Đề thi giữa kì 2 Hóa 9 - Đề số 5

Tổng hợp đề thi giữa kì 2 lớp 9 tất cả các môn

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa - GDCD

Đề bài

Câu 1 :

Các nguyên tố xếp ở chu kì 6 có số lớp electron trong nguyên tử:

  • A

    3                                

  • B

    5                      

  • C

    6                                

  • D

    7

Câu 2 :

Trong các khí sau : CH4, H2, Cl2, O2. Khí nào khi trộn với nhau tạo ra hỗn hợp nổ ?

  • A

    CH4 và Cl2.    

  • B

     H2 và O2.

  • C

    CH4 và O2.     

  • D

    cả B và C đều đúng

Câu 3 :

Chọn câu đúng trong các câu sau:

  • A

    Hóa học hữu cơ là ngành hóa học chuyên nghiên cứu các hợp chất có trong tự nhiên.

  • B

    Hóa học hữu cơ là ngành hóa học chuyên nghiên cứu các hợp chất của cacbon.

  • C

    Hóa học hữu cơ là ngành hóa học chuyên nghiên cứu các hợp chất hữu cơ.

  • D

    Hóa học hữu cơ là ngành hóa học chuyên nghiên cứu các chất trong cơ thể sống.

Câu 4 :

Dãy công thức hoá học của oxit tương ứng với các nguyên tố hoá học thuộc chu kì 3 là:

  • A

    Na2O, MgO, Al2O3, SiO2, P2O5, SO3, Cl2O7

  • B

    Na2O, MgO, K2O, SiO2, P2O5, SO3, Cl2O7

  • C

    Na2O, MgO, K2O, SO2, P2O5, SO3, Cl2O7

  • D

    K2O, MgO, Al2O3, SiO2, P2O5, SO3, Cl2O7

Câu 5 :

Hóa chất dùng để tách etilen khỏi hỗn hợp etan và etilen là

  • A

    dung dịch NaOH.      

  • B

    dung dịch HCl

  • C

    dung dịch brom.

  • D

    dung dịch AgNO3.

Câu 6 :

Tính chất vật lý của axetilen là

  • A

    chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước, nặng hơn không khí.

  • B

    chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước, nhẹ hơn không khí.

  • C

    chất khí không màu, không mùi, tan tốt trong nước, nhẹ hơn không khí .

  • D

    chất khí không màu, mùi hắc, ít tan trong nước, nặng hơn không khí.

Câu 7 :

Dãy các chất sau là hiđrocacbon:

  • A

    CH4, C2H2, C2H5Cl

  • B

    C6H6, C3H4, HCHO

  • C

    C2H2, C2H5OH, C6H12

  • D

    C3H8, C3H4, C3H6

Câu 8 :

Cấu tạo phân tử axetilen gồm

  • A

    hai liên kết đơn và một liên kết ba.         

  • B

    hai liên kết đơn và một liên kết đôi.

  • C

    một liên kết ba và một liên kết đôi.           

  • D

    hai liên kết đôi và một liên kết ba.

Câu 9 :

Có bao nhiêu phát biểu đúng trong số các phát biểu sau:

a) Metan cháy với oxi tạo hơi nước và khí lưu huỳnh đioxit.

b) Phản ứng hóa học giữa metan và clo được gọi là phản ứng thế.

c) Trong phản ứng hóa học, giữa metan và clo, chỉ có duy nhất một nguyên tử hiđro của metan có thể được thay thế bởi nguyên tử clo.

d) Hỗn hợp gồm hai thể tích metan và một thể tích oxi là hỗn hợp nổ mạnh.

  • A

    1

  • B

    2

  • C

    3

  • D

    4

Câu 10 :

Tính chất vật lí của etilen là

  • A

    Chất lỏng, không màu, không mùi, ít tan trong nước và nhẹ hơn không khí.

  • B

    Chất khí, không màu, không mùi, ít tan trong nước và nhẹ hơn không khí.

  • C

    Chất khí, không màu, không mùi, ít tan trong nước và nặng hơn không khí.

  • D

    Chất khí, không màu, không mùi, tan tốt trong nước và nhẹ hơn không khí.

Câu 11 :

Dựa vào dữ kiện nào trong các dữ kiện sau đây để có thể nói một chất là vô cơ hay hữu cơ?

  • A

    Trạng thái (rắn, lỏng, khí).

  • B

    Màu sắc.

  • C

    Độ tan trong nước.

  • D

    Thành phần nguyên tố.

