Đề thi giữa kì 2 Hóa 9 - Đề số 1

Tổng hợp đề thi giữa kì 2 lớp 9 tất cả các môn

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa - GDCD

Đề bài

Câu 1 :

Chất hữu cơ là:

  • A

    hợp chất khó tan trong nước.

  • B

    hợp chất của cacbon và một số nguyên tố khác trừ N, Cl, O

  • C

    hợp chất của cacbon trừ CO, CO2, H2CO3, muối cacbonat, muối cacbua và xianua.

  • D

    hợp chất có nhiệt độ sôi cao.

Câu 2 :

Một hiđrocacbon ở thể khí thường được dùng làm nhiên liệu để hàn cắt kim loại, đó là

  • A

    metan.

  • B

    etilen. 

  • C

    axetilen.         

  • D

    etan

Câu 3 :

Cho các câu sau:

a) Dầu mỏ là một đơn chất.

b) Dầu mỏ là một hợp chất phức tạp.

c) Dầu mỏ là một hỗn hợp tự nhiên của nhiều loại Hiđrocacbon.

d) Dầu mỏ sôi ở một nhiệt độ xác định.

e) Dầu mỏ sôi ở những nhiệt độ khác nhau.

Số câu đúng là

  • A

    1

  • B

    2

  • C

    3

  • D

    4

Câu 4 :

Những phát biểu nào sau đây không đúng?

1) Metan tác dụng với clo khi có ánh sáng.

2) Metan là chất khí, không màu, không mùi, nặng hơn không khí.

3) Metan cháy tỏa nhiều nhiệt nên được dùng làm nhiên liệu trong đời sống và trong sản xuất.

4) Hỗn hợp giữa metan và clo là hỗn hợp nổ.

5) Trong phân tử metan có bốn liên kết đơn C-H.

6) Metan tác dụng với clo ở điều kiện thường.

  • A

    1, 3, 5.

  • B

    1, 2, 6.

  • C

    2, 4, 6.

  • D

    2, 4, 5

Câu 5 :

Hóa chất dùng để tách etilen khỏi hỗn hợp etan và etilen là

  • A

    dung dịch NaOH.      

  • B

    dung dịch HCl

  • C

    dung dịch brom.

  • D

    dung dịch AgNO3.

Câu 6 :

Dãy nào sau đây thể hiện mức độ hoạt động hóa học của kim loại tăng dần:

  • A

    Be, Fe, Ca, Cu.

  • B

    Ca, K, Mg, Al.

  • C

    Al, Zn, Co, Ca.

  • D

    Ni, Mg, Li, Cs.

Câu 7 :

Chất nào sau đây vừa làm mất màu dung dịch brom, vừa tham gia phản ứng trùng hợp?

  • A

    CH4.

  • B

    CH3CH2OH.

  • C

    CH3-CH3.

  • D

    CH2=CH-CH3.

Câu 8 :

Trong điều kiện nhiệt độ áp suất không đổi thì axetilen phản ứng với oxi theo tỉ lệ thể tích là

  • A

    2 lít khí C2H2 phản ứng với 4 lít khí O2.

  • B

    2 lít khí C2H2 phản ứng với 5 lít khí O2.

  • C

    3 lít khí C2H2 phản ứng với 2 lít khí O2.

  • D

    3 lít khí C2H2 phản ứng với 1 lít khí O2.

Câu 9 :

Cho benzen + Cl2 (as) ta thu được dẫn xuất clo A. Vậy A là:

  • A

    C6H5Cl.                                                    

  • B

    C6H4Cl2.                

  • C

    C6H6Cl6.                                                   

  • D

    C6H3Cl3.

Câu 10 :

Các nguyên tố xếp ở chu kì 6 có số lớp electron trong nguyên tử:

  • A

    3                                

  • B

    5                      

  • C

    6                                

  • D

    7

Câu 11 :

CH4 và C2H4 giống nhau ở phản ứng nào sau đây?

  • A

    tham gia phản ứng cộng với dung dịch brom.

  • B

    tham gia phản ứng cộng với khí hiđro

  • C

    tham gia phản ứng trùng hợp

  • D

    tham gia phản ứng cháy với oxi.

Câu 12 :

Tính chất nào không phải của benzen ?

  • A

    Tác dụng với Br2 (to, Fe).                        

  • B

    Tác dụng với HNO/H2SO4 (đ).

  • C

    Tác dụng với dung dịch KMnO4.            

  • D

    Tác dụng với Cl(as).

Câu 13 :

Khi đốt khí axetilen, số mol CO2 và H2O được tạo thành theo tỉ lệ là

  • A

    1 : 1.

  • B

    1 : 2

  • C

    1 : 3. 

  • D

    2 : 1.

Câu 14 :

Phương pháp hiện đại để điều chế axetilen hiện nay là

  • A

    nhiệt phân etilen ở nhiệt độ cao.                              

  • B

    nhiệt phân benzen ở nhiệt độ cao.

  • C

    nhiệt phân canxi cacbua ở nhiệt độ cao.

  • D

    nhiệt phân metan ở nhiệt độ cao.

Câu 15 :

Hợp chất hữu cơ nào sau đây chỉ gồm liên kết đơn?

