30 bài tập Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN mức độ khóLàm bàiCâu hỏi 1 : Khi nói về các hoạt động diễn ra trong quá trình nhân đôi ADN, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai? (1) Trong mỗi chạc chữ Y chỉ có 1 mạch làm khuôn. (2) Trong mỗi chạc chữ Y đều có 2 mạch làm khuôn. (3) Trong mỗi chạc chữ Y, ADN polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới trên mạch khuôn có chiều 5’- 3’. (4) Quá trình nhân đôi ADN diễn ra ở pha S của kì trung gian của chu kì tế bào.
Đáp án: C Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: Các phát biểu sai là : (1),(3). Ý (1) sai vì : cả 2 mạch đều được sử dụng làm khuôn Ý (3) sai vì : ADN polimerase tổng hợp mạch mới trên cả 2 mạch theo chiều 5’ – 3’ Đáp án C Câu hỏi 2 : Một gen dài 425 nm và có tổng số nuclêôtit loại A và nuclêôtit loại T chiếm 40% tổng số nuclêôtit của gen. Mạch 1 của gen có 220 nuclêôtit loại T và số nuclêôtit loại X chiếm 20% tổng số nuclêôtit của mạch. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Mạch 1 của gen có G/X = 2/3 III. Mạch 2 của gen có (A + X)/(T + G) = 53/72. II. Mạch 2 của gen có G/T = 25/28. IV. Mạch 2 của gen có 20% số nuclêôtit loại X.
Đáp án: C Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: Gen dài 425 nm → 2A + 2G = 2500 Mà A+T = 2A = 2T = 40% x 2500 = 1000 → vậy A = T = 500 và G = X = 750 Theo nguyên tắc bổ sung, ta có: A1 = T2 , T1 = A2 , G1 = X2 , X1 = G2 Mạch 1: T1 = 220, X1 = 0,2 x 1250 = 250 → A1 = A – A2 = A – T1 = 280 → G1 = G – G2 = G – X1 = 500 Mạch 2 có A2 = 220, T2 = 280, G2 = 250 X2 = 500
Mạch 1 của gen có G1/X1 = 2/1 → I sai Mạch 2 của gen có G2/T2 = 25/28 → II đúng Mạch 2 của gen có (A2+X2)/(T2+G2) = 72/53→ III sai Mạch 2 của gen có X2 = 500 = 40% x 1250 → IV sai Vậy chỉ có phát biểu II đúng Đáp án C Câu hỏi 3 : Một gen của sinh vật nhân sơ thực hiện nhân đôi người ta đếm được 70 đoạn okazaki. Số đoạn mồi cần tổng hợp là:
Đáp án: C Phương pháp giải: Số đoạn mồi = số đoạn Okazaki + 2 Lời giải chi tiết: Gen của sinh vật nhân sơ có 1 vị trí tái bản – tạo thảnh 1 đơn vị tái bản gồm 2 chạc chữ Y Trong 1 chạc chữ Y có : 1 mạch tổng hợp liên tục – cần 1 đoạn mồi 1 mạch tổng hợp gián đoạn – cần số đoạn mồi = số đoạn Okazaki → trong 1 đơn vị tái bản có số đoạn mồi = tổng số đoạn Okazaki đếm được + 2 → Số đoạn mồi cẩn tổng hợp là : 70 +2 = 72 Đáp án C Câu hỏi 4 : Một phân tử mARN nhân tạo có chứa 2 loại Nucleotit là A, G, . Số bộ ba tối đa có thể tạo ra là:
Đáp án: D Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: Số bộ ba tối đa có thể tạo ra là: 23 : 2 = 4 Đáp án D Câu hỏi 5 : Có 8 phân tử ADN nhân đôi một số lần bằng nhau đã tổng hợp được 112 mạch polinucleotit mới lấy nguyên liệu hoàn toàn từ môi trường nội bào. Số lần tự nhân đôi của mỗi phân tử ADN trên là:
Đáp án: C Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: 8 phân tử ADN nhân đôi n lần tạo ra 8.2n phân tử ADN mới Số mạch polinucleotit mới lấy nguyên liệu hoàn toàn từ môi trường là: (8.2n - 8) x 2 = 112 Giải ra, n = 3 Đáp án C Câu hỏi 6 : Trên phân tử ADN có 5 điểm tái bản. Qúa trình tái bản hình thành 80 đoạn Okazaki. Số đoạn mồi được tổng hợp trong quá trình tái bản trên là
