Đề thi giữa kì 2 Hóa 8 - Đề số 3

Đề bài

Câu 1 :

Hiện tượng khi cho viên kẽm (Zn) vào dung dịch axit clohiđric (HCl) là

 

  • A

    có kết tủa trắng. 

  • B

    có thoát khí màu nâu đỏ.

     

  • C

    dung dịch có màu xanh lam. 

  • D

    viên kẽm tan dần, có khí không màu thoát ra.

Câu 2 :

Tên gọi của axit HClO3

  • A
    Axit pecloric     
  • B
    Axit clohidric
  • C
    Axit clorơ   
  • D
    Axit cloric
Câu 3 :

Sự oxi hóa chậm là:

  • A
    Sự oxi hóa có tỏa nhiệt nhưng không phát sáng.
  • B
    Sự oxi hóa mà không phát sáng.         
  • C
    Sự oxi hóa mà không tỏa nhiệt.
  • D
    Sự oxi hóa có tỏa nhiệt và phát sáng.
Câu 4 :

Khử 4 gam Đồng (II) oxit bằng hidro. Số gam đồng thu được là

  • A
    1,6 g 
  • B
    3.2 g     
  • C
    6,4 g                                   
  • D
    2,5 g
Câu 5 :

Axit nitric là tên gọi của axit nào sau đây?

 

  • A

    H3PO4

  • B

    HNO3

  • C

    HNO2.                    

  • D

    H2SO3.

Câu 6 :

Công thức hóa học của muối nhôm clorua là

 

  • A

    AlCl. 

  • B

    Al3Cl. 

  • C

    AlCl3.                     

  • D

    Al3Cl2.

Câu 7 :

Cho các công thức oxit sau: CaO, CuO, NaO, CO2, CO3. Công thức oxit viết sai là

 

  • A

    CaO, CuO 

  • B

    NaO, CaO 

  • C

    NaO, CO3               

  • D

    CuO, CO3

Câu 8 :

Những chất nào sau đây được dùng để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm?

  • A
    KMnO4, KClO3, KNO3.
  • B
    CaCO3, KClO3, KNO3.
  • C
    K2MnO4, Na2CO3, CaHPO4.
  • D
    KMnO4, FeCO3, CaSO4.
Câu 9 :

Phát biểu nào về ứng dụng của hiđrô là sai:

  • A
    Khí hiđrô dùng làm nhiên liệu cho động cơ tên lửa, cho động cơ ô tô thay thế cho xăng, dùng trong đèn xì hàn cắt kim loại.
  • B
    Là nguồn nguyên liệu trong sản xuất ammoniac
  • C
     Dùng làm bình thở cho các thợ lặn dưới nước
  • D
    Dùng để bơm vào khinh khí cầu, bóng thám không.
Câu 10 :

Người ta điều chế oxi trong phòng thí nghiệm bằng cách nào sau đây?

 

  • A

    Chưng cất phân đoạn không khí lỏng.

  • B

    Điện phân nước.

     

  • C

    Điện phân dung dịch NaOH.

  • D

    Nhiệt phân KClO3 với xúc tác MnO2.

     

Câu 11 :

Cho cây nến đang cháy vào một lọ thủy tinh rồi đậy nút kín. Hiện tượng xảy ra tiếp theo là

 

  • A

    cây nến cháy sáng chói. 

  • B

    cây nến cháy bình thường.

     

  • C

    cây nến bị tắt ngay. 

  • D

    cây nến cháy một lúc rồi tắt dần.

     

Câu 12 :

Khi cho quỳ tím vào dung dịch axit, quỳ tím chuyển màu gì?

 

  • A

    Đỏ 

  • B

    Xanh 

  • C

    Tím                         

  • D

    Không màu

Câu 13 :

Nước được cấu tạo từ các nguyên tố hóa học nào?

 

  • A

    Từ 1 nguyên tử hiđro và 1 nguyên tử oxi

  • B

    Từ 2 nguyên tử hiđro và 1 nguyên tử oxi

  • C

    Từ 1 nguyên tử hiđro và 2 nguyên tử oxi

  • D

    Từ 2 nguyên tử hiđro và 2 nguyên tử oxi

Câu 14 :

Tên gọi của Al(OH)3 là:

  • A
    Nhôm (III) hidroxit.
  • B
    Nhôm hidroxit.
  • C
    Nhôm (III) oxit.          
  • D
    Nhôm oxit.
Câu 15 :

Trong các chất sau: KCl, AgCl, Ca(OH)2, CuSO4, Ba(OH)2, KHCO3. Số chất thuộc hợp chất bazơ là

 

  • A

    2. 

