Đề thi giữa kì 1 Hóa 8 - Đề số 1

Đề bài

Câu 1 :

Hỗn hợp là sự trộn lẫn của mấy chất với nhau?

  • A

    2 chất trở lên    

  • B

    3 chất

  • C

    4 chất

  • D

    2 chất

Câu 2 :

Chọn đáp án đúng

  • A

    Công thức hóa học của đồng là Cu

  • B

    3 phân tử khí oxi là O3

  • C

    CaCOdo 2 nguyên tố canxi, 1 nguyên tố oxi tạo thành

  • D

    Tất cả đáp án trên

Câu 3 :

Vỏ nguyên tử được tạo nên từ loại hạt nào sau đây:

  • A
    Electron.
  • B
    Proton.
  • C
    Proton, nơtron, electron.  
  • D
    Proton, nơtron.      
Câu 4 :

Đơn chất là những chất được tạo nên từ bao nhiêu nguyên tố hóa học?

  • A

    Từ 2 nguyên tố.

  • B

    Từ 3 nguyên tố.

  • C

    Từ 4 nguyên tố trở lên.

  • D

    Từ 1 nguyên tố.

Câu 5 :

Cho PƯHH: 2HCl + CaCO3 → CaCl2 + H2O + CO2.

  • A
    Đúng                                  
  • B
    Sai                                     
  • C
    Thiếu sản phẩm                  
  • D
     Thừa sản phẩm
Câu 6 :

Phương trình hóa học dùng để biểu diễn

  • A

    hiện tượng hóa học

  • B

    hiện tượng vật lí

  • C

    ngắn gọn phản ứng hóa học

  • D

    sơ đồ phản ứng hóa học

Câu 7 :

Có bao nhiêu nguyên tố hóa học?

  • A

    Trên 110 nguyên tố

  • B

    Đúng 110 nguyên tố

  • C

    92 nguyên tố  

  • D

    100 nguyên tố

Câu 8 :

Vật thể nhân tạo là

  • A

    con trâu.

  • B

    con sông.

  • C

    xe đạp.

  • D

    con người.

Câu 9 :

Phản ứng hóa học là

  • A

    Quá trình kết hợp các đơn chất thành hợp chất

  • B

    Quá trình biến đổi chất này thành chất khác

  • C

    Sự trao đổi của 2 hay nhiều chất ban đầu để tạo chất mới

  • D

    Là quá trình phân hủy chất ban đầu thành nhiều chất

Câu 10 :

Cho những chất sau: Than chì (C), muối ăn (NaCl), khí ozon (O3), sắt (Fe), nước đá (H2O), khí oxi (O2), đá vôi (CaCO3). Có bao nhiêu hợp chất?

  • A

  • B

    3

  • C

    5

  • D

    4

Câu 11 :

Sắt cháy trong oxi, không có ngọn lửa nhưng sáng chói tạo ra hạt nhỏ nóng chảy màu nâu là oxit sắt từ, phương trình chữ của phản ứng hóa học là:

  • A

     Sắt + Oxi → Oxit sắt từ

  • B

    Oxi + Oxit sắt từ → Sắt

  • C
    Oxit sắt từ → Sắt + Oxi                                       
  • D
    Sắt + Oxit sắt từ → Oxi
Câu 12 :

Nguyên tử khối là khối lượng của một nguyên tử tính bằng đơn vị nào?

  • A

    gam.

  • B

    kg.      

  • C

    g/cm3.

  • D

    đvC.

Câu 13 :

Cho PƯ HH sau: aA + Bb → cC + dD.  Chọn đáp án đúng về định luật bảo toàn khối lượng:

  • A

    mA + mB = mC  + mD   

  • B

    mA + mB > mC  + mD

  • C
    mA + mD = mB  + mC                                                                             
  • D
     mA + mB < mC  + mD
Câu 14 :

Chọn một phương pháp thích hợp để tách muối ăn từ nước biển.

