngại lớn về

  • A

    tính sáng tạo.

  • B

    kinh nghiệm sản xuất.

  • C

    khả năng thích ứng với thị trường.

  • D

    thể lực và trình độ chuyên môn.

Câu 4 :

Đâu không phải là tác động tích cực của công nghiệp chế biến đến hoạt động sản xuất nông nghiệp nước ta?

  • A

    Ổn định và phát triển các vùng chuyên canh.

  • B

    Nâng cao hiệu quả sản xuất.

  • C

    Tăng sức cạnh trang hàng nông sản.

  • D

    Thay đổi cơ cấu mùa vụ.

Câu 5 :

Phát triển nghề rừng theo hướng nông – lâm kết hợp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ có ý nghĩa lớn về môi trường là

  • A

    Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

  • B

    Đem lại mặt hàng xuất khẩu có giá trị.

  • C

    Hạn chế thiên tai lũ lụt, sạt lở đất; điều hòa khí hậu.

  • D

    Tạo việc làm, nâng cao đời sống người dân.

Câu 6 :

Cây lương thực ở nước ta bao gồm

  • A

    lúa, ngô, khoai, sắn.

  • B

    lạc, khoai, sắn, mía.

  • C

    lúa, ngô, đậu tương, lạc.

  • D

    mía, đậu tương, khoai, sắn.

Câu 7 :

Một trong những đặc điểm nổi bật về địa hình ở Tây Nguyên là

  • A

    địa hình núi cao bị cắt xẻ mạnh.

  • B

    địa hình cao nguyên badan xếp tầng.

  • C

    địa hình núi xen kẽ với đồng bằng.

  • D

    địa hình cao nguyên đá vôi bằng phẳng.

Câu 8 :

Hai trung tâm thưong mại, dịch vụ lớn và đa dạng nhất nước ta là

  • A

    Hà Nội, Hải Phòng.

  • B

    Hà Nội, Đà Nẵng.

  • C

    Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh.

  • D

    Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh.

Câu 9 :

Các dạng địa hình từ tây sang đông của vùng Bắc Trung Bộ là

  • A

    núi, cao nguyên, đồng bằng, biển, hải đảo.

  • B

    núi, gò đồi, đồng bằng, biển, hải đảo.

  • C

    biển, đồng bằng, gò đồi, núi, hải đảo.

  • D

    biển, đồng bằng, núi, gò đồi, hải đảo.

Câu 10 :

Các ngành công nghiệp quan trọng hàng đầu ở Bắc Trung Bộ là

  • A

    khai khoáng và cơ khí.

  • B

    khai khoáng và sản xuất vật liệu xây dựng.

  • C

    chế biến lâm sản và sản xuất hàng tiêu dùng.

  • D

    cơ khí và sản xuất vật liệu xây dựng.

Câu 11 :

Hiện nay, sản xuất công nghiệp của Tây Nguyên được đẩy mạnh là nhờ

  • A

    phát triển vùng chuyên canh, ổn định nguồn nguyên liệu.

  • B

    tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng, mở rộng thị trường.

  • C

    tăng cường hợp tác quốc tế, thu hút đầu tư nước ngoài.

  • D

    đẩy mạnh phát triển thủy điện, đảm bảo đủ năng lượng cho sản xuất.

Câu 12 :

Đâu không phải là tác động tiêu cực của tập quán du canh, du cư ở khu vực miền núi nước ta là

  • A

    Làm suy giảm diện tích rừng.

  • B

    Gia tăng diện tích đất hoang hóa và đồi núi trọc ở vùng núi.

  • C

    Mở rộng diện tích đất sản xuất góp phần nâng cao độ phì của đất.

  • D

    Làm mất nơi cư trú của nhiều loài sinh vật.

Câu 13 :

Cửa ngõ biển quan trọng của đồng bằng sông Hồng hướng ra vịnh Bắc Bộ là

  • A

    Hà Nội.

  • B

    Hải Phòng.

  • C

    Thái Bình.

  • D

    Nam Định.

Câu 14 :

Các loại khoáng sản nhiên liệu là cơ sở để phát triển ngành công nghiệp

  • A

    sản xuất hàng vật liệu xây dựng.

  • B

    chế biến thực phẩm.

  • C

    sản xuất hàng tiêu dùng.

  • D

    năng lượng.

Câu 15 :

Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ?

  • A

    Hải Dương.

  • B

    Hưng Yên.

  • C

    Vĩnh Phúc.

  • D

    Nam Định.

Câu 16 :

Thế mạnh tự nhiên tạo cho đồng bằng sông Hồng có khả năng phát triển mạnh cây vụ đông là

  • A

    đất phù sa màu mỡ.

  • B

    nguồn nước mặt phong phú.

  • C

    có mùa đông lạnh.

  • D

    địa hình bằng phẳng.

Câu 17 :

Địa bàn thuận lợi nhất cho việc xây dựng các khu công nghiệp và đô thị ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là

  • A

    các tỉnh biên giới.

  • B

    trung du Bắc Bộ.

  • C

    tiểu vùng Tây Bắc.

  • D

    miền núi Bắc Bộ.

Câu 18 :

Ý nghĩa của việc phát triển thủy điện ở Trung du và miền núi Bắc Bộ không phải

  • A

    góp phần phát triển kinh tế - xã hội của vùng.

  • B

    kiểm soát lũ cho Đồng bằng sông Hồng.

  • C

    phát triển du lịch.

  • D

    nuôi trồng thủy sản nước mặn.

Câu 19 :

Loại đất nào sau đây ở Tây Nguyên chiếm diện tích lớn nhất nước ta

  • A

    Đất feralit.

  • B

    Đất phù sa.

  • C

    Đất badan.

  • D

    Đất xám phù sa cổ.

Câu 20 :

Các cây công nghiệp hàng năm quan trọng của vùng Bắc Trung Bộ là

  • A

    mía, đỗ tương.