  • B

    3. 

  • C

    4.                            

  • D

    1.

Câu 16 :

Chọn đáp án sai:

 

  • A

    Sự khử là sự tách oxi ra khỏi hợp chất.

     

  • B

    Chất khử là chất chiếm oxi của chất khác.

     

  • C

    Chất oxi hóa là chất chiếm oxi của chất khác.

     

  • D

    Phản ứng oxi hóa – khử xảy ra đồng thời sự oxi hóa và sự khử.

Câu 17 :

Chỉ ra oxit axit: : P2O5, CaO, CuO, BaO, SO2, CO2

 

  • A

    P2O5, CaO, CuO, BaO 

  • B

    BaO, SO2, CO2

  • C

    CaO, CuO, BaO 

  • D

    SO2, CO2, P2O5

Câu 18 :

Mỗi giờ 1 người lớn trung bình hít vào 0,5 m3 không khí, cơ thể giữ lại 1/3 lượng oxi có trong đó. Vậy thực tế trong 1 ngày đêm, cơ thể người cần 1 lượng khí oxi là:

  • A
    4 m3
  • B
    12 m3
  • C
    0,8 m3
  • D
    6 m3
Câu 19 :

Đốt cháy m1 gam nhôm bằng 6,72 lít khí oxi (đktc) vừa đủ, thu được m2 gam Al2O3. Hòa tan toàn bộ lượng Al2O3 ở trên vào dung dịch chứa m3 gam H2SO4 vừa đủ thu được sản phẩm là Al2(SO4)3 và H2O. Tính m1 + m2 + m3

 

  • A

    70 gam.

  • B

    80 gam.

  • C

    90 gam.                  

  • D

    60 gam.

     

Câu 20 :

Bếp lửa bùng cháy lên khi ta thổi hơi vào là do:

  • A
    Cung cấp thêm khí CO2       
  • B
    Cung cấp thêm khí O2
  • C
    Cung cấp thêm khí N2          
  • D
    Cung cấp thêm khí H2
Câu 21 :

Lấy các mẫu chất sau có cùng khối lượng: KMnO4; KClO3; KNO3; H2O2. Chất nào điều chế được lượng khí oxi lớn nhất?

 

  • A

    KMnO4

  • B

    KClO3 

  • C

    KNO3                    

  • D

    H2O2 

Câu 22 :

Đốt cháy 6 gam oxi và 6,2 gam P trong bình. Sau phản ứng chất nào còn dư?

  • A

    Photpho 

  • B

    Oxi 

  • C

    Không xác định được         

  • D

    Cả hai chất đều hết

Câu 23 :

Cho 6,5 gam Zn phản ứng với axit clohiđric (HCl) thấy có khí bay lên với thể tích là

 

  • A

    2,24 lít. 

  • B

    0,224 lít. 

  • C

    22,4 lít.                   

  • D

    4,48 lít.

Câu 24 :

Cho mẩu Na vào cốc nước dư thấy có 4,48 lít khí bay lên ở đktc. Tính khối lượng Na phản ứng

 

  • A

    9,2 gam 

  • B

    4,6 gam 

  • C

    2 gam                      

  • D

    9,6 gam

Câu 25 :

Khối lượng muối thu được khi cho 9,75 gam kẽm tác dụng với 9,8 gam axit sunfuric (H2SO4) là

 

  • A

    24,15 gam 

  • B

    19,32 gam 

  • C

    16,1 gam                 

  • D

    17,71 gam

     

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Hiện tượng khi cho viên kẽm (Zn) vào dung dịch axit clohiđric (HCl) là

 

  • A

    có kết tủa trắng. 

  • B

    có thoát khí màu nâu đỏ.

     

  • C

    dung dịch có màu xanh lam. 

  • D

    viên kẽm tan dần, có khí không màu thoát ra.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Hiện tượng khi cho viên kẽm (Zn) vào dung dịch axit clohiđric (HCl) là : viên kẽm tan dần, có khí không màu thoát ra.

