30 bài tập Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng mức độ dễ

Làm bài

Câu hỏi 1 :

Đặc điểm kinh tế-xã hội nào sau đây không đúng với Đồng bằng sông Hồng?

  • A Có lịch sử khai thác lãnh thổ sớm nhất cả nước.
  • B Mật độ dân số cao nhất cả nước.
  • C Năng suất lúa cao nhất cả nước.
  • D Sản lượng lúa cao nhất cả nước.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đặc điểm kinh tế-xã hội không đúng với Đồng bằng sông Hồng là Sản lượng lúa cao nhất cả nước. Vì sản lượng lúa cao nhất cẩ nước là vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Đồng bằng sông Hồng có sản lượng lúa lớn thứ 2 cả nước  (sgk Địa lí 12 trang 94)

=> Chọn đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Phát biểu nào sau đây không đúng về thế mạnh của cơ sở hạ tầng ở đồng bằng sông Hồng?

  • A Có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời.
  • B  Mạng lưới giao thông phát triển mạnh.
  • C Khả năng cung cấp điện, nước được đảm bảo.
  • D Thông tin liên lạc phát triển mạnh.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Phát biểu không đúng về thế mạnh của cơ sở hạ tầng ở đồng bằng sông Hồng là có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời. Vì đây là đặc điểm lịch sử khai thác lãnh thổ, không phải đặc điểm cơ sở hạ tầng

=> Chọn đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Hiện nay ngành nào sau đây không phải là ngành công  nghiệp trọng điểm ở Đồng bằng sông Hồng?

  • A Da giày.    
  • B Dệt may.     
  • C Điện tử.      
  • D Thủy điện.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Ngành công  nghiệp trọng điểm ở Đồng bằng sông Hồng không phải là Thủy điện. Vì sông ngòi chảy qua đồng bằng sông Hồng đều có độ dốc rất nhỏ, sông chảy qua địa hình khá bằng phẳng => hầu như không có tiềm năng phát triển thủy điện

=> Chọn đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Với một mùa đông lạnh và có mưa phùn, Đồng bằng sông Hồng có lợi thế để

  • A tăng thêm được một vụ lúa.      
  • B trồng được các loại rau ôn đới.
  • C  trồng được cây công nghiệp lâu năm.  
  • D nuôi được nhiều gia súc ưa lạnh.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Với một mùa đông lạnh và có mưa phùn, Đồng bằng sông Hồng có lợi thế để trồng được các loại rau có nguồn gốc cận nhiệt, ôn đới như củ cải, súp lơ, cải bắp, cải thảo, su hào...

=> Chọn đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Trọng tâm của định hướng chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ từng ngành kinh tế ở đồng bằng sông Hồng là:

  • A Phát triển và hiện đại hóa công nghiệp chế biến, các  ngành công nghiệp khác và dịch vụ gắn với yêu cầu phát triển của nền nông nghiệp hàng hóa
  • B Phát triển và hiện đại hóa nông nghiệp, gắn sự phát triển công nghiệp với công nghiệp chế biến.
  • C Phát triển và hiện đại hóa nông nghiệp và dịch vụ gắn với yêu cầu phát triển nông nghiệp hàng hóa
  • D Phát triển và hiện đại hóa cả công nghiệp chế biến và khai thác

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Trọng tâm của định hướng chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành kinh tế ở đồng bằng sông Hồng là Phát triển và hiện đại hóa công nghiệp chế biến, các  ngành công nghiệp khác và dịch vụ gắn với yêu cầu phát triển của nền nông nghiệp hàng hóa (sgk Địa lí 12 trang 153)

=> Chọn đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, NXB Giáo dục. Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng đồng bằng sông Hồng?

  • A Vĩnh Phúc.
  • B Bắc Giang.  
  • C Hưng Yên.          
  • D Ninh Bình.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Dựa vào Atlat trang 4-5 và trang 26, dễ dàng xác định được tỉnh Bắc Giang thuộc TDMNBB

=> Chọn đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Để bảo vệ và sử dụng hợp lí tài nguyên đất của Đồng bằng sông Hồng nói chung và tỉnh Nam Định nói riêng, giải pháp nào dưới đây không hợp lí?

