Đề thi giữa kì 1 Hóa 12 - Đề số 4

Đề bài

Câu 1 :

Fructozơ và Glucozơ  

  • A

    đều tạo được dung dịch màu xanh lam khi tác dụng với Cu(OH)2.

  • B

    đều có nhóm CHO trong phân tử

  • C

    là hai dạng thù hình của cùng một chất.

  • D

    trong dung dịch, đều tồn tại chủ yếu ở dạng mạch hở. 

Câu 2 :

Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C4H8O2

  • A

    5

  • B

    2

  • C

    4

  • D

    6

Câu 3 :

Sắp xếp các chất sau đây theo thứ tự độ ngọt giảm dần : glucozơ, fructozơ, saccarozơ

  • A

    Glucozơ >saccarozơ > fructozơ.

  • B

    Fructozơ > glucozơ >saccarozơ.

  • C

    Glucozơ > fructozơ >saccarozơ.

  • D

    Fructozo > saccarozo> glucozơ.

Quảng cáo

Lộ trình SUN 2025
Câu 4 :

Mô tả nào dưới đây không đúng với glucozơ ?

  • A

    Chất rắn, màu trắng, tan trong nước, có vị ngọt.

  • B

    Có mặt trong hầu hết các bộ phận của cây và trong quả chín.

  • C

    Còn có tên là đường nho.

  • D

    Có 0,1% trong máu người.

Câu 5 :

Cho dãy các chất : C2H2, HCHO, HCOOH, CH3CHO, (CH3)2CO, C12H22O11 (mantozơ ). Trong các dãy chất sau, dãy tham gia được phản ứng tráng gương là

  • A

    C2H2, HCHO, (CH3)2CO, C12H22O11 (mantozơ ).

  • B

    HCHO, HCOOH, CH3CHO, (CH3)2CO

  • C

    C2H2, HCHO, HCOOH, CH3CHO 

  • D

    HCHO, HCOOH, CH3CHO, C12H22O11 (mantozơ )

Câu 6 :

Một este có công thức phân tử là C4H6O2, khi thuỷ phân trong môi trường axit thu được anđehit axetic. Công thức cấu tạo thu gọn của este đó là    

  • A

    HCOO-C(CH3)=CH2

  • B

    HCOO-CH=CH-CH3

  • C

    CH3COO-CH=CH2

  • D

    CH2=CH-COO-CH3

Câu 7 :

Thủy phân este X trong môi trường kiềm thu được natri axetat và ancol etylic. X là :

  • A

    CH3COOC2H5

  • B

    CH3COOCH3

  • C

    HCOOC2H5

  • D

    HCOOCH3

Câu 8 :

Phản ứng nào sau đây dùng để chuyển chất béo lỏng thành chất béo rắn?

  • A
    Oxi hóa
  • B
    Hidro hóa    
  • C
    Polime hóa
  • D
    Brom hóa
Câu 9 :

Cách nào sau đây dùng để điều chế etyl axetat?

  • A

    Đun hồi lưu hỗn hợp etanol, giấm và axit sufuric đặc.

  • B

    Đun hồi lưu hỗn hợp axit axetic, rượu trắng và axit sufuric.

  • C

    Đun hỗn hợp etanol, axit axetic và axit sufuric đặc trong cốc thủy tinh chịu nhiệt.

  • D

    Đun hồi lưu hỗn hợp etanol, axit axetic và axit sufuric đặc.

Câu 10 :

Thủy phân este có công thức phân tử C3H6O2 (trong môi trường axit) thu được 2 sản phẩm hữu cơ X ,Y. Từ X có thể điều chế trực tiếp ra Y. Vậy chất X là

  • A

    Rượu metylic

  • B

    Metyl axetat

  • C

    Axit axetic

  • D

    Rượu etylic

Câu 11 :

Xà phòng hóa hoàn toàn triglixerit X trong dung dịch NaOH dư, thu được glyxerol, natri oleat, natri stearat và natri panmitat. Phân tử khối của X là

  • A
    884
  • B
    862
  • C
    886
  • D
    860
Câu 12 :

Khi thuỷ phân chất béo trong môi trường kiềm thì thu được muối của axit béo và:

  • A

    Phenol. 

  • B

    Glixerol. 

  • C

    Ancol đơn chức

  • D

    Este đơn chức.

Câu 13 :

Tinh bột và xenlulozơ khác nhau về 

  • A

    Sản phẩm của phản ứng thuỷ phân.

  • B

    Khả năng phản ứng với Cu(OH)2.

  • C

    Thành phần phân tử.

  • D

    Cấu trúc mạch cacbon.

Câu 14 :

Este X có đặc điểm sau:

- Đốt cháy hoàn toàn X tạo thành CO2 và H2O có số mol bằng nhau

- Thủy phân X trong môi trường axit thu được chất Y ( tham gia phản ứng tráng gương) và chất Z (có số nguyên tử cacbon bằng số cacbon trong Y)

Có các phát biểu sau :

(1) Chất X thuộc loại este no, đơn chức

(2) Chất Y tan vô hạn trong nước

(3) Đun  Z với dung dịch H2SO4 đặc ở 170oC thu được anken

(4) Trong điều kiện thường Z ở trạng thái lỏng

(5) X có thể hòa tan Cu(OH)2 tạo ra dung dịch màu xanh

Số phát biểu đúng là

  • A

    3

  • B

    2

  • C

    4

  • D

    1

Câu 15 :

Phương trình :  6nCO2 + 5nH2O $\xrightarrow[\text{clorophin}]{\text{as}}$(C6H10O5)n + 6nO2, là phản ứng hoá học chính của quá trình nào sau đây ? 