PTHH: Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

 

Câu 2 :

Tên gọi của axit HClO3

  • A
    Axit pecloric     
  • B
    Axit clohidric
  • C
    Axit clorơ   
  • D
    Axit cloric

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Đáp án D

Câu 3 :

Sự oxi hóa chậm là:

  • A
    Sự oxi hóa có tỏa nhiệt nhưng không phát sáng.
  • B
    Sự oxi hóa mà không phát sáng.         
  • C
    Sự oxi hóa mà không tỏa nhiệt.
  • D
    Sự oxi hóa có tỏa nhiệt và phát sáng.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức học về sự oxi hóa chậm trong sgk hóa 8 trang 97

Lời giải chi tiết :

Sự oxi hóa chậm là sự oxi hóa có tỏa nhiệt nhưng không phát sáng.

Câu 4 :

Khử 4 gam Đồng (II) oxit bằng hidro. Số gam đồng thu được là

  • A
    1,6 g 
  • B
    3.2 g     
  • C
    6,4 g                                   
  • D
    2,5 g

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

\({H_2} + {\text{ }}CuO{\text{ }}\xrightarrow{{{t^0}}}Cu{\text{ }} + {\text{ }}{H_2O}\)

nCuO = mCuO : MCuO

        = 4 : (64 + 16)

       = 0,05mol

Theo phương trình:

nCu = nCuO = 0,05 mol

mCu =  n . M = 0,05 . 64 = 3,2 gam

Câu 5 :

Axit nitric là tên gọi của axit nào sau đây?

 

  • A

    H3PO4

  • B

    HNO3

  • C

    HNO2.                    

  • D

    H2SO3.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Axit nitric là tên gọi của axit nhiều oxi và có nguyên tố phi kim N

=> là axit HNO3

Câu 6 :

Công thức hóa học của muối nhôm clorua là

 

  • A

    AlCl. 

  • B

    Al3Cl. 

  • C

    AlCl3.                     

  • D

    Al3Cl2.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Tên muối = Tên KL (kèm theo hoá trị nếu KL có nhiều hoá trị) + tên gốc axit

=> Công thức hóa học của muối nhôm clorua là AlCl3

 

Câu 7 :

Cho các công thức oxit sau: CaO, CuO, NaO, CO2, CO3. Công thức oxit viết sai là

 

  • A

    CaO, CuO 

  • B

    NaO, CaO 

  • C

    NaO, CO3               

  • D

    CuO, CO3

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Ca có hóa trị II => hợp chất oxit của Ca là : CaO

Cu có hóa trị II => oxit của Cu là CuO

Na có hóa trị I => oxit của Na là Na2O

C có hóa trị II, IV => 2 oxit của C là CO và CO2

=> không có công thức oxit NaO và CO3

 

Câu 8 :

Những chất nào sau đây được dùng để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm?

  • A
    KMnO4, KClO3, KNO3.
  • B
    CaCO3, KClO3, KNO3.
  • C
    K2MnO4, Na2CO3, CaHPO4.
  • D
    KMnO4, FeCO3, CaSO4.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào phương pháp điều chế oxi trong phòng thí nghiệm.

Lời giải chi tiết :

Những chất được dùng để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm là KMnO4, KClO3, KNO3.

PTHH: 2KMnO4 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) K2MnO4 + MnO2 + O2

2KClO3 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) 2KCl + 3O2

2KNO3 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) 2KNO2 + O2

Câu 9 :

Phát biểu nào về ứng dụng của hiđrô là sai:

  • A
    Khí hiđrô dùng làm nhiên liệu cho động cơ tên lửa, cho động cơ ô tô thay thế cho xăng, dùng trong đèn xì hàn cắt kim loại.
  • B
    Là nguồn nguyên liệu trong sản xuất ammoniac
  • C
     Dùng làm bình thở cho các thợ lặn dưới nước
  • D
    Dùng để bơm vào khinh khí cầu, bóng thám không.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Người ta dùng khí oxi để cho vào các bình thở của thợ lặn dưới nước

Câu 10 :

Người ta điều chế oxi trong phòng thí nghiệm bằng cách nào sau đây?

 

  • A

    Chưng cất phân đoạn không khí lỏng.

  • B

    Điện phân nước.

     

  • C

    Điện phân dung dịch NaOH.

  • D

    Nhiệt phân KClO3 với xúc tác MnO2.

     

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

- O2 điều chế bằng phản ứng phân hủy những hợp chất giàu oxi và không bền nhiệt như KMnO4, KClO3, H2O2,…

2KMnO4 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ K2MnO4 + MnO2 + O2

2KClO3 $\xrightarrow[Mn{{O}_{2}}]{{{t}^{o}}}$ 2KCl + 3O2

 

Câu 11 :

Cho cây nến đang cháy vào một lọ thủy tinh rồi đậy nút kín. Hiện tượng xảy ra tiếp theo là

 

  • A

    cây nến cháy sáng chói. 

