Đề thi giữa kì 1 Hóa 12 - Đề số 5

Đề bài

Câu 1 :

Tinh bột trong gạo nếp chứa khoảng 98% là :

  • A

    Amilozơ.          

  • B

    Amilopectin.

  • C

    Glixerol.

  • D

    Alanin.

Câu 2 :

Metylfomiat có công thức là:

  • A

    CH3COOCH3 

  • B

    CH3CH2COOH 

  • C

    HCOOCH3     

  • D

    HCOOCH2CH3

Câu 3 :

Tên gọi chung của chất béo là:

  • A
    Tristearin.
  • B
    Triaxylglixerol.
  • C
    Steroit.
  • D
    Triglixerol.
Câu 4 :

Phản ứng este hoá giữa ancol etylic và axit axetic tạo thành este có tên gọi là:

  • A

    Metylaxetat

  • B

    Axetyletylat

  • C

    Etylaxetat        

  • D

    Axyletylat

Câu 5 :

Nhận định đúng về tính chất vật lí của chất béo là:

  • A
    Chất béo tan nhiều trong dung môi hexan, clorofom.
  • B
    Điều kiện thường, chất béo đều nặng hơn nước. 
  • C
    Điều kiện thường, chất béo no ở trạng thái lỏng.
  • D
    Điều kiện thường, chất béo không no ở trạng thái rắn.
Câu 6 :

Đun glixerol vi hn hợp các gồm n axit béo khác nhau (có xúc tác H2SO4) có thể thu được bao nhiêu loi trieste (chỉ tính đồng phân cu tạo) ?

  • A

    \(\dfrac{{{n^2}.(n + 1)}}{2}\)               

  • B

    \(\dfrac{{n.(n + 1)}}{2}\)             

  • C

    \(\dfrac{{{n^2}.(n + 2)}}{2}\)

  • D

    \(\dfrac{{n.(n + 2)}}{2}\)

Câu 7 :

Fructozơ và Glucozơ  

  • A

    đều tạo được dung dịch màu xanh lam khi tác dụng với Cu(OH)2.

  • B

    đều có nhóm CHO trong phân tử

  • C

    là hai dạng thù hình của cùng một chất.

  • D

    trong dung dịch, đều tồn tại chủ yếu ở dạng mạch hở. 

Câu 8 :

Chất X(C4H8O2) tác dụng với dung dịch NaOH thu được chất hữu cơ Y và Z. Oxi hóa Z bằng CuO thu được axeton. Công thức cấu tạo của X là:

  • A

    HCOOCH2CH2CH3    

  • B

    CH3CH2COOCH3  

  • C

    HCOOCH(CH3)2    

  • D

    CH3COOC2H5

Câu 9 :

Để chứng minh glucozo có tính oxi hóa cần cho glucozo tác dụng với các chất nào sau đây?

  • A
    Cu(OH)2 ở to thường. 
  • B
    Nước Br2
  • C
    AgNO3/NH3, to
  • D
    H2 (xt Ni, to).
Câu 10 :

Amilozo được tạo thành từ gốc:

  • A

    \(\alpha\)- Glucozo 

  • B

     \(\beta \) -Glucozo        

  • C

    \(\alpha\)- Fructozo            

  • D

    \(\beta \) -Fructozo

Câu 11 :

A là một este đơn chức, khi xà phòng hóa A thu được sản phẩm gồm 2 muối. A có dạng:

  • A

    R–COO–CH=CH –R’

  • B

    R – COO –C(CH3)H = CH – R’

  • C

    R – COO –C6H4– R’ 

  • D

    Đáp án khác

Câu 12 :

điều kiện thích hợp, hai chất phản ứng với nhau tạo thành metyl fomiat là

  • A

    HCOOH và CH3OH.  

  • B

    HCOOH và C2H5NH2.

  • C

    HCOOH và NaOH.    

  • D

    CH3COONavà CH3OH

Câu 13 :

Gốc Glucozo và gốc Fructozo trong phân tử saccarozo liên kết với nhau qua nguyên tử :

  • A

    Nito

  • B

    Hidro

  • C

    Cacbon

  • D

    Oxi

Câu 14 :

Chất nào sau đây có phản ứng tráng bạc?

  • A
    Saccarozozơ
  • B
    Glucozơ          
  • C
    Xenlulozơ       
  • D
    Tinh bột
Câu 15 :

Nhận xét nào sau đây không đúng ?

  • A

    Chất béo nhẹ hơn nước và không tan trong nước.

  • B

    Chất béo là đi este của glixerol và các axit béo.

  • C

    Hiđro hóa hoàn toàn triolein hoặc trilinolein đều thu được tristearin.

  • D

    Dầu mỡ động thực vật bị ôi thiu do nối đôi C=C ở gốc axit không no của chất béo bị oxi hóa chậmbởi oxi không khí tạo thành peoxit chất này bị thủy phân thành các sản phẩm có mùi khó chịu.

Câu 16 :

Hợp chất A là chất bột màu trắng không tan trong nước, trương lên trong nước nóng tạo thành hồ. Sản phẩm cuối cùng  của quá trình thủy phân là chất B. Dưới tác dụng của enzim của vi khuẩn axit lactic, chất B tạo nên chất C có hai loại nhóm chức hóa học. Chất C có thể được tạo nên khi sữa bị chua. Xác định hợp chất A?

  • A

    Tinh bột

  • B

    Saccarozơ

  • C

    Xenlulozơ

  • D

    Mantozơ

Câu 17 :

Cho các chất sau: glucozơ, fructozơ, axit fomic, saccarozơ, glixerol, anđehit axetic. Số chất tham gia phản ứng tráng bạc là

  • A

    2

  • B

    4

  • C

    5

  • D

    7

Câu 18 :

Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C4H8O2

  • A

    5

  • B

    2

  • C

    4

  • D

    6

Câu 19 :

Dãy các chất nào sau đây đều có phản ứng thuỷ phân trong môi trường axit?

  • A

    Tinh bột, xenlulozơ, glucozơ.

  • B

    Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ.

  • C

    Tinh bột, xenlulozơ, fructozơ.

  • D

    Tinh bột, saccarozơ, fructozơ.

Câu 20 :

Cho một axit không no mạch hở chứa 1 liên kết đôi C=C, đơn chức tác dụng với 1 rượu no đơn chức thu được este X có công thức tổng quát là:

  • A

    CnH2n-4O4

  • B

    CnH2n-2O2        

  • C

    CnH2nO2

  • D

    CnH2n+2O2

Câu 21 :

Thuỷ  phân este có công thức phân tử  C4H8O2 trong môi trường axit, thu được 2 sản phẩm hữu cơ X, Y. Từ X có thể điều chế trực tiếp ra Y. Công thức cấu tạo của este là

  • A

    Metyl propionat

  • B

    Etyl axetat                            

  • C

    Isopropyl fomat 

  • D

    Propyl fomat        

Câu 22 :

Thủy phân hoàn toàn 30 gam hỗn hợp E gồm 2 este X, Y đơn chức, đồng phân, mạch hở, bằng một lượng dung dịch NaOH vừa đủ thu được hỗn hợp gồm  2 muối (Z) và  13,6 gam hỗn hợp 2 ancol hơn kém nhau 1 nhóm CH2 . Nung Z thu 0,15 mol Na2CO3. Xác định CTCT thu gọn của X và Y:

  • A

    HCOOCH2CH=CHCH3 và CH3COOCH2CH=CH2

  • B

    C2H5COOCH2CH=CH2 và CH3CH=CHCOOC2H5

  • C

    HCOOCH2CH=CH2 và CH2=CHCOOCH3

  • D

    CH2=CHCH2COOCH3 và CH2=CHCOOC2H5

Câu 23 :

Đốt cháy 1,7 gam este X cần 2,52 lít oxi (đktc), chỉ sinh ra CO2 và H2O với tỉ lệ số mol 2 : 1. Đun nóng 0,01 mol X với dung dịch NaOH thấy 0,02 mol NaOH tham gia phản ứng. X không có chức ete, không phản ứng với Na trong điều kiện bình thường và không khử được AgNO3/NH3 ngay cả khi đun nóng. Biết Mx< 140 đvC. Hãy xác định công thức cấu tạo của X?