  • A

    Quá trình hô hấp

  • B

    Quá trình quang hợp.

  • C

    Quá trình phân hủy.     

  • D

    Quá trình thủy phân.                                           

Câu 16 :

Thủy phân R1OOC – R – COO – R2 trong môi trường kiềm thu được:

  • A

    2 muối và 1 ancol đơn chức

  • B

    2 ancol và 1 muối đơn chức

  • C

    1 muối và 1 ancol đa chức

  • D

    1 muối và 2 ancol đơn chức

Câu 17 :

Thủy phân este có dạng RCOO – R’COO – R’’ trong môi trường kiềm thu được

  • A

    2 muối và 1 ancol

  • B

    2 ancol và 1 muối

  • C

    1 muối và 1 ancol

  • D

    1 muối và 2 ancol

Câu 18 :

Phát biểu nào sau đây sai?

  • A
    Sản phẩm của phản ứng xà phòng hoá chất béo là axit béo và glixerol.
  • B
    Nhiệt độ sôi của este thấp hơn hẳn so với ancol có cùng phân tử khối.
  • C
    Trong công nghiệp có thể chuyển hoá chất béo lỏng thành chất béo rắn.
  • D
    Số nguyên tử hiđro trong phân tử este đơn và đa chức luôn là một số chẵn.
Câu 19 :

Thuốc thử để phân biệt saccarozơ và glucozơ là

  • A

    dd AgNO3/NH3.

  • B

    Ca(OH)2, CO2.

  • C

    Cu(OH)2.

  • D

    cả A, B, C.

Câu 20 :

Tên gọi nào sau đây sai?

  • A

    Phenyl axetat: CH3COOC6H5

  • B

    Metyl acrylat:CH2=CHCOOCH3

  • C

    Metyl etilat: C2H5COOCH3   

  • D

    n-propyl fomat: HCOOCH2CH2CH3

Câu 21 :

Khi thủy phân tinh bột thì thu được

  • A

    Glucozơ

  • B

    Glucozơ và fructozơ

  • C

    Fructozơ 

  • D

    Ancol etylic

Câu 22 :

E có công thức cấu tạo là HCOOCH = CH2. Đun nóng m gam E trong H2SO4 loãng sau đó lấy toàn bộ các sản phẩm sinh ra thực hiện phản ứng tráng gương thu được tổng khối lượng Ag là 108 gam Ag. Hiđro hóa m gam E bằng H2 xúc tác Ni,t0 vừa đủ thu được E’. Đốt cháy toàn bộ lượng E’ rồi dẫn vào bình đựng dung dịch NaOH dư thì khối lượng bình tăng thêm bao nhiêu gam? 

  • A

    55,8 gam 

  • B

    46,5 gam 

  • C

    42 gam 

  • D

    48,2 gam

Câu 23 :

Cho sơ đồ phản ứng theo đúng tỉ lệ mol:

(a) X + 2NaOH → X1 + X2 + X3

(b) X1 + HCl → X4 + NaCl

(c) X2 + HCl → X5 + NaCl

(d) X3 + X4 → X6 + H2O

Biết X là hợp chất hữu mạch hở có công thức phân tử C5H8O4 và chứa hai chức este; X2, X3 đều có hai nguyên tử cacbon trong phân tử và khối lượng mol của X5 nhỏ hơn khối lượng mol của X3. Phát biểu nào sau đây sai?

  • A
    X tham gia phản ứng tráng gương.
  • B
    Phân tử X6 có 3 nguyên tử oxi.
  • C
    Phân tử khối của X6 là 104.
  • D
    X4 là hợp chất hữu cơ đơn chức.
Câu 24 :

Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp este gồm metyl axetat và etyl fomat cần đủ 15,68 lít khí oxi (đktc). Giá trị của m là

  • A

    14,8

  • B

    22,2

  • C

    7,4

  • D

    18,5

Câu 25 :

Đốt cháy hoàn toàn 5,4 gam hỗn hợp X gồm axit acrylic, axit oleic, vinyl axetat, metyl acrylat cần vừa đủ V lít O2(đktc). Hấp thụ toàn bộ sản phẩm chát vào nước vôi trong dư, sau khi phản ứng hoàn toàn thu được 30 gam kết tủa. Giá trị của V là

  • A
    8,512. 
  • B
    8,736. 
  • C
    8,064. 
  • D
    8,96.
Câu 26 :

Cho sơ đồ sau:C2H2→A→B→D→CH3COOC2H5

Các chất A, B, D tương ứng là:

  • A

    C4H4, C4H6, C4H10

  • B

    CH3CHO, C2H5OH, CH3COOH

  • C

    C2H4, C2H6O2, C2H5OH

  • D

    C2H6, C2H5Cl, CH3COOH

Câu 27 :

Đốt cháy hoàn toàn a gam triglixerit X cần vừa đủ 7,8 mol O2 thu được 5,5 mol CO2 và 5,2 mol H2O. Mặt khác cho a gam X phản ứng với vừa đủ dung dịch Br2. Số mol Br2 tham gia phản ứng là:

  • A
    0,2  
  • B
     0,1    
  • C
    0,4        
  • D
    0,3
Câu 28 :

Để xác định trong nước tiểu của người bị bệnh tiểu đường có chứa một lượng nhỏ glucozơ, có thể dùng:

  • A

    H2/Ni

  • B

    Đốt cháy

  • C

    AgNO3/NH3

  • D

    Thủy phân trong axit

Câu 29 :

Cho sơ đồ chuyển hóa:

Xenlulozo \(\xrightarrow[{{t^0}}]{{ + {H_2}O/{H^ + }}}X\xrightarrow[{{t^0}}]{{ + Dung\,dich\,AgN{O_3}/N{H_3}(du)}}Y\xrightarrow{{ + Dung\,dich\,HCl}}Z\)

Trong sơ đồ trên, các chất X, Y, Z lần lượt là

  • A

    glucozo, amino gluconat, axit gluconic

  • B

    glucozo, amoni gluconat, axit gluconic.

  • C

    fructozo, amino gluconat, axit gluconic.                   

  • D

    fructozo, amoni gluconat, axit gluconic.

Câu 30 :

Đun nóng dung dịch chứa 9 gam glucozơ với dung dịch AgNO3/NH3 thì khối lượng bạc thu được tối đa là

  • A

    2,16 gam.

  • B

    10,8 gam.

  • C

    5,4 gam.

  • D

    16,2 gam.

Câu 31 :

Cho một lượng tinh bột lên men để sản xuất ancol etylic, toàn bộ CO2 sinh ra cho qua dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 800 gam kết tủa. Biết hiệu suất mỗi giai đoạn lên men là 80%. Khối lượng tinh bột phải dùng là :

  • A

    648 gam.

  • B

    810 gam.

  • C

    1012,5 gam.

  • D

    2025 gam.

Câu 32 :

Xenlulozơ trinitrat được điều chế từ xenlulozơ và axit nitric đặc có xúc tác là axit sunfuric đặc, nóng. Để có 594g xenlulozơ trinitrat, cần dùng dd chứa m g axit nitric ( hiệu suất phản ứng là 60%). Giá trị của m là                                                        

  • A

    63

  • B

    630

  • C

    378

  • D

    120

Câu 33 :

Đốt cháy hoàn toàn a gam glucozo sau đó cho toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ hết trong 100ml dung dịch Ca(OH)2 0,13M thì thu được a gam kết tủa. Vậy giá trị của a là:

  • A

    1,2 gam

  • B

    0,6 gam

  • C

    1,5 gam

  • D

    0,8 gam

Câu 34 :

Đốt cháy hoàn toàn cacbohidrat X cần 1,12 lít O2 (đktc) thu được CO2 và H2O. Hấp thụ hết sản phẩm cháy bằng 300ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M. Tính khối lượng kết tủa thu được?

  • A

    1,97 gam

  • B

    2,955 gam

  • C

    3,94 gam

  • D

    5,91 gam

Câu 35 :

Để phân biệt tinh bột, glucozơ và saccarozơ có thể dùng

  • A
    Cu(OH)2/OH-.
  • B
    dung dịch I2.
  • C
    Quỳ tím.
  • D
    dung dịch AgNO3/NH3.
Câu 36 :

So sánh tính chất của glucozơ, tinh bột, saccarozơ và xenlulozơ:

(1) Cả 4 chất đều dễ tan trong nước và đều có các nhóm –OH.

(2) Trừ xenlulozơ, các chất còn lại đều có thể tham gia phản ứng tráng bạc.

(3) Cả 4 chất đều bị thủy phân trong môi trường axit.

(4) Khi đốt cháy hoàn toàn 4 chất trên đều thu được số mol CO2 và H2O bằng nhau.

(5) Cả 4 chất trên đều là các chất rắn, màu trắng.

Trong số các so sánh trên, số so sánh không đúng

  • A
    4
  • B
    5
  • C
    2
  • D
    3
Câu 37 :

Thủy phân hoàn toàn hỗn hợp X gồm 2 este mạch hở trong dung dịch NaOH đun nóng, sau phản ứng thu được m gam muối natri axetat và 10,8 gam hỗn hợp Y gồm 2 ancol no, mạch hở có cùng số nguyên tử cacbon. Đốt cháy hoàn toàn 10,8 gam hỗn hợp Y thu được 8,96 lít khí CO2 (đktc) và 10,8 gam H2O. Giá trị của m là

  • A

    24,6 

  • B

    20,5

  • C

    16,4 

  • D

    32,8

Câu 38 :

Chất X có công thức phân tử C9H8O4. Biết rằng 1 mol X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được 2 mol chất Y, 1 mol chất Z và 1 mol H2O. Chất Z tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng thu được chất hữu cơ T. Phát biểu nào sau đây đúng?