  • B

    lạc, vừng.

  • C

    bông, đay.

  • D

    đay, thuốc lá.

Câu 21 :

Trục đường xuyên quốc gia có ý nghĩa thúc đẩy sự  phát triển kinh tế  -  xã hội dải đất phía Tây của nước ta là

  • A

    đường 14

  • B

    đường Hồ Chí Minh

  • C

    đường 15

  • D

    quốc lộ 1A

Câu 22 :

Đặc điểm nào của tài nguyên khoáng sản là cơ sở để nước ta phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm.

  • A

    Phân bố rộng khắp.

  • B

    Chủng loại đa dạng.

  • C

    Chât lượng tốt.

  • D

    Trữ lượng lớn.

Câu 23 :

Hai quần đảo xa bờ thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là

  • A

    Hoàng Sa, Trường Sa.

  • B

    Trường Sa, Côn Sơn.

  • C

    Hoàng Sa, Phú Quốc.

  • D

    Côn Sơn, Bạch Long Vĩ.

Câu 24 :

Nội dung nào sau đây không thể hiện quá trình đô thị hóa ở nước ta

  • A

    Mở rộng quy mô các thành phố.

  • B

    Phổ biến rộng rãi lối sống thành thị.

  • C

    Số dân thành thị tăng nhanh.

  • D

    Tỉ lệ dân nông thôn có xu hướng tăng.

Câu 25 :

Ý nào sau đây không phải là thế mạnh nổi bật của lao động nông thôn ở nước ta:

  • A

    nhiều kinh nghiệm.

  • B

    phẩm chất cần cù.

  • C

    số lượng đông.

  • D

    trình độ cao.

Câu 26 :

Đâu không phải là đặc điểm của ngành công nghiệp trọng điểm?

  • A

    Đòi hỏi nguồn lao động có trình độ kĩ thuật rất cao.

  • B

    Chiếm tỉ trọng cao trong giá trị sản xuất công nghiệp.

  • C

    Phát triển dựa trên thế mạnh về tài nguyên, lao động.

  • D

    Thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Câu 27 :

Ý nào sau đây không đúng về nghề cá ở duyên hải Nam Trung Bộ?

  • A

    Mực, tôm, cá đông lạnh là các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu.

  • B

    Chiếm hơn ¼ giá trị thủy sản khai thác của cả nước.

  • C

    Có nhiều bãi tôm, bãi cá lớn tập trung ở các ngư trường.

  • D

    Cá biển chiếm sản lượng nhỏ trong tổng sản lượng thủy sản.

Câu 28 :

Trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, chiếm số dân đông nhất là dân tộc

  • A

    Kinh.

  • B

    Tày.

  • C

    Thái.

  • D

    Chăm.

Câu 29 :

Đâu không phải là vai trò của việc đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội đối với các dân tộc ở vùng miền núi nước ta:

  • A

    Nâng cao đời sống đồng bào các dân tộc ở miền núi.

  • B

    Tăng cường hoạt động du canh, du cư của các dân tộc ít người.

  • C

    Củng cố an ninh quốc phòng vùng biên giới.

  • D

    Bảo vệ rừng và làm giảm diện tích đất hoang đồi núi trọc.

Câu 30 :

Khu vực nông thôn có tỉ lệ dân số lớn hơn khu vực thành thị vì

  • A

    có diện tích rộng lớn, đặc biệt là đất ở.

  • B

    có môi trường sống trong lành hơn.

  • C

    hoạt động nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo, thu hút nhiều lao động.

  • D

    tập trung tài nguyên thiên nhiên còn giàu có (rừng, khoáng sản).

Câu 31 :

Sự kiện lớn diễn ra vào những năm đầu của thế kỉ XXI, đánh dấu thành công to lớn trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta là

  • A

    Bình thường hóa quan hệ với Hoa Kì.

  • B

    Gia nhập ASEAN.

  • C

    Gia nhập WTO.

  • D

    Trở thành thành viên của liên hiệp quốc.

Câu 32 :

Tỉ trọng của khu vực nông, lâm, ngư nghiệp trong cơ cấu GDP giảm và chiếm tỉ trọng thấp nhất chứng tỏ

  • A

    Nông, lâm, ngư nghiệp có vị trí không quan trọng trong nền kinh tế nước ta.

  • B

    Nước ta đã hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

  • C

    Nước ta đang chuyển từng bước từ nông nghiệp sang công nghiệp.

  • D

    Nước ta đang rơi vào tình trạng khủng hoảng kinh tế.

Câu 33 :

Đâu không phải là nhân tố khiến Đồng bằng sông Cửu Long có ngành nuôi trồng thủy sản phát triển nhất:

  • A

    Các ngư trường lớn với nhiều bãi tôm bãi cá.

  • B

    Nhiều vùng trũng ngập nước, bãi triều, rừng ngập mặn, sông ngòi, kênh rạch chằng chịt.

  • C

    Thị trường tiêu thụ rộng lớn và ổn định.

  • D

    Lao động dồi dào có nhiều kinh nghiệm nuôi trồng thủy sản.

Câu 34 :

Các hoạt động dịch vụ của nước ta phân bố không đều nguyên nhân do

  • A

    Dân cư nước ta phân bố không đều, trình độ kinh tế chênh lệch giữa các vùng.

  • B

    Sự phân bố tài nguyên thiên nhiên không đồng đều trên khắp lãnh thổ.

  • C

    Đồng bằng địa hình bằng phẳng, dễ dàng giao lưu; miền núi hiểm trở, giao thông khó khăn.

  • D

    Cơ sở vật chất - kĩ thuật, cơ sở hạ tầng phát triển không đồng bộ.

Câu 35 :

Trung du và miền núi Bắc Bộ có nguồn thủy năng lớn là do

  • A

    Mạng lưới sông ngòi dày đặc.

