Đề thi giữa kì 2 Hóa 12 - Đề số 5

Đề bài

Câu 1 :

Đốt một lượng rất dư sắt trong khí clo thu được hỗn hợp chất rắn X. Hòa tan X vào nước thu được dung dịch Y và chất rắn Z. Dung dịch Y chứa chất tan là

  • A

    FeCl2 và FeCl3.

  • B

    FeCl3

  • C

    FeCl2

  • D

    đáp án khác.

Câu 2 :

Dãy các ion kim loại nào sau đây đều bị Zn khử thành kim loại ?

  • A

    Cu2+, Mg2+, Pb2+.   

  • B

    Cu2+, Ag+, Na+.        

  • C

    Sn2+, Pb2+, Cu2+.      

  • D

    Pb2+, Ag+, Al3+.

Câu 3 :

Trong bình điện phân với điện cực trơ có xảy ra quá trình: 2H2O → 4H+ + O2 + 4e ở cực dương (anot) khi điện phân dung dịch:

  • A

    dung dịch KBr.      

  • B

    dung dịch NaCl

  • C

    dung dịch Na2SO4

  • D

    dung dịch HgCl2.

Câu 4 :

Cho các phát biểu sau:

1. Trong môi trường axit, Br2 oxi hóa CrO2- thành CrO42-.

2. CrO3 là một oxit axit

3. Cr phản ứng với axit H2SO4 loãng tạo thành Cr3+.

4. Cr(OH)2 tan được trong dung dịch NaOH đặc.

Số phát biểu đúng là?

  • A

    1

  • B

    2

  • C

    3

  • D

    4

Câu 5 :

Phản ứng nào sau đây là phản ứng điều chế kim loại bằng phương pháp nhiệt luyện

  • A

    Mg + FeSO4 $\xrightarrow{{}}$ MgSO4 + Fe

  • B

    CO + CuO $\xrightarrow{{{t^0}}}$ Cu + CO2

  • C

    CuCl2 $\xrightarrow{{đp{\text{dd}}}}$ Cu + Cl2

  • D

    2Al2O3 $\xrightarrow{{đp{\text{nc}}}}$ 4Al + 3O2

Câu 6 :

Ở nhiệt độ thường, kim loại Fe phản ứng được với dung dịch nào sau đây?

  • A
    NaNO3.
  • B
    CaCl2.
  • C
    CuSO4.
  • D
    KCl.
Câu 7 :

Trong số các phản ứng cho sau đây có mấy phản ứng viết sai :

1) 2Al + 3MgSO4 $ \to $ Al2(SO4)3 + 3Mg.

2) Al + 6HNO3 đặc, nguội $ \to $ Al(NO3)3 + 3NO2 + 3H2O.

3) 8Al + 5NaOH + 3NaNO3 + 2H2O $ \to $ 8NaAlO2 + 3NH3

4) 2Al + 2NaOH + 2H2O $ \to $ 2NaAlO2 + 3H2

5) 2Al + 2H2O + Ca(OH)2 $ \to $ Ca(AlO2)2 + 3H2

  • A

    1

  • B

    2

  • C

    3

  • D

    5

Câu 8 :

Cho các phản ứng sau:

1) dung dịch FeCl2 + dung dịch AgNO3

2) dung dịch FeSO4 dư + Zn

3) dung dịch FeSO4 + dung dịch KMnO4 + H2SO4

4) dung dịch FeSO4 + khí Cl2

Số phản ứng mà ion Fe2+ bị oxi hóa là

  • A

    2

  • B

    1

  • C

    4

  • D

    3

Câu 9 :

Cho các phương pháp: (1) đun nóng trước khi dùng; (2) dùng dung dịch Ca(OH)2 vừa đủ; (3) dùng dung dịch Na2CO3; (4) dùng dung dịch NaCl; (5) dùng dung dịch HCl. Chất không dùng làm mềm nước cứng tạm thời?

  • A

    1, 2.

  • B

    3, 4.

  • C

    4,5.

  • D

    1, 2, 3.

Câu 10 :

Nước cứng là nước có chứa nhiều các ion

  • A
    HCO3-, Cl-;      
  • B
    Na+, K+
  • C
    SO42-, Cl-
  • D
    Ca2+, Mg2+.
Câu 11 :

Trong bảng tuần hoàn hóa học, kim loại nào sau đây thuộc nhóm IA?

  • A
    Mg.
  • B
    Ba.
  • C
    Al.
  • D
    Na.
Câu 12 :

Chọn đáp án sai

  • A

    CrSO4 có tính oxi hóa mạnh

  • B

    Cr(OH)2 vừa có tính khử, vừa có tính bazơ

  • C

    CrO có tính khử

  • D

    CrO không có tính lưỡng tính

Câu 13 :

Cho biết phản ứng nào không xảy ra ở nhiệt độ thường ?

  • A

    Mg(HCO3)2 + 2Ca(OH)2 → Mg(OH)2 + 2CaCO3 + 2H2O

  • B

    Ca(OH)2 + NaHCO3 → CaCO3 + NaOH + H2O

  • C

    Ca(OH)2 + 2NH4Cl → CaCl2 + 2NH3 + 2H2O

  • D

    CaCl2 + NaHCO3 → CaCO3 + NaCl + HCl

Câu 14 :

Quá trình sản xuất thép từ gang trắng, người ta cho thêm oxi của không khí vào. Oxi trong không khí không có vai trò

 

  • A

    oxi hóa một phần Fe

  • B

    tăng nhiệt độ cho phản ứng cháy

  • C

    oxi hóa tạp chất

  • D

    oxi hóa cacbon

Câu 15 :

Thứ tự một số cặp oxi hóa - khử trong dãy điện hóa như sau: Fe2+/Fe,Cu2+/Cu,Fe3+/Fe. Cặp chất không phản ứng với nhau là?

  • A
    Fe và dung dịch CuCl2.
  • B
    Cu và dung dịch FeCl3.
  • C
    Fe và dung dịch FeCl3.
  • D
    Dung dịch FeCl2 và dung dịch CuCl2.
Câu 16 :

Cho hỗn hợp gồm Fe và Mg vào dung dịch AgNO3, khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X (gồm hai muối) và chất rắn Y (gồm hai kim loại). Hai muối trong X là

  • A

    Mg(NO3)2 và Fe(NO3)2.         

  • B

    Fe(NO3)3 và Mg(NO3)2.

  • C

    AgNO3  và Mg(NO3)2.           

  • D

    Fe(NO3)2 và AgNO3.

Câu 17 :

Cho 1,67 gam hỗn hợp gồm hai kim loại ở 2 chu kỳ liên tiếp thuộc nhóm IIA tác dụng hết với dung dịch HCl (dư), thoát ra 0,672 lít khí H2 (ở đktc). Hai kim loại đó là

  • A

    Be và Mg.   

  • B

    Ca và Sr.        

  • C

    Sr và Ba.    

  • D

    Mg và Ca.

Câu 18 :

Hỗn hợp X gồm Cu, Mg, MgO được hòa tan hoàn toàn vào HNO3 loãng, dư thu được 4,48 lít khí NO (đktc) là sản phẩm khử duy nhất. Mặt khác nếu hỗn hợp đó phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng, dư, thu được 3,36 lít khí H2 (đktc). Khối lượng kim loại Cu có trong X là

  • A
    6,4 gam
  • B
     9,6 gam 
  • C
    12,8 gam  
  • D
    3,2 gam
Câu 19 :

Ngâm lá niken vào các dung dịch muối sau : MgSO4, NaCl, CuSO4, AlCl3, ZnCl2, Pb(NO3)2. Các dung dịch có xảy ra phản ứng là

  • A

    MgSO4, CuSO4.           

  • B

    AlCl3, Pb(NO3)2.  

  • C

    ZnCl2, Pb(NO3)2.  

  • D

    CuSO4, Pb(NO3)2.