  • A
    Phương pháp chưng cất.         
  • B
    Phương pháp bay hơi.
  • C
    Phương pháp lọc.        
  • D
    Tất cả đều đúng.
Câu 15 :

Cho 11,2 g sắt tác dụng với dung dịch axit clohiđric HCl tạo ra 25,4 g sắt (II) clorua FeCl2 và 0,4 g khí hiđro. Khối lượng axit HCl đã dùng là:

  • A
    14,7 g
  • B
    15 g
  • C
    14,6 g
  • D
    26 g
Câu 16 :

Cho sơ đồ phản ứng hóa học: BaCl2 + H2SO4 ---> HCl + BaSO4. Hệ số của HCl khi đã cân bằng phản ứng là

  • A

    1

  • B

    2

  • C

    3

  • D

    4

Câu 17 :

Làm thế nào để biết có phản ứng xảy ra?

  • A

    Dựa vào mùi của sản phẩm. 

  • B

    Dựa vào màu của sản phẩm.

  • C

    Dựa vào sự tỏa nhiệt. 

  • D

    Dựa vào dấu hiệu có chất mới tạo thành.

Câu 18 :

Trong khoảng không gian giữa hạt nhân và lớp vỏ electron của nguyên tử có những gì?

  • A

    Electron          

  • B

    Notron

  • C

    Proton

  • D

    Không có gì

Câu 19 :

Nguyên tử Cacbon có điện tích hạt nhân là 6+. Số electron lớp ngoài cùng của Cacbon là:

  • A
    6
  • B
    4
  • C
    2
  • D
    1
Câu 20 :

Mỗi công thức hóa học của một chất cho chúng ta biết

  • A

    nguyên tố nào tạo ra chất

  • B

    số nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong một phân tử của chất

  • C

    phân tử khối của chất

  • D

    Cả ba ý trên

Câu 21 :

Câu sau đây ý nói về nước cất: "Nước cất là chất tinh khiết, sôi ở 1020C". Hãy chọn phương án đúng trong số các phương án sau:

 

  • A
    Cả 2 ý đều đúng
  • B
    Cả 2 ý đều sai  
  • C
    Ý 1 đúng, ý 2 sai    
  • D
    Ý 1 sai, ý 2 đúng
Câu 22 :

Nguyên tố hóa học X có nguyên tử khối bằng 27 đvC, có 13 proton trong hạt nhân. Vậy

  • A

    X là nguyên tố kali (K), điện tích hạt nhân: 13+, có 14 hạt nơtron

  • B

    X là nguyên tố kali (K), điện tích hạt nhân: 13, có 14 hạt nơtron

  • C

    X là nguyên tố nhôm (Al), điện tích hạt nhân 13+, có 14 hạt nơtron

  • D

    X là nguyên tố nhôm (Al), điện tích hạt nhân 13, có 14 hạt nơtron

Câu 23 :

Phân tử khối của HCl là

  • A

    35,5 đvC.

  • B

    36,5 đvC.

  • C

    71 đvC.

  • D

    73 đvC.

Câu 24 :

Một oxit có công thức Al2Ox có phân tử khối là 102. Hóa trị của Al trong hợp chất oxit này là

  • A

    I

  • B

    III

  • C

    II

  • D

    IV

Câu 25 :

Phân tử đồng sunfat được tao bởi các nguyên tố Cu, S, O trong đó % khối lượng các nguyên tố đó: 40%, 20%, 40%. Xác định công thức phân tử của đồng sunfat.

  • A

    Cu4SO.           

  • B

    CuSO4.           

  • C

    Cu2S2O.

  • D

    CuSO3.

Câu 26 :

Khi cho đường kính vào nước khuấy lên thấy đường tan thành dạng lỏng (giai đoạn 1). Đun đường lỏng trên chảo một lúc sau có chất màu nâu đỏ chuyển dần thành đen và có mùi khét (giai đoạn 2). Hãy cho biết giai đoạn nào là hiện tượng hóa học?