Câu 12 :

Trong phân tử hợp chất hữu cơ cacbon, hiđro, oxi có hoá trị lần lượt là:

  • A

    2,1,2

  • B

    4,1,2

  • C

    6,1,2

  • D

    4,2,2

Câu 13 :

Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố, số chu kì nhỏ và số chu kì lớn:

  • A

    3 và 3                        

  • B

    4 và 3              

  • C

    4 và 4              

  • D

    3 và 4

Câu 14 :

Cho benzen + Cl2 (as) ta thu được dẫn xuất clo A. Vậy A là:

  • A

    C6H5Cl.                                                    

  • B

    C6H4Cl2.                

  • C

    C6H6Cl6.                                                   

  • D

    C6H3Cl3.

Câu 15 :

Số thứ tự nhóm trong bảng hệ thống tuần hoàn cho biết:

  • A

    Số electron lớp ngoài cùng.

  • B

    Số thứ tự của nguyên tố.

  • C

    Số hiệu nguyên tử.

  • D

    Số lớp electron.

Câu 16 :

Biết nguyên tố X có số hiệu là 17, chu kì 3, nhóm VII. Hãy cho biết cấu tạo nguyên tử và tính chất của nguyên tố X?

  • A

    X có 3 lớp e, lớp ngoài cùng có 7e, X là phi kim mạnh.

  • B

    X có 4 lớp e, lớp ngoài cùng có 17e, X là phi kim mạnh.

  • C

    X có 3 lớp e, lớp ngoài cùng có 7e, X là kim loại mạnh.

  • D

    X có 4 lớp e, lớp ngoài cùng có 17e, X là kim loại mạnh.

Câu 17 :

Số công thức cấu tạo mạch hở có thể có của C4H8

  • A

    3

  • B

    4

  • C

    5

  • D

    6

Câu 18 :

Hiđrocacbon X có 83,33% khối lượng Cacbon. Số đồng phân cấu tạo của X là:

  • A

    4

  • B

    3

  • C

    2

  • D

    1

Câu 19 :

Một hợp chất X chứa 3 nguyên tố C, H, O có tỉ lệ khối lượng mC : mH : mO = 21 : 2 : 4. Hợp chất X có công thức đơn giản nhất trùng với CTPT. CTPT X là:

  • A

    C7H8O

  • B

    C8H10O

  • C

    C6H6O2

  • D

    C7H8O2.

Câu 20 :

Axit axetic có công thức là C2H4O2. Phần trăm nguyên tố C trong phân tử axit axetic là

  • A

    30%.

  • B

    40%.

  • C

    50%.

  • D

    60%

Câu 21 :

Đốt cháy hoàn toàn một ankan thu được 2,24 lít khí CO2 và 3,6 gam H2O. Công thức phân tử của ankan là

  • A

    CH4.

  • B

    C2H6.

  • C

    C3H8.

  • D

    C4H10.

Câu 22 :

Đốt cháy hoàn toàn 11,2 lít khí metan. Biết các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn.Thể tích khí oxi cần dùng và thể tích khí cacbonic tạo thành lần lượt là

  • A

    22,4 lít và 22,4 lít.      

  • B

    11,2 lít và 22,4 lít.

  • C

    22,4 lít và 11,2 lít.      

  • D

    11,2 lít và 22,4 lít

Câu 23 :

Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm 2 ankan là đồng đẳng kế tiếp thu được 2,24 lít khí CO2 và 2,34 gam H2O. Xác định CTPT của 2 ankan.

  • A

    CH4 và C2H6.

  • B

    C2H6 và C3H8.

  • C

    C3H8 và C4H10.         

  • D

    CH4 và C3H8

Câu 24 :

Cho 2,8 lít hỗn hợp metan và etilen (đktc) lội qua dung dịch brom (dư), người ta thu được 4,7 gam đibroetan. Phần trăm thể tích của khí metan là

  • A

    20%.

  • B

    40%.

  • C

    80%.

  • D

    60%

Câu 25 :

 Đốt cháy hết 36 gam hỗn hợp khí C3H6 và C2H6 trong O2 dư thu được 56 lít CO2 (đktc). Thể tích khí C3H6 ở đktc là

  • A

     11,2 lít           

  • B

    22,4 lít.

  • C

    33,6 lít.

  • D

    44,8 lít.

Câu 26 :

Đốt cháy V lít etilen thu được 9 gam hơi nước. Thể tích không khí cần dùng (ở đktc), biết O2 chiếm 20% thể tích không khí?

  • A

    84,0 lít.

  • B

    16,8 lít.

  • C

    56,0 lít.           

  • D

    44,8 lít

Câu 27 :

Cho 0,448 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm C2H4, C2H2 tác dụng hết với dung dịch brom dư, khối lượng brom đã tham gia phản ứng là 4,8 gam. Số mol khí C2H4 trong hỗn hợp ban đầu là

  • A

    0,02.

  • B

    0,01.

  • C

    0,015.

  • D

    0,005.