Câu 20 :

Cho hỗn hợp bột gồm 0,56 gam Fe và 0,65 gam Zn vào V ml dung dịch AgNO3 0,1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được chất rắn có khối lượng tăng 2,31 gam so với ban đầu. Giá trị của V là

  • A

    0,25.

  • B

    250.

  • C

    300.

  • D

    200.

Câu 21 :

Điện phân 400 ml dung dịch CuSO4 0,2M với cường độ dòng điện 10A trong một thời gian thu được 0,224 lít khí (đktc) ở anot. Biết điện cực đã dùng là điện cực trơ và hiệu suất điện phân là 100%. Khối lượng catot tăng là

  • A

    1,28 g.

  • B

    0,32 g.

  • C

    0,64 g.

  • D

    3,2 g.

Câu 22 :

Để bảo vệ những vật bằng Fe khỏi bị ăn mòn, người ta có thể dùng phương pháp bảo vệ bề mặt. Vậy người ta đã

  • A

    Gắn thêm trên thanh Fe một miếng Mg

  • B

    Tạo vật liệu inox

  • C

    Sơn lên vật liệu

  • D

    Gắn thêm trên thanh Fe một miếng C

Câu 23 :

Cho các trường hợp sau:

a,  Sợi dây đồng nhúng trong dung dịch HNO3.                   

b,  Thanh kẽm nhúng trong dung dịch H2SO4 loãng.

c, Thanh Sắt nhúng trong dung dịch CuSO4.

d, Để thanh sắt ngoài không khí ẩm

Số trường hợp không xảy ra ăn mòn điện hóa là

  • A

    1

  • B

    4

  • C

    2

  • D

    3

Câu 24 :

Cho m gam Al vào dung dịch chứa 0,2 mol FeCl3. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 8,4 gam chất rắn. Giá trị của m là:

  • A

    4,05

  • B

    4,8

  • C

    4,5

  • D

    5,4

Câu 25 :

Dung dịch Cu(NO3)2 có lẫn tạp chất AgNO3 .Phương pháp hoá học đơn giản để loại được tạp chất là

 

  • A

    Điện phân dung dịch với điện cực trơ đến khi hết màu xanh.

     

  • B

    Chuyển hai muối thành hiđroxit; nhiệt phân thành oxit kim loại; khử bằng CO dư; rồi cho chất rắn vào dung dịch H2SO4loãng dư.

  • C

    Cho Cu dư vào dung dịch, sau khi phản ứng xong lọc bỏ chất rắn.

  • D

    Cho Fe dư vào dung dịch, sau khi phản ứng xong lọc bỏ chất rắn.

Câu 26 :

Cho 7,84 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm Cl2  và O2  phản ứng vừa đủ với 11,1 gam hỗn hợp Y gồm Mg và Al, thu được 30,1 gam hỗn hợp Z. Phần trăm khối lượng của Al trong Y là

  • A

    75,68%.

  • B

    24,32%.

  • C

    51,35%.

  • D

    48,65%.

Câu 27 :

Một học sinh nghiên cứu một dung dịch X đựng trong một lo không dán nhãn và thu được kết quả sau:

X có phản ứng với cả 3 dung dịch NaHSO4, Na2CO3 và AgNO3

X không phản ứng với cả 3 dung dịch NaOH, Ba(NO3)2, HNO3

Vậy dung dịch X là dung dịch nào sau đây

  • A
    BaCl2                               
  • B
     Mg(NO3)2                         
  • C
    FeCl2                            
  • D
    CuSO4
Câu 28 :

Cho m gam Na tan hết vào 300 ml dung dịch gồm (H2SO4 0,1M và HCl 1M) thu được 22,4 lít khí H2 (đktc). Khối lượng chất rắn thu được khi cô cạn là

  • A

    84,71 gam

  • B

    87,41 gam

  • C

    54,61 gam

  • D

    91,67 gam

Câu 29 :

Hấp thụ hoàn toàn 1,12 lít (đktc) CO2 vào 100 ml dung dịch Ca(OH)2 0,3M thu được dung dịch X sau khi gạn bỏ kết tủa. Khối lượng dung dịch X so với khối lượng nước vôi trong ban đầu

  • A

    giảm 1,2 gam

  • B

    tăng 1,2 gam

  • C

    tăng 2,4 gam

  • D

    giảm 2,4 gam

Câu 30 :

Dung dịch X chứa hỗn hợp gồm Na2CO3 1,5M và KHCO3 1M. Nhỏ từ từ 200 ml dung dịch HCl 1M vào 100 ml dung dịch X, sinh ra V lít khí (ở đktc). Giá trị của V là

  • A

    4,48

  • B

    3,36

  • C

    2,24

  • D

    1,12

Câu 31 :

Cho V ml dung dịch KOH 2M vào 150 ml dung dịch Al2(SO4)3 1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 19,5 gam kết tủa. Giá trị lớn nhất của V là

  • A
     475.                                              
  • B
    375.                                               
  • C
    450.                                           
  • D
    575
Câu 32 :

Nung hỗn hợp A gồm 22,8 gam Cr2O3 và m gam Al. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được  33,6 gam hỗn hợp rắn X. Cho toàn bộ X phản ứng với axit HCl dư thoát ra V lít H2 (đktc). Giá trị của V là:

  • A

    10,08.

  • B

    7,84.

  • C

    4,48.

  • D

    13,44.

Câu 33 :

Trộn 0,25 mol bột Al với 0,15 mol bột Fe2O3 rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm trong điều kiện không có không khí (giả sử chỉ có phản ứng khử Fe2O về Fe)  thu được hỗn hợp rắn X. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH (dư) thu được dung dịch Y, m gam chất rắn khan Z và 0,15 mol H2. Hiệu suất phản ứng nhiệt nhôm và giá trị của m lần lượt là

  • A

    60% và 20,40

  • B

    60% và 30,75

  • C

    50% và 20,75

  • D

    50% và 40,80

Câu 34 :

Cho sơ đồ chuyển hóa sau:

Fe(NO3)2  \(\buildrel {{t^0}} \over
\longrightarrow \) X\(\buildrel { + HCl} \over
\longrightarrow \) Y \(\buildrel { + AgN{O_3}} \over
\longrightarrow \) T \(\buildrel {{t^0}} \over
\longrightarrow \)X

X, Y, T là?

  • A

    Fe2O3, FeCl3, Fe(NO3)3 .

  • B

    FeO, FeCl2, Fe(NO3)2  .    

  • C

    FeO, FeCl3, Fe(OH)2 .

  • D

    Fe2O3, FeCl3, Fe(NO3)2  .

Câu 35 :

Cho 19,2 g Cu tác dụng hết với dung dịch HNO3 loãng, dư. Khí NO thu được đem oxi hoá thành NO2 rồi sục vào nước cùng với dòng khí O2 để chuyển hết thành HNO3. Thể tích khí O2 (đktc) đã tham gia vào quá trình trên là

  • A
    2,24 lít.
  • B
    3,36 lít.
  • C
    4,48 lít.
  • D
    6,72 lít.
Câu 36 :

Hòa tan hết 2,16 gam hỗn hợp Cr và Fe trong dung dịch HCl (loãng), nóng thu được 896 ml khí ở đktc. Lượng crom có trong hỗn hợp là

  • A

    0,065 gam        

  • B

    1,04 gam             

  • C

    0,560 gam        

  • D

    1,015 gam

Câu 37 :

Nung hỗn hợp bột gồm 15,2 gam Cr2O3 và m gam Al ở nhiệt độ cao. Sau khi phản ứng hoàn toàn, thu được 23,3 gam hỗn hợp rắn X. Cho toàn bộ hỗn hợp X phản ứng với axit HCl (dư) thoát ra V lít khí H2 (ở đktc). Giá trị của V là

  • A

    7,84.   

  • B

    4,48.

  • C

    3,36.

  • D

    10,08.