  • B

    cây nến cháy bình thường.

     

  • C

    cây nến bị tắt ngay. 

  • D

    cây nến cháy một lúc rồi tắt dần.

     

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Cho cây nến đang cháy vào một lọ thủy tinh rồi đậy nút kín. Hiện tượng xảy ra tiếp theo là: cây nến cháy một lúc rồi tắt dần.

Vì trong lọ thủy tinh còn 1 ít không khí nên có thể duy trì sự cháy cho cây nến 1 thời gia, Khi hết oxi trong lọ, cây nến tắt.

 

Câu 12 :

Khi cho quỳ tím vào dung dịch axit, quỳ tím chuyển màu gì?

 

  • A

    Đỏ 

  • B

    Xanh 

  • C

    Tím                         

  • D

    Không màu

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Khi cho quỳ tím vào dung dịch axit, quỳ tím chuyển màu đỏ

Câu 13 :

Nước được cấu tạo từ các nguyên tố hóa học nào?

 

  • A

    Từ 1 nguyên tử hiđro và 1 nguyên tử oxi

  • B

    Từ 2 nguyên tử hiđro và 1 nguyên tử oxi

  • C

    Từ 1 nguyên tử hiđro và 2 nguyên tử oxi

  • D

    Từ 2 nguyên tử hiđro và 2 nguyên tử oxi

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Công thức hóa học của nước là: H2O

=> Nước được cấu tạo từ 2 nguyên tử hiđro và 1 nguyên tử oxi

Câu 14 :

Tên gọi của Al(OH)3 là:

  • A
    Nhôm (III) hidroxit.
  • B
    Nhôm hidroxit.
  • C
    Nhôm (III) oxit.          
  • D
    Nhôm oxit.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Al(OH)3: nhôm hidroxit

Câu 15 :

Trong các chất sau: KCl, AgCl, Ca(OH)2, CuSO4, Ba(OH)2, KHCO3. Số chất thuộc hợp chất bazơ là

 

  • A

    2. 

  • B

    3. 

  • C

    4.                            

  • D

    1.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Các chất thuộc hợp chất bazơ là: Ca(OH)2, Ba(OH)2

 

Câu 16 :

Chọn đáp án sai:

 

  • A

    Sự khử là sự tách oxi ra khỏi hợp chất.

     

  • B

    Chất khử là chất chiếm oxi của chất khác.

     

  • C

    Chất oxi hóa là chất chiếm oxi của chất khác.

     

  • D

    Phản ứng oxi hóa – khử xảy ra đồng thời sự oxi hóa và sự khử.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Đáp án sai là: Chất oxi hóa là chất chiếm oxi của chất khác.

 

Câu 17 :

Chỉ ra oxit axit: : P2O5, CaO, CuO, BaO, SO2, CO2

 

  • A

    P2O5, CaO, CuO, BaO 

  • B

    BaO, SO2, CO2

  • C

    CaO, CuO, BaO 

  • D

    SO2, CO2, P2O5

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Oxit axit là oxit của phi kim

 

Lời giải chi tiết :

Oxit axit là oxit của phi kim. Các phi kim là: P, S, C

=> các oxit axit là: SO2, CO2 , P2O5

 

Câu 18 :

Mỗi giờ 1 người lớn trung bình hít vào 0,5 m3 không khí, cơ thể giữ lại 1/3 lượng oxi có trong đó. Vậy thực tế trong 1 ngày đêm, cơ thể người cần 1 lượng khí oxi là:

  • A
    4 m3
  • B
    12 m3
  • C
    0,8 m3
  • D
    6 m3

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào thành phần của không khí ta có: VO2 = 1/5Vkk

Lời giải chi tiết :

Vì O2 chiếm 20% thể tích không khí nên trong 0,5 m3 có chứa lượng O2 là: \({V_{{O_2}}} = \frac{{20\% }}{{100\% }}.0,5 = 0,1{m^3}\)

Cơ thể người giữ lại 1/3 lượng oxi nên 1 giờ cơ thể người giữ lại lượng O2 có trong không khí là: \({V_{{O_2}giu\,lai}} = \frac{1}{3}{V_{{O_2}}} = \frac{{0,1}}{3}\,{m^3}\)

1 ngày đêm có 24 giờ nên cơ thể người cần 1 lượng oxi là: \({V_{{O_2}\,can}} = 24 \times {V_{{O_2}giu\,lai}} = 24 \times \frac{{0,1}}{3} = 0,8\,{m^3}\)

Câu 19 :

Đốt cháy m1 gam nhôm bằng 6,72 lít khí oxi (đktc) vừa đủ, thu được m2 gam Al2O3. Hòa tan toàn bộ lượng Al2O3 ở trên vào dung dịch chứa m3 gam H2SO4 vừa đủ thu được sản phẩm là Al2(SO4)3 và H2O. Tính m1 + m2 + m3

 

  • A

    70 gam.

