30 bài tập Đất nước nhiều đồi núi mức độ dễ (Phần 2)Làm bàiCâu hỏi 1 : Nét nổi bật của địa hình vùng núi Đông Bắc là
Đáp án: D Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: Địa hình đồi núi thấp chiếm phần lớn diện tích của vùng núi Đông Bắc (sgk trang 30) => Chọn đáp án D Câu hỏi 2 : Đồng bằng sông Hồng chủ yếu do phù sa của các hệ thống sông nào bồi tụ?
Đáp án: A Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: Đồng bằng sông Hồng chủ yếu do phù sa của hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Thái Bình bồi tụ => Chọn đáp án A Câu hỏi 3 : Đỉnh núi nào sau đây cao nhất nước ta?
Đáp án: B Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: Đỉnh núi Phan xi pang cao nhất nước ta, cao 3143m => Chọn đáp án B Câu hỏi 4 : Để hạn chế xói mòn đất ở miền núi, biện pháp không thích hợp là:
Đáp án: C Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: Để hạn chế xói mòn đất ở miền núi, biện pháp không thích hợp là xây dựng nhiều nhà máy thủy điện với hồ chứa nước lớn vì muốn hạn chế xói mòn đất ở miền núi phải áp dụng các biện pháp thủy lợi, canh tác hợp lí, phù hợp với từng khu vực; không phải khu vực nào cũng có thể xây dựng hồ chứa nước lớn nhất là những nơi có nền địa chất yếu... => Chọn đáp án C Câu hỏi 5 : Đặc điểm nào sau đây chứng tỏ nước ta là đất nước nhiều đồi núi?
Đáp án: C Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: Đặc điểm chứng tỏ nước ta là đất nước nhiều đồi núi: Đồi núi chiếm ¾ diện tích lãnh thổ. => Chọn đáp án C Câu hỏi 6 : Đất đai ở đồng bằng ven biển miền Trung có đặc tính nghèo, nhiều cát, ít phù sa do
Đáp án: C Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: Đất đai ở đồng bằng ven biển miền Trung có đặc tính nghèo, nhiều cát, ít phù sa do khi hình thành đồng bằng, biển đóng vai trò chủ yếu (sgk Địa lí 12 trang 33) => Chọn đáp án C Câu hỏi 7 : Địa hình núi cao của nước ta phân bố chủ yếu ở khu vực
Đáp án: D Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, NXB Giáo dục trang 13-14, Vùng núi Tây Bắc có địa hình cao nhất cả nước, nhiều đỉnh cao >3000m như Phanxipang, PuSiLung… => Chọn đáp án D Câu hỏi 8 : Gây trở ngại cho giao thông, cho việc khai thác tài nguyên và giao lưu kinh tế giữa các vùng ở miền núi là do
Đáp án: C Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: Nguyên nhân chính gây trở ngại cho giao thông, cho việc khai thác tài nguyên và giao lưu kinh tế giữa các vùng ở miền núi là do địa hình bị chia cắt mạnh, lắm sông suối, hẻm vực, sườn dốc (sgk Địa lí 12 trang 34) => Chọn đáp án C Câu hỏi 9 : Địa hình thấp, hẹp ngang, cao ở hai đầu, thấp trũng ở giữa là đặc điểm của vùng núi
Đáp án: B Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: Trường Sơn Bắc thấp và hẹp ngang, được nâng cao ở hai đầu : vùng núi Tây Nghệ An và Tây Thừa Thiên Huế, thấp trũng ở giữa: vùng núi đá vôi Quảng Bình, và vùng đồi núi thấp Quảng Trị (sgk trang 30 và Atlat trang 13) => Chọn đáp án B Câu hỏi 10 : Khó khăn lớn nhất của khu vực đồi núi nước ta đối với việc phát triển kinh tế - xã hội là
Đáp án: A Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: Khó khăn lớn nhất của khu vực đồi núi nước ta là địa hình chia cắt mạnh, lắm sông suối, hẻm vực, sườn dốc gây cản trở giao thông, cho khai thác tài nguyên và giao lưu kinh tế => Chọn đáp án A Câu hỏi 11 : Địa hình bán bình nguyên thể hiện rõ nhất ở vùng
Đáp án: A Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: Bán bình nguyên thể hiện rõ nhất ở Đông Nam Bộ, với bậc thềm phù sa cổ cao khoảng 100m và bề mặt phủ badan cao khoảng 200m (sgk trang 32 và Atlat trang 14) => Chọn đáp án A Câu hỏi 12 : So với diện tích cả nước, địa hình đồi núi thấp nước ta chiếm bao nhiêu % diện tích lãnh thổ?
