30 bài tập Nước Đức giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) mức độ dễLàm bàiCâu hỏi 1 : Cuộc khủng hoàng kinh thế giới cuối năm 1929 đã tác động như thế nào đến nền kinh tế Đức?
Đáp án: C Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: (Sgk trang 66) Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 1929 đã giáng đòn nặng nề vào nền kinh tế Đức. - Năm 1932, sản xuất công nghiệp giảm 47% so với những năm trước khủng hoảng. - Hàng nghìn nhà máy, xí nghiệp phải đóng cửa. - Số người thất nghiệp lên tới 5 triệu người. Chọn đáp án: C Câu hỏi 2 : Thời kì đen tối của lịch sử nước Đức gắn liền với sự kiện nào?
Đáp án: C Lời giải chi tiết: (Sgk trang 66) Trong thời kì khủng hoảng, Đảng Xã hội dân chủ - đảng có ảnh hưởng trong quần chúng lao động – đã từ chối hợp tác với những người cộng sản. Điều đó đã tạo điều kiên cho các thế lực phát xít lên cầm quyền ở Đức. Ngày 30-1-1933, Tổng thống Hin-đen-bua chỉ định Hít-le làm thủ tướng và thành lập chính phủ mới, mở ra một thời kì đen tối trong lịch sử nước Đức. Chọn đáp án: C Câu hỏi 3 : Ngày 25-11-1936, Đức kí với Nhật hiệp ước gì?
Đáp án: A Lời giải chi tiết: Hiệp ước chống Quốc tế cộng sản năm 1936. - Thỏa ước ước quốc tế giữa Đức và Nhật Bản (kí 25.11.1936 – tại Beclin) và sau đó với Ý (kí 6.11.1937) nhằm thiết lập một số khối liên minh phát xít Đức – Ý – Nhật dưới danh nghĩa cùng “hợp tác trong linh vực phòng thủ chống nhữn hoạt động phá hoại của Quốc tế cộng sản. - Trong điều 1 của Hiệp ước ghi rõ: :các bên kí kết hiêp ước cam kết sẽ thông báo cho nhau về hỏa động của Quốc tế cộng sản, sẽ trao đổi ý kiến về việc áp dụng biện pháp phòng thủ cần thiết và củng cố sự hợp tác chặt chẽ trong viêc thực hiện các biện pháp đó” Trên thực tế, qua việc kí hiệp ước này, các nước phát xít chủ trương thành lập một liên minh chính trị - quân sự, không chỉ chống Quốc tế cộng sản mà còn muốn gây ra chiến tranh chống các nước Anh Pháp, Hoa Kì, phá vỡ hê thống Vécxai – Oasinhtơn và phân chia lại phạm vi thống trị thế giới. - Sau này các nước Tây Ban Nha, Bungari, Rumani, Phần Lan, Hungari cũng tham gia hiệp ước. Chọn đáp án: A Câu hỏi 4 : Chính quyến phát xít lên nắm quyền ở Đức đã tổ chức nền kinh tế theo hướng
Đáp án: B Lời giải chi tiết: (Sgk trang 67) Sau khi lên nắm quyền, chính quyền phát xít tiến hành tổ chức nền kinh tế theo hướng tập trung, mệnh lệnh, phục vụ nhu cầu quân sự. Chọn đáp án: B Câu hỏi 5 : Đảng Quốc xã Đức đã đề ra chủ trương gì khi nước Đức lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng?
Đáp án: D Lời giải chi tiết: (Sgk trang 66) Trong hoàn cảnh nước Đức chịu ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933, các thế lực phản động, hiếu chiến, đặc biệt là Đảng công nhân quốc gia xã hội (gọi tắt là Đảng Quốc xã) ngày càng mở rộng ảnh hưởng trong quần chúng, đùng đầu là Hít-le chủ trương ra sức tuyên truyền, kích động chủ nghĩa phục thù, chống cộng sản và phân biệt chủng tộc, chủ trương phát xít hóa bộ máy nhà nước, thiết lập chế độ độc tài khủng bố công khai. Chọn đáp án: D Câu hỏi 6 : Nước Đức vượt qua thời kì khủng hoảng kinh tế- chính trị và đi vào thời kì ổn định trong thời gian nào?
