Đề thi giữa kì 2 Hóa 8 - Đề số 4

Đề bài

Câu 1 :

Muối nào trong các muối sau kim loại có hóa trị II: Al2(SO4)3; Na2SO4; K2SO4; BaCl2; CuSO4?

 

  • A

    K2SO4; BaCl2 

  • B

    Al2(SO4)3 

  • C

    BaCl2; CuSO4                     

  • D

    Na2SO4

Câu 2 :

Kim loại không tan trong nước là:

  • A
    Na.      
  • B
    K.        
  • C
    Ca.       
  • D
    Cu.
Câu 3 :

Cho các công thức oxit sau: CaO, CuO, NaO, CO2, CO3. Công thức oxit viết sai là

 

  • A

    CaO, CuO 

  • B

    NaO, CaO 

  • C

    NaO, CO3               

  • D

    CuO, CO3

Câu 4 :

Hai lĩnh vực quan trong nhất của khí oxi là dùng cho:

  • A

     sự hô hấp và quang hợp của cây xanh     

  • B

    sự hô hấp và sự đốt nhiên liệu

  • C
    sự hô hấp và sự cháy                                                         
  • D
     sự cháy và đốt nhiên liệu
Câu 5 :

Cho các chất sau: H2SO4, HCl, NaCl, CuSO4, NaOH, Mg(OH)2. Số chất thuộc loại axit là:

  • A
    1
  • B
    2
  • C
    3
  • D
    4
Câu 6 :

Khí hiđrô là chất khí nhẹ nhất, người ta sử dụng tính chất này để ứng dụng làm:

  • A
     Nhiên liệu động cơ cho tên lửa, cho đông cơ ô tô thay thế cho xăng
  • B
    Dùng trong đèn xì oxi−hiđrô  để hàn cắt kim loại
  • C
     Dùng làm chất khử để điều chế 1 số kim loại
  • D
    Dùng để bơm vào khinh khí cầu, bóng thám không
Câu 7 :

Axit nitric là tên gọi của axit nào sau đây?

 

  • A

    H3PO4

  • B

    HNO3

  • C

    HNO2.                    

  • D

    H2SO3.

Câu 8 :

Chất rắn Cu tạo thành từ phản ứng của CuO và H2 có màu gì?

 

  • A

    Màu đen. 

  • B

    Màu nâu. 

  • C

    Màu xanh.              

  • D

    Màu đỏ.

Câu 9 :

Trong một phản ứng hóa học, các chất phản ứng và sản phẩm tạo thành phải có cùng

 

  • A

    số nguyên tử trong mỗi chất. 

  • B

    số nguyên tử của mỗi nguyên tố

     

  • C

    số nguyên tố tạo ra hợp chất. 

  • D

    số phân tử của mỗi chất.

     

Câu 10 :

Chọn đáp án đúng nhất

 

  • A

    Phản ứng hóa hợp chính là phản ứng cháy

     

  • B

    Sự oxi hóa chậm không tỏa nhiệt và phát sáng

  • C

    Sự oxi hóa chậm tỏa nhiệt và không phát sáng

  • D

    Cả 3 đáp án đều sai

Câu 11 :

Bazo làm cho quỳ tím chuyển sang màu:

  • A
    Xanh. 
  • B
    Đỏ. 
  • C
    Hồng. 
  • D
    Không màu
Câu 12 :

Nhóm chất nào sau đây đều là Bazơ ?

  • A
    NaOH, Al2O3, Ca(OH)2.
  • B
    NaCl, Fe2O3, Mg(OH)2.
  • C
    Al(OH)3, K2SO4, Zn(OH)2.  
  • D
    KOH, Fe(OH)3, Ba(OH)2.
Câu 13 :

Công thức Fe2O3 có tên gọi là gì?

 

  • A

    Sắt oxit. 

  • B

    Sắt (II) oxit. 

  • C

    Sắt (III) oxit.         

  • D

    Sắt từ oxit.

Câu 14 :

Oxi phản ứng với nhóm chất nào dưới đây ?

  • A
    C, Cl2, Na. 
  • B
    C, C2H2, Cu.
  • C
    Na, C4H10, Au.
  • D
    Au, N2, Mg.
Câu 15 :

Chiến sĩ chữa cháy dùng bình đặc biệt chứa khí oxi để

 

  • A

    hô hấp. 