Đáp án: D Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: Phương pháp: - mỗi đơn vị tái bản có 2 chạc chữ Y, trong mỗi chạc chữ Y số đoạn mồi = số đoạn Okazaki +1 Cách giải: Số đoạn mồi được tổng hợp là: 80 +5×2 =90 Chọn D Câu hỏi 7 : Một phân tử ADN dạng vòng có 105 cặp nucleotit tiến hành nhân đôi 3 lần, số liên kết phosphodieste được hình thành giữa các nucleotit trong quá trình nhân đôi là:
Đáp án: A Phương pháp giải: Sử dụng công thức tính số liên kết phosphodieste hình thành qua n lần nhân đôi của 1 phân tử ADN : (2n – 1)N ADN dạng vòng thì số liên kết phosphodieste bằng số nucleotit Lời giải chi tiết: Phân tử ADN có 2.105 nucleotit. Số liên kết phosphodieste hình thành qua 3 lần nhân đôi là (2n – 1)2.105 =14.105 Chọn A Câu hỏi 8 : Một phân tử ADN khi nhân đôi 1 lần có 100 đoạn Ôkazaki và 120 đoạn mồi. Số đơn vị tái bản của phân tử ADN là
Đáp án: C Phương pháp giải: Mỗi đơn vị tái bản có 2 chạc chữ Y Mỗi chạc chữ Y có số đoạn mồi được tính bằng công thức số okazaki + 2 Lời giải chi tiết: Số đoạn mồi = số đoạn okazaki + 2× số đơn vị tái bản → số đơn vị tái bản là 10 Chọn C Câu hỏi 9 : Trong các đặc điểm nêu dưới đây, có bao nhiêu đặc điểm có ở cả quá trình nhân đôi của ADN ở sinh vật nhân thực và quá trình nhân đôi ADN của sinh vật nhân sơ ? 1. Có sự hình thành các đoạn Okazaki. 2. Nuclêôtit mới được tổng hợp sẽ liên kết vào đầu 3' của mạch mới. 3. Trên mỗi phân tử ADN có nhiều điểm khởi đầu tái bản. 4. Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn. 5. Enzim nối ligaza chỉ tác động lên một trong hai mạch đơn mới được tổng hợp từ phân tử ADN mẹ. 6. Sử dụng các loại nuclêôtit A, T, G, X, U làm nguyên liệu.
Đáp án: C Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: Các đặc điểm có cả ở quá trình nhân đôi ADN của sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực là 1,2,4,6 Ý 3 là đặc điểm ở sinh vật nhân thực Ý 5 sai Enzim nối ligaza chỉ tác động lên 2 mạch. Chọn C Câu hỏi 10 : Cho các phát biểu sau về quá trình nhân đôi ADN: (1) Enzym nối ligaza có mặt trên cả hai mạch mới đang được tổng hợp. (2) Enzym ADN polymeraza trượt theo hai chiều ngược nhau trên cùng một khuôn. (3) Enzym Am polymeraza luôn dịch chuyển theo chiều enzym tháo xoắn. (4) Trong quá trình nhân đôi ADN, trên một chạc sao chép, một mạch được tổng hợp liên tục, một mạch được tổng hợp gián đoạn.Có bao nhiêu phát biểu đúng?
Đáp án: C Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: Xét các phát biểu: (1) đúng. Vì trên một mạch có cả đoạn được tổng hợp gián đoạn, đoạn được tổng hợp liên tục
(2) đúng, vì 2 mạch khuôn có chiều ngược nhau (3) sai, enzyme ADN polimerase luôn dịch chuyển theo chiều 3’-5’ ( để tổng hợp mạch mới có chiều 5’–3’) (4) đúng, vì enzyme ADN polimerase chỉ tổng hợp mạch mới có chiều 5’–3’ Chọn C Câu hỏi 11 : Trong một ống nghiệm, có 3 loại nuclêôtit A, U, G với tỉ lệ lần lượt là 1 : 1 : 2. Từ 3 loại nuclêôtit này người ta đã tổng hợp nên một phân tử ARN nhân tạo. Theo lí thuyết, trên phân tử ARN nhân tạo này, xác suất xuất hiện bộ ba kết thúc là bao nhiêu?