Câu 28 :

Đốt cháy hoàn toàn 1 mol khí axetilen thì cần bao nhiêu lít không khí (các khí đo ở đktc, biết rằng oxi chiếm 20% thể tích không khí) ?

  • A

    300 lít.

  • B

    280 lít.

  • C

    240 lít.

  • D

    120 lít.

Câu 29 :

Cho brom phản ứng với benzen tạo ra brombenzen (bột sắt làm xúc tác). Tính khối lượng benzen cần dùng để điều chế 15,7 gam brombenzen. Biết hiệu suất của quá trình phản ứng là 80%.

  • A

    9,75 gam.       

  • B

    6,24 gam.

  • C

    7,80 gam.

  • D

    10,53 gam

Câu 30 :

Đốt cháy hoàn toàn 2,24 lít anken A trong oxi dư thu được hỗn hợp khí B. Cho B lần lượt đi qua bình 1 đựng H2SO4 đặc và bình 2 đựng Ca(OH)2 dư. Thấy khối lượng bình 1 tăng 5,4 gam, bình 2 có 30 gam kết tủa. CTPT của A là

  • A

    C2H4

  • B

    C3H6.

  • C

    C4H8.

  • D

    C5H10

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Các nguyên tố xếp ở chu kì 6 có số lớp electron trong nguyên tử:

  • A

    3                                

  • B

    5                      

  • C

    6                                

  • D

    7

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Các nguyên tố xếp ở chu kì 6 có số lớp electron trong nguyên tử là 6

Câu 2 :

Trong các khí sau : CH4, H2, Cl2, O2. Khí nào khi trộn với nhau tạo ra hỗn hợp nổ ?

  • A

    CH4 và Cl2.    

  • B

     H2 và O2.

  • C

    CH4 và O2.     

  • D

    cả B và C đều đúng

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Các hỗn hợp khí khi trộn với nhau tạo ra hỗn hợp nổ là: H2 và O2 và CH4 và O2.

Câu 3 :

Chọn câu đúng trong các câu sau:

  • A

    Hóa học hữu cơ là ngành hóa học chuyên nghiên cứu các hợp chất có trong tự nhiên.

  • B

    Hóa học hữu cơ là ngành hóa học chuyên nghiên cứu các hợp chất của cacbon.

  • C

    Hóa học hữu cơ là ngành hóa học chuyên nghiên cứu các hợp chất hữu cơ.

  • D

    Hóa học hữu cơ là ngành hóa học chuyên nghiên cứu các chất trong cơ thể sống.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Câu đúng là: Hóa học hữu cơ là ngành hóa học chuyên nghiên cứu các hợp chất hữu cơ

Câu 4 :

Dãy công thức hoá học của oxit tương ứng với các nguyên tố hoá học thuộc chu kì 3 là:

  • A

    Na2O, MgO, Al2O3, SiO2, P2O5, SO3, Cl2O7

  • B

    Na2O, MgO, K2O, SiO2, P2O5, SO3, Cl2O7

  • C

    Na2O, MgO, K2O, SO2, P2O5, SO3, Cl2O7

  • D

    K2O, MgO, Al2O3, SiO2, P2O5, SO3, Cl2O7

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại bảng tuần hoàn hóa học

Lời giải chi tiết :

Dãy công thức hoá học của oxit tương ứng với các nguyên tố hoá học thuộc chu kì 3 là: Na2O, MgO, Al2O3, SiO2, P2O5, SO3, Cl2O7

Câu 5 :

Hóa chất dùng để tách etilen khỏi hỗn hợp etan và etilen là

  • A

    dung dịch NaOH.      

  • B

    dung dịch HCl

  • C

    dung dịch brom.

  • D

    dung dịch AgNO3.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Cho hỗn hợp khí qua dung dịch brom dư, etilen bị giữ lại, thu được etan không phản ứng thoát ra ngoài

CH2=CH2 + Br2 → CH2Br=CH2Br 

Câu 6 :

Tính chất vật lý của axetilen là

  • A

    chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước, nặng hơn không khí.

  • B

    chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước, nhẹ hơn không khí.

  • C

    chất khí không màu, không mùi, tan tốt trong nước, nhẹ hơn không khí .

  • D

    chất khí không màu, mùi hắc, ít tan trong nước, nặng hơn không khí.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Tính chất vật lý của axetilen là :

- Là chất khí, không màu, không mùi, nhẹ hơn không khí (d = $\frac{26}{29}$)

- Ít tan trong nước

Câu 7 :

Dãy các chất sau là hiđrocacbon:

  • A

    CH4, C2H2, C2H5Cl

  • B

    C6H6, C3H4, HCHO

  • C

    C2H2, C2H5OH, C6H12

  • D

    C3H8, C3H4, C3H6

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Dãy các chất sau là hiđrocacbon là: C3H8, C3H4, C3H6

Câu 8 :

Cấu tạo phân tử axetilen gồm

  • A

    hai liên kết đơn và một liên kết ba.         