Câu 38 :

Cho m gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe3O4 và Fe(NO3)2 tan hết trong 500 ml dung dịch KHSO4 4M. Sau phản ứng thu được dung dịch Y chứa 377 g muối trung hòa và 4,48 lít NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5, ở dktc). Y phản ứng vừa đủ với 2,8 mol NaOH. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phầm trăm khối lượng của Fe(NO3)2 trong X có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?

  • A

    73

  • B

    69,78

  • C

    30,23

  • D

    26,98

Câu 39 :

Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp gồm Al và m gam hai oxit sắt trong khí trơ, thu được hỗn hợp rắn X. Cho X vào dung dịch NaOH dư, thu được dung dịch Y, chất không tan Z và 0,672 lít khí H2. Sục khí CO2 dư vào Y, thu được 46,8 gam kết tủa. Cho Z tan hết vào dung dịch HNO3 , thu được dung dịch chứa 146,52 gam muối nitrat và 12,992 lít NO (là sản phẩm khử duy nhất của HNO3). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Giá trị của m là

  • A

    56,48.

  • B

    50,96.                                

  • C

    54,16.                               

  • D

    52,56.

Câu 40 :

Cho hỗn hợp Mg và Cu tác dụng với 200 ml dung dịch chứa hỗn hợp 2 muối AgNO3 0,3M và Cu(NO3)2 0,25M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch A và chất rắn B. Cho A tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi được 3,6 gam hỗn hợp X gồm 2 oxit. Hòa tan hoàn toàn B trong dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được 2,016 lít SO2 (đktc). Phần trăm khối lượng Mg trong hỗn hợp đầu là

  • A

    32,5%. 

  • B

    42,4%. 

  • C

    56,8%.                    

  • D

    63,5%.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Đốt một lượng rất dư sắt trong khí clo thu được hỗn hợp chất rắn X. Hòa tan X vào nước thu được dung dịch Y và chất rắn Z. Dung dịch Y chứa chất tan là

  • A

    FeCl2 và FeCl3.

  • B

    FeCl3

  • C

    FeCl2

  • D

    đáp án khác.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

xem lại lí thuyết về sắt

Lời giải chi tiết :

Fe dư => chất rắn sau phản ứng chứa Fe dư và muối Fe(III) . Hòa tan Fe dư và muối Fe(III)

Ta có 2FeCl3 + Fe → 3FeCl2 => dung dịch Y chứa FeCl2

Câu 2 :

Dãy các ion kim loại nào sau đây đều bị Zn khử thành kim loại ?

  • A

    Cu2+, Mg2+, Pb2+.   

  • B

    Cu2+, Ag+, Na+.        

  • C

    Sn2+, Pb2+, Cu2+.      

  • D

    Pb2+, Ag+, Al3+.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

xem lại lí thuyết điều chế kim loại

Lời giải chi tiết :

Dãy các ion kim loại nào sau đây đều bị Zn khử là những kim loại đứng sau Zn : Sn2+, Pb2+, Cu2+.

Câu 3 :

Trong bình điện phân với điện cực trơ có xảy ra quá trình: 2H2O → 4H+ + O2 + 4e ở cực dương (anot) khi điện phân dung dịch:

  • A

    dung dịch KBr.      

  • B

    dung dịch NaCl

  • C

    dung dịch Na2SO4

  • D

    dung dịch HgCl2.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

H2O bị điện phân ở cực dương => anion của muối không bị điện phân

=> muối đó là Na2SO4

Câu 4 :

Cho các phát biểu sau:

1. Trong môi trường axit, Br2 oxi hóa CrO2- thành CrO42-.

2. CrO3 là một oxit axit

3. Cr phản ứng với axit H2SO4 loãng tạo thành Cr3+.

4. Cr(OH)2 tan được trong dung dịch NaOH đặc.

Số phát biểu đúng là?

  • A

    1

  • B

    2

  • C

    3

  • D

    4

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết hợp chất crom

Lời giải chi tiết :

1. sai vì Trong môi trường axit Br2 oxi hóa CrO2- thành Cr2O72-

2. đúng vì \(\eqalign{
& Cr{O_3} + {H_2}O \to {H_2}Cr{O_4} \cr
& 2Cr{O_3} + {H_2}O \to {H_2}C{r_2}{O_7} \cr} \)

3. sai vì \(Cr + {H_2}S{O_4} \to \mathop {Cr}\limits^{ + 2} S{O_4} + {H_2} \uparrow \)

4 sai vì Cr(OH)2 không có tính lưỡng tính nên không tan được trong kiềm

Câu 5 :

Phản ứng nào sau đây là phản ứng điều chế kim loại bằng phương pháp nhiệt luyện

  • A

    Mg + FeSO4 $\xrightarrow{{}}$ MgSO4 + Fe

  • B

    CO + CuO $\xrightarrow{{{t^0}}}$ Cu + CO2

  • C

    CuCl2 $\xrightarrow{{đp{\text{dd}}}}$ Cu + Cl2

  • D

    2Al2O3 $\xrightarrow{{đp{\text{nc}}}}$ 4Al + 3O2

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

A: Phương pháp thuỷ luyện

B: Phương pháp nhiệt luyện

C, D: Phương pháp điện phân

Câu 6 :

Ở nhiệt độ thường, kim loại Fe phản ứng được với dung dịch nào sau đây?

  • A
    NaNO3.
  • B
    CaCl2.
  • C
    CuSO4.
  • D
    KCl.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào quy tắc alpha trong dãy điện hóa

Lời giải chi tiết :

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

Câu 7 :

Trong số các phản ứng cho sau đây có mấy phản ứng viết sai :

1) 2Al + 3MgSO4 $ \to $ Al2(SO4)3 + 3Mg.

2) Al + 6HNO3 đặc, nguội $ \to $ Al(NO3)3 + 3NO2 + 3H2O.

3) 8Al + 5NaOH + 3NaNO3 + 2H2O $ \to $ 8NaAlO2 + 3NH3

4) 2Al + 2NaOH + 2H2O $ \to $ 2NaAlO2 + 3H2

5) 2Al + 2H2O + Ca(OH)2 $ \to $ Ca(AlO2)2 + 3H2

  • A

    1

  • B

    2

  • C

    3

  • D

    5

Đáp án : B

Phương pháp giải :

xem lại lí thuyết nhôm

Lời giải chi tiết :

(1) sai vì Mg mạnh hơn Al nên Al không đẩy được Mg ra khỏi dung dịch muối

(2) sai vì Al bị thụ động hóa tronh HNO3 đặc nguội

Câu 8 :

Cho các phản ứng sau:

1) dung dịch FeCl2 + dung dịch AgNO3

2) dung dịch FeSO4 dư + Zn

3) dung dịch FeSO4 + dung dịch KMnO4 + H2SO4

4) dung dịch FeSO4 + khí Cl2

Số phản ứng mà ion Fe2+ bị oxi hóa là

  • A

    2

  • B

    1

  • C

    4

  • D

    3

Đáp án : D

Phương pháp giải :

xem lại lí thuyết hợp chất sắt

Lời giải chi tiết :

Ion Fe2+ bị oxi hóa tạo thành Fe3+ => có các phản ứng (1), (3), (4)

Câu 9 :

Cho các phương pháp: (1) đun nóng trước khi dùng; (2) dùng dung dịch Ca(OH)2 vừa đủ; (3) dùng dung dịch Na2CO3; (4) dùng dung dịch NaCl; (5) dùng dung dịch HCl. Chất không dùng làm mềm nước cứng tạm thời?

  • A

    1, 2.

  • B

    3, 4.

  • C

    4,5.

  • D

    1, 2, 3.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

xem lại lí thuyết nước cứng

Lời giải chi tiết :

Nước cứng tạm thời chứa Ca(HCO3)2 và Mg(HCO3)2.