  • B

    dập tắt đám cháy.

  • C

    tránh bị bỏng.                     

  • D

    liên lạc với bên ngoài.

     

     

Câu 16 :

Phản ứng nào dưới đây là phản ứng thế?

  • A
    2KClO3  \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) 2KCl + 3O2.
  • B
    SO3 + H2O  \(\xrightarrow{{}}\) H2SO4.
  • C
    Fe2O3 + 6HCl  \(\xrightarrow{{}}\) 2FeCl3 + 3H2O.            
  • D
    Fe3O4 + 4H2  \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) 3Fe + 4H2O.
Câu 17 :

Thí nghiệm nung nóng mạnh Thuốc tím trong ống nghiệm sau đó đưa tàn đỏ que diêm vào miệng ống nghiệm có hiện tượng:

  • A
    Tàn đỏ tắt.   
  • B
    Tàn đỏ nổ to.
  • C
    Tàn đỏ giữ nguyên.
  • D
    Tàn đỏ bùng sáng.
Câu 18 :

Đốt cháy m1 gam kẽm bằng khí oxi vừa đủ, thu được 12,15 gam ZnO. Hòa tan toàn bộ lượng ZnO ở trên vào dung dịch chứa m2 gam HCl vừa đủ thu được sản phẩm là ZnCl2 và nước. Tính m1 + m2

 

  • A

    20,7 gam.

  • B

    10,95 gam.

  • C

    9,75 gam.               

  • D

    10,35 gam

     

Câu 19 :

Mỗi giờ một người lớn hít vào trung bình 0,5m3 không khí, có thể giữ lại 1/3 lượng khí oxi có trong không khí đó. Như vậy thực tế mỗi người trong một ngày đêm cần trung bình thể tích khí oxi là bao nhiêu?

  • A

    0,8 m3.

  • B

    1 m3.

  • C

    1,2 m3.

  • D

    1,4 m3.

Câu 20 :

Trong phòng thí nghiệm cần điều chế 4,48 lít O2 (đktc). Dùng chất nào sau đây để có khối lượng nhỏ nhất:

  • A

    KClO3            

  • B

    KMnO4 

  • C

    KNO3                     

  • D

    H2O2

Câu 21 :

Đốt cháy 3,2 gam lưu huỳnh trong bình chứa 4 gam oxi. Sau phản ứng thu được thể tích khí SO2 (đktc) là

  • A

    2,24 lít. 

  • B

    3,36 lít. 

  • C

    4,48 lít.                   

  • D

    6,72 lít

Câu 22 :

Dẫn V lít khí H2 (đktc) qua 16 gam oxit sắt FexOy, sau một thời gian thu được 12,8 gam chất rắn X. Giá trị V là

  • A
    4,48.
  • B
    5,60.
  • C
    6,72.
  • D
    8,96.
Câu 23 :

Cho một thanh sắt nặng 5,6 gam vào bình đựng dung dịch axit clohiđric loãng, dư thu được dung dịch A và khí bay lên. Cô cạn dung dịch A được m gam chất rắn. Hỏi dung dịch A là gì và tìm m

 

  • A

    FeCl2; m = 12,7 gam 

  • B

    FeCl2 ; m = 17,2 gam

  • C

    FeCl3; m = 55,3 gam 

  • D

    Không xác định được

Câu 24 :

Cho mẩu Na vào cốc nước dư thấy có 4,48 lít khí bay lên ở đktc. Tính khối lượng Na phản ứng

 

  • A

    9,2 gam 

  • B

    4,6 gam 

  • C

    2 gam                      

  • D

    9,6 gam

Câu 25 :

Khối lượng muối thu được khi cho 9,75 gam kẽm tác dụng với 9,8 gam axit sunfuric (H2SO4) là

 

  • A

    24,15 gam 

  • B

    19,32 gam 

  • C

    16,1 gam                 

  • D

    17,71 gam

     

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Muối nào trong các muối sau kim loại có hóa trị II: Al2(SO4)3; Na2SO4; K2SO4; BaCl2; CuSO4?