Đáp án: B Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: Bộ ba kết thúc : UAA , UAG , UGA A : U : G = 1 : 1 : 2 Xác suất xuất hiện bộ ba kết thúc là tổng của 3 xác suất tạo thành 3 bộ ba trên và bằng: (1/4).(1/4)2 + (1/4).(1/4).(1/2) + (1/4).(1/2).(1/4) = 5/64 Đáp án B Câu hỏi 12 : Mạch thứ nhất của gen có trình tự nuclêôtít là 3’AAAXXAGGGTGX 5’. Tỉ lệ \(\frac{{\left( {A + G} \right)}}{{\left( {T + X} \right)}}\) ở mạch thứ 2 của gen là:
Đáp án: C Phương pháp giải: Các nuclêôtit ở hai mạch của gen liên với nhau theo nguyên tắc bổ sung: A với T, G với X và ngược lại A1 = T2; T1 = A2; G1 = X2; X1 = G2 Lời giải chi tiết: Tỉ lệ \(\frac{{\left( {A + G} \right)}}{{\left( {T + X} \right)}}\) ở đoạn mạch thứ nhất là: 8/4 Do A liên kết với T và G liên kết với X → A1 = T2 , T1 = A2 , G1 = X2 , X1 = G2 → Tỉ lệ ở đoạn mạch thứ 2 là 4/8 = 1/2 Chọn C Chú ý: Tỷ lệ ở mạch bổ sung bằng nghịch đảo của mạch gốc và ngược lại. Câu hỏi 13 : Nếu cùng chứa thông tin mã hóa cho 500 axit amin thì gen ở tế bào nhân thực hay tế bào nhân sơ dài hơn?
Đáp án: B Phương pháp giải: Gen ở tế bào nhân sơ là gen không phân mảnh. Gen ở tế bào nhân thực là gen phân mảnh. Lời giải chi tiết: Cùng mã hóa cho 500 axit amin nhưng toàn bộ gen không phân mảnh đều mã hóa còn gen phân mảnh thì chỉ có vùng exon là mã hóa cho 500 axit amin, vùng intron xen kẽ không mã hóa cho axit amin nào → gen ở tế bào nhân thực dài hơn. Chọn B Câu hỏi 14 : Vùng mã hoá của gen ở SV nhân thực có 51 đoạn exon và intron xen kẽ. Số đoạn exon và intron lần lượt là
Đáp án: A Phương pháp giải: Các đoạn không mã hóa gen (intron) nằm giữa các đoạn mã hóa gen (exon). → Số đoạn exon luôn nhiều hơn số đoạn intron là 1 đoạn. Lời giải chi tiết: Số đoạn exon là x thì số đoạn intron là x- 1 → x + x – 1 = 51 → 2x = 52 → x = 26 Vậy số đoạn exon là 26 và intron là 25 Chọn A Câu hỏi 15 : Có các phát biểu sau về mã di truyền: (1) Với bốn loại nuclêotit có thể tạo ra tối đa 64 cođon mã hóa các axit amin. (2) Mỗi cođon chỉ mã hóa cho một loại axit amin gọi là tính đặc hiệu của mã di truyền. (3) Với ba loại nuclêotit A, U, G có thể tạo ra tối đa 27 cođon mã hóa các axit amin. (4) Anticođon của axit amin mêtiônin là 5’AUG 3’. Phương án trả lời đúng là
Đáp án: D Phương pháp giải: - Với n loại nuclêôtit, có thể tạo tối đa n3 mã bộ ba. - Áp dụng lý thuyết về đặc điểm của mã di truyền Lời giải chi tiết: (1) Sai: với 4 loại ribonucleotide A,U,G,X có thể tạo ra 64 bộ ba, trong đó có 3 bộ ba không mã hóa cho axit amin nào. (2) Đúng. (3) Sai: Với 3 loại ribonu A, U, G tạo ra 27 bộ ba nhưng chỉ có 24 bộ ba mã hóa cho axit amin (4) Sai: anticondon của methionin là 3’UAX 5’ Chọn D Câu hỏi 16 : Khi phân tích thành phần nucleotit của phân tử ADN mạch đơn. Thành phần nucleotit nào sau sau đây giúp khẳng định dự đoán của bạn là đúng?