=> đun nóng hoặc dùng dung dịch Ca(OH)2 vừa đủ hoặc Na2CO3 để làm mềm nước cứng tạm thời

=> Chất không dùng làm mềm nước cứng tạm thời là dung dịch NaCl và  dung dịch HCl

Câu 10 :

Nước cứng là nước có chứa nhiều các ion

  • A
    HCO3-, Cl-;      
  • B
    Na+, K+
  • C
    SO42-, Cl-
  • D
    Ca2+, Mg2+.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức học về nước cứng trong bài kim loại kiềm thổ sgk hóa 12

Lời giải chi tiết :

Nước cứng là nước có chứa nhiều các ion Ca2+, Mg2+.

Câu 11 :

Trong bảng tuần hoàn hóa học, kim loại nào sau đây thuộc nhóm IA?

  • A
    Mg.
  • B
    Ba.
  • C
    Al.
  • D
    Na.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Những kim loại nhóm IA là: Li, Na, K, Cs.

Câu 12 :

Chọn đáp án sai

  • A

    CrSO4 có tính oxi hóa mạnh

  • B

    Cr(OH)2 vừa có tính khử, vừa có tính bazơ

  • C

    CrO có tính khử

  • D

    CrO không có tính lưỡng tính

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết crom và hợp chất

Lời giải chi tiết :

Trong CrSO4, Cr có số oxi hóa là +2 => không phải chất oxi hóa mạnh

Câu 13 :

Cho biết phản ứng nào không xảy ra ở nhiệt độ thường ?

  • A

    Mg(HCO3)2 + 2Ca(OH)2 → Mg(OH)2 + 2CaCO3 + 2H2O

  • B

    Ca(OH)2 + NaHCO3 → CaCO3 + NaOH + H2O

  • C

    Ca(OH)2 + 2NH4Cl → CaCl2 + 2NH3 + 2H2O

  • D

    CaCl2 + NaHCO3 → CaCO3 + NaCl + HCl

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết kim loại kiềm thổ

Lời giải chi tiết :

Phản ứng không xảy ra ở nhiệt độ thường là: CaCl2 + NaHCO3 → CaCO3 + NaCl + HCl

Câu 14 :

Quá trình sản xuất thép từ gang trắng, người ta cho thêm oxi của không khí vào. Oxi trong không khí không có vai trò

 

  • A

    oxi hóa một phần Fe

  • B

    tăng nhiệt độ cho phản ứng cháy

  • C

    oxi hóa tạp chất

  • D

    oxi hóa cacbon

Đáp án : B

Phương pháp giải :

xem lại lí thuyết hợp kim sắt

Lời giải chi tiết :

Oxi không có tác dụng làm tăng nhiệt độ cho phản ứng cháy

Câu 15 :

Thứ tự một số cặp oxi hóa - khử trong dãy điện hóa như sau: Fe2+/Fe,Cu2+/Cu,Fe3+/Fe. Cặp chất không phản ứng với nhau là?

  • A
    Fe và dung dịch CuCl2.
  • B
    Cu và dung dịch FeCl3.
  • C
    Fe và dung dịch FeCl3.
  • D
    Dung dịch FeCl2 và dung dịch CuCl2.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào quy tắc α

 

Lời giải chi tiết :

A. Fe + Cu2+ → Fe2+ + Cu

B. Cu + 2Fe3+ → Cu2+ + 2Fe2+

C. 2Fe3+ + Fe → 3Fe2+

D. Fe2+ + Cu2+ → Không xảy ra phản ứng

Câu 16 :

Cho hỗn hợp gồm Fe và Mg vào dung dịch AgNO3, khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X (gồm hai muối) và chất rắn Y (gồm hai kim loại). Hai muối trong X là

  • A

    Mg(NO3)2 và Fe(NO3)2.         

  • B

    Fe(NO3)3 và Mg(NO3)2.

  • C

    AgNO3  và Mg(NO3)2.           

  • D

    Fe(NO3)2 và AgNO3.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+) Chất rắn Y gồm hai kim loại có tính khử yếu nhất

+) Dung dịch X gồm hai muối của kim loại có tính khử mạnh nhất

Lời giải chi tiết :

Chất rắn Y gồm hai kim loại có tính khử yếu nhất là: Ag, Fe

Dung dịch X gồm hai muối của kim loại có tính khử mạnh nhất, mà Fe dư

 → Hai muối trong X là Mg(NO3)2 và Fe(NO3)2

Mg   +  2Ag+ $\xrightarrow{{}}$ Mg2+    +   2Ag↓

Fe   +  2Ag+ $\xrightarrow{{}}$ Fe2+    +   2Ag ↓     

Câu 17 :

Cho 1,67 gam hỗn hợp gồm hai kim loại ở 2 chu kỳ liên tiếp thuộc nhóm IIA tác dụng hết với dung dịch HCl (dư), thoát ra 0,672 lít khí H2 (ở đktc). Hai kim loại đó là

  • A

    Be và Mg.   

  • B

    Ca và Sr.        

  • C

    Sr và Ba.    

  • D

    Mg và Ca.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+) Kim loại nhóm IIA có mức oxi hóa +2 trong hợp chất

+)X + 2HCl → XCl2 + H2

   0,03           ←            0,03

$ \to \bar M = \frac{{1,67}}{{0,03}} = 55,67$

Ta thấy MCa = 40 < 55,67 < MSr = 88

Lời giải chi tiết :

Kim loại nhóm IIA có mức oxi hóa +2 trong hợp chất

nH2 = 0,03 mol

Gọi X là kim loại chung cho 2 kim loại trên

X + 2HCl → XCl2 + H2

0,03           ←            0,03

$ \to \bar M = \frac{{1,67}}{{0,03}} = 55,67$

Ta thấy MCa = 40 < 55,67 < MSr = 88

=> 2 kim loại là Ca và Sr

Câu 18 :

Hỗn hợp X gồm Cu, Mg, MgO được hòa tan hoàn toàn vào HNO3 loãng, dư thu được 4,48 lít khí NO (đktc) là sản phẩm khử duy nhất. Mặt khác nếu hỗn hợp đó phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng, dư, thu được 3,36 lít khí H2 (đktc). Khối lượng kim loại Cu có trong X là

  • A
    6,4 gam
  • B
     9,6 gam 
  • C
    12,8 gam  
  • D
    3,2 gam

Đáp án : B

Phương pháp giải :

- Khi cho hỗn hợp tác dụng với H2SO4 loãng dư chỉ có Mg phản ứng sinh ra khí H=> nMg=nH2

- Khi cho hỗn hợp tác dụng với HNO3 dư => Chỉ có Cu và Mg (kim loại thay đổi số oxi hóa)

BT e: nCu=(3nNO-2nMg)/2=>nCu

Lời giải chi tiết :

- Khi cho hỗn hợp tác dụng với H2SO4 loãng dư chỉ có Mg phản ứng sinh ra khí H=> nMg=nH2=0,15 mol

- Khi cho hỗn hợp tác dụng với HNO3 dư => Chỉ có Cu và Mg (kim loại thay đổi số oxi hóa)

BT e: nCu=(3nNO-2nMg)/2=0,15 mol

=>mCu=0,15.64=9,6 gam

Câu 19 :

Ngâm lá niken vào các dung dịch muối sau : MgSO4, NaCl, CuSO4, AlCl3, ZnCl2, Pb(NO3)2. Các dung dịch có xảy ra phản ứng là

  • A

    MgSO4, CuSO4.           

  • B

    AlCl3, Pb(NO3)2.  

  • C

    ZnCl2, Pb(NO3)2.  

  • D

    CuSO4, Pb(NO3)2.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

KL mạnh đẩy KL yếu ra khỏi dung dịch muối

Lời giải chi tiết :

Ni tác dụng được với các muối của kim loại yếu hơn → các dung dịch có phản ứng là CuSO4, Pb(NO3)2

          Phương trình phản ứng

                   Ni + CuSO4 → NiSO4 + Cu

                   Ni + Pb(NO3)2 → Ni(NO3)2 + Pb

Câu 20 :

Cho hỗn hợp bột gồm 0,56 gam Fe và 0,65 gam Zn vào V ml dung dịch AgNO3 0,1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được chất rắn có khối lượng tăng 2,31 gam so với ban đầu. Giá trị của V là

  • A

    0,25.