  • A

    HCOOC6H5

  • B

    CH3COOC6H5

  • C

    C2H5COOC6H5

  • D

    C2H3COOC6H5

Câu 24 :

Thuỷ phân este E trong môi trường axit thu được cả hai sản phẩm đều có khả năng tham gia phản ứng tráng gương. Công thức cấu tạo thu gọn của este E là     

  • A

    HCOO-C(CH3)=CH2.     

  • B

    HCOO-CH=CH-CH3.       

  • C

    CH3COO-CH=CH2

  • D

    CH2=CH-COO-CH3.

Câu 25 :

Hợp chất hữu cơ mạch hở X có công thức phân tử C6H10O4. Thủy phân X tạo ra hai ancol đơn chức có số nguyên tử cacbon trong phân tử gấp đôi nhau. Công thức của X

  • A

    CH3OCO-CH2-COOC2H5

  • B

    CH3OCO-COOC3H7

  • C

    C2H5OCO-COOCH3

  • D

    CH3OCO-CH2-CH2-COOC2H5

Câu 26 :

Đốt cháy hoàn toàn 4,4 gam hỗn hợp este gồm metyl propionat và etyl axetat cần V lít khí oxi (đktc). Giá trị của V là

  • A

    1,12

  • B

    2,24

  • C

    3,36

  • D

    5,60

Câu 27 :

Đốt cháy hoàn toàn một este đơn chức, mạch hở X (phân tử có số liên kết p nhỏ hơn 3), thu được thể tích khí CO2 bằng 6/7 thể tích khí O­2 đã phản ứng (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện). Cho m gam X tác dụng hoàn toàn với 200 ml dung dịch KOH 0,7M thu được dung dịch Y. Cô cạn Y thu được 12,88 gam chất rắn khan. Giá trị của m là

  • A

    7,20.

  • B

    6,66.

  • C

    8,88.

  • D

    10,56.

Câu 28 :

Hỗn hợp CH3COOC2H5 , HCOOC3H5 và HCOOC3H3. Hỗn hợp X có tỉ khối hơi so với O2 là dX/O2 = 2,7. Đốt cháy hoàn toàn 0,015 mol X ; sau phản ứng thu được hỗn hợp sản phẩm Y. Hấp thụ Y vào dung dịch Ca(OH)2 dư. Kết luận nào dưới đây đúng?

  • A

    Khối lượng bình giảm 3,504

  • B

    Khối lượng bình tăng 3,504    

  • C

    Khối lượng dung dịch giảm 5,304

  • D

    Khối lượng dung dịch tăng 2,496

Câu 29 :

Hợp chất hữu cơ X tác dụng được với dung dịch NaOH, dung dịch brom và tác dụng với dung dịch NaHCO3. Tên gọi của X là

  • A

    anilin

  • B

    phenol

  • C

    axit acrylic

  • D

    metyl axetat

Câu 30 :

Cho sơ đồ chuyển hóa sau :

\(X~\xrightarrow{{{1500}^{0}}C}Y\xrightarrow[HgS{{O}_{4}},{{H}_{2}}S{{O}_{4}}]{+{{H}_{2}}O}~Z~\xrightarrow{+{{O}_{2}}}T\)

\(Y\xrightarrow[Pd/PdC{{O}_{3}}]{{{H}_{2}},{{t}^{0}}}~P\xrightarrow{+KMn{{O}_{4}}}~Q~\xrightarrow[{{H}_{2}}S{{O}_{4}},{{t}^{0}}]{+T}E\).

Biết phân tử E chỉ chứa 1 loại nhóm chức. Z, Q, E là những chất nào ?

  • A

    CH3CHO, CH3OH, CH3COOH

  • B

    HCHO, C2H4(OH)2, (HCOO)2C2H4

  • C

    CH3CHO, C2H4(OH)2, (CH3COO)2C2H4

  • D

    HCHO, CH3OH, HCOOCH3

Câu 31 :

Đun 13,80 gam rượu etylic với một lượng dư axit axetic (có H2SO4 đặc làm xúc tác). Khi phản ứng dừng lại thu được 11,00 gam este. Hiệu suất của phản ứng este hoá là

  • A

    75,00%

  • B

    62,50%

  • C

    60,00%

  • D

    41,67%

Câu 32 :

Xà phòng hóa hoàn toàn m gam hỗn hợp E gồm các triglixerit bằng dung dịch NaOH, thu được glixerol và hỗn hợp X gồm ba muối C17HxCOONa, C15H31COONa, C17HyCOONa có tỉ lệ mol tương ứng là 3 : 4 : 5. Hiđro hóa hoàn toàn m gam E, thu được 68,96 gam hỗn hợp Y. Nếu đốt cháy hoàn toàn m gam E thì cần vừa đủ 6,14 mol O2. Giá trị của m là

  • A
    68,40.
  • B
    60,20.
  • C
    68,80.
  • D
    68,84.
Câu 33 :

Thủy phân 34,2 gam mantozơ với hiệu suất 50%. Dung dịch thu được sau phản ứng cho tác dụng với dd AgNO3/ NH3 dư. Khối lượng Ag kết tủa là:

  • A

    21,6 gam                      

  • B

    10,8 gam                      

  • C

    32,4 gam

  • D

    43,2 gam

Câu 34 :

Khi cho xenlulozo phản ứng hoàn toàn với anhiđric axetic (CH3CO)2O thu được 18 gam CH3COOH và 33,66 gam hỗn hợp X gồm a mol xenlulozo triaxetat và b mol xenlulozo điaxetat. Tỉ lệ a : b trong x là

  • A
    4 : 9.
  • B
    3 : 2.
  • C
    4 : 7.
  • D
    2 : 3.
Câu 35 :

Đốt cháy hoàn toàn 8,1 gam cacbohidrat X cần 6,72 lít O2 (đktc) thu được CO2 và H2O. Hấp thụ hết sản phẩm cháy bằng 100 ml dung dịch Ca(OH)2 thấy khối lượng dung dịch giảm 2,3 gam. Vậy nồng độ của dung dịch Ca(OH)2 là :

  • A

    2M

  • B

    3M

  • C

    2,5M

  • D

    4M

Câu 36 :

So sánh tính chất của glucozơ, tinh bột, saccarozơ và xenlulozơ:

(1) Cả 4 chất đều dễ tan trong nước và đều có các nhóm –OH.

(2) Trừ xenlulozơ, các chất còn lại đều có thể tham gia phản ứng tráng bạc.

(3) Cả 4 chất đều bị thủy phân trong môi trường axit.

(4) Khi đốt cháy hoàn toàn 4 chất trên đều thu được số mol CO2 và H2O bằng nhau.

(5) Cả 4 chất trên đều là các chất rắn, màu trắng.

Trong số các so sánh trên, số so sánh không đúng

  • A
    4
  • B
    5
  • C
    2
  • D
    3
Câu 37 :

Chất hữu cơ X có công thức phân tử C5H8O4  tác dụng với dung dịch NaOH (đun nóng) theo phương trình phản ứng:

C5H8O4 + 2NaOH → 2Z + Y.

Để oxi hoá hết a mol Z thì cần vừa đủ a mol CuO (đun nóng), sau phản ứng tạo thành a mol chất T (biết Y, Z, T là các hợp chất hữu cơ). Khối lượng phân tử của T là

  • A

    30 đvC

  • B

    44 đvC

  • C

    58 đvC

  • D

    82 đvC

Câu 38 :

Lên men m gam tinh bột (Hiệu suất toàn bộ quá trình là 80%). Lượng CO2 hấp thụ vào dung dịch NaOH thu được dung dịch X. Chia X thành 2 phần bằng nhau:

- Phần 1: Cho tác dụng với dd CaCl2 dư thu được 7,5 gam kết tủa

- Phần 2: Cho tác dụng với dung dịch CaCl2 dư đun nóng thu được 8,5 gam kết tủa

Giá trị m là: 

  • A

    18,2750              

  • B

    16,9575

  • C

    15,1095

  • D

    19,2375

Câu 39 :

Khối lượng của tinh bột cần dùng trong quá trình lên men để tạo thành 3 lít rượu (ancol) etylic 60o là (biết hiệu suất của cả quá trình là 92% và khối lượng riêng của rượu etylic nguyên chất là 0,8 g/ml) :

  • A

    5,4 kg.