  • A

    C3H8;  C2H2     .

  • B

    C3H8;  C4H10

  • C

    C4H10; C2H2

  • D

    C4H10; C6H6(benzen)

Câu 16 :

Ở nông thôn có thể dùng phân gia súc, gia cầm, rác hữu cơ để ủ trong các hầm Bio-gas. Dưới ảnh hưởng của các vi sinh vật yếm khí, chất hữu cơ sẽ phân hủy tạo ra một loại phân bón chất lượng cao. Bio-gas dùng để đun nấu trong gia đình. Nên phát triển các hầm Bio-gas vì

  • A

    Vốn đầu tư không lớn.

  • B

    Đảm bảo vệ sinh môi trường và mầm các bệnh bị tiêu diệt

  • C

    Có nguồn năng lượng sạch và thuận tiện.

  • D

    Tất cả các lý do trên.

Câu 17 :

Nguyên tố B có điện tích hạt nhân bằng 19+, có 4 lớp electron, có 1e ở lớp ngoài cùng. Hãy cho biết vị trí của nguyên tố B?

  • A

    B thuộc ô 18, chu kì 4, nhóm I

  • B

    B thuộc ô 19, chu kì 3, nhóm II.

  • C

    B thuộc ô 19, chu kì 4, nhóm I.          

  • D

    B thuộc ô 18, chu kì 3, nhóm I.

Câu 18 :

Số công thức cấu tạo mạch hở có thể có của C4H8

  • A

    3

  • B

    4

  • C

    5

  • D

    6

Câu 19 :

Một hợp chất hữu cơ Y khi đốt cháy hoàn toàn thu được CO2 và H2O có số mol bằng nhau. Đồng thời số mol oxi tối thiểu cần dùng bằng 4 lần số mol của Y. Biết trong Y chỉ chứa 1 nguyên tử O. Công thức phân tử của Y là

  • A

    C2H6O

  • B

    C4H8O

  • C

    C3H6O

  • D

    C3H8O.

Câu 20 :

Vitamin A là một chất dinh dưỡng thiết yếu cho con người. Trong thực phẩm, vitamin A tồn tại ở dạng chính là retinol (chứa C, H, O) trong đó thành phần % khối lượng H và O tương ứng là 10,49% và 5,594%. Biết CTPT của retinol là:

  • A

    C18H30O

  • B

    C22H26O        

  • C

    C21H18O

  • D

    C20H30O

Câu 21 :

Axit axetic có công thức là C2H4O2. Phần trăm nguyên tố C trong phân tử axit axetic là

  • A

    30%.

  • B

    40%.

  • C

    50%.

  • D

    60%

Câu 22 :

Đốt cháy hoàn toàn 11,2 lít khí metan. Biết các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn.Thể tích khí oxi cần dùng và thể tích khí cacbonic tạo thành lần lượt là

  • A

    22,4 lít và 22,4 lít.      

  • B

    11,2 lít và 22,4 lít.

  • C

    22,4 lít và 11,2 lít.      

  • D

    11,2 lít và 22,4 lít

Câu 23 :

Đốt cháy hoàn toàn một ankan thu được 2,24 lít khí CO2 và 3,6 gam H2O. Công thức phân tử của ankan là

  • A

    CH4.

  • B

    C2H6.

  • C

    C3H8.

  • D

    C4H10.

Câu 24 :

Cho 2,8 lít hỗn hợp metan và etilen (đktc) lội qua dung dịch brom (dư), người ta thu được 4,7 gam đibroetan. Phần trăm thể tích của khí metan là

  • A

    20%.

  • B

    40%.

  • C

    80%.

  • D

    60%

Câu 25 :

Đốt cháy V lít etilen thu được 9 gam hơi nước. Thể tích không khí cần dùng (ở đktc), biết O2 chiếm 20% thể tích không khí?

  • A

    84,0 lít.

  • B

    16,8 lít.

  • C

    56,0 lít.           

  • D

    44,8 lít

Câu 26 :

Đốt hoàn toàn 24 ml hỗn hợp axetilen và metan phải dùng 54 ml oxi (các thể tích khí đo ở đktc). Thể tích khí CO2 sinh ra là

  • A

    24 ml.

  • B

    30 ml.

  • C

    36 ml. 

  • D

    42 ml.

Câu 27 :

Đốt cháy hoàn toàn 1 mol khí axetilen thì cần bao nhiêu lít không khí (các khí đo ở đktc, biết rằng oxi chiếm 20% thể tích không khí) ?

  • A

    300 lít.

  • B

    280 lít.

  • C

    240 lít.

  • D

    120 lít.

Câu 28 :

Cho brom phản ứng với benzen tạo ra brombenzen (bột sắt làm xúc tác). Tính khối lượng benzen cần dùng để điều chế 15,7 gam brombenzen. Biết hiệu suất của quá trình phản ứng là 80%.

  • A

    9,75 gam.       

  • B

    6,24 gam.

  • C

    7,80 gam.

  • D

    10,53 gam

Câu 29 :

Đốt cháy hòa toàn 15,6 gam benzen rồi hấp thụ sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch nước vôi trong dư. Khối lượng dung dịch tăng hay giảm bao nhiêu gam?

