30 bài tập Vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp mức độ khóLàm bàiCâu hỏi 1 : Đây không phải là đặc điểm của trung tâm công nghiệp:
Đáp án: D Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: Trung tâm công nghiệp thường gắn với đô thị vừa và lớn, còn không có dân cư sinh sống là đặc điểm của khu công nghiệp => Chọn đáp án D Câu hỏi 2 : Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 26 hãy cho biết so với trung tâm công nghiệp Thái Nguyên thì Hạ Long không có ngành công nghiệp nào sau đây?
Đáp án: A Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 26, trung tâm Công nghiệp Hạ Long có các ngành: khai thác than, cơ khí, đóng tàu, công nghiệp chế biến nông sản => so với trung tâm Thái Nguyên, Hạ Long không có ngành luyện kim => Chọn đáp án A Câu hỏi 3 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, hãy cho biết trung tâm kinh tế nào sau đây có tỉ trọng ngành công nghiệp và xây dựng lớn nhất trong cơ cấu GDP?
Đáp án: D Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17,trung tâm công nghiệp Vũng Tàu có tỉ trọng ngành công nghiệp và xây dựng chiếm khoảng >90% cơ cấu GDP => Chọn đáp án D Câu hỏi 4 : Căn cứ vào giá trị sản xuất công nghiệp,các trung tâm công nghiệp nào sau đây được xếp vào loại rất lớn và lớn:
Đáp án: B Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, NXB Giáo dục trang 21 có thể thấy ngay các trung tâm công nghiệp nào sau đây được xếp vào loại rất lớn và lớn là Hà Nội, Hải Phòng, Biên Hòa, Thủ Dầu Một, Vũng Tàu. => đáp án B Câu hỏi 5 : Sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp chịu tác động tổng hợp, đồng thời của các nhân tố:
Đáp án: C Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: Sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp chịu tác động tổng hợp, đồng thời của hàng loạt các nhân tố: tự nhiên, kinh tế - xã hội => đáp án C đầy đủ nhất, các đáp án còn lại đều không nhắc đến nhân tố tự nhiên => Chọn đáp án C Câu hỏi 6 : Căn cứ vào Átlát Địa lí Việt Nam trang 17, các trung tâm kinh tế nước ta xếp theo thứ tự giảm dần về quy mô (năm 2007) là
Đáp án: D Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: Căn cứ vào Átlát Địa lí Việt Nam trang 17, các trung tâm kinh tế nước ta xếp theo thứ tự giảm dần về quy mô (năm 2007) là Hà Nội (>100 nghìn tỉ đồng), Đà Nẵng (từ trên 15-100 nghìn tỉ đồng), Nha Trang (Từ 10-15 nghìn tỉ đồng), Thanh Hóa (<10 nghìn tỉ đồng) => Chọn đáp án D Câu hỏi 7 : Việc phát huy thế mạnh của từng vùng, tăng cường hội nhập với thế giới đã dẫn tới
Đáp án: B Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: Việc phát huy thế mạnh của từng vùng nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế và tăng cường hội nhập với thế giới đã dẫn tới sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân hóa sản xuất giữa các vùng trong nước. => Chọn đáp án B Câu hỏi 8 : Hình thức trung tâm công nghiệp hiện nay chưa xuất hiện ở vùng nào?