Đáp án: B Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: So với diện tích cả nước, địa hình đồi núi thấp nước ta chiếm khoảng 60% diện tích lãnh thổ (đồng bằng và đồi núi thấp chiếm 85% diện tích, đồng bằng chiếm 25% diện tích => đồi núi thấp nước ta chiếm khoảng 60% diện tích lãnh thổ ) (sgk Địa lí 12 trang 29) => Chọn đáp án B Câu hỏi 13 : Đồng bằng sông Cửu Long không có đặc trưng nào sau đây
Đáp án: A Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: Đồng bằng sông Cửu Long không có đê nhưng có mạng lưới kênh rạch chằng chịt, về mùa lũ nước ngập trên diện rộng, về mùa cạn nước triều lấn mạnh. Gần 2/3 diện tích đồng bằng là đất mặn, đất phèn (sgk trang 33) => Chọn đáp án A Câu hỏi 14 : Điểm khác biệt của đồng bằng sông Hồng với đồng bằng sông Cửu Long là
Đáp án: C Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: Điểm khác biệt của đồng bằng sông Hồng với đồng bằng sông Cửu Long là hệ thống đê điều chia bề mặt thành nhiều ô => Chọn đáp án C Câu hỏi 15 : Vùng núi nào của nước ta có cấu trúc địa hình như sau: Phía đông là dãy núi cao, đồ sộ; phía tây là địa hình núi trung bình; ở giữa thấp hơn là các dãy núi xen các cao nguyên đá vôi?
Đáp án: C Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: Vùng núi của nước ta có cấu trúc địa hình: Phía đông là dãy núi cao, đồ sộ; phía tây là địa hình núi trung bình; ở giữa thấp hơn là các dãy núi xen các cao nguyên đá vôi là đặc điểm của vùng núi Tây Bắc (sgk Địa lí 12 trang 30) => Chọn đáp án C Câu hỏi 16 : Khu vực đồi núi nước ta có nhiều thế mạnh để phát triển
Đáp án: B Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: Khu vực đồi núi tập trung nhiều loại khoáng sản như đồng, chì, thiếc, sắt, vàng, bô xit, than đá… thuận lợi phát triển công nghiệp khai khoáng; sông ngòi ở khu vực đồi núi dốc có thế năng lớn, thuận lợi cho khai thác thủy điện => Chọn đáp án B Câu hỏi 17 : Đặc điểm nào sau đây không đúng với đồng bằng sông Hồng?
Đáp án: C Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: Đặc điểm nào sau đây không đúng với đồng bằng sông Hồng là Chịu tác động mạnh của thủy triều nhất so với các đồng bằng khác vì đồng bằng sông Hồng ít chịu ảnh hưởng bởi thủy triều hơn các đồng bằng khác như Đồng bằng sông Cửu Long. Đồng bằng sông Cửu Long mùa khô nước triều xâm nhập sâu vào đất liền gây nhiễm mặn đất đai, sông ngòi => Chọn đáp án C Câu hỏi 18 : Ở Đồng bằng sông Hồng, vùng đất không được phù sa bồi đắp hàng năm là
Đáp án: D Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: Ở Đồng bằng sông Hồng, vùng đất không được phù sa bồi đắp hàng năm là vùng đất trong đê. Do có đê ven sông ngăn lũ nên vùng trong đê không được bồi tụ phù sa, gồm các khu ruộng cao bạc màu và các ô trũng ngập nước => Chọn đáp án D Câu hỏi 19 : Các cao nguyên phân bố nhiều nhất ở
Đáp án: B Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: Vùng đồi núi Trường Sơn Nam có các khối núi và cao nguyên đồ sộ, các cao nguyên bao gồm: Plây Ku, Đăk Lắk, Mơ Nông, Di Linh…(sgk trang 32 và Atlat trang 14) => Chọn đáp án B Câu hỏi 20 : Quá trình chính trong sự hình thành và biến đổi địa hình ở nước ta là
Đáp án: B Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: Quá trình chính trong sự hình thành và biến đổi địa hình ở nước ta là xâm thực và bồi tụ. Do thiên nhiên nước ta có tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa, địa hình lại phân hóa phức tạp nên ở đồi núi quá trình xâm thực chiếm ưu thế; ở đồng bằng quá trình bồi tụ chiếm ưu thế (sgk Địa lí 12 trang 45) => Chọn đáp án B Câu hỏi 21 : Thuận lợi nào sau đây không phải là chủ yếu của khu vực đồng bằng?