 

  • A

    K2SO4; BaCl2 

  • B

    Al2(SO4)3 

  • C

    BaCl2; CuSO4                     

  • D

    Na2SO4

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+) Cần nhớ: gốc SO4 có hóa trị II, gốc Cl có hóa trị I

+) Dựa vào quy tắc hóa trị để xác định hóa trị của nguyên tố kim loại

 

Lời giải chi tiết :

Cần nhớ: gốc SO4 có hóa trị II, gốc Cl có hóa trị I

Dựa vào quy tắc hóa trị để xác định hóa trị của nguyên tố kim loại:

\({{\overset{III}{\mathop{Al}}\,}_{2}}{{\overset{II}{\mathop{\left( S{{O}_{4}} \right)}}\,}_{3}};\text{ }{{\overset{I}{\mathop{Na}}\,}_{2}}{{\overset{II}{\mathop{SO}}\,}_{4}};\text{ }{{\overset{I}{\mathop{K}}\,}_{2}}{{\overset{II}{\mathop{SO}}\,}_{4}};\text{ }\overset{II}{\mathop{Ba}}\,{{\overset{I}{\mathop{Cl}}\,}_{2}};\text{ }\overset{II}{\mathop{Cu}}\,{{\overset{II}{\mathop{SO}}\,}_{4}}\)

=> muối có kim loại có hóa trị II là: BaCl2 và CuSO4

 

Câu 2 :

Kim loại không tan trong nước là:

  • A
    Na.      
  • B
    K.        
  • C
    Ca.       
  • D
    Cu.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Ghi nhớ: Chỉ có các kim loại kiềm và kiềm thổ như: Li, Na, K, Ca, Ba… tan trong nước còn lại các kim loại khác không tan.

\( \to\) Cu không tan trong nước.

Câu 3 :

Cho các công thức oxit sau: CaO, CuO, NaO, CO2, CO3. Công thức oxit viết sai là

 

  • A

    CaO, CuO 

  • B

    NaO, CaO 

  • C

    NaO, CO3               

  • D

    CuO, CO3

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Ca có hóa trị II => hợp chất oxit của Ca là : CaO

Cu có hóa trị II => oxit của Cu là CuO

Na có hóa trị I => oxit của Na là Na2O

C có hóa trị II, IV => 2 oxit của C là CO và CO2

=> không có công thức oxit NaO và CO3

 

Câu 4 :

Hai lĩnh vực quan trong nhất của khí oxi là dùng cho:

  • A

     sự hô hấp và quang hợp của cây xanh     

  • B

    sự hô hấp và sự đốt nhiên liệu

  • C
    sự hô hấp và sự cháy                                                         
  • D
     sự cháy và đốt nhiên liệu

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Hai lĩnh vực quan trong nhất của khí oxi là dùng cho: sự hô hấp và sự đốt nhiên liệu

Câu 5 :

Cho các chất sau: H2SO4, HCl, NaCl, CuSO4, NaOH, Mg(OH)2. Số chất thuộc loại axit là:

  • A
    1
  • B
    2
  • C
    3
  • D
    4

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Ghi nhớ: Phân tử axit gồm có một hay nhiều nguyên tử hidro liên kết với gốc axit, các nguyên tử hidro này có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại.

Lời giải chi tiết :

Các chất thuộc loại axit là: H2SO4, HCl \( \to\) có 2 chất

Câu 6 :

Khí hiđrô là chất khí nhẹ nhất, người ta sử dụng tính chất này để ứng dụng làm:

  • A
     Nhiên liệu động cơ cho tên lửa, cho đông cơ ô tô thay thế cho xăng
  • B
    Dùng trong đèn xì oxi−hiđrô  để hàn cắt kim loại
  • C
     Dùng làm chất khử để điều chế 1 số kim loại
  • D
    Dùng để bơm vào khinh khí cầu, bóng thám không

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Người ta thường dùng khí hidro để bơm khinh khí cầu, bóng thám không 

Câu 7 :

Axit nitric là tên gọi của axit nào sau đây?

 

  • A

    H3PO4

  • B

    HNO3

  • C

    HNO2.                    