  • B

    2,51 kg.

  • C

    2,76kg.

  • D

    5,52 kg.

Câu 40 :

X là este mạch hở do axit no A và ancol no B tạo ra. Khi cho 0,2 mol X phản ứng với NaOH thu được 32,8 gam muối. Để đốt cháy 1 mol B cần dùng 2,5 mol O2. Công thức cấu tạo của X là:

  • A

    (CH3COO)2C2H4

  • B

    (HCOO)2C2H4

  • C

    (C2H5COO)2 C2H4

  • D

    (CH3COO)3C3H5

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Tinh bột trong gạo nếp chứa khoảng 98% là :

  • A

    Amilozơ.          

  • B

    Amilopectin.

  • C

    Glixerol.

  • D

    Alanin.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Tinh bột trong gạo nếp chứa khoảng 98% là : amilopectin.

Câu 2 :

Metylfomiat có công thức là:

  • A

    CH3COOCH3 

  • B

    CH3CH2COOH 

  • C

    HCOOCH3     

  • D

    HCOOCH2CH3

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Tên este = tên gốc hidrocacbon R’+ tên gốc axit ("ic" → "at")

Câu 3 :

Tên gọi chung của chất béo là:

  • A
    Tristearin.
  • B
    Triaxylglixerol.
  • C
    Steroit.
  • D
    Triglixerol.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào định nghĩa chất béo

Lời giải chi tiết :

Tên gọi chung của chất béo là Triaxylglixerol (hoặc triglixerit).

Câu 4 :

Phản ứng este hoá giữa ancol etylic và axit axetic tạo thành este có tên gọi là:

  • A

    Metylaxetat

  • B

    Axetyletylat

  • C

    Etylaxetat        

  • D

    Axyletylat

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Tên este = tên gốc hidrocacbon R’+ tên gốc axit ("ic" → "at")

Câu 5 :

Nhận định đúng về tính chất vật lí của chất béo là:

  • A
    Chất béo tan nhiều trong dung môi hexan, clorofom.
  • B
    Điều kiện thường, chất béo đều nặng hơn nước. 
  • C
    Điều kiện thường, chất béo no ở trạng thái lỏng.
  • D
    Điều kiện thường, chất béo không no ở trạng thái rắn.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất vật lí

Lời giải chi tiết :

A đúng

B sai vì điều kiện thường, chất béo đều nổi, chứng tỏ chúng nhẹ hơn nước.

C sai vì điều kiện thường, chất béo no ở trạng thái rắn.

D sai vì điều kiện thường, chất béo không no ở trạng thái lỏng.

Câu 6 :

Đun glixerol vi hn hợp các gồm n axit béo khác nhau (có xúc tác H2SO4) có thể thu được bao nhiêu loi trieste (chỉ tính đồng phân cu tạo) ?

  • A

    \(\dfrac{{{n^2}.(n + 1)}}{2}\)               

  • B

    \(\dfrac{{n.(n + 1)}}{2}\)             

  • C

    \(\dfrac{{{n^2}.(n + 2)}}{2}\)

  • D

    \(\dfrac{{n.(n + 2)}}{2}\)

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Ta thấy rằng +) Trieste gồm 1 loại axit béo -> có 1 đồng phân.

                       +) Trieste gồm 2 loại axit béo -> có 4 đồng phân.

                       + Trieste gồm 3  loại axit béo -> có 3 đồng phân.

Lần lượt chọn 1 trong n, 2 trong n, 3 trong n (ứng với 3 loại Trieste kể trên) :\(C_n^1;C_n^2;C_n^3\)

Số đồng phân là : \(1. C_n^1 + 4.C_n^2 + 3.C_n^3\)  \(= n + 4.\dfrac{{n!}}{{2!.(n - 2)!}} + 3.\dfrac{{n!}}{{3!(n - 3)!}}\) =\(\dfrac{{{n^2}.(n + 1)}}{2}\)

Câu 7 :

Fructozơ và Glucozơ  

  • A

    đều tạo được dung dịch màu xanh lam khi tác dụng với Cu(OH)2.

  • B

    đều có nhóm CHO trong phân tử

  • C

    là hai dạng thù hình của cùng một chất.

  • D

    trong dung dịch, đều tồn tại chủ yếu ở dạng mạch hở. 

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

B. Sai – fruc có nhóm –C=O còn glu có nhóm –CHO

C. Sai – fruc và glu là đồng phân của nhau

D. Sai – Cả 2 cùng tồn tại chủ yếu ở dạng mạch vòng trong dung dịch

Câu 8 :

Chất X(C4H8O2) tác dụng với dung dịch NaOH thu được chất hữu cơ Y và Z. Oxi hóa Z bằng CuO thu được axeton. Công thức cấu tạo của X là:

  • A

    HCOOCH2CH2CH3    

  • B

    CH3CH2COOCH3  

  • C

    HCOOCH(CH3)2    

  • D

    CH3COOC2H5

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Tính chất hóa học các chất hữu cơ

Lời giải chi tiết :

Dựa vào 4 đáp án ta thấy X là este: Este + NaOH → muối và ancol

Z bị oxi hóa tạo axeton (CH3COCH3) => Z là ancol bậc 2 (CH3CH2(OH)CH3 )

=> este phải có công thức là: HCOOCH(CH3)2

Câu 9 :

Để chứng minh glucozo có tính oxi hóa cần cho glucozo tác dụng với các chất nào sau đây?

  • A
    Cu(OH)2 ở to thường. 
  • B
    Nước Br2
  • C
    AgNO3/NH3, to
  • D
    H2 (xt Ni, to).

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Chứng minh tính oxi hóa là cho glucozo phản ứng với chất khử, số oxi hóa của glucozo giảm sau phản ứng

Lời giải chi tiết :

A. glucozo tác dụng với Cu(OH)2 ở to thường để chứng minh có nhiều nhóm -OH kề nhau trong phân tử

B. glucozo tác dụng với nước Br2 thì glucozo đóng vai trò chất khử → thể hiện tính khử

C. glucozo tác dụng với AgNO3/NH3, to để chứng minh có nhóm -CHO trong phân tử đồng thời glucozo đóng vai trò chất khử  → thể hiện tính khử

D. glucozo tác dụng với H2 (xt Ni, to) glucozo đóng vai trò chất oxi hóa  → thể hiện tính oxi hóa

Câu 10 :

Amilozo được tạo thành từ gốc:

  • A

    \(\alpha\)- Glucozo 

  • B

     \(\beta \) -Glucozo        

  • C

    \(\alpha\)- Fructozo            

  • D

    \(\beta \) -Fructozo

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Amilozo được cấu tạo từ các gốc \(\alpha\)-Glucozo

Câu 11 :

A là một este đơn chức, khi xà phòng hóa A thu được sản phẩm gồm 2 muối. A có dạng:

  • A

    R–COO–CH=CH –R’

  • B

    R – COO –C(CH3)H = CH – R’

  • C

    R – COO –C6H4– R’ 

  • D

    Đáp án khác

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại các phản ứng thủy phân este đặc biệt

Lời giải chi tiết :

Este đơn chức + NaOH → 2 muối → Este có dạng: R–COO–C6H4–R’

Câu 12 :

điều kiện thích hợp, hai chất phản ứng với nhau tạo thành metyl fomiat là

  • A

    HCOOH và CH3OH.  

  • B

    HCOOH và C2H5NH2.

  • C

    HCOOH và NaOH.    

  • D

    CH3COONavà CH3OH

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Loại este

CT

Chất điều chế este

Este của ancol

RCOOR’

RCOOH

R’OH

Este không no

RCOO-CH=CH-R’

RCOOH

CH≡C-R’

Este của phenol

RCOO-C6H4-R’

(RCOO)2O

HO – C6H4–R’

Lời giải chi tiết :

Metyl fomiat: HCOO – CH3 là este của ancol

=>$HCOOH{\text{ }} + {\text{ }}C{H_3}OH\overset {{H_2}S{O_4}} \leftrightarrows HCOO - C{H_3} + {H_2}O$

Vậy metyl fomiat được điều chế từ axit fomic và ancol metylic.