  • A
    Chất X phản ứng tối đa với NaOH theo tỉ lệ mol 1 : 2.
  • B
    Chất T phản ứng với NaOH theo tỉ lệ mol 1 : 2.
  • C
    Chất Y không có phản ứng tráng bạc.
  • D
    Phân tử chất Z có 7H.
Câu 39 :

Hỗn hợp X gồm 3 este đơn chức, tạo thành từ cùng một ancol Y với 3 axit cacboxylic (phân tử chỉ có nhóm -COOH); trong đó, có hai axit no là đồng đẳng kế tiếp nhau và một axit không no (có đồng phân hình học, chứa hai liên kết pi trong phân tử). Thủy phân hoàn toàn 11,76 gam X bằng dung dịch NaOH, thu được hỗn hợp muối và m gam ancol Y. Cho m gam Y vào bình đựng Na dư, sau phản ứng thu được 1,792 lít khí (đktc) và khối lượng bình tăng 4,96 gam so với ban đầu gam. Mặt khác, nếu đốt cháy hoàn toàn 11,76 gam X thì thu được CO2 và 7,92 gam H2O. Phần trăm khối lượng của este không no trong X có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?

  • A
    34%.
  • B
    38%.
  • C
    29%.
  • D
    40%.
Câu 40 :

Lên men m gam tinh bột thành ancol etylic với hiệu suất của cả quá trình là 75%. Lượng CO2 sinh ra được hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)thu được 50 gam kết tủa và dung dịch X. Thêm dung dịch NaOH 1M vào dung dịch X, thu được kết tủa . Để lượng kết tủa thu được là lớn nhất thì cần tối thiểu 100ml dung dịch NaOH. Giá trị của m là

  • A

    72,0

  • B

    64,8

  • C

    90,0

  • D

    75,6

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Fructozơ và Glucozơ  

  • A

    đều tạo được dung dịch màu xanh lam khi tác dụng với Cu(OH)2.

  • B

    đều có nhóm CHO trong phân tử

  • C

    là hai dạng thù hình của cùng một chất.

  • D

    trong dung dịch, đều tồn tại chủ yếu ở dạng mạch hở. 

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

B. Sai – fruc có nhóm –C=O còn glu có nhóm –CHO

C. Sai – fruc và glu là đồng phân của nhau

D. Sai – Cả 2 cùng tồn tại chủ yếu ở dạng mạch vòng trong dung dịch

Câu 2 :

Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C4H8O2

  • A

    5

  • B

    2

  • C

    4

  • D

    6

Đáp án : C

Phương pháp giải :

B1: Tính độ không no k

B2: viết các đồng phân thỏa mãn

Lời giải chi tiết :

$k = \pi  + v = \dfrac{{2.4 + 2 - 8}}{2} = 1$  → Este no, đơn chức, mạch hở

(1) HCOOCH2CH2CH3

(2) HCOOCH(CH3)2

(3) CH3COOCH2CH3

(4) CH3CH2COOCH3

Câu 3 :

Sắp xếp các chất sau đây theo thứ tự độ ngọt giảm dần : glucozơ, fructozơ, saccarozơ

  • A

    Glucozơ >saccarozơ > fructozơ.

  • B

    Fructozơ > glucozơ >saccarozơ.

  • C

    Glucozơ > fructozơ >saccarozơ.

  • D

    Fructozo > saccarozo> glucozơ.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Fructozo có nhiều trong mật ong nên sẽ ngọt hơn saccarozo ( đường mía) và ít ngọt nhất là glucozo ( đường nho)

Câu 4 :

Mô tả nào dưới đây không đúng với glucozơ ?

  • A

    Chất rắn, màu trắng, tan trong nước, có vị ngọt.

  • B

    Có mặt trong hầu hết các bộ phận của cây và trong quả chín.

  • C

    Còn có tên là đường nho.

  • D

    Có 0,1% trong máu người.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

A sai vì glucozơ là chất rắn, không màu.

Câu 5 :

Cho dãy các chất : C2H2, HCHO, HCOOH, CH3CHO, (CH3)2CO, C12H22O11 (mantozơ ). Trong các dãy chất sau, dãy tham gia được phản ứng tráng gương là

  • A

    C2H2, HCHO, (CH3)2CO, C12H22O11 (mantozơ ).

  • B

    HCHO, HCOOH, CH3CHO, (CH3)2CO

  • C

    C2H2, HCHO, HCOOH, CH3CHO 

  • D

    HCHO, HCOOH, CH3CHO, C12H22O11 (mantozơ )

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

- Các chất tham gia phản ứng tráng gương: HCHO; HCOOH; CH3CHO; C12H22O11( mantozơ).

Câu 6 :

Một este có công thức phân tử là C4H6O2, khi thuỷ phân trong môi trường axit thu được anđehit axetic. Công thức cấu tạo thu gọn của este đó là    

  • A

    HCOO-C(CH3)=CH2

  • B

    HCOO-CH=CH-CH3

  • C

    CH3COO-CH=CH2

  • D

    CH2=CH-COO-CH3

Đáp án : C

Phương pháp giải :

- Xác định CTCT anđehit axetic

- Dựa vào phản ứng thủy phân este đặc biệt xác định CTCT của este

Lời giải chi tiết :

Anđehit axetic có công thức  CH3 –CH=O

Este đơn chức + NaOH → 1 muối + 1 anđehit→ Este có dạng: R – COO –C = CH – R’

Câu 7 :

Thủy phân este X trong môi trường kiềm thu được natri axetat và ancol etylic. X là :

  • A

    CH3COOC2H5

  • B

    CH3COOCH3

  • C

    HCOOC2H5

  • D

    HCOOCH3

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

RCOOR’ + NaOH \(\xrightarrow{{{t^o}}}\)  CH3COONa + C2H5OH

=> R (CH3-) và R’ (C2H5)

Câu 8 :

Phản ứng nào sau đây dùng để chuyển chất béo lỏng thành chất béo rắn?