  • B

    Đồi núi cao, mặt bằng rộng, mưa nhiều.

  • C

    Địa hình dốc và có nhiều sông lớn.

  • D

    Địa hình dốc, nhiều thác ghềnh, nhiều phù sa.

Câu 36 :

Để hạn chế nạn cát bay, cát chảy ở Bắc Trung Bộ, cần tiến hành

  • A

    Trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn.

  • B

    Trồng rừng phi lao chắn cát ven biển.

  • C

    Đẩy mạnh phát triển mô hình nông – lâm kết hợp.

  • D

    Xây dựng hệ thống đê biển.

Câu 37 :

Có thể trồng cây công nghiệp cận nhiệt như chè ở Tây Nguyên là do

  • A

    có nhiều hồ đầm đảm bảo nước tưới.

  • B

    có các cao nguyên trên 1000m.

  • C

    đất badan thích hợp với cây chè.

  • D

    ở đây không có gió mùa Đông Bắc.

Câu 38 :

Trong cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế, lao động trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng tăng lên nhanh, nguyên nhân chủ yếu do

  • A

    Hội nhập, hợp tác kinh tế quốc tế và khu vực.

  • B

    Nâng cao chất lượng nguồn lao động.

  • C

    Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần.

  • D

    Chính sách công nghiệp hóa – hiện đại hóa.

Câu 39 :

Duyên hải Nam Trung Bộ phát triển mạnh nghề làm muối chủ yếu vì

  • A

    biển có độ mặn cao nhất cả nước.

  • B

    lượng mưa rất ít, vị trí sát biển.

  • C

    khí hậu khô ráo quanh năm, lượng mưa rất thấp, ít cửa sông.

  • D

    nhu cầu tiêu thụ muối lớn cho chế biến thủy sản đông lạnh.

Câu 40 :

Ở nước ta, chăn nuôi chiếm tỉ trọng thấp trong nông nghiệp nguyên nhân chủ yếu do

  • A

    Nước ta có khí hậu thất thường, nhiều thiên tai nên chăn nuôi khó phát triển.

  • B

    Không có nhiều đồng cỏ, nguồn thức ăn còn thiếu.

  • C

    Giống gia súc, gia cầm cho năng suất cao còn ít, chất lượng thấp.

  • D

    Cơ sở vật chất cho chăn nuôi còn yếu kém.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Kết quả của công cuộc Đổi mới đã tác động như thế nào đến nền kinh tế nước ta?

  • A

    Nền kinh tế phát triển chậm, thiếu ổn định, lạm phát gia tăng.

  • B

    Thu hút đầu tư nước ngoài, tạo việc làm cho người lao động.

  • C

    Phụ thuộc chặt chẽ vào nước ngoài, gia tăng lạm phát.

  • D

    Thoát khỏi khủng hoảng, từng bước ổn định và phát triển.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Công cuộc Đổi mới nền kinh tế đã giúp nước ta thoát khỏi khủng hoảng, từng bước ổn định và phát triển.

Câu 2 :

Không thuộc nhóm dịch vụ tiêu dùng là

  • A

    Thương nghiệp, dịch vụ sửa chữa.

  • B

    Khách sạn, nhà hàng.

  • C

    Giao thông vận tải.

  • D

    Dịch vụ cá nhân và cộng đồng.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Không thuộc nhóm dịch vụ tiêu dùng là giao thông vận tải. Giảo thông vận tải thuộc dịch vụ sản xuất.

Câu 3 :

Lao động nước ta có trở ngại lớn về

  • A

    tính sáng tạo.

  • B

    kinh nghiệm sản xuất.

  • C

    khả năng thích ứng với thị trường.

  • D

    thể lực và trình độ chuyên môn.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Nguồn lao động nước ta còn hạn chế về thể lực và trình độ chuyên môn.

Câu 4 :

Đâu không phải là tác động tích cực của công nghiệp chế biến đến hoạt động sản xuất nông nghiệp nước ta?

  • A

    Ổn định và phát triển các vùng chuyên canh.

  • B

    Nâng cao hiệu quả sản xuất.

  • C

    Tăng sức cạnh trang hàng nông sản.

  • D

    Thay đổi cơ cấu mùa vụ.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Công nghiệp chế biến nước ta sử dụng nguyên liệu chủ yếu của ngành nông nghiệp vì vậy sẽ giúp ổn định và phát triển các vùng chuyên canh, việc áp dụng khoa học kĩ thuật, công nghệ vào quy trình sản xuất, chế biễn sẽ tạo ra nhiều mặt hàng có giá trị, nâng cao chất lượng nông sản => nâng cao hiệu quả sản xuất và tăng sức cạnh tranh hàng nông sản.

=> Nhận xét A, B, C đúng

-  Việc thay đổi cơ cấu mùa vụ phụ thuộc chủ yếu vào sự phân hóa khí hậu và các điều kiện đất trồng. Công nghiệp chế biến không ảnh hưởng đến cơ cấu mùa vụ,

Câu 5 :

Phát triển nghề rừng theo hướng nông – lâm kết hợp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ có ý nghĩa lớn về môi trường là

  • A

    Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

  • B

    Đem lại mặt hàng xuất khẩu có giá trị.

  • C

    Hạn chế thiên tai lũ lụt, sạt lở đất; điều hòa khí hậu.

  • D

    Tạo việc làm, nâng cao đời sống người dân.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xác định từ khóa “ý nghĩa môi trường”

Lời giải chi tiết :

Phát triển nghề rừng theo hướng nông – lâm kết hợp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ có ý nghĩa quan trọng về mặt môi trường là: phủ xanh đất trống đồi núi trọc, góp phần hạn chế các thiên tai lũ lụt, sạt lở đất đai khi có mưa lớn, bảo vệ nguồn nước ngầm, rừng còn là lá phổi xanh có tác dụng điều hòa khí hậu, cân bằng môi trường sinh thái.