  • B

    250.

  • C

    300.

  • D

    200.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+) Giả sử Ag+ phản ứng hết với Zn2+ và Fe2+ 

=> ne cho tối đa = 0,01.2 + 0,01.2 = 0,04 mol

=> nAg+ = 0,04mol  => m tăng  = 3,11g > 2,31g

=> Ag+ hết, kim loại dư

+) Giả sử Ag+ phản ứng hết với Zn2+

Zn + 2Ag+ → 2Ag + Zn2+

=> m tăng = 1,51g < 2,31

=> Vẫn còn phản ứng

Fe + 2Ag+ → Fe2+ + 2Ag

x          2x                    2x => m tăng = 2,31 – 1,51 = >x

=> nAg+

=> V 

Lời giải chi tiết :

nFe = 0,01mol;  nZn = 0,01mol

=> n e cho tối đa = 0,01.2 + 0,01.2 = 0,04 mol

=> nAg+ = 0,04mol

=> m tăng = 0,04 . 108 – (0,56 + 0,65) = 3,11g > 2,31g

=> Ag+ hết, kim loại dư

Zn + 2Ag+ → 2Ag + Zn2+

0,01     0,02     0,02     => m tăng = 0,02 . 108 – 0,01 . 65 = 1,51g < 2,31

=> còn phản ứng

Fe + 2Ag+ → Fe2+ + 2Ag

x          2x                    2x  => m tăng = 2,31 – 1,51 = 108 . 2x – 56x => x = 0,005

=> nAg+ = 0,03mol => V = 0,3lít = 300 ml

Câu 21 :

Điện phân 400 ml dung dịch CuSO4 0,2M với cường độ dòng điện 10A trong một thời gian thu được 0,224 lít khí (đktc) ở anot. Biết điện cực đã dùng là điện cực trơ và hiệu suất điện phân là 100%. Khối lượng catot tăng là

  • A

    1,28 g.

  • B

    0,32 g.

  • C

    0,64 g.

  • D

    3,2 g.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

- Dựa vào dữ kiện bài toán => nCuSO4 dư sau phản ứng

- Bảo toàn e trao đổi => nCu => mCu

 

Lời giải chi tiết :

\(n_{CuSO_4}=0,4.0,2=0,08mol\)

Khí thu được ở anot là O2 → \({n_{{O_2}}} = \frac{{0,224}}{{22,4}} = 0,01(mol)\)

Tại anot (+): \(2{H_2}O \to 4{H^ + } + {O_2} + 4{\rm{e}}\)

\( \to {n_{e(an{\rm{o}}t)}} = 4{n_{{O_2}}} = 0,04(mol)\)

Ta thấy: \(2{n_{C{u^{2 + }}(ban\,dau)}} > 4{n_{{O_2}}}\) → Tại catot Cu2+  chưa bị điện phân hết

Tại catot (-): \(C{u^{2 + }} + 2{\rm{e}} \to Cu\)

                                0,04 → 0,02 (mol)

→ mcatot tăng = mCu = 0,02.64 = 1,28 gam

Câu 22 :

Để bảo vệ những vật bằng Fe khỏi bị ăn mòn, người ta có thể dùng phương pháp bảo vệ bề mặt. Vậy người ta đã

  • A

    Gắn thêm trên thanh Fe một miếng Mg

  • B

    Tạo vật liệu inox

  • C

    Sơn lên vật liệu

  • D

    Gắn thêm trên thanh Fe một miếng C

Đáp án : C

Phương pháp giải :

xem lại lí thuyết ăn mòn kim loại

Lời giải chi tiết :

Phương pháp chống ăn mòn bằng cách bảo vệ bề mặt là sơn lên vật liệu (SGK lớp 12 nâng cao – trang 135).

Câu 23 :

Cho các trường hợp sau:

a,  Sợi dây đồng nhúng trong dung dịch HNO3.                   

b,  Thanh kẽm nhúng trong dung dịch H2SO4 loãng.

c, Thanh Sắt nhúng trong dung dịch CuSO4.

d, Để thanh sắt ngoài không khí ẩm

Số trường hợp không xảy ra ăn mòn điện hóa là

  • A

    1

  • B

    4

  • C

    2

  • D

    3

Đáp án : D

Phương pháp giải :

xem lại lí thuyết ăn mòn kim loại

Lời giải chi tiết :

a, b, d, đều không phải ăn mòn điện hóa vì không có 2 kim loại tiếp xúc trực tiếp.

c, là ăn mòn điện hóa vì khi cho thanh sắt vào CuSO4 thì xảy ra phản ứng: Fe +  CuSO4 FeSO4  +  Cu

Cu tạo ra bám trên Fe tạo ra 1 pin điện hóa làm thanh kẽm ăn mòn nhanh

Câu 24 :

Cho m gam Al vào dung dịch chứa 0,2 mol FeCl3. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 8,4 gam chất rắn. Giá trị của m là:

  • A

    4,05

  • B

    4,8

  • C

    4,5

  • D

    5,4

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+) mFe tối đa sinh ra= 0,2 . 56 = 11,2 gam > 8,4 gam => chất rắn chỉ có Fe, còn Al đã phản ứng hết

+) FeCl3 phản ứng với Al tạo thành Fe (0,15 mol) và FeCl2 (0,2 – 0,15 = 0,05 mol)

+) Bảo toàn e: 3nAl = 3nFe + nFeCl2

Lời giải chi tiết :

nFeCl3 = 0,2mol => mFe tối đa sinh ra= 0,2 . 56 = 11,2gam> 8,4gam

=> chất rắn chỉ có Fe, còn Zn đã phản ứng hết

nFe  = 8,4 / 56 = 0,15 mol

FeCl3 phản ứng với Zn tạo thành Fe (0,15 mol) và FeCl2 (0,2 – 0,15 = 0,05 mol)

Bảo toàn e: 3nAl = 3nFe + nFeCl2=> nAl = 1/6 mol

=> m = 4,5 gam

Câu 25 :

Dung dịch Cu(NO3)2 có lẫn tạp chất AgNO3 .Phương pháp hoá học đơn giản để loại được tạp chất là

 

  • A

    Điện phân dung dịch với điện cực trơ đến khi hết màu xanh.

     

  • B

    Chuyển hai muối thành hiđroxit; nhiệt phân thành oxit kim loại; khử bằng CO dư; rồi cho chất rắn vào dung dịch H2SO4loãng dư.

  • C

    Cho Cu dư vào dung dịch, sau khi phản ứng xong lọc bỏ chất rắn.

  • D

    Cho Fe dư vào dung dịch, sau khi phản ứng xong lọc bỏ chất rắn.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

xem lại lí thuyết điều chế kim loại

Lời giải chi tiết :

Phương pháp hoá học đơn giản để loại được tạp chất là cho Cu dư vào dung dịch, sau khi phản ứng xong lọc bỏ chất rắn. Vì Cu loại bỏ được muối AgNO3 theo PTHH:

Cu + AgNO3→ Cu(NO3)2  +Ag

Câu 26 :

Cho 7,84 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm Cl2  và O2  phản ứng vừa đủ với 11,1 gam hỗn hợp Y gồm Mg và Al, thu được 30,1 gam hỗn hợp Z. Phần trăm khối lượng của Al trong Y là

  • A

    75,68%.

  • B

    24,32%.

  • C

    51,35%.