  • D

    H2SO3.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Axit nitric là tên gọi của axit nhiều oxi và có nguyên tố phi kim N

=> là axit HNO3

Câu 8 :

Chất rắn Cu tạo thành từ phản ứng của CuO và H2 có màu gì?

 

  • A

    Màu đen. 

  • B

    Màu nâu. 

  • C

    Màu xanh.              

  • D

    Màu đỏ.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

H2 tác dụng với CuO ở nhiệt độ cao sinh ra Cu:

PTHH: H2 + CuO $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ Cu + H2O

Kim loại Cu tạo ra có màu đỏ.

 

Câu 9 :

Trong một phản ứng hóa học, các chất phản ứng và sản phẩm tạo thành phải có cùng

 

  • A

    số nguyên tử trong mỗi chất. 

  • B

    số nguyên tử của mỗi nguyên tố

     

  • C

    số nguyên tố tạo ra hợp chất. 

  • D

    số phân tử của mỗi chất.

     

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Cần nắm được diễn biến của phản ứng hóa học: Trong phản ứng hóa học, chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác.

Lời giải chi tiết :

Trong một phản ứng hóa học, các chất phản ứng và sản phẩm tạo thành phải có cùng số nguyên tử của mỗi nguyên tố

 

Câu 10 :

Chọn đáp án đúng nhất

 

  • A

    Phản ứng hóa hợp chính là phản ứng cháy

     

  • B

    Sự oxi hóa chậm không tỏa nhiệt và phát sáng

  • C

    Sự oxi hóa chậm tỏa nhiệt và không phát sáng

  • D

    Cả 3 đáp án đều sai

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Đáp án đúng là: Sự oxi hóa chậm tỏa nhiệt và không phát sáng

 

Câu 11 :

Bazo làm cho quỳ tím chuyển sang màu:

  • A
    Xanh. 
  • B
    Đỏ. 
  • C
    Hồng. 
  • D
    Không màu

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Bazo làm cho quỳ tím chuyển sang màu xanh

Câu 12 :

Nhóm chất nào sau đây đều là Bazơ ?

  • A
    NaOH, Al2O3, Ca(OH)2.
  • B
    NaCl, Fe2O3, Mg(OH)2.
  • C
    Al(OH)3, K2SO4, Zn(OH)2.  
  • D
    KOH, Fe(OH)3, Ba(OH)2.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào khái niệm baz ơ: phân tử baz ơ gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hi đroxit (-OH)

Lời giải chi tiết :

A. Loại Al2O3 là oxit.

B. Loại NaCl là muối, Fe2O3 là oxit.

C. Loại K2SO4 là muối.

D. Thỏa mãn.

Câu 13 :

Công thức Fe2O3 có tên gọi là gì?

 

  • A

    Sắt oxit. 

  • B

    Sắt (II) oxit. 

  • C

    Sắt (III) oxit.         

  • D

    Sắt từ oxit.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Fe là kim loại có nhiều hóa trị, hóa trị của Fe trong Fe2O3 là III

=> Công thức Fe2O3 có tên gọi là : sắt (III) oxit

 

Câu 14 :

Oxi phản ứng với nhóm chất nào dưới đây ?

  • A
    C, Cl2, Na. 
  • B
    C, C2H2, Cu.
  • C
    Na, C4H10, Au.
  • D
    Au, N2, Mg.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học của oxi trong sgk hóa 8 – trang 81

Lời giải chi tiết :

A. Loại Cl2 không pư.

B. Thỏa mãn

PTHH minh họa: C + O2 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) CO2

C2H2 + 5/2O2  \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) 2CO2 + H2O

2Cu + O2 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) 2CuO

B, D. Loại Au không pư.

Câu 15 :

Chiến sĩ chữa cháy dùng bình đặc biệt chứa khí oxi để

 

  • A

    hô hấp. 

  • B

    dập tắt đám cháy.

  • C

    tránh bị bỏng.                     

  • D

    liên lạc với bên ngoài.

     

     

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Chiến sĩ chữa cháy dùng bình đặc biệt chứa khí oxi để thở (hô hấp).

 

Câu 16 :

Phản ứng nào dưới đây là phản ứng thế?