Câu 6 :

Cây lương thực ở nước ta bao gồm

  • A

    lúa, ngô, khoai, sắn.

  • B

    lạc, khoai, sắn, mía.

  • C

    lúa, ngô, đậu tương, lạc.

  • D

    mía, đậu tương, khoai, sắn.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Cây lương thực ở nước ta bao gồm: lúa, ngô, khoai, sắn.

Câu 7 :

Một trong những đặc điểm nổi bật về địa hình ở Tây Nguyên là

  • A

    địa hình núi cao bị cắt xẻ mạnh.

  • B

    địa hình cao nguyên badan xếp tầng.

  • C

    địa hình núi xen kẽ với đồng bằng.

  • D

    địa hình cao nguyên đá vôi bằng phẳng.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Ở Tây Nguyên địa hình chủ yếu là bề mặt các cao nguyên xếp tầng rộng lớn, khá bằng phẳng -> thuận lợi cho hình thành các vùng quy canh quy mô lớn.

Câu 8 :

Hai trung tâm thưong mại, dịch vụ lớn và đa dạng nhất nước ta là

  • A

    Hà Nội, Hải Phòng.

  • B

    Hà Nội, Đà Nẵng.

  • C

    Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh.

  • D

    Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Hai trung tâm thưong mại, dịch vụ lớn và đa dạng nhất nước ta là Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh.

Câu 9 :

Các dạng địa hình từ tây sang đông của vùng Bắc Trung Bộ là

  • A

    núi, cao nguyên, đồng bằng, biển, hải đảo.

  • B

    núi, gò đồi, đồng bằng, biển, hải đảo.

  • C

    biển, đồng bằng, gò đồi, núi, hải đảo.

  • D

    biển, đồng bằng, núi, gò đồi, hải đảo.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Ở Bắc Trung Bộ, từ tây sang đông tỉnh nào cũng có: núi, gò đồi, đồng bằng, biển, hải đảo -> mỗi dạng địa hình mang lại những thế mạnh kinh tế khác nhau cho vùng.

Câu 10 :

Các ngành công nghiệp quan trọng hàng đầu ở Bắc Trung Bộ là

  • A

    khai khoáng và cơ khí.

  • B

    khai khoáng và sản xuất vật liệu xây dựng.

  • C

    chế biến lâm sản và sản xuất hàng tiêu dùng.

  • D

    cơ khí và sản xuất vật liệu xây dựng.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Các ngành công nghiệp quan trọng hàng đầu ở Bắc Trung Bộ là khai khoáng và sản xuất vật liệu xây dựng.

Câu 11 :

Hiện nay, sản xuất công nghiệp của Tây Nguyên được đẩy mạnh là nhờ

  • A

    phát triển vùng chuyên canh, ổn định nguồn nguyên liệu.

  • B

    tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng, mở rộng thị trường.

  • C

    tăng cường hợp tác quốc tế, thu hút đầu tư nước ngoài.

  • D

    đẩy mạnh phát triển thủy điện, đảm bảo đủ năng lượng cho sản xuất.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Hiện nay, sản xuất công nghiệp của Tây Nguyên được đẩy mạnh là nhờ tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng, mở rộng thị trường.

Câu 12 :

Đâu không phải là tác động tiêu cực của tập quán du canh, du cư ở khu vực miền núi nước ta là

  • A

    Làm suy giảm diện tích rừng.

  • B

    Gia tăng diện tích đất hoang hóa và đồi núi trọc ở vùng núi.

  • C

    Mở rộng diện tích đất sản xuất góp phần nâng cao độ phì của đất.

  • D

    Làm mất nơi cư trú của nhiều loài sinh vật.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Du canh du cư là hiện tượng người dân thường xuyên thay đổi nơi ở và nơi canh tác, chủ yếu diễn ra ở các dân tộc ít người. Hoạt động du canh du cư bao gồm việc: đốt rừng làm nương => tiến hành định cư và gieo trồng một số vụ mùa => sau một thời gian tiếp tục di cư đến một khu rừng mới và tiếp tục phá rừng làm nương để canh tác trên khu đất mới.

Lời giải chi tiết :

Hoạt động du canh du cư bao gồm việc: đốt rừng làm nương -> tiến hành định cư và gieo trồng một số vụ mùa -> sau một thời gian tiếp tục di cư đến một khu rừng mới và tiếp tục phá rừng làm nương để canh tác trên khu đất mới.

=> Như vậy, tiến hành du canh du cư sẽ khiến:

+ Diện tích rừng bị suy giảm (do đốt rừng làm nương rẫy).

Gia tăng diện tích đất hoang hóa và đồi núi trọc (do đất rừng sau khi đốt sẽ giảm chất dinh dưỡng cùng với kĩ thuật canh tác thấp khiến đất nhanh chóng bị thoái hóa, bạc màu, cây cối sinh trưởng kém).

+  Mất rừng cũng đồng nghĩa với việc mất nơi cư trú của nhiều loài động vật.

=> Nhận xét A, B, D đúng; nhận xét C không đúng.

Câu 13 :

Cửa ngõ biển quan trọng của đồng bằng sông Hồng hướng ra vịnh Bắc Bộ là

  • A

    Hà Nội.

  • B

    Hải Phòng.

  • C

    Thái Bình.

  • D

    Nam Định.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Cửa ngõ biển quan trọng của đồng bằng sông Hồng hướng ra vịnh Bắc Bộ là Hải Phòng.

Câu 14 :

Các loại khoáng sản nhiên liệu là cơ sở để phát triển ngành công nghiệp

  • A

    sản xuất hàng vật liệu xây dựng.

  • B

    chế biến thực phẩm.

  • C

    sản xuất hàng tiêu dùng.

  • D

    năng lượng.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Các loại khoáng sản nhiên liệu là cơ sở để phát triển ngành công nghiệp năng lượng. Than, dầu, khí -> phát triển nhiệt điện chạy bằng than và khí.