  • A

    tăng 56,4 gam.

  • B

    giảm 28,2 gam.

  • C

    giảm 56,4 gam.

  • D

    tăng 28,2 gam

Câu 30 :

Cho $V$ (l) hỗn hợp khí $C{{H}_{4}},{{C}_{2}}{{H}_{4}}$ đi qua dung dịch nước brom thấy 16 (g) $B{{r}_{2}}$ bị mất màu. Cũng $V$ (l) hỗn hợp khí trên nếu đem đốt cháy thì thu được 6,72 (l) khí $C{{O}_{2}}$ và 7,2 (g) ${{H}_{2}}O$. Tính $V$và % thể tích mỗi khí trong hỗn hợp.

  • A

    4,48 lít và 50%

  • B

    6,72 lít và 75%

  • C

    4,48 lít và 75%

  • D

    6,72 lít và 50%

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Chất hữu cơ là:

  • A

    hợp chất khó tan trong nước.

  • B

    hợp chất của cacbon và một số nguyên tố khác trừ N, Cl, O

  • C

    hợp chất của cacbon trừ CO, CO2, H2CO3, muối cacbonat, muối cacbua và xianua.

  • D

    hợp chất có nhiệt độ sôi cao.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Chất hữu cơ là: hợp chất của cacbon trừ CO, CO2, H2CO3, muối cacbonat, muối cacbua và xianua.

Câu 2 :

Một hiđrocacbon ở thể khí thường được dùng làm nhiên liệu để hàn cắt kim loại, đó là

  • A

    metan.

  • B

    etilen. 

  • C

    axetilen.         

  • D

    etan

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Một hiđrocacbon ở thể khí thường được dùng làm nhiên liệu để hàn cắt kim loại, đó là axetilen.

Câu 3 :

Cho các câu sau:

a) Dầu mỏ là một đơn chất.

b) Dầu mỏ là một hợp chất phức tạp.

c) Dầu mỏ là một hỗn hợp tự nhiên của nhiều loại Hiđrocacbon.

d) Dầu mỏ sôi ở một nhiệt độ xác định.

e) Dầu mỏ sôi ở những nhiệt độ khác nhau.

Số câu đúng là

  • A

    1

  • B

    2

  • C

    3

  • D

    4

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết về dầu mỏ

Lời giải chi tiết :

Câu đúng là câu c và câu e.

c) Dầu mỏ là một hỗn hợp tự nhiên của nhiều loại Hiđrocacbon.

e) Dầu mỏ sôi ở những nhiệt độ khác nhau.

Những câu sai là:

a), b) và d) sai vì dầu mỏ là một hỗn hợp phức tạp của nhiều loại hiđrocacbon và 1 số hợp chất khác

Câu 4 :

Những phát biểu nào sau đây không đúng?

1) Metan tác dụng với clo khi có ánh sáng.

2) Metan là chất khí, không màu, không mùi, nặng hơn không khí.

3) Metan cháy tỏa nhiều nhiệt nên được dùng làm nhiên liệu trong đời sống và trong sản xuất.

4) Hỗn hợp giữa metan và clo là hỗn hợp nổ.

5) Trong phân tử metan có bốn liên kết đơn C-H.

6) Metan tác dụng với clo ở điều kiện thường.

  • A

    1, 3, 5.

  • B

    1, 2, 6.

  • C

    2, 4, 6.

  • D

    2, 4, 5

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Các phát biểu không đúng: 2, 4, 6

2) Metan là chất khí, không màu, không mùi, nặng hơn không khí => Sai, khí metan nhẹ hơn không khí.

4) Hỗn hợp giữa Metan và Clo là hỗn hợp nổ => Sai.

6) Metan tác dụng với Clo ở điều kiện thường => Sai, phải có chiếu sáng thì phản ứng mới xảy ra

Câu 5 :

Hóa chất dùng để tách etilen khỏi hỗn hợp etan và etilen là

  • A

    dung dịch NaOH.      

  • B

    dung dịch HCl

  • C

    dung dịch brom.

  • D

    dung dịch AgNO3.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Cho hỗn hợp khí qua dung dịch brom dư, etilen bị giữ lại, thu được etan không phản ứng thoát ra ngoài

CH2=CH2 + Br2 → CH2Br=CH2Br 

Câu 6 :

Dãy nào sau đây thể hiện mức độ hoạt động hóa học của kim loại tăng dần:

  • A

    Be, Fe, Ca, Cu.

  • B

    Ca, K, Mg, Al.

  • C

    Al, Zn, Co, Ca.

  • D

    Ni, Mg, Li, Cs.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào bảng tuần hoàn và quy luật biến đổi :

- Khi đi từ đầu chu kì đến cuối chu kì theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, ta có:

+ Tính kim loại của nguyên tố giảm dần, tính phi kim tăng dần.

- Khi đi từ trên xuống theo chiều tăng điện tích hạt nhân trong nhóm, ta có:

+ Tính kim loại của các nguyên tố tăng dần, tính phi kim giảm dần.