Đáp án: C Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: Trung tâm công nghiệp hiện nay duy nhất Tây Nguyên chưa có, ở đây chỉ có các điểm công nghiệp => chọn C Câu hỏi 9 : Việc phát huy thế mạnh của từng vùng, tăng cường hội nhập với thế giới đã dẫn tới
Đáp án: C Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: Việc phát huy thế mạnh của từng vùng, tăng cường hội nhập với thế giới đã dẫn tới sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân hóa sản xuất giữa các vùng trong cả nước.(SGK/85 Địa lí 12) Ví dụ: Đông Nam Bộ là vùng phát triển công nghiệp mạnh nhất; ĐBSCL là vùng trọng điểm sản xuất lương thực, thực phẩm với giá trị nông, lâm, thủy sản chiếm 40,7% cả nước Chọn C Câu hỏi 10 : Ý nghĩa chủ yếu của việc phát triển các khu công nghiệp ở nước ta
Đáp án: D Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: Ý nghĩa chủ yếu của việc phát triển các khu công nghiệp ở nước ta chuyên sản xuất công nghiệp và thực hiện các dịch vụ hỗ trợ sản xuất công nghiệp, không có dân cư sinh sống. Ngoài khu công nghiệp tập trung còn có khu chế xuất (chế biến để xuất khẩu) và khu công nghệ cao. (SGK/126 địa lí 12 cơ bản) - Sử dụng tốt tài nguyên, tạo nhiều việc làm => ý A đúng nhưng không phải ý nghĩa quan trọng nhất - tạo nhiều sản phẩm, đẩy mạnh xuất khẩu => ý B chưa đủ - đẩy nhanh đô thị hóa, phân bố lại dân cư.=> Khu công nghiệp không có dân cư sinh sống, ý C sai - thu hút đầu tư, thúc đẩy sản xuất hàng hóa => Ý nghĩa chủ yếu Chọn D. Câu hỏi 11 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, hãy cho biết với ưu thế đông dân, lao động dồi dào; Đồng bằng sông Hồng phát triển mạnh nhóm ngành/ ngành công nghiệp nào?
Đáp án: D Phương pháp giải: Từ khóa: ưu thế đông dân, lao động dồi dào => liên hệ những ngành công nghiệp cần nhiều lao động và thị trường tiêu thụ lớn. Lời giải chi tiết: Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và chế biến lương thực thực phẩm cần nhiều lao động, đặc biệt lao động phổ thông, giá rẻ và thị trường tiêu thụ rộng lớn => Do vậy với ưu thế đông dân, lao động dồi dào nên đồng bằng sông Hồng có thế mạnh để phát triển các ngành sản xuất hàng tiêu dùng và chế biến lương thực thực phẩm. Chọn D Câu hỏi 12 : Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội trở thành 2 trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta không phải là do:
Đáp án: C Phương pháp giải: Liên hệ các thế mạnh về vị trí địa lí, tài nguyên thiên nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội của 2 thành phố này. Lời giải chi tiết: Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội trở thành 2 trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta nhờ hội tụ những thuận lợi về: - Vị trí địa lí: Hà Nội và TP.HCM nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và phía Nam – 2 vùng động lực kinh tế phát triển năng động nhất cả nước. - Lao động: 2 thành phố tập trung dân cư đông đúc nhất cả nước, lao động dồi dào và có trình độ cao. - Kết cấu hạ tầng đồng bộ: Hà Nội và TP.HCM là 2 đầu mối giao thông vận tải lớn nhất nước ta, cơ sở hạ tầng phát triển hoàn thiện và hiện đại nhất cả nước. => Loại A, B, D - Hà Nội và TP. HCM không giàu có về các nguồn tài nguyên nhiên nhiên cho phát triển kinh tế. Chọn C Câu hỏi 13 : Nhận định đúng về các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở nước ta là:
Đáp án: A Phương pháp giải: Liên hệ kiến thức và sử dụng phương pháp phân tích, loại trừ. Lời giải chi tiết: - Nước ta có đầy đủ các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp: điểm công nghiệp, khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp và vùng công nghiệp => A đúng - Khu công nghiệp tập trung phân bố chủ yếu ở Đông Nam Bộ, ĐBSH và duyên hải miền Trung là những vùng kinh tế phát triển, thu hút nhiều đầu tư. Các vùng còn lại có nền kinh tế kém phát triển đồng thời có rất ít khu công nghiệp (TDMNBB, Tây Nguyên) => nhận định khu công nghiệp phổ biến ở vùng kém phát triển là SAI => loại B - Trung tâm công nghiệp phân bố ở cả vùng đồng bằng, duyên hải và đồi trung du (Việt Trì, Thái Nguyên) => nhận định chỉ tập trung ở đồng bằng và duyên hải là SAI => loại C - Các vùng công nghiệp có ranh giới khác với vùng nông nghiệp => nhận định trung nhau là SAI => loại D Chọn A Câu hỏi 14 : Ý nghĩa chủ yếu của việc phát triển các khu công nghiệp ở nước ta là