  • B

    hai liên kết đơn và một liên kết đôi.

  • C

    một liên kết ba và một liên kết đôi.           

  • D

    hai liên kết đôi và một liên kết ba.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

- Công thức cấu tạo của axetilen:  

=> cấu tạo phân tử axetilen gồm:

+ Có 1 liên kết ba giữa 2 nguyên tử cacbon

+ Trong liên kết ba có 2 liên kết kém bền, dễ bị đứt lần lượt trong phản ứng hóa học

Câu 9 :

Có bao nhiêu phát biểu đúng trong số các phát biểu sau:

a) Metan cháy với oxi tạo hơi nước và khí lưu huỳnh đioxit.

b) Phản ứng hóa học giữa metan và clo được gọi là phản ứng thế.

c) Trong phản ứng hóa học, giữa metan và clo, chỉ có duy nhất một nguyên tử hiđro của metan có thể được thay thế bởi nguyên tử clo.

d) Hỗn hợp gồm hai thể tích metan và một thể tích oxi là hỗn hợp nổ mạnh.

  • A

    1

  • B

    2

  • C

    3

  • D

    4

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Phát biểu đúng: b). Vậy số phát biểu đúng là 1

Các phát biểu sai là:

a) Metan cháy với oxi tạo hơi nước và khí lưu huỳnh đioxit => Sai vì tạo khí cacbonic (CO2) chứ không phải là lưu huỳnh đioxit

c) Trong phản ứng hóa học giữa Metan và Clo, chỉ có duy nhất một nguyên tử Hiđro của Metan có thể được thay thế bởi nguyên tử Clo => Sai.

d) Hỗn hợp gồm hai thể tích Metan và một thể tích Oxi là hỗn hợp nổ mạnh => Sai, hỗn hợp nổ gồm một thể tích Metan và hai phần thể tích Oxi

Câu 10 :

Tính chất vật lí của etilen là

  • A

    Chất lỏng, không màu, không mùi, ít tan trong nước và nhẹ hơn không khí.

  • B

    Chất khí, không màu, không mùi, ít tan trong nước và nhẹ hơn không khí.

  • C

    Chất khí, không màu, không mùi, ít tan trong nước và nặng hơn không khí.

  • D

    Chất khí, không màu, không mùi, tan tốt trong nước và nhẹ hơn không khí.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Tính chất vật lí của etilen là: Chất khí, không màu, không mùi, ít tan trong nước và nhẹ hơn không khí.

Câu 11 :

Dựa vào dữ kiện nào trong các dữ kiện sau đây để có thể nói một chất là vô cơ hay hữu cơ?

  • A

    Trạng thái (rắn, lỏng, khí).

  • B

    Màu sắc.

  • C

    Độ tan trong nước.

  • D

    Thành phần nguyên tố.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Dựa vào thành phần nguyên tố (trường hợp d) để xác định một hợp chất là vô cơ hay hữu cơ.

Câu 12 :

Trong phân tử hợp chất hữu cơ cacbon, hiđro, oxi có hoá trị lần lượt là:

  • A

    2,1,2

  • B

    4,1,2

  • C

    6,1,2

  • D

    4,2,2

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại đặc điểm cấu tạo hợp chất hữu cơ

Lời giải chi tiết :

Trong phân tử hợp chất hữu cơ cacbon, hiđro, oxi có hoá trị lần lượt là: 4,1,2

Câu 13 :

Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố, số chu kì nhỏ và số chu kì lớn:

  • A

    3 và 3                        

  • B

    4 và 3              

  • C

    4 và 4              

  • D

    3 và 4

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố gồm 7 chu kì. Trong đó 3 chu kì nhỏ (chu kì 1, 2, 3) và 4 chu kì lớn (chu kì 4, 5, 6, 7).

Câu 14 :

Cho benzen + Cl2 (as) ta thu được dẫn xuất clo A. Vậy A là:

  • A

    C6H5Cl.                                                    

  • B

    C6H4Cl2.                

  • C

    C6H6Cl6.                                                   

  • D

    C6H3Cl3.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Cho benzen + Cl2 (as) ta thu được dẫn xuất clo A.

C6H6 + 3Cl2 $\xrightarrow{as}$ C6H6Cl6 

Câu 15 :

Số thứ tự nhóm trong bảng hệ thống tuần hoàn cho biết:

  • A

    Số electron lớp ngoài cùng.

  • B

    Số thứ tự của nguyên tố.

  • C

    Số hiệu nguyên tử.