  • A
    Oxi hóa
  • B
    Hidro hóa    
  • C
    Polime hóa
  • D
    Brom hóa

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Ở điều kiện thường:

- Chất béo không no có trạng thái lỏng

- Chất béo no có trạng thái rắn

Lời giải chi tiết :

Ở điều kiện thường:

- Chất béo không no có trạng thái lỏng

- Chất béo no có trạng thái rắn

Để chuyển chất béo lỏng (không no) thành chất béo rắn (no) thì ta dùng phản ứng cộng hidro (hidro hóa).

Câu 9 :

Cách nào sau đây dùng để điều chế etyl axetat?

  • A

    Đun hồi lưu hỗn hợp etanol, giấm và axit sufuric đặc.

  • B

    Đun hồi lưu hỗn hợp axit axetic, rượu trắng và axit sufuric.

  • C

    Đun hỗn hợp etanol, axit axetic và axit sufuric đặc trong cốc thủy tinh chịu nhiệt.

  • D

    Đun hồi lưu hỗn hợp etanol, axit axetic và axit sufuric đặc.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Cách dùng để điều chế etyl axetat là Đun hồi lưu hỗn hợp etanol, axit axetic và axit sufuric đặc.

Câu 10 :

Thủy phân este có công thức phân tử C3H6O2 (trong môi trường axit) thu được 2 sản phẩm hữu cơ X ,Y. Từ X có thể điều chế trực tiếp ra Y. Vậy chất X là

  • A

    Rượu metylic

  • B

    Metyl axetat

  • C

    Axit axetic

  • D

    Rượu etylic

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Viết các đồng phân của công thức C3H6O2

Viết phản ứng của các đồng phân, từ đó tìm ra đáp án đúng

Lời giải chi tiết :

Este C3H6O2 có 2 đồng phân là HCOOC2H5 và CH3COOCH3

- Với đồng phân HCOOC2H5

Phản ứng thủy phân: \(HCOO{C_2}{H_5} + {H_2}O\overset {{H^ + },{t^o}} \leftrightarrows HCOOH + {C_2}{H_5}OH\)

2 chất sản phẩm không điều chế trực tiếp ra chất còn lại \( \to \) loại

- Với đồng phân CH3COOCH3

Phản ứng thủy phân: \(C{H_3}COOC{H_3} + {H_2}O\overset {{H^ + },{t^o}} \leftrightarrows C{H_3}COOH + C{H_3}OH\)

Từ CH3OH có thể điều chế ra CH3COOH: \(C{H_3}OH + CO\xrightarrow{{xt,{t^o}}}C{H_3}COOH\)

Vậy X là CH3OH (rượu metylic)

Câu 11 :

Xà phòng hóa hoàn toàn triglixerit X trong dung dịch NaOH dư, thu được glyxerol, natri oleat, natri stearat và natri panmitat. Phân tử khối của X là

  • A
    884
  • B
    862
  • C
    886
  • D
    860

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xác định các gốc axit trong chất béo, xây dựng công thức và kết luận.

Lời giải chi tiết :

X là (C17H33COO)(C17H35COO)(C15H31COO)C3H5

→ MX = 860

Câu 12 :

Khi thuỷ phân chất béo trong môi trường kiềm thì thu được muối của axit béo và:

  • A

    Phenol. 

  • B

    Glixerol. 

  • C

    Ancol đơn chức

  • D

    Este đơn chức.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Khi thuỷ phân chất béo trong môi trường kiềm thì thu được muối của axit béo và glixerol

Câu 13 :

Tinh bột và xenlulozơ khác nhau về 

  • A

    Sản phẩm của phản ứng thuỷ phân.

  • B

    Khả năng phản ứng với Cu(OH)2.

  • C

    Thành phần phân tử.

  • D

    Cấu trúc mạch cacbon.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Xenlulozơ có cấu trúc mạch không phân nhánh

Tinh bột có cấu trúc cả mạch phân nhánh (amilopectin) và mạch không phân nhánh( amilozơ)

Câu 14 :

Este X có đặc điểm sau:

- Đốt cháy hoàn toàn X tạo thành CO2 và H2O có số mol bằng nhau

- Thủy phân X trong môi trường axit thu được chất Y ( tham gia phản ứng tráng gương) và chất Z (có số nguyên tử cacbon bằng số cacbon trong Y)

Có các phát biểu sau :

(1) Chất X thuộc loại este no, đơn chức

(2) Chất Y tan vô hạn trong nước

(3) Đun  Z với dung dịch H2SO4 đặc ở 170oC thu được anken

(4) Trong điều kiện thường Z ở trạng thái lỏng

(5) X có thể hòa tan Cu(OH)2 tạo ra dung dịch màu xanh

Số phát biểu đúng là

  • A

    3

  • B

    2

  • C

    4

  • D

    1

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Đốt cháy hoàn toàn X thu được CO2 và H2O có số mol bằng nhau

$ \to $ X là este no, đơn chức, mạch hở.