  • A
    Cả 2 giai đoạn
  • B
    Giai đoạn 1
  • C
    Giai đoạn 2       
  • D

    1 phần giai đoạn 1 và 1 phần giai đoạn 2

Câu 27 :

Cho biết khối lượng canxi cacbonat bằng 100 kg,  khối lượng khí cacbonic sinh ra bằng 44 kg. Khối lượng vôi sống tạo thành là:

  • A
    55 kg
  • B
    60 kg
  • C
    56 kg
  • D
    60 kg
Câu 28 :

Biết rằng kim loại Mg tác dụng với axit sunfuric H2SO4 tạo ra khí hiđro (H2) và chất magie sunfat MgSO4. Chọn nhận định đúng

  • A

    Phương trình phản ứng sau cân bằng: Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2

  • B

    1 nguyên tử Mg phản ứng với 2 phân tử H2SO­4

  • C

    Số phân tử Mg phản ứng bằng số phân tử H2 phản ứng

  • D

    Hệ số phản ứng sau khi cân bằng của Mg, H2SO4, MgSO4, H2 lần lượt là 3; 2; 1; 1

Câu 29 :

Hợp chất của nguyên tố X với S là X2S3 và hợp chất của nguyên tố Y với H là YH3. Công thức hoá học hợp chất của X với Y là

  • A

    XY

  • B

    X2Y

  • C

    XY2

  • D

    X2Y3

Câu 30 :

Hợp chất A tạo bởi H và nhóm nguyên tử (XOy) hóa trị III. Biết rằng phân tử khối của A nặng bằng phân tử khối H2SO4 và nguyên tố oxi chiếm 65,31% về khối lượng của A. Công thức hóa học của hợp chất A là

  • A

    H3SO4.

  • B

    H3PO3.           

  • C

    H3PO4.

  • D

    H3ClO4.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Hỗn hợp là sự trộn lẫn của mấy chất với nhau?

  • A

    2 chất trở lên    

  • B

    3 chất

  • C

    4 chất

  • D

    2 chất

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Hỗn hợp là 2 hay nhiều chất trộn lại với nhau. Mỗi chất trong hỗn hợp được gọi là 1 chất thành phần

Câu 2 :

Chọn đáp án đúng

  • A

    Công thức hóa học của đồng là Cu

  • B

    3 phân tử khí oxi là O3

  • C

    CaCOdo 2 nguyên tố canxi, 1 nguyên tố oxi tạo thành

  • D

    Tất cả đáp án trên

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

A đúng (xem bảng nguyên tố hóa học)

B sai vì 3 phân tử khí oxi kí hiệu là 3O2 

C sai vì CaCO3 do nguyên tố Ca, nguyên tố C và nguyên tố O tạo thành

Câu 3 :

Vỏ nguyên tử được tạo nên từ loại hạt nào sau đây:

  • A
    Electron.
  • B
    Proton.
  • C
    Proton, nơtron, electron.  
  • D
    Proton, nơtron.      

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Vỏ nguyên tử cấu tạo từ hạt electron

Câu 4 :

Đơn chất là những chất được tạo nên từ bao nhiêu nguyên tố hóa học?

  • A

    Từ 2 nguyên tố.

  • B

    Từ 3 nguyên tố.

  • C

    Từ 4 nguyên tố trở lên.

  • D

    Từ 1 nguyên tố.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Đơn chất là những chất được tạo nên từ 1 nguyên tố hóa học.

Câu 5 :

Cho PƯHH: 2HCl + CaCO3 → CaCl2 + H2O + CO2.

  • A
    Đúng                                  
  • B
    Sai                                     
  • C
    Thiếu sản phẩm                  
  • D
     Thừa sản phẩm

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

PƯHH: 2HCl + CaCO3 → CaCl2 + H2O + CO2. đúng

Câu 6 :

Phương trình hóa học dùng để biểu diễn

  • A

    hiện tượng hóa học

  • B

    hiện tượng vật lí

  • C

    ngắn gọn phản ứng hóa học

  • D

    sơ đồ phản ứng hóa học

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Phương trình hóa học dùng để biểu diễn ngắn gọn phản ứng hóa học

Câu 7 :

Có bao nhiêu nguyên tố hóa học?

  • A

    Trên 110 nguyên tố

  • B

    Đúng 110 nguyên tố

  • C

    92 nguyên tố  

  • D

    100 nguyên tố

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Có trên 110 nguyên tố (trong đó có 92 nguyên tố tự nhiên, còn lại là các nguyên tố nhân tạo, được tổng hợp từ phòng thí nghiệm).