  • A
    2KClO3  \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) 2KCl + 3O2.
  • B
    SO3 + H2O  \(\xrightarrow{{}}\) H2SO4.
  • C
    Fe2O3 + 6HCl  \(\xrightarrow{{}}\) 2FeCl3 + 3H2O.            
  • D
    Fe3O4 + 4H2  \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) 3Fe + 4H2O.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Ghi nhớ: Phản ứng thế là phản ứng hóa học trong đó nguyên tử của nguyên tố này thay thế nguyên tử của nguyên tố khác trong hợp chất.

Lời giải chi tiết :

Phản ứng thế là phản ứng hóa học trong đó nguyên tử của nguyên tố này thay thế nguyên tử của nguyên tố khác trong hợp chất

Đáp án A: phản ứng phân hủy

Đáp án B: phản ứng hóa hợp

Đáp án C: phản ứng trao đổi

Đáp án D: phản ứng thế

Câu 17 :

Thí nghiệm nung nóng mạnh Thuốc tím trong ống nghiệm sau đó đưa tàn đỏ que diêm vào miệng ống nghiệm có hiện tượng:

  • A
    Tàn đỏ tắt.   
  • B
    Tàn đỏ nổ to.
  • C
    Tàn đỏ giữ nguyên.
  • D
    Tàn đỏ bùng sáng.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

2KMnO4 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) K2MnO4 + O

Do phản ứng nhiệt phân sinh ra khí O2 vì vậy khi đưa tàn đóm đỏ que diêm vào miệng ống nghiệm có hiện tượng tàn đóm bùng sáng.

Câu 18 :

Đốt cháy m1 gam kẽm bằng khí oxi vừa đủ, thu được 12,15 gam ZnO. Hòa tan toàn bộ lượng ZnO ở trên vào dung dịch chứa m2 gam HCl vừa đủ thu được sản phẩm là ZnCl2 và nước. Tính m1 + m2

 

  • A

    20,7 gam.

  • B

    10,95 gam.

  • C

    9,75 gam.               

  • D

    10,35 gam

     

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+) Tính số mol ZnO thu được

+) Viết PTHH => số mol Zn phản ứng theo số mol ZnO => m1

+) Viết PTHH ZnO tác dụng với HCl  => tính số mol HCl phản ứng theo số mol ZnO => m2

Lời giải chi tiết :

Số mol ZnO thu được là: ${{n}_{ZnO}}=\frac{12,15}{81}=0,15\,mol$

PTHH:        2Zn    +    O2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$       2ZnO

Tỉ lệ PT:     2mol         1mol           2mol

Phản ứng:  0,15mol         ←           0,15mol

=> Khối lượng Zn phản ứng là: m1 = mZn = 0,15.65 = 9,75 gam

Lấy 0,15 mol ZnO cho vào dung dịch HCl

PTHH:      ZnO   +   2HCl   →   ZnCl2  +  H2O

Tỉ lệ PT:   1mol        2mol

P/ứng:     0,15mol → 0,3mol

=> Khối lượng HCl phản ứng là: mHCl  = m2 = 0,3.36,5 = 10,95 gam

=> m1 + m2 = 9,75 + 10,95 = 20,7 gam

Câu 19 :

Mỗi giờ một người lớn hít vào trung bình 0,5m3 không khí, có thể giữ lại 1/3 lượng khí oxi có trong không khí đó. Như vậy thực tế mỗi người trong một ngày đêm cần trung bình thể tích khí oxi là bao nhiêu?

  • A

    0,8 m3.

  • B

    1 m3.

  • C

    1,2 m3.

  • D

    1,4 m3.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

1 ngày đêm = 24 giờ

1 ngày đêm người đó hít vào số m3 không khí là: 24. 0,5 = 12 m3

Vì cơ thể chỉ giữ lại 1/3 lượng khí oxi có trong không khí => VO2= ? m3

Lời giải chi tiết :

1 ngày đêm = 24 giờ

1 ngày đêm người đó hít vào số m3 không khí là: 24. 0,5 = 12 m3

Vì cơ thể chỉ giữ lại 1/3 lượng khí oxi có trong không khí => thực tế người đó cần trung bình thể tích khí không khí là: V = 12/3 = 4 m3