Câu 15 :

Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ?

  • A

    Hải Dương.

  • B

    Hưng Yên.

  • C

    Vĩnh Phúc.

  • D

    Nam Định.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ bao gồm 7 tỉnh: Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc (Hà Tây đã sát nhập vào Hà Nội).

=> Như vậy, Nam Định không thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

Câu 16 :

Thế mạnh tự nhiên tạo cho đồng bằng sông Hồng có khả năng phát triển mạnh cây vụ đông là

  • A

    đất phù sa màu mỡ.

  • B

    nguồn nước mặt phong phú.

  • C

    có mùa đông lạnh.

  • D

    địa hình bằng phẳng.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Thế mạnh tự nhiên tạo cho đồng bằng sông Hồng có khả năng phát triển mạnh cây vụ đông là có mùa đông lạnh.

Câu 17 :

Địa bàn thuận lợi nhất cho việc xây dựng các khu công nghiệp và đô thị ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là

  • A

    các tỉnh biên giới.

  • B

    trung du Bắc Bộ.

  • C

    tiểu vùng Tây Bắc.

  • D

    miền núi Bắc Bộ.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Vùng trung du Bắc Bộ có các cánh đồng thung lũng bằng phẳng => lợi nhất cho việc xây dựng các khu công nghiệp và đô thị.

Câu 18 :

Ý nghĩa của việc phát triển thủy điện ở Trung du và miền núi Bắc Bộ không phải

  • A

    góp phần phát triển kinh tế - xã hội của vùng.

  • B

    kiểm soát lũ cho Đồng bằng sông Hồng.

  • C

    phát triển du lịch.

  • D

    nuôi trồng thủy sản nước mặn.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Liên hệ vai trò của các nhà máy điện và các hồ thủy điện trên sông.

Lời giải chi tiết :

Ý nghĩa của việc phát triển thủy điện ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là:

- Cung cấp điện thắp sáng và cho các hoạt động công nghiệp -> góp phần phát triển kinh tế - xã hội của vùng.

- Các hồ thủy điện có vai trò tích nước vào mùa lũ sẽ kiểm soát lũ cho vùng hạ lưu ở đồng bằng sông Hồng.

- Các nhà máy thủy điện, hồ chứa là những điểm du lịch tham quan hấp dẫn (thủy điện Hòa Bình).

- Ngoài ra có thể phát triển nuôi trồng thủy sản nước ngọt ở các hồ chứa nước

=> Nhận xét nuôi trồng thủy sản nước mặn là không đúng (do nước trong hồ là nước tích trên các dòng sông hoặc nước mưa nên đây là nguồn nước ngọt chứ không phải nước mặn)

Câu 19 :

Loại đất nào sau đây ở Tây Nguyên chiếm diện tích lớn nhất nước ta

  • A

    Đất feralit.

  • B

    Đất phù sa.

  • C

    Đất badan.

  • D

    Đất xám phù sa cổ.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Ở Tây Nguyên đất badan: 1,36 triệu ha (chiếm 66% diện tích đất badan nước ta) -> đây là loại đất chiếm diện tích lớn nhất trong tổng diện tích đất badan ởnước ta.

Câu 20 :

Các cây công nghiệp hàng năm quan trọng của vùng Bắc Trung Bộ là

  • A

    mía, đỗ tương.

  • B

    lạc, vừng.

  • C

    bông, đay.

  • D

    đay, thuốc lá.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Các cây công nghiệp hàng năm quan trọng của vùng Bắc Trung Bộ là lạc, vừng.

Câu 21 :

Trục đường xuyên quốc gia có ý nghĩa thúc đẩy sự  phát triển kinh tế  -  xã hội dải đất phía Tây của nước ta là

  • A

    đường 14

  • B

    đường Hồ Chí Minh

  • C

    đường 15

  • D

    quốc lộ 1A

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đây là tuyến đường Bắc – Nam, nằm ở dải đất phía Tây của nước ta.

Lời giải chi tiết :

Đường Hồ Chí Mimh được xây dựng ở khu vực miền núi phía Tây nước ta, chạy dọc lãnh thổ từ Bắc vào Nam, có vai trò thúc đẩy sự giao lưu phát triển kinh tế - xã hội ở của đồng bào dân tộc ở miền núi phía Tây, góp phần củng cố an ninh quốc phòng.

Câu 22 :

Đặc điểm nào của tài nguyên khoáng sản là cơ sở để nước ta phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm.

  • A

    Phân bố rộng khắp.

  • B

    Chủng loại đa dạng.

  • C

    Chât lượng tốt.

  • D

    Trữ lượng lớn.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Các nguồn tài nguyên khoáng sản có trữ lượng lớn là cơ sở để nước ta phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm.

Câu 23 :

Hai quần đảo xa bờ thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là

  • A

    Hoàng Sa, Trường Sa.

  • B

    Trường Sa, Côn Sơn.

  • C

    Hoàng Sa, Phú Quốc.

  • D

    Côn Sơn, Bạch Long Vĩ.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Hai quần đảo xa bờ thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là Hoàng Sa, Trường Sa.

Câu 24 :

Nội dung nào sau đây không thể hiện quá trình đô thị hóa ở nước ta

  • A

    Mở rộng quy mô các thành phố.

  • B

    Phổ biến rộng rãi lối sống thành thị.

  • C

    Số dân thành thị tăng nhanh.

  • D

    Tỉ lệ dân nông thôn có xu hướng tăng.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Liên hệ đặc điểm quá trình đô thị hóa ở nước ta.

Lời giải chi tiết :

Nhờ sự phát triển kinh tế, quá trình đô thị hóa ở nước ta đang diễn ra với tốc độ ngày càng cao với biểu hiện: Số dân đô thị tăng; quy mô đô thị được mở rộng; phổ biến lối sống thành thị.