Câu 8 :

Vật thể nhân tạo là

  • A

    con trâu.

  • B

    con sông.

  • C

    xe đạp.

  • D

    con người.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Vật thể nhân tạo là xe đạp. Vì xe đạp là do con người chế tạo ra, còn con trâu, con sông hay con người không thể chế tạo ra được.

Câu 9 :

Phản ứng hóa học là

  • A

    Quá trình kết hợp các đơn chất thành hợp chất

  • B

    Quá trình biến đổi chất này thành chất khác

  • C

    Sự trao đổi của 2 hay nhiều chất ban đầu để tạo chất mới

  • D

    Là quá trình phân hủy chất ban đầu thành nhiều chất

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Phản ứng hóa học là quá trình biến đổi chất này thành chất khác.

Câu 10 :

Cho những chất sau: Than chì (C), muối ăn (NaCl), khí ozon (O3), sắt (Fe), nước đá (H2O), khí oxi (O2), đá vôi (CaCO3). Có bao nhiêu hợp chất?

  • A

  • B

    3

  • C

    5

  • D

    4

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Các hợp chất là: muối ăn (NaCl), nước đá (H2O), đá vôi (CaCO3). 

Câu 11 :

Sắt cháy trong oxi, không có ngọn lửa nhưng sáng chói tạo ra hạt nhỏ nóng chảy màu nâu là oxit sắt từ, phương trình chữ của phản ứng hóa học là:

  • A

     Sắt + Oxi → Oxit sắt từ

  • B

    Oxi + Oxit sắt từ → Sắt

  • C
    Oxit sắt từ → Sắt + Oxi                                       
  • D
    Sắt + Oxit sắt từ → Oxi

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Phương trình chữ của phản ứng hóa học là: Sắt + Oxi → Oxit sắt từ          

Câu 12 :

Nguyên tử khối là khối lượng của một nguyên tử tính bằng đơn vị nào?

  • A

    gam.

  • B

    kg.      

  • C

    g/cm3.

  • D

    đvC.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Đơn vị của thường dùng nguyên tử khối, phân tử khối là đvC

Câu 13 :

Cho PƯ HH sau: aA + Bb → cC + dD.  Chọn đáp án đúng về định luật bảo toàn khối lượng:

  • A

    mA + mB = mC  + mD   

  • B

    mA + mB > mC  + mD

  • C
    mA + mD = mB  + mC                                                                             
  • D
     mA + mB < mC  + mD

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Bảo toàn khối lượng ta có mA + mB = mC  + mD

Câu 14 :

Chọn một phương pháp thích hợp để tách muối ăn từ nước biển.

  • A
    Phương pháp chưng cất.         
  • B
    Phương pháp bay hơi.
  • C
    Phương pháp lọc.        
  • D
    Tất cả đều đúng.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào tính tan và khả năng bay hơi của muối

Lời giải chi tiết :

Nước biển rất giàu hàm lượng muối ăn (NaCl), làm bay hơi hết nước ta sẽ thu được muối ăn ở dạng rắn khan

Câu 15 :

Cho 11,2 g sắt tác dụng với dung dịch axit clohiđric HCl tạo ra 25,4 g sắt (II) clorua FeCl2 và 0,4 g khí hiđro. Khối lượng axit HCl đã dùng là:

  • A
    14,7 g
  • B
    15 g
  • C
    14,6 g
  • D
    26 g

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng

mFe + mHCl phản ứng = mFeCl2 + mH2

=> mHCl = mFeCl2 + mH2 – mFe = 25,4 + 0,4 – 11,2 = 14,6g

Câu 16 :

Cho sơ đồ phản ứng hóa học: BaCl2 + H2SO4 ---> HCl + BaSO4. Hệ số của HCl khi đã cân bằng phản ứng là

  • A

    1

  • B

    2

  • C

    3

  • D

    4

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

BaCl2 + H2SO4 ---> HCl + BaSO4

Ta thấy bên trái có 2 nguyên tử Cl và 2 nguyên tử H mà bên phải chỉ có 1 phân tử HCl

=> thêm 2 vào trước HCl

=> phương trình hóa học: BaCl2 + H2SO4 → 2HCl + BaSO4

Câu 17 :

Làm thế nào để biết có phản ứng xảy ra?