Đáp án: C Lời giải chi tiết: (Sgk trang 65) Cuối năm 1923, nước Đức đã vượt qua được thời kì khủng hoảng kinh tế và chính trị sau chiến tranh. Chính quyền tư sản đã đẩy lùi phong trào cách mạng của quần chúng, từng bước khắc phục tình trang hỗn loạn về tài chính, tạo đà cho nền kinh tế khôi phục và phát triển. (Những năm ổn định tạm thời 1924 – 1929) Chọn đáp án: C Câu hỏi 7 : Năm 1934, ở nước Đức diễn ra sự kiện gì?
Đáp án: B Lời giải chi tiết: (Sgk trang 67) Năm 1934, Tổng thống Hin-đen-bua qua đời, Hít-le tuyên bố hủy bỏ Hiến pháp Vaima, tự xưng là Quốc trưởng suốt đời. Nền cộng hòa Vaima hoàn toàn sụp đổ. Chon đáp án: B Câu hỏi 8 : Đầu năm 1938, tổng sản lượng công nghiệp Đức tăng bao nhiêu % so với trước khủng hoảng và đứng thứ bao nhiêu trong châu Âu tư bản về sản lượng thép và điện:
Đáp án: C Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: (Sgk trang 67) Năm 1938, tổng sản lượng công nghiệp của Đức tăng 28% so với giai đoạn trước khủng hoảng và vượt qua một số nước Tây Âu, dựa vào bảng thống kê (Sgk trang 67) cho thấy sản lượng thép và điện của Đức đứng đầu châu Âu. Chọn đáp án: C Câu hỏi 9 : Để thiết lập nền chuyên chính độc tài, chính phủ Hít-le đã có hành đông gì?
Đáp án: C Lời giải chi tiết: (Sgk. trang 67) - Từ năm 1933, Chính phủ Hít-le ráo riết thiết lập nền chuyên chính độc tài, công khai khủng bố các đảng phái dân chủ tiến bộ, trước hết là Đảng cộng sản Đức. - Tháng 3-1933, chính quyền phát xít vu cáo những người cộng sản đốt cháy nhà Quốc hội, đặt Đảng cộng sản ra ngoài vòng pháp luật và bắt giam 10 vạn đảng viên cộng sản. Chọn đáp án: C Câu hỏi 10 : Trong giai đoạn 1933 – 1939, các ngành công ngiệp Đức dần dần được phục hồi và hoạt đông hết sức khẩn trương, đặc biệt là
Đáp án: A Lời giải chi tiết: (Sgk trang 67) Tháng 7-1933, Hít-le thành lập Tổng hội đồng kinh tế để điều hành hoạt động của các ngành kinh tế. Các ngành công nghiệp dần dần được phục hồi và hoạt đông hết sức khẩn trương, đặc biệt là công nghiệp quân sự. Chọn đáp án: A Câu hỏi 11 : Thời kì đen tối trong lịch sử nước Đức gắn liền với sự kiện gì?
Đáp án: C Lời giải chi tiết: (Sgk trang 66) Ngày 30-1-1933, Tổng thống Hin-đen-bua chỉ định Hít-le làm Thủ tướng thành lập chính phủ mới mở ra thời kì đen tối trong lịch sử nước Đức. Chon đáp án: C Câu hỏi 12 : Đức tuyên bố rút khỏi Hội Quốc liên vào thời gian nào?
Đáp án: A Phương pháp giải: (Sgk trang 68) Lời giải chi tiết: Trong giai đoạn 1933 – 1939, về chính sách đối ngoai chính quyền Hít-le tăng cường các hoạt động chuẩn bị chiến tranh. Tháng 10-1933, nước Đức tuyên bố rút khỏi Hội Quốc liên để được tự do hành động. Chọn đáp án: A Câu hỏi 13 : Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, kẻ hung hãn nhất trong cuộc đua giành giật thuộc địa là?
Đáp án: D Phương pháp giải: (Sgk trang 32) Lời giải chi tiết: Trong cuộc đua giành giật thuộc địa, đế quốc Đức là kẻ hung hãn nhất, vì có tiềm lực kinh tế và quân sự nhưng lại ít thuộc địa. Thái độ của Đức làm cho quan hệ quốc tế ở châu Âu ngày càng căng thẳng, đặc biệt là quan hệ giữa các nước đế quốc với nhau. Chọn đáp án: D Câu hỏi 14 : Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 tác động nặng nề nhất đến ngành kinh tế nào của nước Đức?
Đáp án: A Phương pháp giải: sgk trang 66. Lời giải chi tiết: Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1929 đã giáng đòn nặng nề vào nền kinh tế Đức, tron đó nặng nề nhất là công nghiệp giảm 47% so với trước khủng hoảng. Chọn đáp án: A Câu hỏi 15 : Các thế lực phản động, hiếu chiến tập trung trong tổ chức nào ở nước Đức?