Sản phẩm thủy phân Y có khả năng tham gia phản ứng tráng gương $ \to $ Y là HCOOH

Mà Z có số nguyên tử cacbon bằng số nguyên tử cacbon trong Y $ \to $ Z là CH3OH

$ \to $ X là HCOOCH3

(1) Đúng

(2) Đúng.

(3) Sai, CH3OH tách nước chỉ thu được ete

(4) Đúng

(5) Sai

Câu 15 :

Phương trình :  6nCO2 + 5nH2O $\xrightarrow[\text{clorophin}]{\text{as}}$(C6H10O5)n + 6nO2, là phản ứng hoá học chính của quá trình nào sau đây ? 

  • A

    Quá trình hô hấp

  • B

    Quá trình quang hợp.

  • C

    Quá trình phân hủy.     

  • D

    Quá trình thủy phân.                                           

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Phương trình :  6nCO2 + 5nH2O$\xrightarrow[\text{clorophin}]{\text{as}}$(C6H10O5)n + 6nO2, là phản ứng hoá học chính của quá trình quang hợp.                                          

Câu 16 :

Thủy phân R1OOC – R – COO – R2 trong môi trường kiềm thu được:

  • A

    2 muối và 1 ancol đơn chức

  • B

    2 ancol và 1 muối đơn chức

  • C

    1 muối và 1 ancol đa chức

  • D

    1 muối và 2 ancol đơn chức

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Áp dụng lý thuyết thủy phân este đa chức viết pt thủy phân => Sản phẩm

Lời giải chi tiết :

Hướng dẫn giải:

R1OOC – R – COO – R2 + NaOH →  \(R\left\langle \begin{array}{l}{\rm{COO - Na}}\\{\rm{COO - Na}}\end{array} \right.\) + R1OH + R2OH

Câu 17 :

Thủy phân este có dạng RCOO – R’COO – R’’ trong môi trường kiềm thu được

  • A

    2 muối và 1 ancol

  • B

    2 ancol và 1 muối

  • C

    1 muối và 1 ancol

  • D

    1 muối và 2 ancol

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

$RCOO-{{R}^{'}}COO-{{R}^{''}}+NaOH\to RCOONa+HO-{{R}^{'}}COONa+HO-{{R}^{''}}$

Câu 18 :

Phát biểu nào sau đây sai?

  • A
    Sản phẩm của phản ứng xà phòng hoá chất béo là axit béo và glixerol.
  • B
    Nhiệt độ sôi của este thấp hơn hẳn so với ancol có cùng phân tử khối.
  • C
    Trong công nghiệp có thể chuyển hoá chất béo lỏng thành chất béo rắn.
  • D
    Số nguyên tử hiđro trong phân tử este đơn và đa chức luôn là một số chẵn.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất vật lí, tính chất hóa học và công thức chung của chất béo, este để chọn phát biểu sai.

Lời giải chi tiết :

Phát biểu A sai vì sản phẩm của phản ứng xà phòng hoá chất béo là muối của axit béo và glixerol.

Phát biểu B đúng vì ancol có liên kết hidro nên có nhiệt độ sôi cao hơn rất nhiều este có cùng phân tử khối.

Phát biểu C đúng vì trong công nghiệp có thể chuyển hoá chất béo lỏng thành chất béo rắn bằng phản ứng hiđro hóa.

Phát biểu D đúng vì công thức chung của este là CnH2n+2-2kO2m nên số nguyên tử hiđro trong phân tử este đơn và đa chức luôn là một số chẵn.

Câu 19 :

Thuốc thử để phân biệt saccarozơ và glucozơ là

  • A

    dd AgNO3/NH3.

  • B

    Ca(OH)2, CO2.

  • C

    Cu(OH)2.

  • D

    cả A, B, C.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Thuốc thử để phân biệt saccarozơ và glucozơ là dung dịch AgNO3/NH3 vì saccarozơ không phản ứng còn glucozơ có phản ứng tạo Ag.

Câu 20 :

Tên gọi nào sau đây sai?

  • A

    Phenyl axetat: CH3COOC6H5

  • B

    Metyl acrylat:CH2=CHCOOCH3

  • C

    Metyl etilat: C2H5COOCH3   

  • D

    n-propyl fomat: HCOOCH2CH2CH3

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại lý thuyết gọi tên este

Lời giải chi tiết :

Tên este = tên gốc hidrocacbon R’+ tên gốc axit ("ic" → "at")

Câu 21 :

Khi thủy phân tinh bột thì thu được

  • A

    Glucozơ

  • B

    Glucozơ và fructozơ

  • C

    Fructozơ 

  • D

    Ancol etylic

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Phương pháp: Sử dụng tính chất hóa học về tinh bột

Lời giải chi tiết :

Tinh bột → glucozơ

Câu 22 :

E có công thức cấu tạo là HCOOCH = CH2. Đun nóng m gam E trong H2SO4 loãng sau đó lấy toàn bộ các sản phẩm sinh ra thực hiện phản ứng tráng gương thu được tổng khối lượng Ag là 108 gam Ag. Hiđro hóa m gam E bằng H2 xúc tác Ni,t0 vừa đủ thu được E’. Đốt cháy toàn bộ lượng E’ rồi dẫn vào bình đựng dung dịch NaOH dư thì khối lượng bình tăng thêm bao nhiêu gam? 