  • D

    Số lớp electron.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Số thứ tự nhóm trong bảng hệ thống tuần hoàn cho biết: Số electron lớp ngoài cùng

Câu 16 :

Biết nguyên tố X có số hiệu là 17, chu kì 3, nhóm VII. Hãy cho biết cấu tạo nguyên tử và tính chất của nguyên tố X?

  • A

    X có 3 lớp e, lớp ngoài cùng có 7e, X là phi kim mạnh.

  • B

    X có 4 lớp e, lớp ngoài cùng có 17e, X là phi kim mạnh.

  • C

    X có 3 lớp e, lớp ngoài cùng có 7e, X là kim loại mạnh.

  • D

    X có 4 lớp e, lớp ngoài cùng có 17e, X là kim loại mạnh.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

- Nguyên tố X có số hiệu nguyên tử là 17 => đó là Cl

- Nguyên tố X có số hiệu nguyên tử là 17 => điện tích hạt nhân là 17+, có 17 proton, 17 electron

- Nguyên tố X ở chu kì 3 => có 3 lớp electron

- Nguyên tố X thuộc nhóm VII => lớp e ngoài cùng có 7e

Vì X ở cuối chu kì 3 nên X là phi kim mạnh

Câu 17 :

Số công thức cấu tạo mạch hở có thể có của C4H8

  • A

    3

  • B

    4

  • C

    5

  • D

    6

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

 có ∆ = 1 => π = 1 (vì v = 0) => trong phân tử có 1 liên kết đôi

 

Câu 18 :

Hiđrocacbon X có 83,33% khối lượng Cacbon. Số đồng phân cấu tạo của X là:

  • A

    4

  • B

    3

  • C

    2

  • D

    1

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Gọi CTPT của X có dạng CxHy (y ≤ 2x + 2)

+) %mH = 100% - %mC

+) x : y =$\frac{{{m_C}}}{{12}}:\frac{{{m_H}}}{1} = \frac{{83,33}}{{12}}:\frac{{16,67}}{1}$

+) Xét điều kiện: y ≤ 2x + 2 => n

+) \(\Delta  = \frac{{2.5 + 2 - 12}}{2} = 0\) => C5H12 là hiđrocacbon no, mạch hở => CTCT

Lời giải chi tiết :

X là hiđrocacbon => X chỉ chứa C và H

Gọi CTPT của X có dạng CxHy (y ≤ 2x + 2)

=> %mH = 100% - %mC = 100% - 83,33% = 16,67%

=> x : y = \[\frac{{{m_C}}}{{12}}:\frac{{{m_H}}}{1} = \frac{{83,33}}{{12}}:\frac{{16,67}}{1} = 6,944:16,67 = 1:2,4 = 5:12\]

=> CTPT của X có dạng: (C5H12)n hay C5nH12n

Vì y ≤ 2x + 2 => 12n ≤ 5n + 7 => n ≤ 1 => n = 1

=> CTPT của X là C5H12

Ta có: \(\Delta  = \frac{{2.5 + 2 - 12}}{2} = 0\) => C5H12 là hiđrocacbon no, mạch hở

Các CTCT của X là:

Câu 19 :

Một hợp chất X chứa 3 nguyên tố C, H, O có tỉ lệ khối lượng mC : mH : mO = 21 : 2 : 4. Hợp chất X có công thức đơn giản nhất trùng với CTPT. CTPT X là:

  • A

    C7H8O

  • B

    C8H10O

  • C

    C6H6O2

  • D

    C7H8O2.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+) x : y : z = $\frac{{{m}_{C}}}{12}:\frac{{{m}_{H}}}{1}:\frac{{{m}_{O}}}{16}$

Lời giải chi tiết :

Gọi CTPT của X là CxHyOz

=> x : y : z = $\frac{{{m}_{C}}}{12}:\frac{{{m}_{H}}}{1}:\frac{{{m}_{O}}}{16}=\frac{21}{12}:\frac{2}{1}:\frac{4}{16}=1,75:2:0,25=7:8:1$

=> CTPT của X là C7H8O (vì CTPT trùng với CTĐGN)

Câu 20 :

Axit axetic có công thức là C2H4O2. Phần trăm nguyên tố C trong phân tử axit axetic là

  • A

    30%.

  • B

    40%.

  • C

    50%.

  • D

    60%

Đáp án : B

Phương pháp giải :

\(\% {m_C} = \frac{{2.{M_C}}}{{{M_{{C_2}{H_4}{O_2}}}}}.100\% \)

Lời giải chi tiết :

Khối lượng mol của C2H4O2 là: \({M_{{C_2}{H_4}{O_2}}}\)= 12.2 + 4 + 16.2 = 60

\( =  > \% {m_C} = \frac{{12.2}}{{60}}.100\%  = 40\% \)

Câu 21 :

Đốt cháy hoàn toàn một ankan thu được 2,24 lít khí CO2 và 3,6 gam H2O. Công thức phân tử của ankan là

  • A

    CH4.