Đáp án: B Phương pháp giải: sgk trang 66. Lời giải chi tiết: Trong bối cảnh khủng hoảng đang diễn ra, các thế lực phản động, hiếu chiến, đặc biệt là Đảng Cộng nhân quốc gia xã hội (Đảng Quốc xã) ngày càng mở rộng ảnh hưởng trong quần chúng. Chọn đáp án: B Câu hỏi 16 : Chính phủ Hítle đặt Đảng Cộng sản nước Đức ra ngoài vòng pháp luật sau sự kiện nào?
Đáp án: C Phương pháp giải: sgk trang 67. Lời giải chi tiết: Tháng 3-1933, chính quyền phát xít vu cáo những người cộng sản đốt cháy nhà quốc hội, đặt cộng sản ra ngoài vòng pháp luật và bắt 10 vạn đảng viên cộng sản. Chọn đáp án: C Câu hỏi 17 : Chính phủ Hítle đã tổ chức lại nền kinh tế trong nước theo hướng
Đáp án: C Phương pháp giải: sgk trang 67. Lời giải chi tiết: Về kinh tế, chính quyền phát xít tiến hành tổ chức nền kinh tế theo hướng tập trung, mệnh lệnh, phục vụ nhu cầu quân sự. Chon đáp án: C Câu hỏi 18 : Sự kiện nổi bật nào đã diễn ra ở nước Đức tháng 7 – 1933?
Đáp án: A Phương pháp giải: sgk trang 67. Lời giải chi tiết: Tháng 7-1933, Hít-le thành lập Tổng hội đồng kinh tế để điều hành các ngành kinh tế Chọn đáp án: A Câu hỏi 19 : Ngành kinh tế được phục hồi và phát triển nhanh nhất ở Đức những năm 30 của thế kỉ XX là
Đáp án: B Phương pháp giải: sgk trang 67. Lời giải chi tiết: Tháng 7-1933, Hít-le thành lập Tổng hội đồng kinh tế để điều hành các ngành kinh tế. Các ngành công nghiệp dần dần được phục hồi và hoạt động hết sức khẩn trương, đặc biệt là công nghiệp quân sự. Chọn đáp án: B Câu hỏi 20 : Vì sao nền kinh tế Đức suy thoái nghiêm trọng về mọi mặt từ năm 1929 đến 1933?
Đáp án: B Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: (Sgk trang 66) Do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 (khủng hoảng thừa), nền kinh tế Đức suy thoái nghiêm trọng về mọi mặt: - Năm 1932, sản xuất công nghiệp giảm 47% so với những năm trước khủng hoảng. - Hàng nghìn nhà máy, xí nghiệp phải đóng cửa. - Số người thất nghiệp lên tới 5 triệu người. Chọn đáp án: B Câu hỏi 21 : Điền từ còn thiếu vào câu sau: “ Sau khi lên nắm chính quyền, chính phủ………… ráo riết thiết lập nền chuyên chính…………. Công khai khủng bố các Đảng phái dân chủ trước hết là Đảng cộng sản Đức”
Đáp án: B Lời giải chi tiết: (Sgk trang 67) Từ năm 1933, Chính phủ Hít – le ráo riết thiết lập nền chuyên chính độc tài, công khai khủng bố phái dân chủ tiến bộ, trước hết là Đảng cộng sản. Chọn đáp án: B Câu hỏi 22 : Chính sách đối nội của Đảng quốc Xã không phải là
Đáp án: A Lời giải chi tiết: (Sgk trang 66) Chọn đáp án: A Câu hỏi 23 : Chế độ cộng hào Vaima hoàn toàn sụp đổ khi
Đáp án: C Lời giải chi tiết: (Sgk trang 67) Chọn đáp án: C Câu hỏi 24 : Biểu hiện nào chững tỏ Đức trở thành một trại lính khổng lồ?
Đáp án: A Lời giải chi tiết: (Sgk trang 68) Năm 1935, Hít-le ban hành lênh tổng động viên, tuyên bô thành lập đội quân thường trực và bắt đầu triển khai các hoạt động quân sự ở châu Âu. Đến năm 1938, với đội quan 1500.000 người cùng 30000 xe tăng và khoảng 4000 máy bay => Nước Đức trở thành trại lính khổng lồ, chuẩn bị tiến hành các kế hoạch gây chiến tranh xâm lược. Chọn đáp án: A Câu hỏi 25 : Nhân tố nào không phải điều kiện tạo cơ hội cho thế lực phát xít lên cầm quyền ở Đức?