Đáp án: C Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: Ở đồng bằng thuận lợi phát triển cây lương thực, cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày hơn là cây công nghiệp dài ngày => Chọn đáp án C Câu hỏi 22 : Các đỉnh núi Rào Cỏ, Hoành Sơn nằm trong vùng núi :
Đáp án: C Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: Các đỉnh núi Rào Cỏ, Hoành Sơn nằm trong vùng núi Trường Sơn Bắc (xem Atlat trang 13) => Chọn đáp án C Câu hỏi 23 : Những đỉnh núi cao trên 2000m của vùng núi Đông Bắc nước ta tập trung chủ yếu ở khu vực nào?
Đáp án: C Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: Những đỉnh núi cao trên 2000m của vùng núi Đông Bắc nước ta tập trung chủ yếu ở khu vực Vùng thượng nguồn sông Chảy (sgk Địa lí 12 trang 30 và Atlat trang 13) => Chọn đáp án C Câu hỏi 24 : Ranh giới phần lãnh thổ phía Bắc và Nam của nước ta là:
Đáp án: D Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: Ranh giới phần lãnh thổ phía Bắc và Nam của nước ta là dãy Bạch Mã => Chọn đáp án D Câu hỏi 25 : Giải pháp hữu hiệu để cải tạo đất trống, đồi trọc ở vùng đồi núi của nước ta là
Đáp án: D Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: Giải pháp hữu hiệu để cải tạo đất trống, đồi trọc ở vùng đồi núi của nước ta là áp dụng tổng thể các biện pháp nông - lâm kết hợp (sgk Địa lí 12 trang 61) => Chọn đáp án D Câu hỏi 26 : Đồng bằng châu thổ nào có diện tích lớn nhất nước ta?
Đáp án: B Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: Đồng bằng châu thổ có diện tích lớn nhất nước ta là Đồng bằng sông Cửu Long (40 nghìn km2) (SGK Địa lí 12 trang 33) => Chọn đáp án B Câu hỏi 27 : Loại hình du lịch nào sau đây có tiền năng phát triển nhất ở khu vực đồi núi nước ta?
Đáp án: D Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: Loại hình du lịch có tiền năng phát triển nhất ở khu vực đồi núi nước ta là du lịch sinh thái (sgk Địa lí 12 trang 34) => Chọn đáp án D Câu hỏi 28 : Nét nổi bật của địa hình vùng núi Tây Bắc là
Đáp án: B Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: Nét nổi bật của địa hình vùng núi Tây Bắc là có nhiều dãy núi cao và đồ sộ nhất nước ta. => Chọn đáp án B Câu hỏi 29 : Ranh giới tự nhiên của 4 khu vực địa hình đồi núi: Tây Bắc, Đông Bắc, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam ở nước ta là
Đáp án: C Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: Ranh giới tự nhiên của 4 khu vực địa hình đồi núi: Tây Bắc, Đông Bắc, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam ở nước ta lần lượt là: Ranh giới Đông Bắc và Tây Bắc là sông Hồng Ranh giới Tây Bắc và Trường Sơn Bắc là sông Cả Ranh giới Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam là dãy Bạch Mã (Atlat trang 6-7) => Chọn đáp án C Câu hỏi 30 : Trong diện tích cả nước, địa hình núi cao (trên 2.000m), chiếm
Đáp án: B Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: Trong diện tích cả nước ta, địa hình núi cao (trên 2.000m) chỉ chiếm 1% (sgk Địa lí 12 trang 29) => Chọn đáp án B
|