Đáp án: C Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: do đây là phân tử ADN mạch đơn nên A≠T,G≠X , và không thể chứa U. Chọn C Câu hỏi 17 : Trong số 64 mã bộ ba, có bao nhiêu mã bộ ba có chứa nucleotit loại Adenin?
Đáp án: C Phương pháp giải: Mã bộ ba có chứa nuclêôtit loại A có thể chứa 1, 2 hoặc 3 nuclêôtit loại A. Sử dụng tính chất của biến cố đối (tính phần bù). Lời giải chi tiết: Số bộ ba không chứa nu loại A (các nu chỉ được tạo thành từ U,G,X) = 33 = 27 → Số bộ ba có chứa A = 64-27=37 Chọn C Câu hỏi 18 : Cho các đặc điểm sau: 1. Gen là một đoạn ADN, mang thông tin di truyền mã hóa cho một loại sản phẩm nhất định. 2. Nếu bộ ba mở đầu trên mạch mã gốc của gen bị thay đổi thì có thể làm cho sản phẩm của gen là mARN không được dịch mã. 3. Các bộ ba kết thúc quá trình dịch mã trên mạch mã gốc của gen là: 3’ TTA 5’; 3’ TXA 5’; 3’ XAT 5’. 4. Sản phẩm phiên mã của gen cấu trúc ở sinh vật nhân thực là mARN sơ khai. Có bao nhiêu đặc điểm về gen là đúng?
Đáp án: C Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: Các đặc điểm đúng về gen là: (1), (2), (4). (3) sai do bộ 3 mang thông tin kết thúc phiên mã là 5’ UAA 3’; 5’ UGA 3’; 5’ UAG 3’ tương ứng trên mạch mã gốc ADN sẽ là: 3’ ATT 5’; 3’ AXT 5’; 3’ ATX 5’. Chọn C Câu hỏi 19 : Một đoạn pôlipeptit gồm 4 axit amin có trình tự lần lượt là Val – Trp – Lys – Pro. Biết rằng các codon mã hóa các axit amin tương ứng như sau: Trp – UGG; Val – GUU; Lys – AAG; Pro – XXA. Đoạn mạch gốc của gen mang thông tin mã hóa cho đoạn pôlipeptit nói trên có trình tự nuclêôtít là:
Đáp án: B Phương pháp giải: Sử dụng nguyên tắc bổ sung T-A; G-X và ngược lại, U – A Lời giải chi tiết: Đoạn polipeptid : Val – Trp – Lys – Pro → mARN : 5’ GUU – UGG – AAG – XXA 3’ → mạch mã gốc : 3’ XAA – AXX – TTX – GGT 5’ ↔ 5’ TGG – XTT – XXA – AAX 3’ Đáp án B Câu hỏi 20 : Cơ sở cho sự khác biệt trong cách tổng hợp liên tục và gián đoạn của các phân tử ADN là gì ?
Đáp án: B Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: Do ADN polymerase có thể nối các nucleotide mới với đầu 3’OH của một sợi đang phát triển nên mạch mới có chiều 5’ – 3’; trên mạch khuôn 3’ – 5’ được tổng hợp liên tục, mạch khuôn 5’ – 3’ được tổng hợp gián đoạn Chọn B Câu hỏi 21 : Ba gen chứa N15 cùng nhân đôi một số lần như nhau trong môi trường chứa N14 tạo ra 90 chuỗi polinucleotit chứa N14 . Số lần nhân đôi của mỗi gen là :
Đáp án: A Phương pháp giải: Một phân tử ADN nhân đôi n lần liên tiếp tạo ra 2x2n – 2 chuỗi polinucleotit mới (trừ 2 là của ADN ban đầu) Lời giải chi tiết: Gọi số lần nhân đôi của 3 gen là n ta có 3×(2×2n – 2) = 90 → n = 4 Chọn A Câu hỏi 22 : Từ 3 loại nuclêôtit A, T, G người ta đã tổng hợp nên một phân tử ADN nhân tạo mạch kép, sau đó sử dụng phân tử ADN này làm khuôn để tổng hợp một phân tử mARN. Phân tử mARN này có tối đa bao nhiêu loại mã di truyền?