  • A

    55,8 gam 

  • B

    46,5 gam 

  • C

    42 gam 

  • D

    48,2 gam

Câu 23 :

Cho sơ đồ phản ứng theo đúng tỉ lệ mol:

(a) X + 2NaOH → X1 + X2 + X3

(b) X1 + HCl → X4 + NaCl

(c) X2 + HCl → X5 + NaCl

(d) X3 + X4 → X6 + H2O

Biết X là hợp chất hữu mạch hở có công thức phân tử C5H8O4 và chứa hai chức este; X2, X3 đều có hai nguyên tử cacbon trong phân tử và khối lượng mol của X5 nhỏ hơn khối lượng mol của X3. Phát biểu nào sau đây sai?

  • A
    X tham gia phản ứng tráng gương.
  • B
    Phân tử X6 có 3 nguyên tử oxi.
  • C
    Phân tử khối của X6 là 104.
  • D
    X4 là hợp chất hữu cơ đơn chức.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Từ (b) và (c) ⟹ X1, X2 đều là các muối natri và X4, X5 là các axit cacboxylic đơn chức

Từ (a) ⟹ X3 là ancol/anđehit/xeton…

Từ (d) ⟹ X3 phản ứng với X4 (axit) sinh ra H2O ⟹ X3 là ancol

Vì X2, X3 đều có hai nguyên tử cacbon trong phân tử nên:

X là HCOO-CH2-CH2-OOC-CH3

Từ X xác định được X1, X2, X3, X4, X5 và X6.

Từ đó tìm được phát biểu sai.

Lời giải chi tiết :

Từ (b) và (c) ⟹ X1, X2 đều là các muối natri và X4, X5 là các axit cacboxylic đơn chức

Từ (a) ⟹ X3 là ancol/anđehit/xeton…

Từ (d) ⟹ X3 phản ứng với X4 (axit) sinh ra H2O ⟹ X3 là ancol

X là HCOO-CH2-CH2-OOC-CH3

X1 là HCOONa ⟹ X4 là HCOOH

X2 là CH3COONa ⟹ X5 là CH3COOH

X3 là C2H4(OH)2

X6 là HCOO-CH2-CH2-OH (chú ý phản ứng (d) chỉ sinh ra 1 phân tử H2O)

A đúng do X có nhóm HCOO- nên X tham gia phản ứng tráng gương

B đúng

C sai do phân tử khối của X6 là 90

D đúng do X4 chỉ chứa 1 nhóm COOH

Câu 25 :

Đốt cháy hoàn toàn 5,4 gam hỗn hợp X gồm axit acrylic, axit oleic, vinyl axetat, metyl acrylat cần vừa đủ V lít O2(đktc). Hấp thụ toàn bộ sản phẩm chát vào nước vôi trong dư, sau khi phản ứng hoàn toàn thu được 30 gam kết tủa. Giá trị của V là

  • A
    8,512. 
  • B
    8,736. 
  • C
    8,064. 
  • D
    8,96.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Tât cả các chất trong X đều có chứa 2 liên kết pi và có 2 oxi trong phân tử

=> Đặt công thức chung của X là: CnH2n-2O2: a (mol)

BTNT “C”: nCO2 = nCaCO3 = 0,3 (mol)

Ta có: 

\(\left\{ \matrix{
\sum {{n_{C{O_2}}} = na = 0,3} \hfill \cr
\sum {{m_{hh}} = (14n + 30)a = 5,4} \hfill \cr} \right. \Rightarrow \left\{ \matrix{
a = ? \hfill \cr
n = ? \hfill \cr} \right.\)

Có: nH2O = nCO2 – nX = ? (mol)

BTNT “O”: 2nX + 2nO2 = 2nCO2 + nH2O => nO2 = ?(mol) => VO2(đktc) = ?

Lời giải chi tiết :

CH2=CH-COOH; C17H33COOH; CH3COOCH=CH2; CH2=CH-COOCH3 => tất cả các chất trong X đều có chứa 2 liên kết pi và có 2 oxi trong phân tử

=> Đặt công thức chung của X là: CnH2n-2O2: a (mol)

BTNT “C”: nCO2 = nCaCO3 = 0,3 (mol)

Ta có: 

\(\left\{ \matrix{
\sum {{n_{C{O_2}}} = na = 0,3} \hfill \cr
\sum {{m_{hh}} = (14n + 30)a = 5,4} \hfill \cr} \right. \Rightarrow \left\{ \matrix{
a = 0,04 \hfill \cr
n = 7,5 \hfill \cr} \right.\)

Có: nH2O = nCO2 – nX = 0,3 – 0,04 = 0,26 (mol)

BTNT “O”: 2nX + 2nO2 = 2nCO2 + nH2O

=> 2.0,04 + 2.nO2 = 2.0,3 + 0,26

=> nO2 = 0,39 (mol)

=> VO2(đktc) = 0,39.22,4 = 8,736 (l)

Câu 38 :

Chất X có công thức phân tử C9H8O4. Biết rằng 1 mol X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được 2 mol chất Y, 1 mol chất Z và 1 mol H2O. Chất Z tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng thu được chất hữu cơ T. Phát biểu nào sau đây đúng?