  • B

    C2H6.

  • C

    C3H8.

  • D

    C4H10.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Cách 1: Tìm n theo PTHH

PTHH:  ${C_n}{H_{2n + 2}} + (\frac{{3n + 1}}{2}){O_2} \to nC{O_2} + (n + 1){H_2}O$

+) từ số mol CO2 và số mol H2O => nhân chéo n

Cách 2: ${n_{ankan}} = {n_{{H_2}O}} - {n_{C{O_2}}}$

Lời giải chi tiết :

${n_{C{O_2}}} = \frac{{2,24}}{{22,4}} = 0,1(mol)$${n_{{H_2}O}} = \frac{{3,6}}{{18}} = 0,2(mol)$

Cách 1:

PTHH:  ${C_n}{H_{2n + 2}} + (\frac{{3n + 1}}{2}){O_2} \to nC{O_2} + (n + 1){H_2}O$

Theo pt:                                                      $n$             $n + 1$

Theo đb:                                                     0,1              0,2

=> 0,2.n = 0,1.(n + 1) => n = 1

Vậy CTPT của ankan là: CH4

Cách 2: 

$\begin{array}{l}{n_{ankan}} = {n_{{H_2}O}} - {n_{C{O_2}}}\\ \Rightarrow {n_{ankan}} = 0,2 - 0,1 = 0,1(mol)\\ \Rightarrow n = \frac{{0,1}}{{0,1}} = 1\end{array}$

Vậy CTPT của ankan là: $C{H_4}$

Câu 22 :

Đốt cháy hoàn toàn 11,2 lít khí metan. Biết các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn.Thể tích khí oxi cần dùng và thể tích khí cacbonic tạo thành lần lượt là

  • A

    22,4 lít và 22,4 lít.      

  • B

    11,2 lít và 22,4 lít.

  • C

    22,4 lít và 11,2 lít.      

  • D

    11,2 lít và 22,4 lít

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+) Tính số mol CO2 và số mol O2 theo PT: CH4 + 2O2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ CO2 + 2H2O

Lời giải chi tiết :

\({n_{C{H_4}}} = \frac{{11,2}}{{22,4}} = 0,5\,mol\)

CH4 + 2O2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ CO2 + 2H2O

0,5  →  1     →    0,5 mol

$=>{{V}_{{{O}_{2}}}}=1.22,4=22,4$ lít

${{V}_{C{{O}_{2}}}}=0,5.22,4=11,2$ lít

Câu 23 :

Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm 2 ankan là đồng đẳng kế tiếp thu được 2,24 lít khí CO2 và 2,34 gam H2O. Xác định CTPT của 2 ankan.

  • A

    CH4 và C2H6.

  • B

    C2H6 và C3H8.

  • C

    C3H8 và C4H10.         

  • D

    CH4 và C3H8

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+) Tính theo công thức: ${n_{ankan}} = {n_{{H_2}O}} - {n_{C{O_2}}} \Rightarrow \bar n$

Lời giải chi tiết :

${n_{C{O_2}}} = \frac{{2,24}}{{22,4}} = 0,1(mol)$${n_{{H_2}O}} = \frac{{2,34}}{{18}} = 0,13(mol)$

Pthh:

${C_{\bar n}}{H_{2\bar n + 2}} + (\frac{{3\bar n + 1}}{2}){O_2} \to \bar nC{O_2} + (\bar n + 1){H_2}O$

$\begin{array}{l}{n_{ankan}} = {n_{{H_2}O}} - {n_{C{O_2}}}\\ \Rightarrow {n_{ankan}} = 0,13 - 0,1 = 0,03(mol)\\ \Rightarrow \bar n = \frac{{0,1}}{{0,03}} = 3,3333\end{array}$

$ \Rightarrow $ 2 ankan là: C3H8 , C4H10

Câu 24 :

Cho 2,8 lít hỗn hợp metan và etilen (đktc) lội qua dung dịch brom (dư), người ta thu được 4,7 gam đibroetan. Phần trăm thể tích của khí metan là

  • A

    20%.

  • B

    40%.

  • C

    80%.