  • A

    Dựa vào mùi của sản phẩm. 

  • B

    Dựa vào màu của sản phẩm.

  • C

    Dựa vào sự tỏa nhiệt. 

  • D

    Dựa vào dấu hiệu có chất mới tạo thành.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Để biết có phản ứng hóa học xảy ra, ta dựa vào dấu hiệu có chất mới tạo thành.

Vì hiện tượng hóa học là hiện tượng khi có sự biến đổi chất này thành chất khác.

Câu 18 :

Trong khoảng không gian giữa hạt nhân và lớp vỏ electron của nguyên tử có những gì?

  • A

    Electron          

  • B

    Notron

  • C

    Proton

  • D

    Không có gì

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Nguyên tử có cấu tạo rỗng => có khoảng không gian trống giữa hạt nhân và lớp vỏ electron của nguyên tử

Câu 19 :

Nguyên tử Cacbon có điện tích hạt nhân là 6+. Số electron lớp ngoài cùng của Cacbon là:

  • A
    6
  • B
    4
  • C
    2
  • D
    1

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

C có 6+ e hạt nhân \( \to\) lớp vỏ ngoài cùng có 4 electron

Câu 20 :

Mỗi công thức hóa học của một chất cho chúng ta biết

  • A

    nguyên tố nào tạo ra chất

  • B

    số nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong một phân tử của chất

  • C

    phân tử khối của chất

  • D

    Cả ba ý trên

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Mỗi công thức hóa học chỉ 1 phân tử của chất, cho biết

+ Nguyên tố nào tạo ra chất

+ Số nguyên tử của mỗi nguyên tố trong 1 phân tử chất

+ Phân tử khối của chất

Câu 21 :

Câu sau đây ý nói về nước cất: "Nước cất là chất tinh khiết, sôi ở 1020C". Hãy chọn phương án đúng trong số các phương án sau:

 

  • A
    Cả 2 ý đều đúng
  • B
    Cả 2 ý đều sai  
  • C
    Ý 1 đúng, ý 2 sai    
  • D
    Ý 1 sai, ý 2 đúng

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Nước cất là chất tinh khiết => đúng

Sôi ở 1020C là sai vì nước cất sôi ở 1000C

=> ý 1 đúng, ý 2 sai

Câu 22 :

Nguyên tố hóa học X có nguyên tử khối bằng 27 đvC, có 13 proton trong hạt nhân. Vậy

  • A

    X là nguyên tố kali (K), điện tích hạt nhân: 13+, có 14 hạt nơtron

  • B

    X là nguyên tố kali (K), điện tích hạt nhân: 13, có 14 hạt nơtron

  • C

    X là nguyên tố nhôm (Al), điện tích hạt nhân 13+, có 14 hạt nơtron

  • D

    X là nguyên tố nhôm (Al), điện tích hạt nhân 13, có 14 hạt nơtron

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Tra bảng 1, SGK hóa học lớp 8, trang 42 ta thấy nguyên tố hóa học có nguyên tử khối bằng 27 đvC là nhôm (Al)

Vì số proton trong hạt nhân của Al có 13 hạt nên điện tích hạt nhân của Al là 13+

Câu 23 :

Phân tử khối của HCl là

  • A

    35,5 đvC.

  • B

    36,5 đvC.

  • C

    71 đvC.

  • D

    73 đvC.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

* Cách tính phân tử khối

Bước 1: Dựa vào kí hiệu hóa học, xác định được nguyên tử khối của mỗi nguyên tử

Bước 2: Nhân nguyên tử khối với số nguyên tử của nguyên tố đó

Bước 3: Cộng các tích của các nguyên tố với nhau

Lời giải chi tiết :

Nguyên tử khối của H bằng 1; nguyên tử khối của Cl bằng 35,5

=> Phân tử khối của HCl = 1 + 35,5 = 36,5 đvC

Câu 24 :

Một oxit có công thức Al2Ox có phân tử khối là 102. Hóa trị của Al trong hợp chất oxit này là