Câu 13 :

Gốc Glucozo và gốc Fructozo trong phân tử saccarozo liên kết với nhau qua nguyên tử :

  • A

    Nito

  • B

    Hidro

  • C

    Cacbon

  • D

    Oxi

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Trong phân tử saccarozo, gốc α-glucozo và gốc β-fructozo liên kết với nhau qua nguyên tử oxi giữa C1 của glucozo và C2 của fructozo

Câu 14 :

Chất nào sau đây có phản ứng tráng bạc?

  • A
    Saccarozozơ
  • B
    Glucozơ          
  • C
    Xenlulozơ       
  • D
    Tinh bột

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Chất có nhóm -CHO trong cấu tạo hoặc trong môi trường AgNO3/NH3 chuyển thành chất có nhóm -CHO thì có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.

Lời giải chi tiết :

Glucozo có nhóm -CHO trong cấu tạo nên có tham gia phản ứng tráng bạc

HO-CH2-[CH2OH]4-CH=O + 2AgNO3 + 2NH3 + H2O \(\buildrel {{t^0}} \over\longrightarrow \) HO-CH2-[CH2OH]4-COONH4 + 2Ag↓ + 2NH4NO3

Câu 15 :

Nhận xét nào sau đây không đúng ?

  • A

    Chất béo nhẹ hơn nước và không tan trong nước.

  • B

    Chất béo là đi este của glixerol và các axit béo.

  • C

    Hiđro hóa hoàn toàn triolein hoặc trilinolein đều thu được tristearin.

  • D

    Dầu mỡ động thực vật bị ôi thiu do nối đôi C=C ở gốc axit không no của chất béo bị oxi hóa chậmbởi oxi không khí tạo thành peoxit chất này bị thủy phân thành các sản phẩm có mùi khó chịu.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

A. Đúng, Chất béo nhẹ hơn nước và không tan trong nước. 

B.Sai, Chất béo là trieste của glixerol và các axit béo. 

C. Đúng, Phản ứng:

$\left| \begin{align}& {{({{C}_{17}}{{H}_{33}}COO)}_{3}}{{C}_{3}}{{H}_{5}}+3{{H}_{2}} \\ & {{({{C}_{17}}{{H}_{31}}COO)}_{3}}{{C}_{3}}{{H}_{5}}+6{{H}_{2}} \\ \end{align} \right.\xrightarrow{Ni,{{t}^{o}}}{{({{C}_{17}}{{H}_{35}}COO)}_{3}}{{C}_{3}}{{H}_{5}}$

D. Đúng, Dầu mỡ động thực vật bị ôi thiu do nối đôi C=C ở gốc axitkhông no của chất béo bị oxihóa chậmbởi oxi không khí tạo thành peoxit chất này bị thủy phân thành các sản phẩm có mùi khó chịu

Câu 16 :

Hợp chất A là chất bột màu trắng không tan trong nước, trương lên trong nước nóng tạo thành hồ. Sản phẩm cuối cùng  của quá trình thủy phân là chất B. Dưới tác dụng của enzim của vi khuẩn axit lactic, chất B tạo nên chất C có hai loại nhóm chức hóa học. Chất C có thể được tạo nên khi sữa bị chua. Xác định hợp chất A?

  • A

    Tinh bột

  • B

    Saccarozơ

  • C

    Xenlulozơ

  • D

    Mantozơ

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Chất C là axit lactic (CH3CHOHCOOH)

Chất B là glucozo  => A là tinh bột

Câu 17 :

Cho các chất sau: glucozơ, fructozơ, axit fomic, saccarozơ, glixerol, anđehit axetic. Số chất tham gia phản ứng tráng bạc là

  • A

    2

  • B

    4

  • C

    5

  • D

    7

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

- Các gluxit có phản ứng tráng gương gồm: glucozo, fructozo.

- Tất cả các anđehit,  axit fomic và este, muối của axit axetic đều có phản ứng tráng gương.

Câu 18 :

Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C4H8O2

  • A

    5

  • B

    2

  • C

    4

  • D

    6

Đáp án : C

Phương pháp giải :

B1: Tính độ không no k

B2: viết các đồng phân thỏa mãn

Lời giải chi tiết :

$k = \pi  + v = \dfrac{{2.4 + 2 - 8}}{2} = 1$  → Este no, đơn chức, mạch hở

(1) HCOOCH2CH2CH3

(2) HCOOCH(CH3)2

(3) CH3COOCH2CH3

(4) CH3CH2COOCH3

Câu 19 :

Dãy các chất nào sau đây đều có phản ứng thuỷ phân trong môi trường axit?

  • A

    Tinh bột, xenlulozơ, glucozơ.

  • B

    Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ.

  • C

    Tinh bột, xenlulozơ, fructozơ.

  • D

    Tinh bột, saccarozơ, fructozơ.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Sử dụng tính chất hóa học của cacbohidrat

Lời giải chi tiết :

Các disaccarit và polisaccarit mới có phản ứng thủy phân, monosaccarit không bị thủy phân

Câu 20 :

Cho một axit không no mạch hở chứa 1 liên kết đôi C=C, đơn chức tác dụng với 1 rượu no đơn chức thu được este X có công thức tổng quát là:

  • A

    CnH2n-4O4

  • B

    CnH2n-2O2        

  • C

    CnH2nO2

  • D

    CnH2n+2O2

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Este no, đơn chức, mạch hở : CnH2nO2 => X không no, có 1 liên kết đôi, đơn chức: CnH2n-2O2

Câu 21 :

Thuỷ  phân este có công thức phân tử  C4H8O2 trong môi trường axit, thu được 2 sản phẩm hữu cơ X, Y. Từ X có thể điều chế trực tiếp ra Y. Công thức cấu tạo của este là

  • A

    Metyl propionat

  • B

    Etyl axetat                            

  • C

    Isopropyl fomat 

  • D

    Propyl fomat        

Đáp án : B

Phương pháp giải :

- Xem lại lý thuyết phản ứng thủy phân trong môi trường axit

RCOOR’ + HOH \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) RCOOH + R’OH

- Từ X có thể điều chế trực tiếp ra Y => Số C trong X = Số C trong Y trừ trường hợp đặc biệt

 => Este cần tìm

Lời giải chi tiết :

RCOOR’ + HOH \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) RCOOH + R’OH

- Từ X có thể điều chế trực tiếp ra Y

=> C2H5OH (X) + O2 → CH3COOH (Y) + H2O

=> CH3COOC2H5 + HOH \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) C2H5OH (X) + CH3COOH (Y)

 

Câu 22 :

Thủy phân hoàn toàn 30 gam hỗn hợp E gồm 2 este X, Y đơn chức, đồng phân, mạch hở, bằng một lượng dung dịch NaOH vừa đủ thu được hỗn hợp gồm  2 muối (Z) và  13,6 gam hỗn hợp 2 ancol hơn kém nhau 1 nhóm CH2 . Nung Z thu 0,15 mol Na2CO3. Xác định CTCT thu gọn của X và Y:

  • A

    HCOOCH2CH=CHCH3 và CH3COOCH2CH=CH2

  • B

    C2H5COOCH2CH=CH2 và CH3CH=CHCOOC2H5

  • C

    HCOOCH2CH=CH2 và CH2=CHCOOCH3

  • D

    CH2=CHCH2COOCH3 và CH2=CHCOOC2H5

Đáp án : D

Phương pháp giải :

- Tính nNaOH

Sử dụng bảo toàn nguyên tố Na:  

- Tính và , biện luận xác định X, Y

Este đơn chức =>  

Lời giải chi tiết :

- Bảo toàn nguyên tố Na :\({n_{NaOH}} = {\rm{ }}2{n_{N{a_2}C{O_3}}} = 0,3mol\)

Este đơn chức =>  ${n_{ancol}} = {n_{{\rm{es}}te}} = {n_Z} = {n_{NaOH}} = 0,3mol$  

$ = > {M_{{\rm{es}}te}} = \dfrac{{30}}{{0,3}} = 100g/mol$     

 => C5H8O2 (Do X, Y là đồng phân của nhau)

 \({M_{\overline {R'} OH}} = \dfrac{{13,6}}{{0,3}} = 45,33\)=> chắc chắn có CH3OH => ancol còn lại có 2C.