Mặt khác, trong không khí, oxi chỉ chiếm 1/5 thể tích

=> Thể tích khí oxi mà còn người cần mỗi ngày là: 1/5 . 4 = 0,8 m3

Câu 20 :

Trong phòng thí nghiệm cần điều chế 4,48 lít O2 (đktc). Dùng chất nào sau đây để có khối lượng nhỏ nhất:

  • A

    KClO3            

  • B

    KMnO4 

  • C

    KNO3                     

  • D

    H2O2

Đáp án : D

Phương pháp giải :

+) Tính số mol O2 thu được

+) Viết PTHH của mỗi phản ứng nhiệt phân và tính số mol mỗi chất theo số mol O2

+) Tính khối lượng mỗi chất và so sánh

Lời giải chi tiết :

Số mol O2 thu được là: ${{n}_{{{O}_{2}}}}=\frac{4,48}{22,4}=0,2\,mol$

Phương trình hóa học:

               2KMnO4 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ K2MnO4 + MnO2 + O2

Tỉ lệ PT:  2mol                                              1mol

P/ứng:     0,4mol                       ←               0,2mol

=> ${{m}_{KMn{{O}_{4}}}}=0,4.158=63,2\,gam$

                2KClO3 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ 2KCl + 3O2

Tỉ lệ PT:   2mol                      3mol

P/ứng:     0,133mol     ←      0,2mol

=> ${{m}_{KCl{{O}_{3}}}}=0,133.122,5=16,29$ gam

                2KNO3 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ 2KNO2 + O2

Tỉ lệ PT:  2mol                         1mol

P/ứng:    0,4mol         ←         0,2mol

=> ${{m}_{KN{{O}_{3}}}}=0,4.101=40,4\,gam$

                 2H2O2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ 2H2O + O2

Tỉ lệ PT:   2mol                     1mol

P/ứng:      0,4mol      ←      0,2mol

=> ${{m}_{{{H}_{2}}{{O}_{2}}}}=0,4.34=13,6\,gam$

=> chất có khối lượng nhỏ nhất là H2O2 

 

Câu 21 :

Đốt cháy 3,2 gam lưu huỳnh trong bình chứa 4 gam oxi. Sau phản ứng thu được thể tích khí SO2 (đktc) là

  • A

    2,24 lít. 

  • B

    3,36 lít. 

  • C

    4,48 lít.                   

  • D

    6,72 lít

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+) Tính số mol S và số mol O2

+) ViếtPTHH:  S  +  O2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ SO2

+) Xét tỉ lệ: $\frac{{{n}_{S}}}{1}$ và $\frac{{{n}_{{{O}_{2}}}}}{1}$ => chất hết, chất dư => tính số mol SO2 theo chất hết

 

Lời giải chi tiết :

Số mol S là: ${{n}_{S}}=\frac{3,2}{32}=0,1\,mol$

Số mol O2 là: ${{n}_{{{O}_{2}}}}=\frac{4}{32}=0,125\,mol$

PTHH:  S  +  O2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ SO2

Xét tỉ lệ: $\frac{{{n}_{S}}}{1}=0,1<\frac{{{n}_{{{O}_{2}}}}}{1}=0,125$ => S phản ứng hết, O2 còn dư

=> phản ứng tính theo S

PTHH:      S    +    O2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ SO2

Tỉ lệ PT:   1mol               1mol

P/ứng:     0,1mol     →    0,1mol

=> Thể tích khí SO2 thu được là: V = 22,4.n = 22,4.0,1 = 2,24 lít

 

Câu 22 :

Dẫn V lít khí H2 (đktc) qua 16 gam oxit sắt FexOy, sau một thời gian thu được 12,8 gam chất rắn X. Giá trị V là

  • A
    4,48.
  • B
    5,60.
  • C
    6,72.
  • D
    8,96.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Gọi số mol H2 phản ứng là a (mol).

PTHH: yH2 + FexOy \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) xFe + yH2O

Sử dụng bảo toàn khối lượng.

Lời giải chi tiết :

Gọi số mol H2 phản ứng là a (mol).

PTHH: yH2 + FexOy \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) xFe + yH2O

Theo PTHH ⟹ \({n_{{H_2}}}\) = \({n_{{H_2}O}}\) = a (mol).