  • A Canh tác hợp lý, chống bạc màu, nhiễm phèn, mặn. 
  • B Áp dụng các biện pháp thủy lợi, đào hố vẩy cá
  • C Bón phân cải tạo đất thích hợp, chống ô nhiễm đất.
  • D Thâm canh, nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Để bảo vệ và sử dụng hợp lí tài nguyên đất của Đồng bằng sông Hồng nói chung và tỉnh Nam Định nói riêng, giải pháp không hợp lí là Áp dụng các biện pháp thủy lợi, đào hố vẩy cá vì đào hố vẩy cá là biện pháp hạn chế xói mòn trên đất dốc ở vùng đồi núi, không thích hợp với vùng đồng bằng

=> Chọn đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Cây rau màu ôn đới được trồng ở đồng bằng sông Hồng vào vụ

  • A xuân.      
  • B Hè thu.                 
  • C Mùa.      
  • D Đông

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Cây rau màu ôn đới được trồng vào vụ đông ở đồng bằng sông Hồng (su hào, súp lơ, su su, cải thảo, cải bắp...)

=> Chọn đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Mục đích chủ yếu của việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng là

  • A khai thác các thế mạnh của vùng.
  • B  tăng cường hiện đại cơ sở hạ tầng.
  • C giải quyết nhiều  việc làm cho vùng. 
  • D tăng thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Mục đích chủ yếu của việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng là khai thác các thế mạnh của vùng và khắc phục những hạn chế của vùng.

=> Chọn đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Đồng bằng sông Hồng do phù sa của sông nào bồi đắp?

  • A sông Hồng và  sông Đà.    
  • B sông Hồng và sông Mã
  • C sông Hồng và sông Thái Bình.
  • D sông Hồng và sông Cả

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đồng bằng sông Hồng được phù sa sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp (sgk trang 33)

=> chọn đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Phải đặt ra vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở vùng Đồng bằng sông Hồng là do

  • A sức ép dân số đối với kinh tế -xã hội và môi trường.
  • B tài nguyên thiên nhiên của vùng không thật phong phú.
  • C đây là vùng có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế.
  • D việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành còn chậm chưa phát huy thế mạnh của vùng.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Phải đặt ra vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở vùng Đồng bằng sông Hồng là do việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành còn chậm chưa phát huy thế mạnh của vùng và chưa khắc phục được hết các hạn chế của vùng (sgk Địa lí 12 trang 150-151)

=> Chọn đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Tài nguyên du lịch nhân văn ở đồng bằng sông Hồng đa dạng và phong phú, tập trung nhiều

  • A Lễ hội.  
  • B Làng nghề truyền thống
  • C  Các di tích lịch sử - văn hóa   
  • D Di tích, lễ hội, làng nghề truyền thống

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Tài nguyên du lịch nhân văn ở đồng bằng sông Hồng đa dạng và phong phú bao gồm nhiều di tích, lễ hội, làng nghề truyền thống

=> Chọn đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 13 :

Hai trung tâm du lịch tiêu biểu của Đồng bằng sông Hồng là

  • A Hà Nội, Hải Dương.     
  • B Hà Nội, Nam Định.
  • C Hà Nội, Ninh Bình.    
  • D Hà Nội, Hải Phòng.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Hai trung tâm du lịch tiêu biểu của Đồng bằng sông Hồng là Hà Nội và Hải Phòng (Atlat trang 24)

=> Chọn đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 14 :

Điểm nào sau đây không đúng với đồng bằng sông Hồng?

  • A Tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng
  • B Là vùng chịu tác động của nhiều thiên tai nhiệt đới
  • C Là vùng thiếu nguyên liệu cho việc phát triển công nghiệp
  • D Một số tài nguyên thiên nhiên (đất, nước trên mặt, nước ngầm...) bị xuống cấp

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Theo sgk trang 151, Tài nguyên thiên nhiên ở ĐBSH không thật phong phú

=> Chọn đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 15 :

Phải đặt ra vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở vùng ĐB sông Hồng là vì?

 

  • A do tài nguyên thiên nhiên của vùng không thật phong phú
  • B   do sức ép dân số đối với kinh tế - xã hội và môi trường
  • C do đây là vùng có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế
  • D do việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành của vùng còn chậm, chưa phát huy được thế mạnh của vùng

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Phải đặt ra vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở vùng ĐB sông Hồng là vì do việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành của vùng còn chậm, chưa phát huy được thế mạnh và khắc phục hạn chế của vùng

=> Chọn đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 16 :

Nguyên nhân chính làm cho Đồng bằng sông Hồng trở thành vùng có mức độ tập trung công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng cao nhất nước ta