=> ancol còn lại phải là : C2H5OH

Câu 23 :

Đốt cháy 1,7 gam este X cần 2,52 lít oxi (đktc), chỉ sinh ra CO2 và H2O với tỉ lệ số mol 2 : 1. Đun nóng 0,01 mol X với dung dịch NaOH thấy 0,02 mol NaOH tham gia phản ứng. X không có chức ete, không phản ứng với Na trong điều kiện bình thường và không khử được AgNO3/NH3 ngay cả khi đun nóng. Biết Mx< 140 đvC. Hãy xác định công thức cấu tạo của X?

  • A

    HCOOC6H5

  • B

    CH3COOC6H5

  • C

    C2H5COOC6H5

  • D

    C2H3COOC6H5

Đáp án : B

Phương pháp giải :

- Xác định CTPT của X

\(\left\{ \begin{gathered}  \xrightarrow{{BTKL}}{m_X} + {m_{{O_2}}} = {m_{C{O_2}}} + {m_{{H_2}O}}\hfill \\  \frac{{{n_{C{O_2}}}}}{{{n_{{H_2}O}}}} = \frac{2}{1} \hfill \\ \end{gathered}  \right.=  > \left\{ \begin{gathered}  {n_{C{O_2}}} \hfill \\  {n_{{H_2}O}} \hfill \\ \end{gathered}  \right.\)

\(BTNT\left\{ \begin{gathered}  {n_{C({\text{es}}te)}} = {n_{C{O_2}}} \hfill \\  {n_{H({\text{es}}te)}} =2{n_{{H_2}O}} \hfill \\  {n_{O({\text{es}}te)}} = \dfrac{{{m_{{\text{es}}te}} - {m_C} - {m_H}}}{{16}}\hfill \\ \end{gathered}  \right.\)

- Biện luận tìm CTCT của X

Lời giải chi tiết :

\(\begin{array}{l}{\rm{Es}}te:{C_x}{H_y}{O_z}\\{n_{{O_2}}} = \dfrac{{2,52}}{{22,4}} = 0,1125mol\\{m_{{O_2}}} = 0,1125.32 = 3,6gam\end{array}\)

 

\(\left\{ \begin{gathered}\underrightarrow {BTKL}{m_x} + {m_{{O_2}}} = {m_{C{O_2}}} + {m_{{H_2}O}}\hfill \\\frac{{{n_{C{O_2}}}}}{{{n_{{H_2}O}}}} = \dfrac{a}{b} = \frac{2}{1} \hfill \\ \end{gathered}  \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{gathered}1,7 + 3,6 = 44a + 18b \hfill \\a - 2b = 0 \hfill \\ \end{gathered}  \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{gathered}= 0,1mol \hfill \\b = 0,05mol \hfill \\ \end{gathered} \right.\)

 

\(\begin{array}{l}{n_{{C_{este}}}} = {n_{C{O_2}}} = 0,1mol\\{n_{{H_{este}}}} = 2{n_{{H_2}O}} = 0,1mol\\{n_{O(este)}} = \dfrac{{{m_{este}} - {m_C} - {m_H}}}{{16}} = \dfrac{{1,7 - 0,1.12 - 0,1.1}}{{16}} = 0,025mol\\ \to x:y:z = 0,1:0,1:0,025 = 4:4:1\\ \to CTeste:{({C_4}{H_4}O)_n}\\Do{M_X} < 140 \to n = 2 \to X:{C_8}{H_8}{O_2}\end{array}\)

\( {\rm{ }}\dfrac{{{n_{NaOH}}}}{{{n_{este}}}} = {\rm{ }}2:1\) => X là este của phenol

X không có chức ete, không phản ứng với Na trong điều kiện bình thường và không khử được AgNO3, trong amoniac ngay cả khi đun nóng => X có CTCT là: CH3COOC6H5

Câu 24 :

Thuỷ phân este E trong môi trường axit thu được cả hai sản phẩm đều có khả năng tham gia phản ứng tráng gương. Công thức cấu tạo thu gọn của este E là     

  • A

    HCOO-C(CH3)=CH2.     

  • B

    HCOO-CH=CH-CH3.       

  • C

    CH3COO-CH=CH2

  • D

    CH2=CH-COO-CH3.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Thuỷ phân este E trong môi trường axit thu được cả hai sản phẩm đều có khả năng tham gia phản ứng tráng gương => Este có dạng (HCOO-CH=C –R’) 

Câu 25 :

Hợp chất hữu cơ mạch hở X có công thức phân tử C6H10O4. Thủy phân X tạo ra hai ancol đơn chức có số nguyên tử cacbon trong phân tử gấp đôi nhau. Công thức của X

  • A

    CH3OCO-CH2-COOC2H5

  • B

    CH3OCO-COOC3H7

  • C

    C2H5OCO-COOCH3

  • D

    CH3OCO-CH2-CH2-COOC2H5

Đáp án : A

Phương pháp giải :

- Áp dụng TH3 kết hợp giả thiết về sản phẩm thủy phân xác định dạng este

- Dựa vào công thức phân tử tìm este thỏa mãn

Lời giải chi tiết :

- Phân tử X có 4 oxi => X thuộc este 2 chức

Thủy phân X thu được 2 ancol đơn chức => X có dạng \(R\left\langle \begin{gathered}{\text{COO}} - {{\text{R}}_{\text{1}}} \hfill \\{\text{CO}}O - {R_2} \hfill \\ \end{gathered}  \right.\)

- X có CTPT C6H10O4 => số nguyên tử C của R + R1 + R2 = 4

Mặt khác số nguyên tử C của R1 = 2R2

=> R + 3R1 = 4

=> R = R1 = 1

=> \(X:C{H_2}\left\langle \begin{gathered}{\text{COO}} - {\text{C}}{{\text{H}}_{\text{3}}} \hfill \\{\text{CO}}O - {C_2}{H_5} \hfill \\ \end{gathered}  \right.hay\,C{H_3}OCO - C{H_2} - COO{C_2}{H_5}\)

Câu 26 :

Đốt cháy hoàn toàn 4,4 gam hỗn hợp este gồm metyl propionat và etyl axetat cần V lít khí oxi (đktc). Giá trị của V là

  • A

    1,12

  • B

    2,24

  • C

    3,36

  • D

    5,60

Đáp án : D

Phương pháp giải :

- Tính số mol hỗn hợp

- Viết ptpu => nO2 => VO2

Lời giải chi tiết :

-Hỗn hợp gồm: metyl propionat và etyl axetat là đồng phân của nhau có cùng CTPT là: C4H8O2

\({n_{hh}} = \dfrac{{4,4}}{{88}} = 0,05\,\,mol\)

\({C_4}{H_8}{O_2} + 5{O_2} \to 4C{O_2} + 4{H_2}O\)

\(0,05\,\,\,\,\, \to \,0,25\)

\){V_{{O_2}}} = 5,6lit\)

Câu 27 :

Đốt cháy hoàn toàn một este đơn chức, mạch hở X (phân tử có số liên kết p nhỏ hơn 3), thu được thể tích khí CO2 bằng 6/7 thể tích khí O­2 đã phản ứng (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện). Cho m gam X tác dụng hoàn toàn với 200 ml dung dịch KOH 0,7M thu được dung dịch Y. Cô cạn Y thu được 12,88 gam chất rắn khan. Giá trị của m là

  • A

    7,20.

  • B

    6,66.

  • C

    8,88.