  • D

    60%

Đáp án : C

Phương pháp giải :

PTHH: C2H4  +  Br2 → C2H4Br2

             0,025        ←      0,025

\( =  > {V_{{C_2}{H_4}}} =  > {V_{C{H_4}}}\)\( =  > \% {V_{C{H_4}}}\)

Lời giải chi tiết :

\({m_{{C_2}{H_4}B{{\rm{r}}_2}}} = 4,7\,gam\, =  > {n_{{C_2}{H_4}B{{\rm{r}}_2}}} = \frac{{4,7}}{{188}} = 0,025\,mol\)

PTHH: C2H4  +  Br2 → C2H4Br2

             0,025        ←        0,025

\( =  > {V_{{C_2}{H_4}}} = 0,025.22,4 = 0,56\,lit\, =  > {V_{C{H_4}}} = 2,8 - 0,56 = 2,24\,lit\)

\( =  > \% {V_{C{H_4}}} = \frac{{2,24}}{{2,8}}.100\%  = 80\% \)

Câu 25 :

 Đốt cháy hết 36 gam hỗn hợp khí C3H6 và C2H6 trong O2 dư thu được 56 lít CO2 (đktc). Thể tích khí C3H6 ở đktc là

  • A

     11,2 lít           

  • B

    22,4 lít.

  • C

    33,6 lít.

  • D

    44,8 lít.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Gọi số mol của C3H6 và C2H4 lần lượt là x và y mol

=> mhỗn hợp = PT(1)

C3H6 + $\frac{9}{2}$O2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ 3CO2 + 3H2O

 x mol         →        3x mol

C2H6 + $\frac{7}{2}$O2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ 2CO2 + 3H2O

 y mol         →       2y mol

=> ${{n}_{C{{O}_{2}}}} = PT(2)$

Lời giải chi tiết :

Gọi số mol của C3H6 và C2H4 lần lượt là x và y mol

=> mhỗn hợp = 42x + 28y = 36  (1)

C3H6 + $\frac{9}{2}$O2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ 3CO2 + 3H2O

 x mol         →        3x mol

C2H6 + $\frac{7}{2}$O2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ 2CO2 + 3H2O

 y mol         →      2y mol

=> ${{n}_{C{{O}_{2}}}}=3\text{x}+2y=2,5\,mol\,\,\,\,(2)$

Từ (1) và (2) ta có hệ: \(\left\{ \begin{array}{l}42{\rm{x}} + 30y = 36\\3{\rm{x}} + 2y = 2,5\end{array} \right. =  > \left\{ \begin{array}{l}x = 0,5\\y = 0,5\end{array} \right.\)

\( =  > {V_{{C_3}{H_6}}} = {V_{{C_2}{H_4}}} = 0,5.22,4 = 11,2\) lít

Câu 26 :

Đốt cháy V lít etilen thu được 9 gam hơi nước. Thể tích không khí cần dùng (ở đktc), biết O2 chiếm 20% thể tích không khí?

  • A

    84,0 lít.

  • B

    16,8 lít.

  • C

    56,0 lít.           

  • D

    44,8 lít

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+) Tính số mol Oxi theo PT: PTHH:  C2H4 + 3O2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ 2CO2 + 2H2O

+) Vì O2 chiếm 20% thể tích không khí => Vkhông khí = \(\frac{{{V_{{O_2}}}}}{{20\% }}\)

Lời giải chi tiết :

${{n}_{{{H}_{2}}O}}=\frac{9}{18}=0,5\,mol$

PTHH:  C2H4 + 3O2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ 2CO2 + 2H2O

                          0,75 mol     ←       0,5 mol

$=>{{V}_{{{O}_{2}}}}=0,75.22,4=16,8$ lít

Vì O2 chiếm 20% thể tích không khí => Vkhông khí = \(\frac{{{V_{{O_2}}}}}{{20\% }} = 84\) lít

Câu 27 :

Cho 0,448 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm C2H4, C2H2 tác dụng hết với dung dịch brom dư, khối lượng brom đã tham gia phản ứng là 4,8 gam. Số mol khí C2H4 trong hỗn hợp ban đầu là

  • A

    0,02.

  • B

    0,01.

  • C

    0,015.

  • D

    0,005.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Gọi x, y lần lượt là số mol của etilen và axetilen => nhỗn hợp = PT (1)

Phương trình hoá học:

C2H4 + Br2 → C2H4Br2

  x          x             x       mol

C2H2 + 2Br2 → C2H2Br4

  y          2y           y       mol

Từ \(  \sum {{n_{B{{\rm{r}}_2}}} => PT(2)} \)

Lời giải chi tiết :

Số mol hỗn hợp = $\frac{{0,448}}{{22,4}}$ = 0,02 mol; ${{n}_{B{{r}_{2}}}}~=\frac{4,8}{160}=0,03\text{ }mol$

Gọi x, y lần lượt là số mol của etilen và axetilen => nhỗn hợp = x + y = 0,02  (1)

Phương trình hoá học:

C2H4 + Br2 → C2H4Br2

  x          x             x       mol

C2H2 + 2Br2 → C2H2Br4

  y          2y           y       mol

\( =  > \sum {{n_{B{{\rm{r}}_2}}} = x + 2y = 0,03\,\,\,(2)} \)

Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình: \(\left\{ \begin{array}{l}x + y = 0,02\\x + 2y = 0,03\end{array} \right. =  > \left\{ \begin{array}{l}x = 0,01\\y = 0,01\end{array} \right.\)

=> số mol C2H4 trong hỗn hợp đầu là 0,01 mol

Câu 28 :

Đốt cháy hoàn toàn 1 mol khí axetilen thì cần bao nhiêu lít không khí (các khí đo ở đktc, biết rằng oxi chiếm 20% thể tích không khí) ?