Đáp án: B Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: Từ 3 loại nucleotit A, T, G tổng hợp nên 1 phân tử ADN mạch kép thì phân tử này chỉ gồm 2 loại nucleotit A và T → mARN chỉ gồm có A và U Vậy số mã di truyền là: 23= 8 loại. Đáp án B Câu hỏi 23 : Có một số phân tử ADN thực hiện tái bản 5 lần. nếu môi trường nội bào cung cấp nguyên liệu để tổng hợp 62 mạch polinucleotit mới thì số phân tử ADN đã tham gia quá trình tái bản nói trên là:
Đáp án: C Phương pháp giải: Số mạch polinucleotit tổng hợp từ môi trường bằng tổng số mạch polinucleotit tạo ra trừ đi số mạch polinucleotit ban đầu tham gia tái bản. Lời giải chi tiết: Gọi số phân tử tham gia tái bản là x Sau 5 lần tái bản tạo ra: x.25 phân tử con Số mạch polinucleotit tổng hợp từ môi trường là x.25.2 – x.2 = 2x.(25 – 1) = 62 Giải ra, x = 1 Chọn C Chú ý: Công thức tính số polinucleotit tổng hợp từ môi trường từ x phân tử ADN ban đầu sau k lần tái bản là 2. x. (2k – 1) Câu hỏi 24 : Ở một sinh vật nhân thực, xét 6 phân tử ADN tự nhân đôi một số lần bằng nhau đã tổng hợp được 180 mạch pôlinuclêôtit mới lấy nguyên liệu hoàn toàn từ môi trường nội bào. Hỏi mỗi phân tử ADN ban đầu đã nhân đôi mấy lần?
Đáp án: C Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: Số mạch đơn sau một số lần nhân đôi là: 180+12 = 192 mạch. Ta có số lần nhân đôi là 6×2×2k =192 → k=4 Đáp án C Chú ý: Công thức tính số mạch con tạo ra từ n ADN mẹ sau k lần nhân đôi là: n . 2. 2k Câu hỏi 25 : Một gen dài 5100 Å, có số liên kết hidro là 3900. Gen trên nhân đôi 2 lần đã lấy từ môi trường số nucleotide từng loại là:
Đáp án: A Phương pháp giải: - Tính tổng số nucleotide theo chiều dài gen : N = L×2/3,4 - Tính số nuclêôtit loại A và G dựa vào số liên kết hidro và số nuclêôtit của gen Số nucleotit môi trường cung cấp cho quá trình nhân đôi n lần: Nmt = N×(2n – 1) Lời giải chi tiết: Gen có chiều dài là 5100Å → N= (5100/3,4) × 2= 3000 nuclêôtit Gen có số liên kết hidro là 3900. Ta có hệ phương trình\(\left\{\begin{matrix} 2A+3G=3900& & \\ 2A+2G=3000& & \end{matrix}\right.\) \(\Leftrightarrow\left\{\begin{matrix} A = T= 600& \\ G = X= 900 & \end{matrix}\right.\) Gen nhân đôi 2 lần thì lấy ở môi trường số nucleotide các loại là AMT =TMT = A × (22-1) = 1800 GMT =XMT = G × ( 22-1) = 2700 Chọn A Câu hỏi 26 : Hai gen I và II đều dài 3060 Å. Gen I có A = 20% và bằng 2/3 số G của gen II. Cả 2 gen đều nhân đôi một số lần, môi trường cung cấp tất cả 2160 Nu tự do loại X. Số lần nhân đôi của gen I và II là:
Đáp án: A Phương pháp giải: - Tính tổng số nucleotide mỗi gen - Tính số nucleotide từng loại - Tính số lần nhân đôi của gen - Tính số nucleotide mỗi loại cần cho gen tái bản k lần là A = T = A. (2k – 1) ; G = X = G. (2k – 1) Lời giải chi tiết: Gen dài 3060Å ↔ có tổng số nu là: 2A + 2G = 3060 : 3,4 × 2 = 1800 nuclêôtit Gen I có AI = 20% → Gen I có AI = TI = 360 → Vậy GI = XI = 540 Gen II có GII = 3/2 AI → Gen II có GII = XII = 3/2 x 360 = 540 → Vậy A1 = T1 = 360 Gen I nhân đôi a lượt, gen II nhân đôi b lượt Số loại nu X môi trường cung cấp là: 540(2a – 1) + 540(2b - 1) = 2160 Do a,b là số nguyên dương → Vậy a = 1 và b = 2 hoặc ngược lại. Chọn A Chú ý: Vì hai gen này có số nuclêôtit G bằng nhau nên có thể xảy ra hai trường hợp đều thỏa mãn: + Gen I nhân đôi 1 lần, gen II nhân đôi 2 lần. + Gen I nhân đôi 2 lần, gen II nhân đôi 1 lần Câu hỏi 27 : Gen dài 510 nm và có tỉ lệ A=1/3 số nuclêôtit của gen, khi tự nhân đôi hai lần liên tiếp sẽ có số liên kết hydro được hình thành là:
Đáp án: B Phương pháp giải: - Tính số nucleotide của gen → Tính số nu từng loại → Tính số liên kết H của gen - Tính số liên kết hydro được hình thành từ gen sau hai lần nhân đôi. Lời giải chi tiết: N = 5100 : 3,4 × 2 = 3000 A = 3000 × 1: 3 = 1000 → G = 1500 - 1000 = 500 Số liên kết H của gen là: 2.1000 + 3.500 = 3500 Số liên kết H được hình thành sau 2 lần nhân đôi là : 3500. 2. (22 – 1) = 21000 Chọn B Câu hỏi 28 : Một gen có 3600 nuclêôtit, có hiệu số nuclêôtit loại G với loại nuclêôtit khác chiếm 10% tổng số nuclêôtit của gen.Tính số liên kết hidro được hình thành khi gen nhân đôi 4 lần?
Đáp án: D Phương pháp giải: - Tính số nu từng loại → Tính số liên kết H của gen - Tính số liên kết hydro được hình thành từ gen sau hai lần nhân đôi. Lời giải chi tiết: Ta có G = X và A = T nên ta có %G – % A = 10% và %G + % A = 50% → G = 30 % và A = 20% Số nucleotit loại G trong gen đó là 0.30 × 3600 = 1080 Số liên kết H trong gen là : 3600 + 1080 = 4680 Số liên kết H được hình thành khi gen nhân đôi 4 lần: 2 × 4680 × (24 - 1) = 140400 Chọn D Câu hỏi 29 : Một gen có 450 nuclêôtit loại X và có số nuclêôtit loại A chiếm 30% tổng số nuclêôtit của gen. Tổng số liên kết hóa trị được hình thành giữa hai mạch khi gen nhân đôi liên tiếp 5 lần là:
Đáp án: A Phương pháp giải: Tính số nu từng loại Tính số liên kết hóa trị được hình thành từ n gen sau k lần nhân đôi : (N – 2).n.( 2k -1) Lời giải chi tiết: %X = 50% - %A = 50% - 30% = 20% N = X : 0,2 = 450 : 0,2 = 2250 Tổng số liên kết hóa trị được hình thành là (2250 – 2). (25 -1) = 69688 Đáp án A Câu hỏi 30 : Một phân tử ADN của vi khuẩn thực hiện nhân đôi, người ta đếm được tổng số 50 phân đoạn Okazaki. Số đoạn mồi cần được tổng hợp là bao nhiêu ?
Đáp án: C Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: Vi khuẩn chỉ có một đơn vị tái bản. Số đoạn mồi = số đoạn Okazaki + 2 = 50 +2 = 52 Chọn C
|