  • D

    48,65%.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+) Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng:

$ \to {m_X} = {m_{{O_2}}} + {m_{C{l_2}}} = {m_Z} - {m_Y}$

$\left\{ \begin{gathered}{n_{{O_2}}} = x\,mol \hfill \\{n_{C{l_2}}} = y\,mol \hfill \\ \end{gathered}  \right.$

+) Số mol hh X => Pt (1)

+) Khối lượng hh X => PT (2)

=> x và y

+) Gọi số mol của Mg và Al lần lượt là a và b

=> mhh Y = PT (3)

Bảo toàn e: 2.nMg + 3.nAl = 2.nCl2 + 4.nO2

=> PT (4)

=> a, b

$\to \% {m_{Al}}$

Lời giải chi tiết :

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng:

$ \to {m_X} = {m_{{O_2}}} + {m_{C{l_2}}} = {m_Z} - {m_Y} = 30,1 - 11,1 = 19\,\,gam$

$\left\{ \begin{gathered}{n_{{O_2}}} = x\,\,mol \hfill \\{n_{C{l_2}}} = y\,\,mol \hfill \\ \end{gathered}  \right.\,\,\,\, \to \,\,\,\,\left\{ \begin{gathered}x + y = \dfrac{{7,84}}{{22,4}} = 0,35 \hfill \\32{\text{x}} + 71y = 19 \hfill \\ \end{gathered}  \right.\,\,\,\,\, \to \,\,\,\,\left\{ \begin{gathered}x = 0,15 \hfill \\y = 0,2 \hfill \\ \end{gathered}  \right.$

Gọi số mol của Mg và Al lần lượt là a và b

=> mhh Y = 24a + 27b = 11,1  (1)

Bảo toàn e: 2.nMg + 3.nAl = 2.nCl2 + 4.nO2

=> 2a + 3b = 2.0,2 + 4.0,15 = 1  (2)

Từ (1) và (2) => a = 0,35; b = 0,1

$ \to \% {m_{Al}} = \dfrac{{0,1.27}}{{11,1}}.100\%  = 24,32\% $

Câu 27 :

Một học sinh nghiên cứu một dung dịch X đựng trong một lo không dán nhãn và thu được kết quả sau:

X có phản ứng với cả 3 dung dịch NaHSO4, Na2CO3 và AgNO3

X không phản ứng với cả 3 dung dịch NaOH, Ba(NO3)2, HNO3

Vậy dung dịch X là dung dịch nào sau đây

  • A
    BaCl2                               
  • B
     Mg(NO3)2                         
  • C
    FeCl2                            
  • D
    CuSO4

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Thử các chất có trong đáp án, chất nào thỏa mãn tính chất đề bài yêu cầu thì chọn

Lời giải chi tiết :

A đúng vì BaCl2 thỏa mãn hết các tính chất của X

B sai vì Mg(NO3)2 không tác dụng với NaHSO4 AgNO3

C sai vì FeCl2 không tác dụng với NaHSO4

D sai vì CuSO4 không tác dụng với NaHSO4

Câu 28 :

Cho m gam Na tan hết vào 300 ml dung dịch gồm (H2SO4 0,1M và HCl 1M) thu được 22,4 lít khí H2 (đktc). Khối lượng chất rắn thu được khi cô cạn là

  • A

    84,71 gam

  • B

    87,41 gam

  • C

    54,61 gam

  • D

    91,67 gam

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+) nH+  < nH2 => Na tan trong H+ và trong H2O tạo muối và bazơ

+) nOH- = 2nH2 – nH+

=> chất rắn thu được gồm Na2SO4 (0,03 mol);  NaCl (0,3 mol); NaOH (1,64 mol)

Lời giải chi tiết :

nH2SO4 = 0,03 mol;  nHCl = 0,3 mol;  nH2 = 1 mol

Ta thấy: nH+ = 0,03.2 + 0,3 = 0,36 mol < nH2

=> Na tan trong H+ và trong H2O tạo muối và bazơ

Ta có: nOH- = 2nH2 – nH+ = 2.1 – 0,36 = 1,64 mol

=> chất rắn thu được gồm Na2SO4 (0,03 mol);  NaCl (0,3 mol); NaOH (1,64 mol)

=> mchất rắn = 87,41 gam

Câu 29 :

Hấp thụ hoàn toàn 1,12 lít (đktc) CO2 vào 100 ml dung dịch Ca(OH)2 0,3M thu được dung dịch X sau khi gạn bỏ kết tủa. Khối lượng dung dịch X so với khối lượng nước vôi trong ban đầu

  • A

    giảm 1,2 gam

  • B

    tăng 1,2 gam

  • C

    tăng 2,4 gam

  • D

    giảm 2,4 gam

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

nCO2 = 0,05 mol ; nCa(OH)2 = 0,03 mol => nOH = 0,06 mol

Nhận thấy: nCO2 < nOH < 2.nCO2

=> nCO3 = nOH – nCO2 = 0,01 mol

Ta có: ∆m = mCO2 – mCaCO3 = 0,05.44 – 0,01.100 = 1,2 gam

=> khối lượng dung dịch tăng 1,2 gam

Câu 30 :

Dung dịch X chứa hỗn hợp gồm Na2CO3 1,5M và KHCO3 1M. Nhỏ từ từ 200 ml dung dịch HCl 1M vào 100 ml dung dịch X, sinh ra V lít khí (ở đktc). Giá trị của V là

  • A

    4,48

  • B

    3,36

  • C

    2,24

  • D

    1,12

Đáp án : D

Phương pháp giải :

+) Nhỏ từ từ axit vào muối cacbonat thì ban đầu H+ thiếu nên thứ tự phản ứng là:

CO32- + H+ → HCO3-

HCO3- + H+ → CO2 + H2O

Lời giải chi tiết :

Khi nhỏ từ từ HCl vào dung dịch muối thì ban đầu axit rất thiếu nên sẽ có phản ứng :

CO32-  + H+ → HCO3-

HCO3- + H+ →  CO2 + H2O

=> nCO2 = nHCl – nNa2CO3 = 0,05 mol

=>VCO2 = 1,12 lít

Câu 31 :

Cho V ml dung dịch KOH 2M vào 150 ml dung dịch Al2(SO4)3 1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 19,5 gam kết tủa. Giá trị lớn nhất của V là

  • A
     475.                                              
  • B
    375.                                               
  • C
    450.                                           
  • D
    575

Đáp án : A

Phương pháp giải :

nAl2(SO4)3 = 0,15 mol

nAl(OH)3 = 0,25 mol

→ vì nAl(OH)3 < nAl3+ nên để KOH có thể tích lớn nhất thì kết tủa tạo thành tối đa rồi tan một phần

PTHH :       Al3+  +  3OH- →  Al(OH)3

                             Al(OH)3     +   OH- → AlO2-  + H2O

Lời giải chi tiết :

nAl2(SO4)3 = 0,15 mol

nAl(OH)3 = 0,25 mol

→ vì nAl(OH)3 < nAl3+ nên để KOH có thể tích lớn nhất thì kết tủa tạo thành tối đa rồi tan một phần

PTHH :       Al3+  +  3 OH- →  Al(OH)3

                   0,3    → 0,9                               mol

                   Al(OH)3     +   OH- → AlO2-  + H2O

                   (0,3 – 0,25)→ 0,05                       mol

→ nOH- = 0,9 + 0,05 = 0,95 mol→ V = 0,95 : 2 = 0,475 lít = 475 ml

Câu 32 :

Nung hỗn hợp A gồm 22,8 gam Cr2O3 và m gam Al. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được  33,6 gam hỗn hợp rắn X. Cho toàn bộ X phản ứng với axit HCl dư thoát ra V lít H2 (đktc). Giá trị của V là:

  • A

    10,08.

  • B

    7,84.

  • C

    4,48.