  • A Vùng đông dân nhất cả nước và có mật độ đô thị dày đặc
  • B Vùng tập trung nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất lớn nhất nước ta
  • C Vùng có ngành công nghiệp phát triển nhất nước ta
  • D Công nghiệp sản xuất  hàng tiêu dùng là ngành truyền thống của vùng.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Nguyên nhân chính làm cho Đồng bằng sông Hồng trở thành vùng có mức độ tập trung công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng cao nhất nước ta là Vùng ĐBSH là vùng đông dân nhất cả nước và có mật độ đô thị dày đặc, thị trường tiêu thụ lớn

=> Chọn đáp án A

Chú ý: ngành sản xuất hàng tiêu dùng thường gắn với thị trường tiêu thụ

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 17 :

Với một mùa đông lạnh và có mưa phùn, Đồng bằng sông Hồng có lợi thế

 

  • A tăng thêm được một vụ lúa      
  • B trồng được các loại rau cận nhiệt và ôn đới.
  • C trồng được cây công nghiệp lâu năm.  
  • D nuôi được nhiều gia súc ưa lạnh.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Với một mùa đông lạnh và có mưa phùn, Đồng bằng sông Hồng có lợi thế trồng được các loại rau cận nhiệt và ôn đới

=> Chọn đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 18 :

Nhóm đất chiếm diện tích lớn nhất ở Đồng bằng sông Hồng là

  • A đất phèn, đất mặn.  
  • B  đất phù sa sông.
  • C đất xám.
  • D đất cát ven biển.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Nhóm đất chiếm diện tích lớn nhất ở Đồng bằng sông Hồng là đất phù sa sông (Atlat trang 11 – màu đất phù sa sông chiếm phần lớn diện tích Đồng bằng sông Hồng)

=> Chọn đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 19 :

Những vấn đề kinh tế - xã hội cần được quan tâm giải quyết hàng đầu ở Đồng bằng sông Hồng nước ta trong giai đoạn hiện nay là

  • A  nơi tập trung nhiều trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị lớn của cả nước
  • B dân số đông, diện tích đất canh tác hạn chế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm.
  • C vùng trọng điểm về sản xuất lương thực, thực phẩm.
  • D trình độ thâm canh cao.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Những vấn đề kinh tế - xã hội cần được quan tâm giải quyết hàng đầu ở Đồng bằng sông Hồng nước ta trong giai đoạn hiện nay là dân số đông, diện tích đất canh tác hạn chế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm, làm hạn chế khả năng phát triển của vùng

=> Chọn đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 20 :

Hạn chế lớn nhất đối với phát triển kinh tế - xã hội ở vùng Đồng bằng sông Hồng là

  • A có nhiều thiên tai như bão, lũ lụt, rét đậm, sương muối.
  • B thiếu nguyên liệu cho phát triển công nghiệp.
  • C dân số quá đông, mật độ dân số cao.
  • D diện tích đất nông nghiệp đang có xu hướng thu hẹp nhanh.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Hạn chế lớn nhất đối với phát triển kinh tế - xã hội ở vùng Đồng bằng sông Hồng là dân số quá đông, mật độ dân số cao trong khi kinh tế còn chậm phát triển nên gây ức ép lớn đến các vấn đề phát triển kinh tế - xã hội, việc làm...

=> Chọn đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 21 :

Biểu hiện rõ nhất của sức ép dân số lên tài nguyên ở vùng Đồng bằng sông Hồng là

  • A  nguồn nước bị  ô nhiễm.   
  • B  đất đai bạc màu.
  • C bình quân đất nông nghiệp trên đầu người thấp.  
  • D tài nguyên khoáng sản cạn kiệt.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Biểu hiện rõ nhất của sức ép dân số lên tài nguyên ở vùng Đồng bằng sông Hồng là bình quân đất nông nghiệp trên đầu người thấp; bình quân đất nông nghiệp = diện tích đất nông nghiệp / số dân => số dân càng lớn thì bình quân đất nông nghiệp càng nhỏ

=> Chọn đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 22 :

Tỉnh nào của đồng Đồng bằng sông Hồng không giáp với Trung du và miền núi Bắc Bộ?