  • A

    I

  • B

    III

  • C

    II

  • D

    IV

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+) Phân tử khối của Al2Ox là: 2 . 27 + 16 . x = 102 => x

=> công thức hóa học của hợp chất

+) Gọi hóa trị của Al trong hợp chất là a =>  ${{\mathop {Al}\limits^a }_2}{{\mathop O\limits^{II} } _3}$

Theo quy tắc hóa trị: a . 2 = II . 3 => a

Lời giải chi tiết :

+) Phân tử khối của Al2Ox là: 2 . 27 + 16 . x = 102 => x = 3

=> công thức hóa học của hợp chất Al2O3 

+) Gọi hóa trị của Al trong hợp chất là a =>  ${{\mathop {Al}\limits^a }_2}{{\mathop O\limits^{II} } _3}$

Theo quy tắc hóa trị: a . 2 = II . 3 => a = III

Vậy hóa trị của Al trong hợp chất này là III

Câu 25 :

Phân tử đồng sunfat được tao bởi các nguyên tố Cu, S, O trong đó % khối lượng các nguyên tố đó: 40%, 20%, 40%. Xác định công thức phân tử của đồng sunfat.

  • A

    Cu4SO.           

  • B

    CuSO4.           

  • C

    Cu2S2O.

  • D

    CuSO3.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Bước 1: Lập công thức hóa học tổng quát của hợp chất dạng AxByCz

Bước 2: Dựa vào phần trăm khối lượng, xét tỉ lệ x : y : z 

Bước 3: Kết luận công thức hóa học.

Lời giải chi tiết :

Gọi CTHH của đồng sunfat là ${\text{C}}{{\text{u}}_{\text{x}}}{S_y}{O_z}$

Xét tỉ lệ : $x:y:z = \frac{{\% {m_{Cu}}}}{{{M_{Cu}}}}:\frac{{\% {m_S}}}{{{M_S}}}:\frac{{\% {m_O}}}{{{M_O}}} = \frac{{40\% }}{{64}}:\frac{{20\% }}{{32}}:\frac{{40\% }}{{16}}$ = 0,625 : 0,625 : 2,5

$ \Rightarrow $ x : y : z = 1 : 1 : 4

$ \Rightarrow $Công thức hóa học của phân tử đồng sunfat là: $CuS{O_4}$

Câu 26 :

Khi cho đường kính vào nước khuấy lên thấy đường tan thành dạng lỏng (giai đoạn 1). Đun đường lỏng trên chảo một lúc sau có chất màu nâu đỏ chuyển dần thành đen và có mùi khét (giai đoạn 2). Hãy cho biết giai đoạn nào là hiện tượng hóa học?

  • A
    Cả 2 giai đoạn
  • B
    Giai đoạn 1
  • C
    Giai đoạn 2       
  • D

    1 phần giai đoạn 1 và 1 phần giai đoạn 2

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Giai đoạn 1: Đường chuyển từ trạng thái rắn sang trạng thái lỏng

\( \to\) Hiện tượng vật lý

Giai đoạn 2: Các chất có sự thay đổi về màu sắc, mùi, vị

\( \to\) Hiện tượng hóa học

Câu 27 :

Cho biết khối lượng canxi cacbonat bằng 100 kg,  khối lượng khí cacbonic sinh ra bằng 44 kg. Khối lượng vôi sống tạo thành là:

  • A
    55 kg
  • B
    60 kg
  • C
    56 kg
  • D
    60 kg

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng

mCaCO3 = mCaO + mCO2

=> mCaO = mCaCO3– mCO2 = 100 – 44 = 56 kg

Câu 28 :

Biết rằng kim loại Mg tác dụng với axit sunfuric H2SO4 tạo ra khí hiđro (H2) và chất magie sunfat MgSO4. Chọn nhận định đúng

  • A

    Phương trình phản ứng sau cân bằng: Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2

  • B

    1 nguyên tử Mg phản ứng với 2 phân tử H2SO­4

  • C

    Số phân tử Mg phản ứng bằng số phân tử H2 phản ứng

  • D

    Hệ số phản ứng sau khi cân bằng của Mg, H2SO4, MgSO4, H2 lần lượt là 3; 2; 1; 1

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Sơ đồ phản ứng: Mg + H2SO4 --> MgSO4 + H2