  • B

    80 gam.

  • C

    90 gam.                  

  • D

    60 gam.

     

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+) Tính số mol khí oxi

+) Viết PTHH  => số mol Al2O3 thu được và số mol Al phản ứng => m2 và m1

+) Viết PTHH Al2O3 tác dụng với H2SO4 => số mol H2SO4 phản ứng => m3

 

 

Lời giải chi tiết :

Số mol khí oxi là: ${{n}_{{{O}_{2}}}}=\frac{6,72}{22,4}=0,3\,mol$

PTHH:         4Al   +   3O2  $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ 2Al2O3

Tỉ lệ PT:     4mol       3mol             2mol

Phản ứng: 0,4mol ← 0,3mol   →   0,2mol

=> Khối lượng Al2O3 thu được là: m2 = ${{m}_{A{{l}_{2}}{{O}_{3}}}}=0,2.102=20,4\,gam$

Khối lượng Al phản ứng là: m1 = mAl = 0,4.27 = 10,8 gam

Lấy 0,2 mol Al2O3 tác dụng với H2SO4

PTHH:       Al2O3   +   3H2SO4  →  Al2(SO4)3  +  3H2O

Tỉ lệ PT:    1mol          3mol

Phản ứng:  0,2mol → 0,6mol

=> Khối lượng H2SO4 phản ứng là: ${{m}_{3}}={{m}_{{{H}_{2}}S{{O}_{4}}}}=0,6.98=58,8\,gam$

=> m1 + m2 + m3 = 10,8 + 20,4 + 58,8 = 90 gam

 

Câu 20 :

Bếp lửa bùng cháy lên khi ta thổi hơi vào là do:

  • A
    Cung cấp thêm khí CO2       
  • B
    Cung cấp thêm khí O2
  • C
    Cung cấp thêm khí N2          
  • D
    Cung cấp thêm khí H2

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Do khi thổi hơi ta làm hỗn đoạn không khí, làm tăng thêm lượng khí O2 vào bếp, do vậy bếp bùng cháy

Câu 21 :

Lấy các mẫu chất sau có cùng khối lượng: KMnO4; KClO3; KNO3; H2O2. Chất nào điều chế được lượng khí oxi lớn nhất?

 

  • A

    KMnO4

  • B

    KClO3 

  • C

    KNO3                    

  • D

    H2O2 

Đáp án : D

Phương pháp giải :

+) Giả sử lấy 100 gam mỗi chất => số mol mỗi chất

+) Viết PTHH của mỗi phản ứng nhiệt phân và tính số mol O2 theo PT

Lời giải chi tiết :

Giả sử lấy 100 gam mỗi chất

$=>{{n}_{KMn{{O}_{4}}}}=\frac{100}{158}\approx 0,633\,mol;\,{{n}_{KCl{{O}_{3}}}}=\frac{100}{122,5}=0,816\,mol$

${{n}_{KN{{O}_{3}}}}=\frac{100}{101}=0,99\,mol;\,\,{{n}_{{{H}_{2}}{{O}_{2}}}}=\frac{100}{34}=2,94\,mol$

Phương trình hóa học nhiệt phân:

               2KMnO4 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ K2MnO4 + MnO2 + O2

Tỉ lệ PT:  2mol                                             1mol

P/ứng:     0,633mol               →                  0,3165mol

                2KClO3 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ 2KCl + 3O2

Tỉ lệ PT:   2mol                       3mol

P/ứng:     0,816mol       →      1,224mol

                2KNO3 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ 2KNO2 + O2

Tỉ lệ PT:  2mol                         1mol

P/ứng:    0,99mol        →        0,495mol

                 2H2O2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ 2H2O + O2

Tỉ lệ PT:   2mol                      1mol

P/ứng:      2,94mol     →       1,47mol

=> chất thu được lượng khí oxi lớn nhất là H2O2  

Câu 22 :

Đốt cháy 6 gam oxi và 6,2 gam P trong bình. Sau phản ứng chất nào còn dư?