  • D

    10,56.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xác định CTPT của X

\({n_{C{O_2}}} = \dfrac{6}{7}{n_{{O_2}{\rm{ }}pu}}\) => CTPT của X

Tính số mol X

Chất rắn gồm: RCOOK (x mol)và KOH dư (0,14 - x)

=> Mối liên hệ giữa R và x => x

nX = x

Tính giá trị m

Lời giải chi tiết :

\(\begin{array}{l}\begin{array}{*{20}{l}}{  {C_x}{H_y}{O_2} + {\rm{ }}(x + \dfrac{y}{4} - 1){O_2} \to xC{O_2} + {\rm{ }}\dfrac{y}{2}{H_2}O}\\{ =  > x{\rm{ }} = {\rm{ }}\frac{6}{7}\left( {x{\rm{ }} + \frac{y}{4}{\rm{ }} - 1{\rm{ }}} \right)}\\\begin{array}{l} =  > {\rm{ }}2x{\rm{ }} - {\rm{ }}3y{\rm{ }} = {\rm{ }} - 12\\k = \dfrac{{2x - y + 2}}{2} < 3 =  > y > 2x - 4\end{array}\end{array}\\ =  > x = {\rm{ }}3,y = {\rm{ }}6(t/m)\end{array}\)

X C3H6O2, chất rắn gồm RCOOK (x mol)và KOH dư (0,14 - x)

Ta có: (R + 83)x + 56 (0,14 - x) = 12,88

=> Rx + 27x = 5,04

+ Với R = 1 => x = 0,18 > 0,14 (loại)

+ Với R = 15 => x = 0,12 < 0,14 (nhận)

=> nX = 0,12mol => m = 8,88g

Câu 28 :

Hỗn hợp CH3COOC2H5 , HCOOC3H5 và HCOOC3H3. Hỗn hợp X có tỉ khối hơi so với O2 là dX/O2 = 2,7. Đốt cháy hoàn toàn 0,015 mol X ; sau phản ứng thu được hỗn hợp sản phẩm Y. Hấp thụ Y vào dung dịch Ca(OH)2 dư. Kết luận nào dưới đây đúng?

  • A

    Khối lượng bình giảm 3,504

  • B

    Khối lượng bình tăng 3,504    

  • C

    Khối lượng dung dịch giảm 5,304

  • D

    Khối lượng dung dịch tăng 2,496

Đáp án : B

Phương pháp giải :

- Tìm dạng tổng quát của hỗn hợp X

\(\left. \begin{array}{*{35}{l}}{{C}_{4}}{{H}_{8}}{{O}_{2}}  \\{{C}_{4}}{{H}_{6}}{{O}_{2}}~~~  \\{{C}_{4}}{{H}_{4}}{{O}_{2}}  \\\end{array} \right\}=>~{{C}_{4}}{{H}_{n}}{{O}_{2}}\)

- Tính số mol của CO2, H2O

Viết phản ứng cháy tìm CO2, H2O

- Tính các dữ kiện => Đáp án

Lời giải chi tiết :

\(\left. \begin{array}{*{35}{l}}{{C}_{4}}{{H}_{8}}{{O}_{2}}  \\{{C}_{4}}{{H}_{6}}{{O}_{2}}~~~  \\{{C}_{4}}{{H}_{4}}{{O}_{2}}  \\\end{array} \right\}=>~{{C}_{4}}{{H}_{n}}{{O}_{2}}\)

Có : dX/O2= 2,7  => MX = 86,4g

=> n = 6,4 (C4H6,4O2)

\(\begin{array}{*{20}{l}}{  {n_X} = {\rm{ }}0,015{\rm{ }} =  > {\rm{ }}{n_{C{O_2}}} = {\rm{ }}0,06mol{\rm{ }} , {\rm{ }}{n_{{H_2}O}} = {\rm{ }}0,048mol}\\{{n_{CaC{O_3}}}{\rm{ }} = {\rm{ }}{n_{C{O_2}}}{\rm{ }} = {\rm{ }}0,06mol{\rm{ }} =  > {\rm{ }}{m_{CaC{O_3}{\rm{ }}}} = {\rm{ }}6g}\\{ =  > {\rm{ }}{m_{binh{\rm{ }}tang}} = {\rm{ }}{m_{C{O_2}}} + {\rm{ }}{m_{{H_2}O}}}\\{ = {\rm{ }}0,06.44{\rm{ }} + {\rm{ }}0,048.18}\\\begin{array}{l} = {\rm{ }}3,504{\rm{ }}\left( g \right) < {m_{CaC{O_3}}}\\ =  > m{\,_{dung\,dich\,giam}} = 6 - 3,504 = 2,496g\end{array}\end{array}\)

Câu 29 :

Hợp chất hữu cơ X tác dụng được với dung dịch NaOH, dung dịch brom và tác dụng với dung dịch NaHCO3. Tên gọi của X là

  • A

    anilin

  • B

    phenol

  • C

    axit acrylic

  • D

    metyl axetat

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

A. anilin không tác dụng với NaOH, không tác dụng với NaHCO3

B. phenol có tác dụng với NaOH, không tác dụng với NaHCO3, phản ứng với dung dịch brom tạo thành kết tủa

C. Axit acrylic có tác dụng với NaOH, có tác dụng với NaHCO3, mất màu dung dịch brom

D. Metyl axetat có tác dụng với NaOH, nhưng không tác dụng với NaHCO3 và dung dịch brom

Câu 30 :

Cho sơ đồ chuyển hóa sau :

\(X~\xrightarrow{{{1500}^{0}}C}Y\xrightarrow[HgS{{O}_{4}},{{H}_{2}}S{{O}_{4}}]{+{{H}_{2}}O}~Z~\xrightarrow{+{{O}_{2}}}T\)

\(Y\xrightarrow[Pd/PdC{{O}_{3}}]{{{H}_{2}},{{t}^{0}}}~P\xrightarrow{+KMn{{O}_{4}}}~Q~\xrightarrow[{{H}_{2}}S{{O}_{4}},{{t}^{0}}]{+T}E\).

Biết phân tử E chỉ chứa 1 loại nhóm chức. Z, Q, E là những chất nào ?

  • A

    CH3CHO, CH3OH, CH3COOH

  • B

    HCHO, C2H4(OH)2, (HCOO)2C2H4

  • C

    CH3CHO, C2H4(OH)2, (CH3COO)2C2H4

  • D

    HCHO, CH3OH, HCOOCH3

Đáp án : C

Phương pháp giải :

- Xem lại các phản ứng thường gặp của este và điều chế este

- Viết các phản ứng theo sơ đồ để xác định các chất

Lời giải chi tiết :

Sơ đồ hoàn chỉnh :

\(C{{H}_{4}}~\xrightarrow{{{1500}^{0}}C}{{C}_{2}}{{H}_{2}}\xrightarrow[HgS{{O}_{4}},{{H}_{2}}S{{O}_{4}}]{+{{H}_{2}}O}C{{H}_{3}}CHO~\xrightarrow{+{{O}_{2}}}C{{H}_{3}}COOH\)

\({{C}_{2}}{{H}_{2}}\xrightarrow[Pd/PdC{{O}_{3}}]{{{H}_{2}},{{t}^{0}}}~{{C}_{2}}{{H}_{4}}\xrightarrow{+KMn{{O}_{4}}}~{{C}_{2}}{{H}_{4}}{{\left( OH \right)}_{2}}~\xrightarrow[{{H}_{2}}S{{O}_{4}},{{t}^{0}}]{+T}~{{\left( C{{H}_{3}}COO \right)}_{2}}{{C}_{2}}{{H}_{4}}\left[ E \right]\)

Z, Q, E lần lượt là CH3CHO, C2H4(OH)2, (CH3COO)2C2H4

Câu 31 :

Đun 13,80 gam rượu etylic với một lượng dư axit axetic (có H2SO4 đặc làm xúc tác). Khi phản ứng dừng lại thu được 11,00 gam este. Hiệu suất của phản ứng este hoá là

  • A

    75,00%

  • B

    62,50%

  • C

    60,00%

  • D

    41,67%

Đáp án : D

Phương pháp giải :

+) nC2H5OH phản ứng = neste sinh ra

Lời giải chi tiết :

\({C_2}{H_5}OH{\rm{ }} + {\rm{ }}C{H_3}COOH\; \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over
{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} \;C{H_3}COO{C_2}{H_5} + {\rm{ }}{H_2}O\)

=> nC2H5OH phản ứng = neste sinh ra = 0,125 mol

=> hiệu suất phản ứng =    \({{0,125} \over {0,3}}.100\% = 41,67\% \)

Chọn D

Câu 32 :

Xà phòng hóa hoàn toàn m gam hỗn hợp E gồm các triglixerit bằng dung dịch NaOH, thu được glixerol và hỗn hợp X gồm ba muối C17HxCOONa, C15H31COONa, C17HyCOONa có tỉ lệ mol tương ứng là 3 : 4 : 5. Hiđro hóa hoàn toàn m gam E, thu được 68,96 gam hỗn hợp Y. Nếu đốt cháy hoàn toàn m gam E thì cần vừa đủ 6,14 mol O2. Giá trị của m là

  • A
    68,40.
  • B
    60,20.
  • C
    68,80.
  • D
    68,84.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

- Từ tỉ lệ mol của các muối trong X ⟹ số C trung bình của chất béo

- Khi hiđro hóa hết chất béo E sẽ thu được chất béo no Y → Công thức trung bình của chất béo no Y.