Nhận thấy số nguyên tử mỗi nguyên tố 2 bên đều bằng nhau

=> PTHH: Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2

=> A đúng

B sai vì 1 nguyên tử Mg phản ứng với 1 phân tử H2SO­4

C sai vì phân tử H2 là sản phẩm, không phải chất phản ứng

D sai vì hệ số phản ứng sau khi cân bằng là 1; 1; 1; 1

Câu 29 :

Hợp chất của nguyên tố X với S là X2S3 và hợp chất của nguyên tố Y với H là YH3. Công thức hoá học hợp chất của X với Y là

  • A

    XY

  • B

    X2Y

  • C

    XY2

  • D

    X2Y3

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+) Ta có: ${{\mathop X\limits^a} _2}{{\mathop S\limits^{III}} _3}$
Theo quy tắc hóa trị: a . 2 = II . 3 => a = III
+) Ta có: $\mathop Y\limits^b {{\mathop H\limits^I} _3}$
Theo quy tắc hóa trị: b . 1 = I . 3 => b = III
+) Ta có: ${{\mathop X\limits^{III}} _x}{{\mathop Y\limits^{III}} _y}$
Theo quy tắc hóa trị: III . x = III . y => tỉ lệ $\dfrac{x}{y}$

Lời giải chi tiết :

Gọi hóa trị của nguyên tố X là a

Ta có: ${{\mathop X\limits^a} _2}{{\mathop S\limits^{III}} _3}$
Theo quy tắc hóa trị: a . 2 = II . 3 => a = III

Gọi hóa trị của nguyên tố Y là b

Ta có: $\mathop Y\limits^b {{\mathop H\limits^I} _3}$
Theo quy tắc hóa trị: b . 1 = I . 3 => b = III

Gọi công thức hợp chất của X và Y là: XxYy
Ta có: ${{\mathop X\limits^{III}} _x}{{\mathop Y\limits^{III}} _y}$
Theo quy tắc hóa trị: III . x = III . y => $\dfrac{x}{y} = \dfrac{1}{1}$

=> chọn x = 1 và y = 1

=> công thức hợp chất cần tìm là XY

Câu 30 :

Hợp chất A tạo bởi H và nhóm nguyên tử (XOy) hóa trị III. Biết rằng phân tử khối của A nặng bằng phân tử khối H2SO4 và nguyên tố oxi chiếm 65,31% về khối lượng của A. Công thức hóa học của hợp chất A là

  • A

    H3SO4.

  • B

    H3PO3.           

  • C

    H3PO4.

  • D

    H3ClO4.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

B1: Viết CTHH của hợp chất A theo quy tắc hóa trị

B2: Tính phân tử khối của H2SO4

B3: Tính phân tử khối của A theo MX và y và cho bằng phân tử khối của H2SO4 => được PT(1)

B4: Vì guyên tố oxi chiếm 65,31% khối lượng của A => $\% {m_O} = \dfrac{{y.{M_O}}}{{{M_{{H_3}X{O_y}}}}}.100\% $ => tìm y sau đó thay vào (1) được MX

Lời giải chi tiết :

H có hóa trị I và nhóm nguyên tử (XOy) hóa trị III => công thức hóa học của hợp chất A có dạng: H3XOy 

Ta có:  ${M_{{H_2}S{O_4}}} = 2.1 + 32 + 16.4 = 98$

=> Phân tử khối của A là: ${M_{{H_3}X{O_y}}} = 3.1 + {M_X} + 16.y = 98 = > {M_X} + 16y = 95$  (1)

Nguyên tố oxi chiếm 65,31% khối lượng của A =>  $\% {m_O} = \dfrac{{y.{M_O}}}{{{M_{{H_3}X{O_y}}}}}.100\% $

$ \Rightarrow \dfrac{{16y}}{{98}}.100\% = 65,31\% = > y = 4$

Thay y = 4 vào (1) ta có: MX + 16.4 = 95 => MX = 31

Dựa vào bảng nguyên tố SGK – trang 42, nguyên tố có nguyên tử khối 31 là P

=> Công thức hóa học của hợp chất A là: H3PO4

close