  • A
    Chất X phản ứng tối đa với NaOH theo tỉ lệ mol 1 : 2.
  • B
    Chất T phản ứng với NaOH theo tỉ lệ mol 1 : 2.
  • C
    Chất Y không có phản ứng tráng bạc.
  • D
    Phân tử chất Z có 7H.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

C9H8O4 có độ bất bão hòa \(k = \dfrac{{9.2 + 2 - 8}}{2} = 6\)

1 mol X + NaOH đủ → 2 mol Y + 1 mol Z + 1 mol H2O

→ X là este 2 chức, có chứa vòng benzen trong phân tử

Suy luận tìm được CTCT X: HCOOC6H4CH2OOCH. Từ đó xét được các đáp án đúng hay sai

Lời giải chi tiết :

C9H8O4 có độ bất bão hòa \(k = \dfrac{{9.2 + 2 - 8}}{2} = 6\)

1 mol X + NaOH đủ → 2 mol Y + 1 mol Z + 1 mol H2O

→ X là este 2 chức, có chứa vòng benzen trong phân tử

Nếu vòng benzen ở Y thì 2 lần 6 là 12C > 9 rồi → loại. Do vậy vòng benzen phải chứa ở Z

Nếu ở Y có 2C →2×2 = 4 cộng thêm 6Cvòng benzen = 10C > 9C → loại

Vậy Y chỉ chứa 1C → CTCT Y: HCOONa

→ Z là este đa chức tạo bởi axit đơn chức và ancol 2 chức

Ta thấy: Z chứa vòng benzen và sản phẩm chỉ có 1 mol H2O

→ chứng tỏ chỉ có 1 chức este của phenol, chức kia là este thường

Z có 7C thỏa mãn điều kiện trên là NaOC6H4CH2OH

→ CTCT X: HCOOC6H4CH2OOCH

Chốt lại: Y: HCOONa; Z: NaOC6H4CH2OH; T: HOC6H4CH2OH

A. sai, chất X phản ứng với NaOH theo tỉ lệ 1: 3

HCOOC6H4CH2OOCH + 3NaOH → 2HCOONa + ONaC6H4CH2OH + H2O

B. Sai, chất T phản ứng với NaOH theo tỉ lệ 1: 1

HOC6H4CH2OH + NaOH → ONaC6H4CH2OH + H2O

C. Sai, chất Y có nhóm -CHO trong phân tử nên vẫn tham gia phản ứng tráng bạc.

D. Đúng

Câu 39 :

Hỗn hợp X gồm 3 este đơn chức, tạo thành từ cùng một ancol Y với 3 axit cacboxylic (phân tử chỉ có nhóm -COOH); trong đó, có hai axit no là đồng đẳng kế tiếp nhau và một axit không no (có đồng phân hình học, chứa hai liên kết pi trong phân tử). Thủy phân hoàn toàn 11,76 gam X bằng dung dịch NaOH, thu được hỗn hợp muối và m gam ancol Y. Cho m gam Y vào bình đựng Na dư, sau phản ứng thu được 1,792 lít khí (đktc) và khối lượng bình tăng 4,96 gam so với ban đầu gam. Mặt khác, nếu đốt cháy hoàn toàn 11,76 gam X thì thu được CO2 và 7,92 gam H2O. Phần trăm khối lượng của este không no trong X có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?

  • A
    34%.
  • B
    38%.
  • C
    29%.
  • D
    40%.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Phương pháp đồng đẳng hóa

Lời giải chi tiết :

Do este đơn chức nên ancol Y và các axit đều đơn chức.

Axit không no có 2 π ⟹ có 1 liên kết C=C

- Xét ancol tác dụng với Na:

nancol = 2nH2 = 0,16 mol

Mà mbình tăng = mancol - mH2 → mancol = mbình tăng + mH2 = 4,96 + 2.0,08 = 5,12 gam

⟹ Mancol = 5,12 : 0,16 = 32

⟹ Ancol Y là CH3OH

- Xét phản ứng của X và NaOH:

Vì axit không no, có đồng phân hình học thì phải có tối thiểu 4C nên ta quy đổi như sau:

(1) mx = 60x + 100y + 14z = 11,76

(2) neste = nCH3OH → x + y = 0,16

(3) Bảo toàn H → nH2O = 2x + 4y + z = 0,44

Giải hệ được x = 0,12; y = 0,04; z = 0,04

*Biện luận để trả lại CH2:

\(\left\{ \begin{array}{l}HCOOC{H_3} & :0,12\\C{H_3}CH = CHCOOC{H_3} & :0,04\\C{H_2} & :0,04\end{array} \right.\)

Nếu trả CH2 cho CH3CH=CHCOOCH3 thì hết CH2 để trả cho HCOOCH3 → không cần trả cho este này

⟹ este của axit không no là CH3CH=CHCOOCH3

Vậy trả 1CH2 cho HCOOCH3 ⟹ hai este là HCOOCH3 và CH3COOCH3

Hỗn hợp X chứa: \(11,76\left( g \right)X\left\{ \begin{array}{l}HCOOC{H_3} & :0,08\\C{H_3}COOC{H_3} & :0,04\\C{H_3}CH = CHCOOC{H_3} & :0,04\end{array} \right.\)

→ %meste không no = (0,04.100/11,76).100% = 34,01% gần nhất với 34%.

close