Tính số mol của Y (dựa vào khối lượng và M) → số mol của E → số mol của mỗi muối

- Xét phản ứng đốt X: Áp đụng định luật bảo toàn nguyên tố và bảo toàn khối lượng => m

Lời giải chi tiết :

Từ tỉ lệ mol của các muối trong X ta giả sử X chứa:

C17HxCOONa: 3a (mol)

C15H31COONa: 4a (mol)

C17HyCOONa: 5a (mol)

Số C trung bình của muối là: \(\frac{{18.3 + 16.4 + 18.5}}{{3 + 4 + 5}} = \frac{{52}}{3}\)

⟹ Số C trung bình của chất béo E là: \(3.\frac{{52}}{3} + 3 = 55\)

Hiđro hóa hết E sẽ tạo thành các chất béo no Y có CT trung bình là C55H106O6 → M = 862 (g/mol)

⟹ nY = 68,96 : 862 = 0,08 (mol) = nE

ncb = 1/3.nmuối = 4a = 0,08 → a = 0,02 (mol)

Vậy muối X chứa:

C17HxCOONa: 3a = 0,06 (mol)

C15H31COONa: 4a = 0,08 (mol)

C17HyCOONa: 5a = 0,1 (mol)

- Xét phản ứng đốt X:

Bảo toàn C → nCO2 = nC(muối) + nC(glixerol)

= (0,06.18 + 0,08.16 + 0,1.18) + 0,08.3 = 4,4 (mol)

Bảo toàn O → nH2O = 6nX + 2nO2 - 2nCO2

= 6.0,08 + 2.6,14 - 2.4,4 = 3,96 (mol)

BTKL → m = mX = mCO2 + mH2O - mO2

= 4,4.44 + 3,96.18 - 6,14.32 = 68,4 (g)

Câu 33 :

Thủy phân 34,2 gam mantozơ với hiệu suất 50%. Dung dịch thu được sau phản ứng cho tác dụng với dd AgNO3/ NH3 dư. Khối lượng Ag kết tủa là:

  • A

    21,6 gam                      

  • B

    10,8 gam                      

  • C

    32,4 gam

  • D

    43,2 gam

Đáp án : C

Phương pháp giải :

\(  H\%  = \dfrac{{{m_{thuc\,te}}}}{{{m_{ly\,thuyet}}}}.100\%  = \dfrac{{{n_{thuc\,te}}}}{{{n_{ly\,thuyet}}}}.100\% \)

 nAg = 2nglu (thu được) + 2nman dư 

Lời giải chi tiết :

nman = 34,2 : 342 = 0,1 (mol)

=> nglu (lí thuyết) = 2nman = 0,2 (mol).

\(H\%  = \dfrac{{{n_{thuc\,te}}}}{{{n_{ly\,thuyet}}}}.100\%  =  > {n_{glu\,thuc\,te}} = 0,2.\,50\%  = 0,1mo\)

nman dư = 0,1 – 0,05 = 0,05 (mol)

nAg = 2nglu (thu được)+ 2nman dư  = 0,3 (mol)

=> mAg = 0,3 . 108 = 32,4 (g)

Câu 34 :

Khi cho xenlulozo phản ứng hoàn toàn với anhiđric axetic (CH3CO)2O thu được 18 gam CH3COOH và 33,66 gam hỗn hợp X gồm a mol xenlulozo triaxetat và b mol xenlulozo điaxetat. Tỉ lệ a : b trong x là

  • A
    4 : 9.
  • B
    3 : 2.
  • C
    4 : 7.
  • D
    2 : 3.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+ Bảo toàn khối lượng

+ n(CH3CO)2O = 3n xenlulozơ trinitrat  + 2n xenlulozơ đinitrat   

Lời giải chi tiết :

nCH3CHOOH = 18 : 60 = 0,3 (mol)

C6H7O2(OH)3 + 3(CH3CO)2O → C6H7O2(OCOCH3)3 + 3CH3COOH

                                                                     a      →       3a

C6H7O2(OH)3 + 2(CH3CO)2O → C6H7O2(OCOCH3)2(OH) + 2CH3COOH

                                                                   b        →        2b

Ta có: 

\(\left\{ \begin{array}{l}{n_{C{H_3}{\rm{COO}}H}} = 3a + 2b = 0,3\\{m_X} = 288a + 246b = 33,66\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{a = 0,04(mol)}\\{b = 0,09(mol)}\end{array} \Rightarrow a:b = 4:9} \right.\)

Câu 35 :

Đốt cháy hoàn toàn 8,1 gam cacbohidrat X cần 6,72 lít O2 (đktc) thu được CO2 và H2O. Hấp thụ hết sản phẩm cháy bằng 100 ml dung dịch Ca(OH)2 thấy khối lượng dung dịch giảm 2,3 gam. Vậy nồng độ của dung dịch Ca(OH)2 là :

  • A

    2M

  • B

    3M

  • C

    2,5M

  • D

    4M

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+ CTTQ của gluxit là: Cn(H2O)m

=> nO2  = nCO2

+ BTKL: mX = mC + mH2O => mH2O

+ ∆m↓ = mH2O + mCO2 – mCaCO3

\( + {\rm{ }}{n_{C{O_3}^{2 - }}}{\rm{ }} = {\rm{ }}{n_{O{H^ - }}} - {\rm{ }}{n_{C{O_2}}}\)

Lời giải chi tiết :

+ Gọi CTTQ của X là: Cn(H2O)m

\(\begin{array}{*{20}{l}}{{n_{{O_2}}} = {\rm{ }}0,3\left( {mol} \right)}\\{ =  > {\rm{ }}{n_{C{O_2}}} = {\rm{ }}{n_{{O_2}}} = {\rm{ }}0,3{\rm{ }}\left( {mol} \right)}\\{{m_{{H_2}O}} = {\rm{ }}{m_X}-{\rm{ }}{m_C} = \;8,1-{\rm{ }}0,3.12{\rm{ }} = {\rm{ 4}},5\left( g \right)}\end{array}\)

∆m↓ = mH2O + mCO2 – mCaCO3

=> mCaCO3 = (4,5+ 0,3 . 44 + 2,3) = 20(g) => nCaCO3 = 0,2 (mol)

\( + {\rm{ }}{n_{C{O_3}^{2 - }}}{\rm{ }} = {\rm{ }}{n_{O{H^ - }}} - {\rm{ }}{n_{C{O_2}}} =  > {n_{O{H^ - }}} = {n_{C{O_3}^{2 - }}} + {n_{C{O_2}}} = 0,2 + 0,3 = 0,5mol\)

=> nCa(OH)2 = 0,25(mol)

=> CM = n : V = 0,25 : 0,1 = 2,5 (M)

Câu 36 :

So sánh tính chất của glucozơ, tinh bột, saccarozơ và xenlulozơ:

(1) Cả 4 chất đều dễ tan trong nước và đều có các nhóm –OH.

(2) Trừ xenlulozơ, các chất còn lại đều có thể tham gia phản ứng tráng bạc.

(3) Cả 4 chất đều bị thủy phân trong môi trường axit.

(4) Khi đốt cháy hoàn toàn 4 chất trên đều thu được số mol CO2 và H2O bằng nhau.

(5) Cả 4 chất trên đều là các chất rắn, màu trắng.

Trong số các so sánh trên, số so sánh không đúng

  • A
    4
  • B
    5
  • C
    2
  • D
    3

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Cả 5 so sánh về tính chất của glucozơ, tinh bột, saccarozơ và xenlulozơ ở trên đều sai.