Đáp án: D Lời giải chi tiết: (Sgk trang 66) Đáp án D là mốc đánh dấu thế lực phát xít lên cầm quyền ở Đức. Chọn đáp án: D Câu hỏi 26 : Nền công nghiệp phát triển mạnh mẽ ở Đức trong thời kì 1933 – 1939 là
Đáp án: A Phương pháp giải: (Sgk trang 67), suy luận Lời giải chi tiết: Trong giai đoạn 1936 – 1939, chính quyền phát xít tiến hành tổ chức nền kinh tế theo hướng tập trung, mệnh lệnh, phục vụ nhu cầu quân sự. Tháng 7-1933, Hít –le thành lập Tổng hội đồng kinh tế để điều hành hoạt động của các ngành kinh tế. Các ngành công nghiệp dần dần được phục hồi và hoạt đông hết sức khẩn trương, đặc biệt là công nghiệp quân sự. Tuy nhiên, ngành công nghiệp phát triển mạnh mẽ nhất ở Đức giai đoạn này là công nghiệp nặng (dựa vào bảng “Thống kê sản lượng một số sản phẩm công nghiệp của Anh, Pháp, I-ta-li-a, Đức năm 1937”, Sgk trang 67). Chọn đáp án: A Câu hỏi 27 : Để thiêt lập nền chuyên chính độc tài, chính phủ Hít –le đã làm gì?
Đáp án: A Phương pháp giải: (Sgk trang 66), loại trừ Lời giải chi tiết: Trước tình trạng đất nước ngày càng rơi vào khủng hoảng, các thế lực phản động, hiếu chiến, đặc biệt là Đảng Công nhân quốc gia xã hội (gọi tắt là Đảng Quốc Xã), ngày càng mở rộng ảnh hưởng trong quần chúng. Đứng đầu Đảng Quốc xã là Hít-le, ra sức tuyên truyền, kich động chủ nghĩa phục thù, chống cộng sản và phân biệt chủng tộc, chủ trương phát xít hóa bộ máy nhà nước, thiết lập chế độ độc tài khủng bố công khai. Chọn đáp án: A Câu hỏi 28 : Để thực hiện nền chuyên chính độc tài, ở trong nước Chính phủ Hitle đã thực hiện chính sách chủ yếu nào?
Đáp án: B Phương pháp giải: Sgk trang 67, suy luận. Lời giải chi tiết: Từ năm 1933, chình phủ Hít-le ráo riết thiết lập nền chuyên chính độc tài, ở trong nước, chính phủ Hít –le đã ráo riết thiết lập nền chuyên chính độc tài, công khai khủng bố các đảng phái dân chủ tiến bộ, trước hết là Đảng Cộng sản Đức. Cụ thể là tháng 3-1933, chính quyền phát xít vu cáo những người cộng sản đốt cháy nhà Quốc hội, đặt Đảng Cộng sản ra ngoài vòng pháp luật và bắt giam 10 vạn đảng viên cộng sản. => Chính sách chủ yếu nhất trong nước của Hitle để thực hiện nên chuyên chính độc tài. Chọn đáp án: B Câu hỏi 29 : Ý nào không phản ánh đúng hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 đối với nước Đức?
Đáp án: D Phương pháp giải: sgk trang 66, loại trừ. Lời giải chi tiết: Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới cuối năm 1929 đã giáng đòn nặng nề làm kinh tế - chính trị - xã hội, Đức khủng hoảng trầm trọng. *Kinh tế: - Năm 1932, sản xuất công nghiệp giảm 47% so với những năm trước khủng hoảng. - Hàng nghìn nhà máy xí nghiệp đóng cửa. - Mâu thuẫn xã hội và những cuộc đấu tranh của nhân dân lao động đã dẫn tới một cuộc khủng hoảng chính trị trầm trọng. Đáp án D là chính sách đối ngoại của Đức sau khi chủ nghĩa phát xít hình thành. Chọn đáp án: D Câu hỏi 30 : Ý không phản ánh đúng chủ trương của người đứng đầu Đảng Quốc xã là
Đáp án: D Phương pháp giải: Sgk trang 66, loại trừ. Lời giải chi tiết: Đảng Quốc xã Đức (đứng đầu là Hít-le) ra sức tuyên truyền, kích động chủ nghĩa phục thù, chống cộng sản và phân biệt chủng tộc, chủ trương phát xít hóa bộ máy nhà nước, thiết lập chế độ độc tài khủng bố công khai. Chọn đáp án: D
|