Lời giải chi tiết :

Dãy thể hiện mức độ hoạt động hóa học của kim loại tăng dần là: Ni, Mg, Li, Cs.

Loại A vì Ca có tính kim loại mạnh hơn Cu.

Loại B vì Mg có tính kim loại mạnh hơn Al

Loại C vì Al có tính kim loại mạnh hơn Zn

Câu 7 :

Chất nào sau đây vừa làm mất màu dung dịch brom, vừa tham gia phản ứng trùng hợp?

  • A

    CH4.

  • B

    CH3CH2OH.

  • C

    CH3-CH3.

  • D

    CH2=CH-CH3.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Chất vừa làm mất màu dung dịch brom, vừa tham gia phản ứng trùng hợp là chất có liên kết đôi (giống etilen)

=> CH2=CH-CH3

Câu 8 :

Trong điều kiện nhiệt độ áp suất không đổi thì axetilen phản ứng với oxi theo tỉ lệ thể tích là

  • A

    2 lít khí C2H2 phản ứng với 4 lít khí O2.

  • B

    2 lít khí C2H2 phản ứng với 5 lít khí O2.

  • C

    3 lít khí C2H2 phản ứng với 2 lít khí O2.

  • D

    3 lít khí C2H2 phản ứng với 1 lít khí O2.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

- Khi đốt trong không khí, axetilen cháy với ngọn lửa sáng, tỏa nhiều nhiệt

2C2H2 + 5O2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ 4CO2 + 2H2O

=> axetilen phản ứng với oxi theo tỉ lệ là: 2 lít khí C2H2 phản ứng với 5 lít khí O2.

Câu 9 :

Cho benzen + Cl2 (as) ta thu được dẫn xuất clo A. Vậy A là:

  • A

    C6H5Cl.                                                    

  • B

    C6H4Cl2.                

  • C

    C6H6Cl6.                                                   

  • D

    C6H3Cl3.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Cho benzen + Cl2 (as) ta thu được dẫn xuất clo A.

C6H6 + 3Cl2 $\xrightarrow{as}$ C6H6Cl6 

Câu 10 :

Các nguyên tố xếp ở chu kì 6 có số lớp electron trong nguyên tử:

  • A

    3                                

  • B

    5                      

  • C

    6                                

  • D

    7

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Các nguyên tố xếp ở chu kì 6 có số lớp electron trong nguyên tử là 6

Câu 11 :

CH4 và C2H4 giống nhau ở phản ứng nào sau đây?

  • A

    tham gia phản ứng cộng với dung dịch brom.

  • B

    tham gia phản ứng cộng với khí hiđro

  • C

    tham gia phản ứng trùng hợp

  • D

    tham gia phản ứng cháy với oxi.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

CH4 và C2H4 có tính chất hóa học giống nhau là tham gia phản ứng cháy với oxi.

Câu 12 :

Tính chất nào không phải của benzen ?

  • A

    Tác dụng với Br2 (to, Fe).                        

  • B

    Tác dụng với HNO/H2SO4 (đ).

  • C

    Tác dụng với dung dịch KMnO4.            

  • D

    Tác dụng với Cl(as).

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Tính chất không phải của benzen là tác dụng với dung dịch KMnO4

Câu 13 :

Khi đốt khí axetilen, số mol CO2 và H2O được tạo thành theo tỉ lệ là

  • A

    1 : 1.

  • B

    1 : 2

  • C

    1 : 3. 

  • D

    2 : 1.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Phương trình đốt cháy axetilen: 2C2H2 + 5O2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ 4CO2 + 2H2O

=> CO2 và H2O tạo thành theo tỉ lệ 4 : 2 = 2 : 1

Câu 14 :

Phương pháp hiện đại để điều chế axetilen hiện nay là

  • A

    nhiệt phân etilen ở nhiệt độ cao.                              

  • B

    nhiệt phân benzen ở nhiệt độ cao.

  • C

    nhiệt phân canxi cacbua ở nhiệt độ cao.

  • D

    nhiệt phân metan ở nhiệt độ cao.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Phương pháp hiện đại để điều chế axetilen hiện nay là nhiệt phân metan ở nhiệt độ cao.

2CH4  $\xrightarrow[làm\,lạnh\,nhanh]{{{1500}^{o}}C}$  C2H2 + 3H2

Câu 15 :

Hợp chất hữu cơ nào sau đây chỉ gồm liên kết đơn?

  • A

    C3H8;  C2H2     .

  • B

    C3H8;  C4H10

  • C

    C4H10; C2H2

  • D

    C4H10; C6H6(benzen)

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Hợp chất hữu cơ chỉ gồm liên kết đơn là C3H8;  C4H10

Câu 16 :

Ở nông thôn có thể dùng phân gia súc, gia cầm, rác hữu cơ để ủ trong các hầm Bio-gas. Dưới ảnh hưởng của các vi sinh vật yếm khí, chất hữu cơ sẽ phân hủy tạo ra một loại phân bón chất lượng cao. Bio-gas dùng để đun nấu trong gia đình. Nên phát triển các hầm Bio-gas vì

  • A

    Vốn đầu tư không lớn.