(1) sai vì tinh bột và xenlulozơ không tan trong nước.

(2) sai vì tinh bột, saccarozơ và cũng như xenlulozơ đều không có phản ứng tráng gương.

(3) sai vì glucozơ là monosacarit nên không bị thủy phân.

(4) sai vì khi đốt cháy tinh bột, xenlulozơ (C6H10O5)n và saccarozơ (C12H22O11) thì thu được số mol CO2 nhiều hơn số mol H2O.

(5) sai vì glucozơ và saccarozơ là chất kết tinh không màu.

Câu 37 :

Chất hữu cơ X có công thức phân tử C5H8O4  tác dụng với dung dịch NaOH (đun nóng) theo phương trình phản ứng:

C5H8O4 + 2NaOH → 2Z + Y.

Để oxi hoá hết a mol Z thì cần vừa đủ a mol CuO (đun nóng), sau phản ứng tạo thành a mol chất T (biết Y, Z, T là các hợp chất hữu cơ). Khối lượng phân tử của T là

  • A

    30 đvC

  • B

    44 đvC

  • C

    58 đvC

  • D

    82 đvC

Đáp án : A

Phương pháp giải :

- Xem lại các phản ứng thường gặp của este và điều chế este

- Viết các phản ứng theo sơ đồ để xác định các chất

Lời giải chi tiết :

X + NaOH tạo 2Z và Y (đều là 2 chất hữu cơ) => X là este 2 chức

Oxi hóa 1 mol Z cần 1 mol CuO => Z là ancol no đơn chức

Vậy X là : CH3OOCH2COOCH3

=> Z : CH3OH => .T : HCHO có MT = 30 đvc

Câu 38 :

Lên men m gam tinh bột (Hiệu suất toàn bộ quá trình là 80%). Lượng CO2 hấp thụ vào dung dịch NaOH thu được dung dịch X. Chia X thành 2 phần bằng nhau:

- Phần 1: Cho tác dụng với dd CaCl2 dư thu được 7,5 gam kết tủa

- Phần 2: Cho tác dụng với dung dịch CaCl2 dư đun nóng thu được 8,5 gam kết tủa

Giá trị m là: 

  • A

    18,2750              

  • B

    16,9575

  • C

    15,1095

  • D

    19,2375

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Tính toán theo PTHH

Lời giải chi tiết :

P1: ${n_{CO_3^{2 - }}} = {n_{CaC{O_3}}} = 0,075{\text{ }}mol$

P2:

CaCl+ Na2CO3 → CaCO+ 2NaCl

              0,075    ←  0,075

Ca(HCO3)2 → CaCO3 + H2O + CO2

   0,01    ←        0,01

BTNT C: nCO2 (1 phần) = ${{n}_{C{{O}_{3}}^{2-}}}+{{n}_{HC{{O}_{3}}^{-}}}$ = 0,075 + 0,01.2 = 0,095 mol

=>nCO2 (2P) = 0,19 mol

tinh bột = 0,5.nCO2 = 0,095 mol

m = 0,095.162.100/80 = 19,2375 gam

Câu 39 :

Khối lượng của tinh bột cần dùng trong quá trình lên men để tạo thành 3 lít rượu (ancol) etylic 60o là (biết hiệu suất của cả quá trình là 92% và khối lượng riêng của rượu etylic nguyên chất là 0,8 g/ml) :

  • A

    5,4 kg.

  • B

    2,51 kg.

  • C

    2,76kg.

  • D

    5,52 kg.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

  + Độ rượu:  \(D_r^0 = \dfrac{{{V_{\,nguyen\,chat}}}}{{{V_{hh}}}}.100 =  > {V_{\,nguyen\,chat}}\)

+ Khối lượng riêng: \(D = \dfrac{{{m_{\,nguyen\,chat}}}}{{{V_{\,nguyen\,chat}}}} =  > {m_{\,nguyen\,chat}}\)

+1tinh bột → 1glucozơ→ 2C2H5OH

=> ntb

\( + H\%  = \dfrac{{{m_{thuc\,te}}}}{{{m_{ly\,thuyet}}}}.100\%  =  > {m_{ly\,thuyet}} = \dfrac{{{m_{thuc\,te}}}}{{H\% }}\)

Lời giải chi tiết :

\(\begin{array}{l} - D_r^0 = \dfrac{{{V_{\,nguyen\,chat}}}}{{{V_{hh}}}}.100;\,\,\,\,\\ =  > {V_{nguyen\,chat}} = \dfrac{{3.60}}{{100}} = 1,8(lit)\\ - D = \dfrac{{{m_{{C_2}{H_5}OH}}}}{{{V_{nguyen\,chat}}}}\\{m_{{C_2}{H_5}OH}} = {V_{nguyen\,chat}}.D = 1,8.0,8 = 1,44(kg)\\ =  > {n_{_{{C_2}{H_5}OH}}} = \dfrac{{18}}{{575}}(kmol)\\ =  > {n_{tb}} = \dfrac{9}{{575}}(kmol)\\ =  > {m_{tb\,can\,lay}} = \dfrac{{{n_{tb}}\,.\,{M_{tb}}}}{{H\% }} = \dfrac{{\dfrac{9}{{575}}.162}}{{92\% }} = 2,76(kg)\end{array}\)

Câu 40 :

X là este mạch hở do axit no A và ancol no B tạo ra. Khi cho 0,2 mol X phản ứng với NaOH thu được 32,8 gam muối. Để đốt cháy 1 mol B cần dùng 2,5 mol O2. Công thức cấu tạo của X là:

  • A

    (CH3COO)2C2H4

  • B

    (HCOO)2C2H4

  • C

    (C2H5COO)2 C2H4

  • D

    (CH3COO)3C3H5

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Bước 1: Xác định ancol B (CxHyOz) dựa vào phản ứng cháy.

Bước 2: Xác định công thức của của este X dựa vào phản ứng thủy phân

Lời giải chi tiết :

$\begin{align}  & -B:{{C}_{x}}{{H}_{y}}{{O}_{z}} \\  & {{C}_{x}}{{H}_{y}}{{O}_{z}}\text{ }+\text{ }\left( x\text{ }+\dfrac{y}{4}-\dfrac{z}{2} \right)\text{ }{{O}_{2}}_{\text{ }}\to xC{{O}_{2}}_{\text{ }}+\text{ }\dfrac{y}{2}\text{ }{{H}_{2}}O~ \\  & 1\text{ }mol\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\to 2,5\text{ }mol~ \\  & =>\text{ }x\text{ }+\dfrac{y}{4}-\dfrac{z}{2}\text{ }=\text{ 2,5 }<=>\text{ }4x\text{ }+\text{ }y\text{ }-\text{ }2z\text{ }=\text{ }10~ \\  & z\text{ }=\text{ }1\text{ }=>\text{ }4x\text{ }+\text{ }y\text{ }=\text{ }12\text{ }=>\text{ }x\text{ }=\text{ }2\text{ ; }y\text{ }=\text{ }4\text{ }=>\text{ }{{C}_{2}}{{H}_{4}}O\text{  (}{{\text{K}}^{0}}\,\,TM) \\  & z=\text{ }2\text{ }=>\text{ }4x\text{ }+\text{ }y\text{ }=\text{ }14\text{ }=>\text{ }x\text{ }=\text{ }2\text{ ; }y\text{ }=\text{ }6\text{ }=>\text{ }{{C}_{2}}{{H}_{6}}{{O}_{2\text{ }}}\left( TM \right)\text{ } \\  & =>\text{ }B\text{ }l\grave{a}\text{ }HO-C{{H}_{2}}-C{{H}_{2}}-OH~ \\ \end{align}$

=> este X là este đa chức. Mặt khác X là este mạch hở=> A là axit no đơn chức

- CTPT X: RCOO-CH2-CH2-OOCR 

RCOO-CH2-CH2-OOCR + 2NaOH → 2RCOONa + C2H4(OH)2 

0,2                                                          → 0,4 

=> M muối = 82 => R + 67 = 82 => R = 15 => CH3 => A là CH3COOH 

=> X có CTCT là CH3COO-CH2-CH2-OOCCH3

close