  • D

    13,44.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Bảo toàn khối lượng : \({m_{C{r_2}{O_3}}}\) + mAl = mhỗn hợp X  

Bảo toàn e :  2nCr + 3nAl dư  

Lời giải chi tiết :

${n_{C{r_2}{O_3}}}$= 0,15 mol

Bảo toàn khối lượng : ${m_{C{r_2}{O_3}}}$+ mAl = mhỗn hợp X  => mAl = 33,6 – 22,8 = 10,8 gam

→ nAl = 0,4 mol

Cr2O3 + 2Al  \(\buildrel {{t^0}} \over
\longrightarrow \)
 Al2O3 + 2Cr

0,15  →   0,3             →    0,3

→ nAl dư = 0,4 – 0,3 = 0,1 mol

Bảo toàn e : 2${n_{{H_2}}} = $2nCr + 3nAl dư   => V = 0,45.22,4 = 10,08 lít

Câu 33 :

Trộn 0,25 mol bột Al với 0,15 mol bột Fe2O3 rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm trong điều kiện không có không khí (giả sử chỉ có phản ứng khử Fe2O về Fe)  thu được hỗn hợp rắn X. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH (dư) thu được dung dịch Y, m gam chất rắn khan Z và 0,15 mol H2. Hiệu suất phản ứng nhiệt nhôm và giá trị của m lần lượt là

  • A

    60% và 20,40

  • B

    60% và 30,75

  • C

    50% và 20,75

  • D

    50% và 40,80

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+) nAl dư = 2nH2 / 3

+) 2Al + Fe3O4→ Al2O3 + 2Fe

   0,15 → 0,075  → 0,075 → 0,15

Lời giải chi tiết :

n Al dư = 2nH2 / 3 = 0,1 mol

=> H = [(0,25 – 0,1).100%] : 0,25  = 60%

2Al + Fe3O4→ Al2O3 + 2Fe

0,15 → 0,075 →0,075→0,15

=> mZ = 160.(0,15 – 0,075) + 56.0,15 = 20,4 gam

Câu 34 :

Cho sơ đồ chuyển hóa sau:

Fe(NO3)2  \(\buildrel {{t^0}} \over
\longrightarrow \) X\(\buildrel { + HCl} \over
\longrightarrow \) Y \(\buildrel { + AgN{O_3}} \over
\longrightarrow \) T \(\buildrel {{t^0}} \over
\longrightarrow \)X

X, Y, T là?

  • A

    Fe2O3, FeCl3, Fe(NO3)3 .

  • B

    FeO, FeCl2, Fe(NO3)2  .    

  • C

    FeO, FeCl3, Fe(OH)2 .

  • D

    Fe2O3, FeCl3, Fe(NO3)2  .

Đáp án : A

Phương pháp giải :

xem lại lí thuyết hợp chất sắt

Lời giải chi tiết :

X: Fe2O3 => loại  B, C
Y: FeCl3 => T là  Fe(NO3)3

=> loại D

Câu 35 :

Cho 19,2 g Cu tác dụng hết với dung dịch HNO3 loãng, dư. Khí NO thu được đem oxi hoá thành NO2 rồi sục vào nước cùng với dòng khí O2 để chuyển hết thành HNO3. Thể tích khí O2 (đktc) đã tham gia vào quá trình trên là

  • A
    2,24 lít.
  • B
    3,36 lít.
  • C
    4,48 lít.
  • D
    6,72 lít.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Theo cách thông thường: Viết phương trình phản ứng và tính số mol O2 theo phương trình phản ứng

Theo bảo toàn electron: trong quá trình chỉ có Cu và O2 thay đổi số oxi hóa, tính số mol O2 theo bảo toàn electron

Lời giải chi tiết :

Ta có: \({n_{Cu}} = \frac{{19,2}}{{64}} = 0,3\left( {mol} \right)\)

- Phương pháp thông thường:

3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O

0,3 →                                         0,2 (mol)

2NO + O2 → 2NO2

0,2 →  0,1 →  0,2 (mol)

4NO2 + O2 + 2H2O → 4HNO3

0,2 → 0,05 (mol)

\( \to {n_{{O_2}}} = 0,1 + 0,05 = 0,15\left( {mol} \right)\)

\( \to {V_{{O_2}}} = 0,15.22,4 = 3,36\left( l \right)\)

- Phương pháp bảo toàn electron:

Trong quá trình phản ứng trên thì Cu nhường electron và O2 thu electron. Còn N+5 trong HNO3 chỉ vận chuyển electron nên ta có:

Quá trình nhường electron:

Cu0 → Cu+2+ 2e

0,3 →             0,6 (mol)

Quá trình thu electron:

O2 + 4e → 2O-2

x → 4x (mol)

Áp dụng bảo toàn e: 4x = 0,6 → x = 0,15 (mol)

\( \to {V_{{O_2}}} = 0,15.22,4 = 3,36\left( l \right)\)

Câu 36 :

Hòa tan hết 2,16 gam hỗn hợp Cr và Fe trong dung dịch HCl (loãng), nóng thu được 896 ml khí ở đktc. Lượng crom có trong hỗn hợp là

  • A

    0,065 gam        

  • B

    1,04 gam             

  • C

    0,560 gam        

  • D

    1,015 gam

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Khi phản ứng với HCl thì Cr và Fe thể hiện số oxi hóa +2

Lời giải chi tiết :

nH2 = 0,04 (mol)

Gọi số mol của Cr và Fe lần lượt là x, y:

=> 52x + 56y = 2,16 (1)

Bảo toàn e: nCr + nFe = nH2 => x + y = 0,04 (2)

Từ (1) và (2) có: $\left\{ \begin{gathered}  52{\text{x}} + 56y = 2,16 \hfill \\  x + y = 0,04 \hfill \\ \end{gathered}  \right.\left\{ \begin{gathered}  x = 0,02 \hfill \\  y = 0,02 \hfill \\ \end{gathered}  \right.$

=> mCr = 0,02.52 = 1,04 (g)

Câu 37 :

Nung hỗn hợp bột gồm 15,2 gam Cr2O3 và m gam Al ở nhiệt độ cao. Sau khi phản ứng hoàn toàn, thu được 23,3 gam hỗn hợp rắn X. Cho toàn bộ hỗn hợp X phản ứng với axit HCl (dư) thoát ra V lít khí H2 (ở đktc). Giá trị của V là

  • A

    7,84.   

  • B

    4,48.

  • C

    3,36.

  • D

    10,08.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+) ĐLBT khối lượng: ${m_X}\, = \,\,{m_{C{r_2}{O_3}}}\, + \,\,{m_{Al}}$ → mAl

+) Bảo toàn e: 3.nAl + 2.nCr = 2.nH2

Lời giải chi tiết :

Cr2O3 + Al → Rắn X

Theo ĐLBT khối lượng: ${m_X}\, = \,\,{m_{C{r_2}{O_3}}}\, + \,\,{m_{Al}}$→ mAl = 23,3 – 15,2 = 8,1 (g)

${n_{Al}} = 0,3\,(mol);\,{n_{C{r_2}{O_3}}} = 0,1\,(mol)$

Xét phản ứng: 2Al + Cr2O3 → Al2O3 + 2Cr

Vì $\dfrac{{{n_{Al}}}}{{{n_{C{r_2}{O_3}}}}} = \dfrac{{0,3}}{{0,1}}$ >2 → Al dư

$\left\{ \begin{gathered}{n_{Al}} = 0,3\,(mol) \hfill \\{n_{C{r_2}{O_3}}} = 0,1\,(mol) \hfill \\ \end{gathered}  \right.\xrightarrow{{{t^ \circ }}}\left\{ \begin{gathered}Al\,dư \hfill \\A{l_2}{O_3} \hfill \\C{\text{r}} \hfill \\ \end{gathered}  \right.\xrightarrow{{ + HCl}}\left\{ \begin{gathered}AlC{l_3} \hfill \\CrC{l_2} \hfill \\{n_{{H_2}}} \uparrow  = x\,\,(mol) \hfill \\ \end{gathered}  \right.$

Áp dụng ĐLBT electron: $0,9 = 0,2 + 2x \to x = 0,35\,\,\, \to {V_{{H_2}}} = 0,35.22,4 = 7,84\,(l)$

Câu 38 :

Cho m gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe3O4 và Fe(NO3)2 tan hết trong 500 ml dung dịch KHSO4 4M. Sau phản ứng thu được dung dịch Y chứa 377 g muối trung hòa và 4,48 lít NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5, ở dktc). Y phản ứng vừa đủ với 2,8 mol NaOH. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phầm trăm khối lượng của Fe(NO3)2 trong X có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?