  • A

    300 lít.

  • B

    280 lít.

  • C

    240 lít.

  • D

    120 lít.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+) Tính số mol oxi theo PT: 2C2H2 + 5O2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ 4CO2 + 2H2O

+) Vì khí oxi chiếm 20% thể tích không khí => Vkhông khí = $\frac{{{V}_{{{O}_{2}}}}}{20\%}$

Lời giải chi tiết :

Phương trình đốt cháy khí axetilen:

2C2H2 + 5O2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ 4CO2 + 2H2O

1 mol → 2,5 mol

$=>{{V}_{{{O}_{2}}}}=2,5.22,4=56$ lít

Vì khí oxi chiếm 20% thể tích không khí => Vkhông khí = $\frac{56}{20\%}=280$lít

Câu 29 :

Cho brom phản ứng với benzen tạo ra brombenzen (bột sắt làm xúc tác). Tính khối lượng benzen cần dùng để điều chế 15,7 gam brombenzen. Biết hiệu suất của quá trình phản ứng là 80%.

  • A

    9,75 gam.       

  • B

    6,24 gam.

  • C

    7,80 gam.

  • D

    10,53 gam

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+) Tính số mol benzen theo PT : ${{C}_{6}}{{H}_{6}}+B{{r}_{2}}\xrightarrow{F\text{e}}{{C}_{6}}{{H}_{5}}Br+HBr$       

+) Từ hiệu suất $H = \frac{{{n_{{C_6}{H_6}(lt)}}}}{{{n_{{C_6}{H_6}(tt)}}}}$ => tính khối lượng benzen cần dùng

Lời giải chi tiết :

${n_{{C_6}{H_5}Br}} = \frac{{15,7}}{{157}} = 0,1(mol)$

Phương trình hóa học:

${{C}_{6}}{{H}_{6}}+B{{r}_{2}}\xrightarrow{F\text{e}}{{C}_{6}}{{H}_{5}}Br+HBr$

  0,1              ←        0,1                 (mol)

$\begin{array}{l}H = \frac{{{n_{{C_6}{H_6}(lt)}}}}{{{n_{{C_6}{H_6}(tt)}}}} = \frac{{0,1}}{x} = \frac{{80}}{{100}}\\ \Leftrightarrow x = 0,125(mol)\\ \Rightarrow {m_{{C_6}{H_6}}} = 0,125.78 = 9,75(g)\end{array}$

Câu 30 :

Đốt cháy hoàn toàn 2,24 lít anken A trong oxi dư thu được hỗn hợp khí B. Cho B lần lượt đi qua bình 1 đựng H2SO4 đặc và bình 2 đựng Ca(OH)2 dư. Thấy khối lượng bình 1 tăng 5,4 gam, bình 2 có 30 gam kết tủa. CTPT của A là

  • A

    C2H4

  • B

    C3H6.

  • C

    C4H8.

  • D

    C5H10

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+) Từ khối lượng bình 1 tăng và khối lượng kết tủa bình 2 => số mol CO­2 và H2O => CTTQ của A

+) Viết pthh:   ${C_n}{H_{2n}} + \frac{{3n}}{2}{O_2} \to nC{O_2} + n{H_2}O$

=> tính n theo PT

Lời giải chi tiết :

Gọi CTPT của $A$ là ${{C}_{n}}{{H}_{2n}}$$(n\ge 2)$

${{m}_{{{H}_{2}}O}}=5,4(g)\Rightarrow {{n}_{{{H}_{2}}O}}=\frac{5,4}{18}=0,3(mol)$

${{n}_{CaC{{O}_{3}}}}=\frac{30}{100}=0,3(mol)={{n}_{C{{O}_{2}}}}$

${{n}_{A}}=\frac{2,24}{22,4}=0,1(mol)$

pthh:     ${{C}_{n}}{{H}_{2n}}+\frac{3n}{2}{{O}_{2}}\to nC{{O}_{2}}+n{{H}_{2}}O$

theo pt:     1                          $n$         $n$

theo đb:   0,1                        0,3        0,3    (mol)

Ta có: $0,1\cdot n=0,3\cdot 1\Leftrightarrow n=3$

Vậy CTPT của $A$ là: ${{C}_{3}}{{H}_{6}}$

close