=> Nhận xét A, B, C đúng.

- Nhận xét D. Tỉ lệ dân nông thôn có xu hướng tăng là không đúng.

Câu 25 :

Ý nào sau đây không phải là thế mạnh nổi bật của lao động nông thôn ở nước ta:

  • A

    nhiều kinh nghiệm.

  • B

    phẩm chất cần cù.

  • C

    số lượng đông.

  • D

    trình độ cao.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Vùng nông thôn nước ta tập trung nguồn lao động dồi dào (do sản xuất nông nghiệp đóng vai trò chủ yếu), lao động có tính cần cù và giàu kinh nghiệm trong sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp. Tuy nhiên trình độ lao động vùng nông thôn nước ta còn hạn chế, chủ yếu là lao động phổ thông chưa qua đào tạo.

Câu 26 :

Đâu không phải là đặc điểm của ngành công nghiệp trọng điểm?

  • A

    Đòi hỏi nguồn lao động có trình độ kĩ thuật rất cao.

  • B

    Chiếm tỉ trọng cao trong giá trị sản xuất công nghiệp.

  • C

    Phát triển dựa trên thế mạnh về tài nguyên, lao động.

  • D

    Thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Các ngành trọng điểm là những ngành chiếm tỉ trọng cao trong giá trị sản lượng công nghiệp, phát triển dựa trên thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động, sự phát triển của các ngành này có vai trò thúc đẩy sự tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

- Đòi hỏi nguồn lao động có trình độ kĩ thuật rất cao không phải là đặc điểm nằm trong tiêu chí đánh giá của các ngành công nghiệp trọng điểm.

Câu 27 :

Ý nào sau đây không đúng về nghề cá ở duyên hải Nam Trung Bộ?

  • A

    Mực, tôm, cá đông lạnh là các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu.

  • B

    Chiếm hơn ¼ giá trị thủy sản khai thác của cả nước.

  • C

    Có nhiều bãi tôm, bãi cá lớn tập trung ở các ngư trường.

  • D

    Cá biển chiếm sản lượng nhỏ trong tổng sản lượng thủy sản.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Đặc điểm nghề cá ở duyên hải Nam Trung Bộ:

- Chiếm 27,4% (hơn ¼) giá trị thủy sản khai thác của cả nước (2002).

- Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực là mực, tôm, cá đông lạnh

- Nghề cá nước ta có nhiều điều kiện phát triển nhờ ven biển có nhiều bãi tôm, bãi cá lớn tập trung ở các ngư trường (Ninh Thuận – Bình Thuận, Hoàng Sa – Trường Sa).

=> Nhận xét A, B, C đúng -> loại đáp án A, B, C

- Hoạt động đánh bắt thủy sản của vùng phát triển mạnh, sản lượng đánh bắt chỉ đứng sau đồng bằng sông Cửu Long.

=> nhận xét: Cá biển chiếm sản lượng nhỏ trong tổng sản lượng thủy sản là không đúng.

Câu 28 :

Trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, chiếm số dân đông nhất là dân tộc

  • A

    Kinh.

  • B

    Tày.

  • C

    Thái.

  • D

    Chăm.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, chiếm số dân đông nhất là dân tộc Kinh (86,2%).

Câu 29 :

Đâu không phải là vai trò của việc đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội đối với các dân tộc ở vùng miền núi nước ta:

  • A

    Nâng cao đời sống đồng bào các dân tộc ở miền núi.

  • B

    Tăng cường hoạt động du canh, du cư của các dân tộc ít người.

  • C

    Củng cố an ninh quốc phòng vùng biên giới.

  • D

    Bảo vệ rừng và làm giảm diện tích đất hoang đồi núi trọc.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

- Khái niệm du canh – du cư: là sự thay đổi

- Liên hệ các đặc điểm về trình độ phát triển kinh tế, mặt bằng dân trí, phương thức sản xuất chủ yếu của các dân tộc ít người ở vùng miền núi nước ta

=> Từ đó chỉ ra được việc đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội sẽ mang lại những thay đổi tích cực gì đối với các dân tộc ít người ở khu vực này.

Lời giải chi tiết :

Các dân tộc ít người ở vùng miền núi nước ta có trình độ phát triển kinh tế còn kém; mặt bằng dân trí thấp;  phương thức sản xuất lạc hậu, chủ yếu là hoạt động du canh du cư.

=> Việc đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội: thực hiện vận động định canh - định cư gắn với xóa đói giảm nghèo, đa dạng hóa hoạt động kinh tế, phát triển các vùng chuyên canh…. sẽ góp phần mang lại hiệu quả kinh tế, nâng cao đời sống người dân, từ đó nâng cao trình độ dân trí cho các đồng bào dân tộc ít người, củng cố an ninh quốc phòng; hạn chế nạn du canh du cư -> giúp giảm tình trạng chặt phá rừng bừa bãi cũng như diện tích đất hoang đồi núi trọc.

=> Nhận xét: A, C, D đúng

     Nhận xét: B. Tăng cường hoạt động du canh, du cư của các dân tộc ít người là không đúng.

Câu 30 :

Khu vực nông thôn có tỉ lệ dân số lớn hơn khu vực thành thị vì

  • A

    có diện tích rộng lớn, đặc biệt là đất ở.

  • B

    có môi trường sống trong lành hơn.

  • C

    hoạt động nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo, thu hút nhiều lao động.

  • D

    tập trung tài nguyên thiên nhiên còn giàu có (rừng, khoáng sản).

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Liên hệ hoạt động kinh tế chủ yếu ở nông thôn

Lời giải chi tiết :

Dân cư nông thôn chiếm tỉ lệ lớn hơn nhiều dân cư thành thị do nước ta là nước nông nghiệp, hoạt động nông nghiệp còn đóng vai trò quan trọng, thu hút lực lượng lao động chủ yếu trong dân cư.