  • B

    Đảm bảo vệ sinh môi trường và mầm các bệnh bị tiêu diệt

  • C

    Có nguồn năng lượng sạch và thuận tiện.

  • D

    Tất cả các lý do trên.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Nên phát triển các hầm Bio-gas vì

- Vốn đầu tư không lớn

- Đảm bảo vệ sinh môi trường và mầm các bệnh bị tiêu diệt

- Có nguồn năng lượng sạch và thuận tiện

Câu 17 :

Nguyên tố B có điện tích hạt nhân bằng 19+, có 4 lớp electron, có 1e ở lớp ngoài cùng. Hãy cho biết vị trí của nguyên tố B?

  • A

    B thuộc ô 18, chu kì 4, nhóm I

  • B

    B thuộc ô 19, chu kì 3, nhóm II.

  • C

    B thuộc ô 19, chu kì 4, nhóm I.          

  • D

    B thuộc ô 18, chu kì 3, nhóm I.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Ta có:

 + Nguyên tố B có điện tích hạt nhân là 19+ nên B thuộc ô thứ 19

+ Nguyên tố B có 4 lớp e nên B thuộc chu kì 4.

+ Nguyên tố B có 1 e lớp ngoài cùng nên B thuộc nhóm I

Câu 18 :

Số công thức cấu tạo mạch hở có thể có của C4H8

  • A

    3

  • B

    4

  • C

    5

  • D

    6

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

 có ∆ = 1 => π = 1 (vì v = 0) => trong phân tử có 1 liên kết đôi

 

Câu 19 :

Một hợp chất hữu cơ Y khi đốt cháy hoàn toàn thu được CO2 và H2O có số mol bằng nhau. Đồng thời số mol oxi tối thiểu cần dùng bằng 4 lần số mol của Y. Biết trong Y chỉ chứa 1 nguyên tử O. Công thức phân tử của Y là

  • A

    C2H6O

  • B

    C4H8O

  • C

    C3H6O

  • D

    C3H8O.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

CxHyO + \(\frac{{2{\rm{x + 0,5y - 1}}}}{2}\)O2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ xCO2 + \(\frac{y}{2}\)H2O

  1 mol → \(\frac{{2{\rm{x + 0,5y - 1}}}}{2}\)mol   →    x mol  → \(\frac{y}{2}\) mol

Phản ứng thu được số mol CO2 và H2O bằng nhau => x = \(\frac{y}{2}\)  (1)

Số mol oxi cần dùng bằng 4 lần số mol của Y => \(\frac{{2{\rm{x + 0,5y - 1}}}}{2}\)= 4  (2)

Từ (1) vào (2) => x và y

Lời giải chi tiết :

Gọi CTPT của Y có dạng CxHyO

Vì đầu bài chỉ cho các tỉ lệ, không cho số mol cụ thể => giả sử đốt cháy 1 mol Y

CxHyO + \(\frac{{2{\rm{x + 0,5y - 1}}}}{2}\)O2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ xCO2 + \(\frac{y}{2}\)H2O

  1 mol → \(\frac{{2{\rm{x + 0,5y - 1}}}}{2}\)mol   →    x mol  → \(\frac{y}{2}\) mol

Phản ứng thu được số mol CO2 và H2O bằng nhau => x = \(\frac{y}{2}\)  (1)

Số mol oxi cần dùng bằng 4 lần số mol của Y => \(\frac{{2{\rm{x + 0,5y - 1}}}}{2}\)= 4  (2)

Thay (1) vào (2) ta có: \(\frac{{2.\frac{y}{2}{\rm{ + 0,5y - 1}}}}{2}\)= 4 => 1,5y – 1 = 8 => y = 6

Thay y = 6 vào (1) => x = 3

=> CTPT của Y là C3H6O

Câu 20 :

Vitamin A là một chất dinh dưỡng thiết yếu cho con người. Trong thực phẩm, vitamin A tồn tại ở dạng chính là retinol (chứa C, H, O) trong đó thành phần % khối lượng H và O tương ứng là 10,49% và 5,594%. Biết CTPT của retinol là:

  • A

    C18H30O

  • B

    C22H26O        

  • C

    C21H18O

  • D

    C20H30O

Đáp án : D

Phương pháp giải :

+) %mC = 100% - %mH - %mO

+) x : y : z = $\frac{{{m_C}}}{{12}}:\frac{{{m_H}}}{1}:\frac{{{m_O}}}{{16}} = \frac{{83,916}}{{12}}:\frac{{10,49}}{1}:\frac{{5,594}}{{16}}$

+) Vì renitol chứa một nguyên tử O => z = 1

Lời giải chi tiết :

Vì A chỉ chứa C, H và O

=> %mC = 100% - %mH - %mO = 100% - 10,49% -  5,594% = 83,916%

=> x : y : z = $\frac{{{m_C}}}{{12}}:\frac{{{m_H}}}{1}:\frac{{{m_O}}}{{16}} = \frac{{83,916}}{{12}}:\frac{{10,49}}{1}:\frac{{5,594}}{{16}}$

                  =  6,993 : 10,49 : 0,349 = 20 : 30 : 1

Vì renitol chứa một nguyên tử O => z = 1

=> x = 20 và y = 30

=> CTPT của retinol là C20H30O

Câu 21 :

Axit axetic có công thức là C2H4O2. Phần trăm nguyên tố C trong phân tử axit axetic là

  • A

    30%.