  • A

    Photpho 

  • B

    Oxi 

  • C

    Không xác định được         

  • D

    Cả hai chất đều hết

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+) Tính số mol O2 và số mol P

+) Viết PTHH:   4P  +  5O2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ 2P2O5

+) Xét tỉ lệ: $\dfrac{{{n}_{P}}}{4}$ và $\dfrac{{{n}_{{{O}_{2}}}}}{5}$ => tỉ lệ chất nào lớn hơn thì chất đó dư

 

Lời giải chi tiết :

Số mol O2 là: ${{n}_{{{O}_{2}}}}=\dfrac{6}{32}=0,1875\,mol$

Số mol P là: ${{n}_{P}}=\dfrac{6,2}{31}=0,2\,mol$

PTHH:   4P  +  5O2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ 2P2O5

Xét tỉ lệ: $\dfrac{{{n}_{P}}}{4}=\dfrac{0,2}{4}=0,05$ và $\dfrac{{{n}_{{{O}_{2}}}}}{5}=\dfrac{0,1875}{5}=0,0375$ và 

Vì 0,05 > 0,0375 => O2 phản ứng hết, P dư

 

Câu 23 :

Cho 6,5 gam Zn phản ứng với axit clohiđric (HCl) thấy có khí bay lên với thể tích là

 

  • A

    2,24 lít. 

  • B

    0,224 lít. 

  • C

    22,4 lít.                   

  • D

    4,48 lít.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+) Tính số mol H2 theo PTHH:      Zn   +   2HCl   →   ZnCl2   +   H2

Lời giải chi tiết :

Số mol Zn là: ${{n}_{Zn}}=\frac{6,5}{65}=0,1\,mol$

PTHH:      Zn   +   2HCl   →   ZnCl2   +   H2

Tỉ lệ PT: 1mol                                          1mol

P/ứng:     0,1mol                   →               0,1mol

=> thể tích khí bay lên là: ${{V}_{{{H}_{2}}}}=0,1.22,4=2,24$ lít

 

Câu 24 :

Cho mẩu Na vào cốc nước dư thấy có 4,48 lít khí bay lên ở đktc. Tính khối lượng Na phản ứng

 

  • A

    9,2 gam 

  • B

    4,6 gam 

  • C

    2 gam                      

  • D

    9,6 gam

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+) Tính số mol khí H2

+) Viết PTHH, tính số mol Na theo số mol H2

 

Lời giải chi tiết :

Khí bay lên là H2

Số mol khí H2 là: ${{n}_{{{H}_{2}}}}=\frac{4,48}{22,4}=0,2\,mol$

PTHH:       2Na   +   2H2O   →   2NaOH  +  H2

Tỉ lệ PT cứ thu được 1mol Hthì cần dùng 2 mol Na

P/ứng:  thu được 0,2mol H2  thì cần dùng: 0,2.2=0,4 mol Na

=> Khối lượng Na phản ứng là: mNa = 0,4.23 = 9,2 gam

Câu 25 :

Khối lượng muối thu được khi cho 9,75 gam kẽm tác dụng với 9,8 gam axit sunfuric (H2SO4) là

 

  • A

    24,15 gam 

  • B

    19,32 gam 

  • C

    16,1 gam                 

  • D

    17,71 gam

     

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+) Tính số mol kẽm và số mol H2SO4

+) Viết PTHH: Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2 => xét tỉ lệ dư thừa

=> tính số mol muối ZnSO4 theo số mol chất hết => khối lượng

  

Lời giải chi tiết :

Số mol kẽm là: ${{n}_{Zn}}=\frac{9,75}{65}=0,15\,mol$

Số mol H2SO4 là: ${{n}_{{{H}_{2}}S{{O}_{4}}}}=\frac{9,8}{98}=0,1\,mol$

PTHH:      Zn   +   H2SO4 → ZnSO4 + H2

Xét tỉ lệ: $\frac{{{n}_{Zn}}}{1}=0,15\,>\frac{{{n}_{{{H}_{2}}S{{O}_{4}}}}}{1}=0,1$ => Zn dư, H2SO4 phản ứng hết

=> tính số mol muối ZnSO4 theo số mol H2SO4

PTHH:      Zn   +   H2SO4 → ZnSO4 + H2

Tỉ lệ PT:  1mol      1mol         1mol

P/ứng:                   0,1mol  → 0,1mol

=> Khối lượng ZnSO4 là: ${{m}_{Zn\text{S}{{O}_{4}}}}=0,1.161=16,1\,gam$

 

close