Câu 31 :

Sự kiện lớn diễn ra vào những năm đầu của thế kỉ XXI, đánh dấu thành công to lớn trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta là

  • A

    Bình thường hóa quan hệ với Hoa Kì.

  • B

    Gia nhập ASEAN.

  • C

    Gia nhập WTO.

  • D

    Trở thành thành viên của liên hiệp quốc.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đây là tổ chức liên kết về kinh tế.

Lời giải chi tiết :

Tháng 4/ 2007, nước ta đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Việt Nam là thành viên thứ 150 của tổ chức này. Sự kiện này đã đánh dấu thành công lớn trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, mang lại nhiều cơ hội (về thị trường, vốn, khoa học công nghệ…) đồng thời cũng là thử thách lớn đòi hỏi chúng ta phải nhanh chóng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất để có thể cạnh tranh và phát triển.

Câu 32 :

Tỉ trọng của khu vực nông, lâm, ngư nghiệp trong cơ cấu GDP giảm và chiếm tỉ trọng thấp nhất chứng tỏ

  • A

    Nông, lâm, ngư nghiệp có vị trí không quan trọng trong nền kinh tế nước ta.

  • B

    Nước ta đã hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

  • C

    Nước ta đang chuyển từng bước từ nông nghiệp sang công nghiệp.

  • D

    Nước ta đang rơi vào tình trạng khủng hoảng kinh tế.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Cơ cấu kinh tế nước ta đang chuyển dịch ngày càng rõ nét theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa.

Lời giải chi tiết :

- Với chính sách Đổi mới kinh tế năm 1986, nước ta đã tiến hành chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Trong cơ cấu ngành: giảm tỉ trọng nông  - lâm – ngư nghiệp, tăng tỉ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ

=> Quá trình này đã đáp ứng yêu cầu của mục tiêu công nghiệp hóa – hiện đại hóa, nước ta đang chuyển từng bước từ nông nghiệp sang công nghiệp. Đến nay, nước ta vẫn đang trong giai đoạn tiến hành công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.

- Tuy nông nghiệp có giảm tỉ trọng nhưng vẫn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nước ta, đáp ứng nhu cầu lương thực, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp và xuất khẩu.

Câu 33 :

Đâu không phải là nhân tố khiến Đồng bằng sông Cửu Long có ngành nuôi trồng thủy sản phát triển nhất:

  • A

    Các ngư trường lớn với nhiều bãi tôm bãi cá.

  • B

    Nhiều vùng trũng ngập nước, bãi triều, rừng ngập mặn, sông ngòi, kênh rạch chằng chịt.

  • C

    Thị trường tiêu thụ rộng lớn và ổn định.

  • D

    Lao động dồi dào có nhiều kinh nghiệm nuôi trồng thủy sản.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xác định từ khóa: “ phát triển nuôi trồng thủy sản”

Lời giải chi tiết :

Xác định từ khóa: “ phát triển nuôi trồng thủy sản”.

- Các nhân tố giúp Đồng bằng sông Cửu Long phát triển nuôi trồng thủy sản là: các bãi triều, vùng trũng, rừng ngập mặn, sông ngòi...để nuôi trồng thủy sản nước ngọt và nước lợ; giáp Đông Nam Bộ là thị trường tiêu thụ rộng lớn và ổn định, lao động có nhiều kinh nghiệm nuôi trồng thủy sản.

=> Loại đáp án B, C, D.

- Các ngư trường lớn với nhiều bãi tôm bãi cá là điều kiện để phát triển ngành đánh bắt thủy sản, không phải là điều kiện cho nuôi trồng thủy sản.

Câu 34 :

Các hoạt động dịch vụ của nước ta phân bố không đều nguyên nhân do

  • A

    Dân cư nước ta phân bố không đều, trình độ kinh tế chênh lệch giữa các vùng.

  • B

    Sự phân bố tài nguyên thiên nhiên không đồng đều trên khắp lãnh thổ.

  • C

    Đồng bằng địa hình bằng phẳng, dễ dàng giao lưu; miền núi hiểm trở, giao thông khó khăn.

  • D

    Cơ sở vật chất - kĩ thuật, cơ sở hạ tầng phát triển không đồng bộ.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Liên hệ nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự phân bố ngành dịch vụ.

Lời giải chi tiết :

Sự phân bố dịch vụ phụ thuộc chặt chẽ vào phân bố dân cư và sự phát triển sản xuất.

- Dân cư nước ta phân bố không đồng đều: tập trung đông đúc ở vùng đồng bằng, ven biển và thưa thớt ở miền núi, trung du.

- Hoạt động kinh tế cũng có sự chênh lệch: vùng đồng bằng, ven biển  (đặc biệt các thành phố, đô thị) có hoạt động kinh tế phát triển năng động, đặc biệt là dịch vụ và công nghiệp -> dịch vụ phát triển đa dạng. Ngược lại nông thôn, miền núi có hoạt động kinh tế nghèo nàn, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp với trình độ thấp -> hoạt động dịch vụ kém phát triển.

=> Các hoạt động dịch vụ của nước ta phân bố không đều nguyên nhân do dân cư nước ta phân bố không đều, trình độ kinh tế chênh lệch giữa các vùng.

Câu 35 :

Trung du và miền núi Bắc Bộ có nguồn thủy năng lớn là do

  • A

    Mạng lưới sông ngòi dày đặc.

  • B

    Đồi núi cao, mặt bằng rộng, mưa nhiều.

  • C

    Địa hình dốc và có nhiều sông lớn.

  • D

    Địa hình dốc, nhiều thác ghềnh, nhiều phù sa.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Thủy năng là năng lượng dòng chảy sông ngòi. Năng lượng dòng chảy sông ngòi phụ thuộc vào lưu lượng nước sông và bề mặt địa hình nơi chúng đi qua.