  • A

    73

  • B

    69,78

  • C

    30,23

  • D

    26,98

Đáp án : B

Phương pháp giải :

- Bảo toàn nguyên tố

- Bảo toàn điện tích

Gọi số mol Fe, Fe3O4, Fe(NO3)2 lần lượt là a, b, c

2H+ + O → H2O

4H+ + NO3- + 3e → NO + 2H2O

=> b

Trong Y : Bảo toàn nguyên tố : nNO3 = 2c – nNO3 pứ 

+) \({n_{{K^ + }}} = {n_{SO_4^{2 - }}}\)

Gọi x, y lần lượt là số mol Fe2+ và Fe3+ trong Y

Bảo toàn điện tích : \(2{n_{F{e^{2 + }}}} + 3{n_{F{e^{3 + }}}} + {n_{{K^ + }}} = {n_{NO_3^ - }} + 2{n_{SO_4^{2 - }}}\) => PT (1)

+)  \({n_{NaOH}} = 2{n_{F{e^{2 + }}}} + 3{n_{F{e^{3 + }}}}\) => PT (2)

Từ (1) và (2) => c

+)  \({m_Y} = {m_{NO_3^ - }} + {m_{{K^ + }}} + {m_{F{e^{2 + }}}} + {m_{F{e^{3 + }}}} + {m_{SO_4^{2 - }}}\) => PT (3)

=> x và y

Bảo toàn Fe => a

+)  mX = mFe + mFe3O4 + mFe(NO3)2

Lời giải chi tiết :

nNO = 0,04 mol

Gọi số mol Fe, Fe3O4, Fe(NO3)2 lần lượt là a, b, c

Vì sau phản ứng chỉ chứa muối trung hòa nên H+ (HSO4-) hết theo các quá trình sau :

2H+ + O → H2O

4H+ + NO3- + 3e → NO + 2H2O

=> 8b + 0,2.4 = nH+ = 2 mol => b = 0,15 mol

Trong Y : Bảo toàn nguyên tố : nNO3 = 2c – nNO3 pứ = 2c – 0,2

\({n_{{K^ + }}} = {n_{SO_4^{2 - }}}\)= 2 mol

Gọi x, y lần lượt là số mol Fe2+ và Fe3+ trong Y

Bảo toàn điện tích : \(2{n_{F{e^{2 + }}}} + 3{n_{F{e^{3 + }}}} + {n_{{K^ + }}} = {n_{NO_3^ - }} + 2{n_{SO_4^{2 - }}}\)

=> 2x + 3y + 2 = 2c – 0,2 + 2.2

=> 2x + 3y = 2c + 1,8    (1)

Có : \({n_{NaOH}} = 2{n_{F{e^{2 + }}}} + 3{n_{F{e^{3 + }}}}\)=> 2,8 = 2x + 3y     (2)

Từ (1) và (2) => c = 0,5mol

\({m_Y} = {m_{NO_3^ - }} + {m_{{K^ + }}} + {m_{F{e^{2 + }}}} + {m_{F{e^{3 + }}}} + {m_{SO_4^{2 - }}}\)

=> 377 = 62.(1 – 0,2) + 2.39 + 2.96 + 56x + 56y

=> x + y = 1,025 mol   (3)

Bảo toàn Fe : a + 3b + c = 1,025

=> a = 0,075

=> mX = mFe + mFe3O4 + mFe(NO3)2 = 129

=> % Fe(NO3)2 = 69,78%

Câu 39 :

Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp gồm Al và m gam hai oxit sắt trong khí trơ, thu được hỗn hợp rắn X. Cho X vào dung dịch NaOH dư, thu được dung dịch Y, chất không tan Z và 0,672 lít khí H2. Sục khí CO2 dư vào Y, thu được 46,8 gam kết tủa. Cho Z tan hết vào dung dịch HNO3 , thu được dung dịch chứa 146,52 gam muối nitrat và 12,992 lít NO (là sản phẩm khử duy nhất của HNO3). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Giá trị của m là

  • A

    56,48.

  • B

    50,96.                                

  • C

    54,16.                               

  • D

    52,56.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Các phản ứng xảy ra hoàn toàn, hỗn hợp rắn X tác dụng với NaOH giải phóng khí H2 => X chứa Al dư, oxit sắt bị khử hết

nAl(OH)3 = 46,8 : 78 = 0,6 (mol)

Al + NaOH + H2O →  NaAlO2 + 3/2 H2

Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O

Từ nH2 => nAl2O3 => nO (trong oxit) = ?

Z gồm Fe, xét quá trình Z tan trong HNO3

nNO = 0,58 (mol) => nNO3- ( trong muối) = 3nNO =? (mol)

=> mFe = mmuối – mNO3-

=> mOXIT SẮT = mFe + mO = ?

Lời giải chi tiết :

Các phản ứng xảy ra hoàn toàn, hỗn hợp rắn X tác dụng với NaOH giải phóng khí H2 => X chứa Al dư, oxit sắt bị khử hết

Al + NaOH + H2O →  NaAlO2 + 3/2 H2

0,02                                            ← 0,03 (mol)

nAl(OH)3 = 46,8 : 78 = 0,6 (mol)

Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 +  H2O

0,29                ← ( 0,6 – 0,02)

Z gồm Fe, xét quá trình Z tan trong HNO3

nNO = 0,58 (mol) => nNO3- ( trong muối) = 3nNO = 3.0,58 =1,74 (mol)

=> mFe = 146,52 – 1,74.62 = 38,64(g)

=> mOXIT SẮT = mFe + mO = 38,64 + 0,29.3.16 = 52,56 (g)

Câu 40 :

Cho hỗn hợp Mg và Cu tác dụng với 200 ml dung dịch chứa hỗn hợp 2 muối AgNO3 0,3M và Cu(NO3)2 0,25M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch A và chất rắn B. Cho A tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi được 3,6 gam hỗn hợp X gồm 2 oxit. Hòa tan hoàn toàn B trong dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được 2,016 lít SO2 (đktc). Phần trăm khối lượng Mg trong hỗn hợp đầu là

  • A

    32,5%. 

  • B

    42,4%. 

  • C

    56,8%.                    

  • D

    63,5%.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Ban đầu đặt a và b là số mol của Mg và Cu

\({{n}_{A{{g}^{+}}}}=0,06\text{ }mol;\text{ }{{n}_{C{{u}^{2+}}}}=0,05\text{ }mol;\text{ }{{n}_{S{{O}_{2}}}}=0,09\text{ }mol\)

Bảo toàn electron toàn bộ quá trình: 2.nMg + 2.nCu = 2.nSO2 => PT (1)

Dung dịch A chứa Mg2+ (a mol), Cu2+ và NO3- (0,16 mol)

Bảo toàn điện tích => nCu2+

=> mX = PT (2)

Từ (1) và (2) => a và b

Lời giải chi tiết :

Ban đầu đặt a và b là số mol của Mg và Cu

\({{n}_{A{{g}^{+}}}}=0,06\text{ }mol;\text{ }{{n}_{C{{u}^{2+}}}}=0,05\text{ }mol;\text{ }{{n}_{S{{O}_{2}}}}=0,09\text{ }mol\)

Bảo toàn electron: 2a + 2b = 0,09.2  (1)

Dung dịch A chứa Mg2+ (a mol), Cu2+ và NO3- (0,16 mol)

Bảo toàn điện tích => nCu2+ = 0,08 – a (mol)

=> mX = 40a + 80.(0,08 – a) = 3,6  (2)

Từ (1) và (2) => a = 0,07 và b = 0,02

=> %mMg = 56,8%

close