  • B

    40%.

  • C

    50%.

  • D

    60%

Đáp án : B

Phương pháp giải :

\(\% {m_C} = \frac{{2.{M_C}}}{{{M_{{C_2}{H_4}{O_2}}}}}.100\% \)

Lời giải chi tiết :

Khối lượng mol của C2H4O2 là: \({M_{{C_2}{H_4}{O_2}}}\)= 12.2 + 4 + 16.2 = 60

\( =  > \% {m_C} = \frac{{12.2}}{{60}}.100\%  = 40\% \)

Câu 22 :

Đốt cháy hoàn toàn 11,2 lít khí metan. Biết các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn.Thể tích khí oxi cần dùng và thể tích khí cacbonic tạo thành lần lượt là

  • A

    22,4 lít và 22,4 lít.      

  • B

    11,2 lít và 22,4 lít.

  • C

    22,4 lít và 11,2 lít.      

  • D

    11,2 lít và 22,4 lít

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+) Tính số mol CO2 và số mol O2 theo PT: CH4 + 2O2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ CO2 + 2H2O

Lời giải chi tiết :

\({n_{C{H_4}}} = \frac{{11,2}}{{22,4}} = 0,5\,mol\)

CH4 + 2O2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ CO2 + 2H2O

0,5  →  1     →    0,5 mol

$=>{{V}_{{{O}_{2}}}}=1.22,4=22,4$ lít

${{V}_{C{{O}_{2}}}}=0,5.22,4=11,2$ lít

Câu 23 :

Đốt cháy hoàn toàn một ankan thu được 2,24 lít khí CO2 và 3,6 gam H2O. Công thức phân tử của ankan là

  • A

    CH4.

  • B

    C2H6.

  • C

    C3H8.

  • D

    C4H10.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Cách 1: Tìm n theo PTHH

PTHH:  ${C_n}{H_{2n + 2}} + (\frac{{3n + 1}}{2}){O_2} \to nC{O_2} + (n + 1){H_2}O$

+) từ số mol CO2 và số mol H2O => nhân chéo n

Cách 2: ${n_{ankan}} = {n_{{H_2}O}} - {n_{C{O_2}}}$

Lời giải chi tiết :

${n_{C{O_2}}} = \frac{{2,24}}{{22,4}} = 0,1(mol)$${n_{{H_2}O}} = \frac{{3,6}}{{18}} = 0,2(mol)$

Cách 1:

PTHH:  ${C_n}{H_{2n + 2}} + (\frac{{3n + 1}}{2}){O_2} \to nC{O_2} + (n + 1){H_2}O$

Theo pt:                                                      $n$             $n + 1$

Theo đb:                                                     0,1              0,2

=> 0,2.n = 0,1.(n + 1) => n = 1

Vậy CTPT của ankan là: CH4

Cách 2: 

$\begin{array}{l}{n_{ankan}} = {n_{{H_2}O}} - {n_{C{O_2}}}\\ \Rightarrow {n_{ankan}} = 0,2 - 0,1 = 0,1(mol)\\ \Rightarrow n = \frac{{0,1}}{{0,1}} = 1\end{array}$

Vậy CTPT của ankan là: $C{H_4}$

Câu 24 :

Cho 2,8 lít hỗn hợp metan và etilen (đktc) lội qua dung dịch brom (dư), người ta thu được 4,7 gam đibroetan. Phần trăm thể tích của khí metan là

  • A

    20%.

  • B

    40%.

  • C

    80%.

  • D

    60%

Đáp án : C

Phương pháp giải :

PTHH: C2H4  +  Br2 → C2H4Br2

             0,025        ←      0,025

\( =  > {V_{{C_2}{H_4}}} =  > {V_{C{H_4}}}\)\( =  > \% {V_{C{H_4}}}\)

Lời giải chi tiết :

\({m_{{C_2}{H_4}B{{\rm{r}}_2}}} = 4,7\,gam\, =  > {n_{{C_2}{H_4}B{{\rm{r}}_2}}} = \frac{{4,7}}{{188}} = 0,025\,mol\)

PTHH: C2H4  +  Br2 → C2H4Br2

             0,025        ←        0,025

\( =  > {V_{{C_2}{H_4}}} = 0,025.22,4 = 0,56\,lit\, =  > {V_{C{H_4}}} = 2,8 - 0,56 = 2,24\,lit\)

\( =  > \% {V_{C{H_4}}} = \frac{{2,24}}{{2,8}}.100\%  = 80\% \)

Câu 25 :

Đốt cháy V lít etilen thu được 9 gam hơi nước. Thể tích không khí cần dùng (ở đktc), biết O2 chiếm 20% thể tích không khí?

  • A

    84,0 lít.

  • B

    16,8 lít.

  • C

    56,0 lít.           