Lời giải chi tiết :

Trung du và miền núi Bắc Bộ nhiều hệ thống sông ngòi lớn (sông Đà, sông Chảy, sông Lô….)  chảy trên nền địa hình chủ yếu là đồi núi, độ dốc địa hình lớn

 => đem lại trữ năng thủy điện lớn.

Câu 36 :

Để hạn chế nạn cát bay, cát chảy ở Bắc Trung Bộ, cần tiến hành

  • A

    Trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn.

  • B

    Trồng rừng phi lao chắn cát ven biển.

  • C

    Đẩy mạnh phát triển mô hình nông – lâm kết hợp.

  • D

    Xây dựng hệ thống đê biển.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Liên hệ kiến thức về đặc điểm các loại rừng ở nước ta (rừng đặc dụng, rừng, phòng hộ, rừng sản xuất) và vai trò của chúng.  Từ đó chỉ ra được biện pháp hợp lí nhất.

Lời giải chi tiết :

Nạn cát bay, cát chảy là xảy ra điển hình ở vùng ven biển Bắc Trung Bộ. Để hạn chế tác động của hiện tượng này, biện pháp hiệu quả nhất là trồng các rừng cây chắn cát chắn gió ven biển (ví dụ: rừng phi lao) -> ngăn cản ảnh hưởng của chúng vào vùng đất liền bên trong hay các đồng ruộng.

Câu 37 :

Có thể trồng cây công nghiệp cận nhiệt như chè ở Tây Nguyên là do

  • A

    có nhiều hồ đầm đảm bảo nước tưới.

  • B

    có các cao nguyên trên 1000m.

  • C

    đất badan thích hợp với cây chè.

  • D

    ở đây không có gió mùa Đông Bắc.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Chè là cây cận nhiệt thích hợp với điều kiện khí hậu cận nhiệt mát mẻ (22 – 240C), ẩm ướt (độ ẩm từ 80 – 85%).

Lời giải chi tiết :

Ở khu vực cao nguyên có độ cao trên 1000m, nhiệt độ không khí giảm xuống và trở nên mát mẻ (cứ lên cao 1000m nhiệt độ giảm 100C), độ ẩm không khí cao (>80%) cùng với nguồn nước dồi dào => khí hậu mang tính chất cận nhiệt rất thích hợp với đặc điểm sinh thái của cây chè, do vậy ở đây đã hình thành vùng chuyên canh chè có diện tích lớn nhất nước ta, tiêu biểu là ở tỉnh Lâm Đồng.

Câu 38 :

Trong cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế, lao động trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng tăng lên nhanh, nguyên nhân chủ yếu do

  • A

    Hội nhập, hợp tác kinh tế quốc tế và khu vực.

  • B

    Nâng cao chất lượng nguồn lao động.

  • C

    Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần.

  • D

    Chính sách công nghiệp hóa – hiện đại hóa.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Liên hệ tới xu hướng phát triển chung của nền các kinh tế trên thế giới hiện nay.

Lời giải chi tiết :

Trong xu thế toàn cầu hóa và khu vực hóa, nước ta thực hiện chính sách mở cửa hội nhập với nền kinh tế thế giới, thu hút mạnh mẽ nguồn vốn đầu tư nước ngoài như (đặc biệt là vốn FDI từ các quốc gia Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Sin-ga-po..) => hình thành các khu công nghiệp, khu chế xuất…vớ tạo nhiều việc làm cho người dân.

=> Do vậy lao động trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng tăng lên nhanh.

Câu 39 :

Duyên hải Nam Trung Bộ phát triển mạnh nghề làm muối chủ yếu vì

  • A

    biển có độ mặn cao nhất cả nước.

  • B

    lượng mưa rất ít, vị trí sát biển.

  • C

    khí hậu khô ráo quanh năm, lượng mưa rất thấp, ít cửa sông.

  • D

    nhu cầu tiêu thụ muối lớn cho chế biến thủy sản đông lạnh.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Liên hệ đặc điểm khí hậu, địa hình, sông ngòi của vùng để giải thích.

Lời giải chi tiết :

Nghề làm muối phát triển mạnh ở ven biển Nam Trung Bộ vì vùng có nhiều điều kiện thuận lợi về tự nhiên như:

- Vùng có khí hậu nhiệt đới nắng nóng, nhiệt độ cao quanh năm, khu vực có lượng mưa trong năm thấp (thấp nhất cả nước) nên thuận lợi cho quá trình làm muối.

- Ít cửa sông, chủ yếu các con sông ngắn nhỏ nên vùng nước ven biển có độ mặn cao hơn, địa hình ven biển rộng phẳng cũng thuận lợi để hình thành các cánh đồng muối lớn.

Câu 40 :

Ở nước ta, chăn nuôi chiếm tỉ trọng thấp trong nông nghiệp nguyên nhân chủ yếu do

  • A

    Nước ta có khí hậu thất thường, nhiều thiên tai nên chăn nuôi khó phát triển.

  • B

    Không có nhiều đồng cỏ, nguồn thức ăn còn thiếu.

  • C

    Giống gia súc, gia cầm cho năng suất cao còn ít, chất lượng thấp.

  • D

    Cơ sở vật chất cho chăn nuôi còn yếu kém.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Liên hệ việc áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật trong nông nghiệp ở nước ta.

Lời giải chi tiết :

Ở nước ta, do trình độ khoa học kĩ thuật ngành nông nghiệp chưa phát triển mạnh, việc áp dụng các tiến bộ khoa học trong chăn nuôi còn hạn chế nên giống gia súc gia cầm cho năng suất cao vẫn còn ít, chất lượng tốt còn thấp (đặc biệt là cho yêu cầu xuất khẩu). Do vậy hiệu quả chăn nuôi chưa thật cao -> chăn nuôi chiếm tỉ trọng thấp trong nông nghiệp.

close