  • A  Vĩnh Phúc.     
  • B Bắc Ninh.           
  • C Hưng Yên    
  • D Hải Phòng

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, NXB Giáo dục trang 4-5 – Hành chính, Tỉnh Hưng Yên không giáp với TDMNBB

=> Chọn đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 23 :

Sản lượng lúa ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long nhiều hơn vùng Đồng bằng sông Hồng do

  • A có năng suất lúa cao hơn.      
  • B có diện tích trồng lúa lớn hơn.
  • C có trình độ thâm canh cao hơn.  
  • D có nhu cầu thị trường lớn hơn.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Sản lượng lúa ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long nhiều hơn vùng Đồng bằng sông Hồng do Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích trồng lúa lớn hơn. Sản lượng = năng suất * diện tích => diện tích lớn cho ra sản lượng lớn

=> Chọn đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 24 :

Đặc điểm kinh tế xã hội nào sau đây không đúng với vùng đồng bằng sông Hồng :

  • A Năng suất lúa cao nhất cả nước
  • B Có lịch sử kai thác lãnh thổ sớm nhất cả nước
  • C Mật độ dân số cao nhất cả nước
  • D Sản lượng lúa lớn nhất cả nước

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Vùng có sản lượng lúa lớn nhất cả nước là đồng bằng sông Cửu Long

Chọn D.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 25 :

Lí do nào sau đây, không phải là nguyên nhân cần đẩy mạnh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở đồng bằng sông Hồng?

  • A Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm khai thác hiệu quả các thế mạnh và khắc phục khó khăn của vùng.
  • B Đồng bằng sông Hồng có vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của nước ta
  • C Chủ yếu nhằm thu hút lao động từ các vùng khác đến, đặc biệt lao động có trình độ cao.
  • D  Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực là một xu thế tất yếu của cá nước nói chung.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Nguyên nhân cần đẩy mạnh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở đồng bằng sông Hồng không phải chủ yếu nhằm thu hút lao động từ các vùng khác bởi ĐBSH là vùng có lực lượng lao động đông đảo, chất lượng cao hàng đầu cả nước, thậm chí phát triển kinh tế còn chưa đáp ứng đủ việc làm cho lao động ở vùng này

=> Chọn đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 26 :

Xu hướng chuyển dịch trong khu vực I của đồng bằng sông Hồng là

  • A tăng tỉ trọng ngành trồng trọt, giảm tỉ trọng ngành chăn nuôi và thủy sản.
  • B giảm tỉ trọng của ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng của ngành chăn nuôi và thủy sản.
  • C giảm tỉ trọng ngành trồng trọt và ngành thuỷ sản, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi.
  • D tăng tỉ trọng ngành trồng trọt và chăn nuôi, giảm tỉ trọng ngành thủy sản.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Xu hướng chuyển dịch trong khu vực I của  đồng bằng sông Hồng là giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi và thủy sản. (SGK/153 Địa 12)

Chọn: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 27 :

Xu hướng chung của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo chiều hướng tích cực của đồng bằng sông Hồng là:

  • A Tăng tỉ trọng khu vực I, giảm tỉ trọng khu vực II và III
  • B Tăng tỉ trọng khu vực I và II, giảm tỉ trọng khu vực III
  • C Giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II và III
  • D Giảm tỉ trọng khu vực I và III, tăng tỉ trọng khu vực II

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

ĐBSH có xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế giống với xu hướng chung của cả nước, phần phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, bài 33 địa lí 12

=> chọn C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 28 :

Vùng đồng bằng có lịch sử khai thác lâu đời nhất ở nước ta là:

  • A đồng bằng sông Cửu Long.
  • B đồng bằng Bình - Trị - Thiên.
  • C đồng bằng Thanh Hóa
  • D đồng bằng sông Hồng.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đồng bằng sông Hồng có lịch sử khai thác lâu đời nhất nước ta, lịch sử hàng ngàn năm văn hiến.

Chọn D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 29 :

Định hướng trọng tâm trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng là:

  • A hiện đại hóa công nghiệp khai thác, giảm công nghiệp chế biến, các ngành công nghiệp khác và dịch vụ phát triển tự nhiên.
  • B phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm đặc biệt chú ý đến công nghiệp điện lực và khai thác dầu khí.
  • C hiện đại hóa công nghiệp chế biến, các ngành công nghiệp khác và dịch vụ gần với yêu cầu phát triển nền công nghiệp hàng hóa.
  • D phát triển các nghành công nghiệp nặng, các ngành công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp phát triển cơ sở nhu cầu thị trường.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Định hướng trọng tâm trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng là hiện đại hóa công nghiệp chế biến, các ngành công nghiệp khác và dịch vụ gần với yêu cầu phát triển nền công nghiệp hàng hóa. (sgk Địa 12 trang 153)

=> Chọn C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 30 :

Tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp so với tổng diện tích tự nhiên ở vùng ĐBSH là?

  • A 79,5
  • B 59,7
  • C 51,2
  • D 15,4

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp so với tổng diện tích tự nhiên ở vùng ĐBSH là 51,2% (hình 33.1 SGK/150 Địa lí 12 cơ bản)

=> Chọn C

Đáp án - Lời giải

Xem thêm

close