  • D

    44,8 lít

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+) Tính số mol Oxi theo PT: PTHH:  C2H4 + 3O2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ 2CO2 + 2H2O

+) Vì O2 chiếm 20% thể tích không khí => Vkhông khí = \(\frac{{{V_{{O_2}}}}}{{20\% }}\)

Lời giải chi tiết :

${{n}_{{{H}_{2}}O}}=\frac{9}{18}=0,5\,mol$

PTHH:  C2H4 + 3O2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ 2CO2 + 2H2O

                          0,75 mol     ←       0,5 mol

$=>{{V}_{{{O}_{2}}}}=0,75.22,4=16,8$ lít

Vì O2 chiếm 20% thể tích không khí => Vkhông khí = \(\frac{{{V_{{O_2}}}}}{{20\% }} = 84\) lít

Câu 26 :

Đốt hoàn toàn 24 ml hỗn hợp axetilen và metan phải dùng 54 ml oxi (các thể tích khí đo ở đktc). Thể tích khí CO2 sinh ra là

  • A

    24 ml.

  • B

    30 ml.

  • C

    36 ml. 

  • D

    42 ml.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Gọi thể tích của CH4 và C2H2 lần lượt là x và y ml => Vhỗn hợp =PT(1)

CH4  +  2O2 → CO2 + 2H2O

 x    →   2x   →  x

2C2H2 + 5O→ 4CO2 + 2H2O

  y     →  2,5y  → 2y

Từ \( \sum {{V_{{O_2}}} => PT(2)} \)

Lời giải chi tiết :

Gọi thể tích của CH4 và C2H2 lần lượt là x và y ml

=> Vhỗn hợp = x + y = 24 ml   (1)

CH4  +  2O2 → CO2 + 2H2O

 x    →   2x   →  x

2C2H2 + 5O→ 4CO2 + 2H2O

  y     →  2,5y  → 2y

\( =  > \sum {{V_{{O_2}}} = 2{\rm{x}} + 2,5y = 54\,ml\,\,\,(2)} \)

Từ (1), (2) ta có hệ phương trình: \(\left\{ \begin{array}{l}x + y = 24\\2{\rm{x}} + 2,5y = 54\end{array} \right. =  > \left\{ \begin{array}{l}x = 12\\y = 12\end{array} \right.\)

\( =  > {V_{C{O_2}}} = x + 2y = 36\,ml\)

Câu 27 :

Đốt cháy hoàn toàn 1 mol khí axetilen thì cần bao nhiêu lít không khí (các khí đo ở đktc, biết rằng oxi chiếm 20% thể tích không khí) ?

  • A

    300 lít.

  • B

    280 lít.

  • C

    240 lít.

  • D

    120 lít.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+) Tính số mol oxi theo PT: 2C2H2 + 5O2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ 4CO2 + 2H2O

+) Vì khí oxi chiếm 20% thể tích không khí => Vkhông khí = $\frac{{{V}_{{{O}_{2}}}}}{20\%}$

Lời giải chi tiết :

Phương trình đốt cháy khí axetilen:

2C2H2 + 5O2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ 4CO2 + 2H2O

1 mol → 2,5 mol

$=>{{V}_{{{O}_{2}}}}=2,5.22,4=56$ lít

Vì khí oxi chiếm 20% thể tích không khí => Vkhông khí = $\frac{56}{20\%}=280$lít

Câu 28 :

Cho brom phản ứng với benzen tạo ra brombenzen (bột sắt làm xúc tác). Tính khối lượng benzen cần dùng để điều chế 15,7 gam brombenzen. Biết hiệu suất của quá trình phản ứng là 80%.

  • A

    9,75 gam.       

  • B

    6,24 gam.

  • C

    7,80 gam.

  • D

    10,53 gam

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+) Tính số mol benzen theo PT : ${{C}_{6}}{{H}_{6}}+B{{r}_{2}}\xrightarrow{F\text{e}}{{C}_{6}}{{H}_{5}}Br+HBr$       

+) Từ hiệu suất $H = \frac{{{n_{{C_6}{H_6}(lt)}}}}{{{n_{{C_6}{H_6}(tt)}}}}$ => tính khối lượng benzen cần dùng

Lời giải chi tiết :

${n_{{C_6}{H_5}Br}} = \frac{{15,7}}{{157}} = 0,1(mol)$

Phương trình hóa học:

${{C}_{6}}{{H}_{6}}+B{{r}_{2}}\xrightarrow{F\text{e}}{{C}_{6}}{{H}_{5}}Br+HBr$

  0,1              ←        0,1                 (mol)

$\begin{array}{l}H = \frac{{{n_{{C_6}{H_6}(lt)}}}}{{{n_{{C_6}{H_6}(tt)}}}} = \frac{{0,1}}{x} = \frac{{80}}{{100}}\\ \Leftrightarrow x = 0,125(mol)\\ \Rightarrow {m_{{C_6}{H_6}}} = 0,125.78 = 9,75(g)\end{array}$

Câu 29 :

Đốt cháy hòa toàn 15,6 gam benzen rồi hấp thụ sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch nước vôi trong dư. Khối lượng dung dịch tăng hay giảm bao nhiêu gam?

  • A

    tăng 56,4 gam.

  • B

    giảm 28,2 gam.

  • C

    giảm 56,4 gam.