Áp dụng ĐLBTKL ⟹ \({m_{oxit}} + {m_{{H_2}}} = {m_X} + {m_{{H_2}O}}\)

⟹ 16 + 2a = 12,8 + 18a ⟹ a = 0,2 mol.

Vậy V = 0,2.22,4 = 4,48 lít.

Câu 23 :

Cho một thanh sắt nặng 5,6 gam vào bình đựng dung dịch axit clohiđric loãng, dư thu được dung dịch A và khí bay lên. Cô cạn dung dịch A được m gam chất rắn. Hỏi dung dịch A là gì và tìm m

 

  • A

    FeCl2; m = 12,7 gam 

  • B

    FeCl2 ; m = 17,2 gam

  • C

    FeCl3; m = 55,3 gam 

  • D

    Không xác định được

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+) Tính số mol Fe phản ứng

+) Fe tác dụng với HCl là phản ứng thế

+) Cô cạn dung dịch A thu được chất rắn => chất rắn là FeCl2

+) Tính số mol FeCl2 theo Fe => khối lượng

 

 

Lời giải chi tiết :

Số mol Fe phản ứng là: ${{n}_{F\text{e}}}=\frac{5,6}{56}=0,1\,mol$

PTHH:      Fe   +   2HCl   →   FeCl2   +   H2

Tỉ lệ PT:  1mol         →            1mol

P/ứng:     0,1mol       →           0,1mol

Cô cạn dung dịch A thu được chất rắn => chất rắn là FeCl2

=> Khối lượng FeCl2 thu được là: ${{m}_{F\text{e}C{{l}_{2}}}}=0,1.127=12,7\,gam$

 

Câu 24 :

Cho mẩu Na vào cốc nước dư thấy có 4,48 lít khí bay lên ở đktc. Tính khối lượng Na phản ứng

 

  • A

    9,2 gam 

  • B

    4,6 gam 

  • C

    2 gam                      

  • D

    9,6 gam

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+) Tính số mol khí H2

+) Viết PTHH, tính số mol Na theo số mol H2

 

Lời giải chi tiết :

Khí bay lên là H2

Số mol khí H2 là: ${{n}_{{{H}_{2}}}}=\frac{4,48}{22,4}=0,2\,mol$

PTHH:       2Na   +   2H2O   →   2NaOH  +  H2

Tỉ lệ PT cứ thu được 1mol Hthì cần dùng 2 mol Na

P/ứng:  thu được 0,2mol H2  thì cần dùng: 0,2.2=0,4 mol Na

=> Khối lượng Na phản ứng là: mNa = 0,4.23 = 9,2 gam

Câu 25 :

Khối lượng muối thu được khi cho 9,75 gam kẽm tác dụng với 9,8 gam axit sunfuric (H2SO4) là

 

  • A

    24,15 gam 

  • B

    19,32 gam 

  • C

    16,1 gam                 

  • D

    17,71 gam

     

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+) Tính số mol kẽm và số mol H2SO4

+) Viết PTHH: Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2 => xét tỉ lệ dư thừa

=> tính số mol muối ZnSO4 theo số mol chất hết => khối lượng

  

Lời giải chi tiết :

Số mol kẽm là: ${{n}_{Zn}}=\frac{9,75}{65}=0,15\,mol$

Số mol H2SO4 là: ${{n}_{{{H}_{2}}S{{O}_{4}}}}=\frac{9,8}{98}=0,1\,mol$

PTHH:      Zn   +   H2SO4 → ZnSO4 + H2

Xét tỉ lệ: $\frac{{{n}_{Zn}}}{1}=0,15\,>\frac{{{n}_{{{H}_{2}}S{{O}_{4}}}}}{1}=0,1$ => Zn dư, H2SO4 phản ứng hết

=> tính số mol muối ZnSO4 theo số mol H2SO4

PTHH:      Zn   +   H2SO4 → ZnSO4 + H2

Tỉ lệ PT:  1mol      1mol         1mol

P/ứng:                   0,1mol  → 0,1mol

=> Khối lượng ZnSO4 là: ${{m}_{Zn\text{S}{{O}_{4}}}}=0,1.161=16,1\,gam$

 

close