Đáp án: D Phương pháp giải: Phân tích, vận dụng. Lời giải chi tiết: Khu công nghiệp là hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp mới được hình thành ở nước ta từ những năm 90 của thế kỉ XX cho đến nay. Năm 2007, nước ta có 150 khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất, khu công nghệ cao. Mục đích của các khu công nghiệp nói chung là sản xuất các sản phẩm vừa để tiêu dùng trong nước, vừa xuất khẩu. (SGK địa lí 10 cơ bản trang 131). Vì vậy ý nghĩa chủ yếu của việc phát triển các khu công nghiệp ở nước ta là tạo ra nhiều sản phẩm để phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Chọn D. Câu hỏi 15 : Vùng nào có ít các khu công nghiệp nhất trong các vùng sau:
Đáp án: D Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: Khu công nghiệp là hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp hiện đại do vậy những vùng có mức độ tập trung công nghiệp thấp và trình độ sản xuất thấp như Tây Nguyên thường ít có các khu công nghiệp, kiến thức bài 28, lớp 12 => chọn D Câu hỏi 16 : Trung tâm công nghiệp có chuyên môn hóa khai thác than là:
Đáp án: B Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: Trung tâm công nghiệp có chuyên môn hóa khai thác than là Cẩm Phả (xem Atlat trang 21) => Chọn đáp án B Chú ý: Tránh nhầm lẫn với Quảng Ninh vì Quảng Ninh là địa giới hành chính tỉnh, không phải là 1 đô thị hay 1 trung tâm công nghiệp Câu hỏi 17 : Đây là đặc điểm của một trung tâm công nghiệp
Đáp án: A Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: Trung tâm công nghiệp thường gắn với đô thị vừa hoặc lớn, có vị trí địa lí thuận lợi; Gồm nhiều khu công nghiệp, xí nghiệp công nghiệp, điểm công nghiệp, liên hệ chặt chẽ về sản xuất, kĩ thuật và công nghệ…. => Chọn đáp án A Câu hỏi 18 : Mục đích chính của việc hình thành và phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất ở nước ta là
Đáp án: B Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: Mục đích chính của việc hình thành và phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất ở nước ta là: - Tạo nhiều nguồn hàng xuất khẩu chủ lực, thu ngoại tệ. - Các khu công nghiệp, khu chế xuất góp phần lớn vào tăng trưởng ngành sản xuất công nghiệp, nâng cao giá trị xuất khẩu và sức cạnh tranh của nền kinh tế; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các địa phương và cả nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Chọn B. Câu hỏi 19 : Việc hình thành các khu công nghiệp, khu chế xuất ở nước ta nhằm mục đích chủ yếu là
Đáp án: B Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: Mục đích chủ yếu của việc hình thành các khu công nghiệp, khu chế xuất ở nước ta là nhằm thu hút mạnh mẽ các nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài, chuyển giao công nghệ mới và tạo ra nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực có giá trị => từ đó góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng nền kinh tế. Chọn B Câu hỏi 20 : Nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố các khu công nghiệp của nước ta hiện nay là
Đáp án: A Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: Vị trí địa lí là nhân tố có ảnh hưởng quan trọng nhất đến sự phát triển và phân bố các khu công nghiệp ở nước ta. Ở nước ta các khu công nghiệp phân bố chủ yếu ở nơi có vị trí thuận lợi như gần các cảng biển, trục đường giao thông, dân cư đông, thị trường rộng lớn, nguồn lao động dồi dào, có khả năng thu hút vốn đầu tư như Đông Nam Bộ, Đồng bằng Sông Hồng, các khu kinh tế ven biển gắn với cảng nước sâu… Chọn: A. Câu hỏi 21 : Yếu tố khí hậu cũng ảnh hưởng đến tổ chức lãnh thổ công nghiệp vì :