  • D

    tăng 28,2 gam

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+) Tính số mol CO2 theo PT: ${{C}_{6}}{{H}_{6}}+\frac{15}{2}{{O}_{2}}\xrightarrow{{{t}^{o}}}6C{{O}_{2}}+3{{H}_{2}}O$

$C{{O}_{2}}+Ca{{(OH)}_{2}}\to CaC{{O}_{3}}\downarrow +{{H}_{2}}O$

+) So sánh ${{m}_{C{{O}_{2}}}}+{{m}_{{{H}_{2}}O}}$ với ${{m}_{CaC{{O}_{3}}}}$=> mtăng = ${{m}_{C{{O}_{2}}}}+{{m}_{{{H}_{2}}O}}$- ${{m}_{CaC{{O}_{3}}}}$ hoặc mgiảm = ${{m}_{CaC{{O}_{3}}}}$- (${{m}_{C{{O}_{2}}}}+{{m}_{{{H}_{2}}O}}$)

Lời giải chi tiết :

${{n}_{{{C}_{6}}{{H}_{6}}}}=\frac{15,6}{78}=0,2(mol)$

Phương trình hóa học: 

${{C}_{6}}{{H}_{6}}+\frac{15}{2}{{O}_{2}}\xrightarrow{{{t}^{o}}}6C{{O}_{2}}+3{{H}_{2}}O$

   0,2             →           1,2      →     0,6   (mol)

$C{{O}_{2}}+Ca{{(OH)}_{2}}\to CaC{{O}_{3}}\downarrow +{{H}_{2}}O$

   1,2              →                 1,2                            (mol)

$\Rightarrow {{m}_{CaC{{O}_{3}}}}=1,2.100=120(g)$

${{m}_{C{{O}_{2}}}}+{{m}_{{{H}_{2}}O}}=1,2.44+0,6.18=63,6(g)<{{m}_{CaC{{O}_{3}}}}$

$\Rightarrow $ khối lượng dung dịch giảm là: $120-63,6=56,4(g)$

Câu 30 :

Cho $V$ (l) hỗn hợp khí $C{{H}_{4}},{{C}_{2}}{{H}_{4}}$ đi qua dung dịch nước brom thấy 16 (g) $B{{r}_{2}}$ bị mất màu. Cũng $V$ (l) hỗn hợp khí trên nếu đem đốt cháy thì thu được 6,72 (l) khí $C{{O}_{2}}$ và 7,2 (g) ${{H}_{2}}O$. Tính $V$và % thể tích mỗi khí trong hỗn hợp.

  • A

    4,48 lít và 50%

  • B

    6,72 lít và 75%

  • C

    4,48 lít và 75%

  • D

    6,72 lít và 50%

Đáp án : A

Phương pháp giải :

- Khí đi qua dung dịch nước brom chỉ có ${{C}_{2}}{{H}_{4}}$ tham gia phản ứng

Pthh: ${{C}_{2}}{{H}_{4}}+B{{r}_{2}}\to {{C}_{2}}{{H}_{4}}B{{r}_{2}}$

            0,1   ←   0,1                         (mol)

- Đốt cháy: 

Pthh: $C{{H}_{4}}+2{{O}_{2}}\to C{{O}_{2}}+2{{H}_{2}}O$

            $x$                 →        $x$     →  $2x$   (mol)

${{C}_{2}}{{H}_{4}}+3{{O}_{2}}\to 2C{{O}_{2}}+2{{H}_{2}}O$

0,1              →             0,2     →    0,2   (mol)

=> x  

Lời giải chi tiết :

Gọi ${n_{C{H_4}}} = x(mol)$, ${n_{{C_2}{H_4}}} = y(mol)$

${n_{B{r_2}}} = \frac{{16}}{{160}} = 0,1(mol)$,   ${n_{C{O_2}}} = \frac{{6,72}}{{22,4}} = 0,3(mol)$,    ${n_{{H_2}O}} = \frac{{7,2}}{{18}} = 0,4(mol)$

- Khí đi qua dung dịch nước brom chỉ có ${C_2}{H_4}$ tham gia phản ứng

Pthh: ${C_2}{H_4} + B{r_2} \to {C_2}{H_4}B{r_2}$

            0,1  ← 0,1                         (mol)

- Đốt cháy:

Pthh: $C{H_4} + 2{O_2} \to C{O_2} + 2{H_2}O$

            $x$           →             $x$    →    $2x$   (mol)

${C_2}{H_4} + 3{O_2} \to 2C{O_2} + 2{H_2}O$

0,1             →              0,2   →    0,2   (mol)

$\begin{array}{l} \Rightarrow x + 0,2 = 0,3\\ \Rightarrow x = 0,1(mol)\end{array}$

$\begin{array}{l} \Rightarrow {n_{hh}} = 0,1 + 0,1 = 0,2(mol)\\ \Rightarrow V = 0,2 \cdot 22,4 = 4,48(l)\\ \Rightarrow \% {V_{C{H_4}}} = \frac{{0,1 \cdot 22,4}}{{4,48}} \cdot 100\%  = 50\% \\ \Rightarrow \% {V_{{C_2}{H_4}}} = 100\%  - 50\%  = 50\% \end{array}$

 

close