Đáp án: A Phương pháp giải: Chi phối quy mô và cơ cấu của các xí nghiệp công nghiệp. Lời giải chi tiết: - Đặc điểm khí hậu và thời tiết tác động không nhỏ đến hoạt động của các ngành công nghiệp khai khoáng. Trong một số trường hợp, nó chi phối và việc lựa chọn kĩ thuật và công nghệ sản xuất. VD. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa làm cho máy móc dễ bị hư hỏng. Điều đó đòi hỏi phải sử dụng trang thiết bị sản xuất có đặc tính bền, chống han rỉ, ô-xi hóa Chọn A Câu hỏi 22 : Tỉnh Lâm Đồng nằm trong vùng công nghiệp :
Đáp án: C Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: Trong 6 vùng công nghiệp, Vùng 5 bao gồm các tỉnh Đông Nam Bộ và Bình Thuận, Tây Nguyên => Chọn đáp án C Câu hỏi 23 : Sự phân chia các trung tâm công nghiệp thành 3 nhóm là dựa vào :
Đáp án: C Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: Theo sgk trang 127, Sự phân chia các trung tâm công nghiệp thành 3 nhóm: trung tâm công nghiệp có ý nghĩa quốc gia, ý nghĩa vùng, ý nghĩa địa phương là dựa vào vai trò của các trung tâm trong phân công lao động theo lãnh thổ. => Chọn đáp án C Câu hỏi 24 : Hình thức tổ chức lãnh thổ nào sau đây không được xem tương đương với một khu công nghiệp ?
Đáp án: D Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: Ở nước ta, ngoài khu công nghiệp còn có các khu chế xuất và khu công nghệ cao (tương đương với khu công nghiệp) (sgk trag 126) => Chọn đáp án D Câu hỏi 25 : Một trong những công cụ hữu hiệu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là:
Đáp án: D Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: Một trong những công cụ hữu hiệu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là Tổ chức lãnh thổ công nghiệp (sgk trang 125), trong đó bao gồm: Xây dựng các khu công nghiệp, Phát triển các trung tâm công nghiệp, Hình thành các vùng công nghiệp => Chọn đáp án D Câu hỏi 26 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, hãy cho biết các trung tâm công nghiệp nào sau đây có quy mô trên 120 nghìn tỉ đồng?
Đáp án: C Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, các trung tâm công nghiệp nào sau đây có quy mô trên 120 nghìn tỉ đồng là Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh => Chọn đáp án C Câu hỏi 27 : Các tài nguyên thiên nhiên nào ảnh hưởng tới tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở nước ta?
Đáp án: C Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: Tài nguyên thiên nhiên ảnh hưởng tới tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở nước ta là: khoáng sản, nguồn nước và tài nguyên khác => Chọn đáp án C Câu hỏi 28 : Phát biểu nào sau đây đúng với điểm công nghiệp ở nước ta?
Đáp án: B Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: Phát biểu đúng với điểm công nghiệp ở nước ta là Chỉ có 1-2 xí nghiệp công nghiệp (xem thêm sgk Địa lí 10 trang 131) => Chọn đáp án B Câu hỏi 29 : Những trung tâm công nghiệp nào sau đây được xếp vào nhóm trung tâm công nghiệp có ý nghĩa vùng?
Đáp án: D Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: Những trung tâm công nghiệp được xếp vào nhóm trung tâm công nghiệp có ý nghĩa vùng là Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ (sgk Địa lí 12 trang 127) => Chọn đáp án D Câu hỏi 30 : Hà Nội, TP Hồ Chí Minh nằm trong nhóm I; Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ nằm trong nhóm II; Việt Trì, Thái Nguyên, Nha Trang.... nằm trong nhóm III. Sự phân chia như vậy là dựa vào tiêu chí:
Đáp án: C Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: - Hà Nội, TP Hồ Chí Minh nằm trong nhóm I (trung tâm có ý nghĩa quốc gia) - Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ nằm trong nhóm II (trung tâm có ý nghĩa vùng) - Việt Trì, Thái Nguyên, Nha Trang.... nằm trong nhóm III (trung tâm có ý nghĩa địa phương) => Sự phân chia như vậy là dựa vào vai trò của trung tâm công nghiệp trong sự phân công lao động theo lãnh thổ. (SGK Địa lí 12, Cơ bản, trang 127). Chọn C.
|