30 bài tập Cơ cấu ngành công nghiệp mức độ khó

Làm bài

Câu hỏi 1 :

Đặc điểm nào sau đây không đúng với cơ cấu công nghiệp theo ngành của nước ta hiện nay?

  • A Có các ngành trọng điểm. 
  • B Tập trung một số nơi.
  • C  Tương đối đa dạng.   
  • D Có sự chuyển dịch rõ rệt.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đặc điểm không đúng với cơ cấu công nghiệp theo ngành của nước ta là “tập trung một số nơi”, vì phân bố tập trung ở một số nơi là đặc điểm của hoạt động công nghiệp thuộc cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ, không phải đặc điểm cơ cấu công nghiệp theo ngành

=> Chọn đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Ý nào sau đây không đúng về nguyên nhân làm cho cơ cấu ngành công nghiệp của nước ta có sự chuyển dịch?

  • A Nhằm thích nghi với tình hình mới của đất nước,quốc tế
  • B Để hình thành các trung tâm và vùng công nghiệp lớn
  • C Thu hút các nguồn lực bên ngoài
  • D Để hội nhập vào thị trường khu vực và thế giới

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Nguyên nhân làm cho cơ cấu ngành công nghiệp của nước ta có sự chuyển dịch không bao gồm Để hình thành các trung tâm và vùng công nghiệp lớn. Cơ cấu ngành công nghiệp của nước ta có sự chuyển dịch nhằm thích nghi với tình hình mới để có thể hội nhập vào thi trường khu vực và thế giới (sgk trang 113), thu hút vốn đầu tư, thúc đẩy nền kinh tế phát triển…

=> Chọn đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, NXB Giáo dục, năm 2005, khu vực hiện chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu giá trị sản lượng công nghiệp của nước ta là :

  • A Quốc doanh. 
  • B Tập thể.
  • C Tư nhân và cá thể. 
  • D Có vốn đầu tư nước ngoài.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, NXB Giáo dục, năm 2005, biểu đồ Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước phân theo thành phần kinh tế, khu vực hiện chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu giá trị sản lượng công nghiệp của nước ta là khu vực Có vốn đầu tư nước ngoài (chiếm 41,3%)

=> Chọn đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Để góp phần nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm, cơ cấu ngành công nghiệp nước ta cần tiếp tục hoàn thiện theo chiều hướng

  • A Tăng cường liên doanh hợp tác nước ngoài       
  • B Đổi mới trang thiết bị và công nghệ
  • C Đẩy mạnh các ngành công nghiệp chế biến   
  • D Phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Để góp phần nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm, cơ cấu ngành  công nghiệp nước ta cần tiếp tục hoàn thiện theo hướng đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị và công nghệ (sgk Địa lí 12 trang 114)

=> Chọn đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Đây là trung tâm công nghiệp có quy mô lớn nhất của Duyên hải miền Trung.

  • A  Thanh Hoá.       
  • B Vinh.    
  • C Đà Nẵng.     
  • D Quy Nhơn.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Theo sgk trang 116 và Atlat trang 21, Đà Nẵng là trung tâm công nghiệp quan trọng nhất, có quy mô lớn nhất và cơ cấu đa dạng nhất dải Duyên hải miền Trung

=> Chọn đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Đây không phải là một đặc điểm quan trọng của các ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay :

  • A Có thế mạnh lâu dài để phát triển.
  • B Đem lại hiệu quả kinh tế cao.
  • C Có tác động đến sự phát triển các ngành khác. 
  • D Sản xuất phục vụ xuất khẩu

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Ngành công nghiệp trọng điểm là ngành có thế mạnh lâu dài, mang lại hiệu quả cao về kinh tế - xã hội và có tác động mạnh mẽ đến các ngành kinh tế khác; ngành công nghiệp trọng điểm phục vụ cả nhu cầu trong nước chứ không chỉ sản xuất phục vụ xuất khẩu

=> Chọn đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, Các trung tâm công nghiệp hướng Việt Trì – Lâm Thao có hướng chuyên môn hoá về:

  • A Luyện kim, cơ khí.     
  • B Dệt may, vật liệu xây dựng.
  • C Năng lượng.    
  • D  Hoá chất, giấy

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 21,  Các trung tâm công nghiệp hướng Việt Trì – Lâm Thao có hướng chuyên môn hoá về Hoá chất, giấy

=> Chọn đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Công nghiệp giấy- in – văn phòng phẩm thuộc nhóm ngành :

  • A Công nghiệp năng lượng.     
  • B Công nghiệp vật liệu.
  • C Công nghiệp hóa chất            
  • D Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Công nghiệp giấy- in – văn phòng phẩm thuộc nhóm ngành Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng (sgk nâng cao trang 158)

=> Chọn đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Nước mắm là sản phẩm của ngành công nghiệp :

  • A Năng lượng.    
  • B  Vật liệu xây dựng.
  • C Sản xuất công cụ lao động.       
  • D Chế biến lương thực thực phẩm

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Nước mắm là sản phẩm của ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm

=> Chọn đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Các trung tâm công nghiệp nằm ở phía tây bắc Hà Nội có hướng chuyên môn hóa về

  • A hóa chất, giấy
  • B dệt may, vật liệu xây dựng
  • C năng lượng
  • D luyện kim, cơ khí

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Các trung tâm công nghiệp nằm ở phía tây bắc Hà Nội có hướng chuyên môn hóa về hóa chất, giấy (xem thêm Atlat trang 21 và sgk Địa lí 12 trang 114)

=> Chọn đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Một số vùng kinh tế của nước ta, công nghiệp kém phát triển là do

  • A Kết cấu hạ tầng và vị trí địa lí không thuận lợi.
  • B Thiếu sự đồng bộ của các nhân tố tài nguyên, nguồn lao động, cơ sở hạ tầng.
  • C  Thiếu lao động, đặc biệt là lao động có tay nghề.
  • D Tài nguyên khoáng sản nghèo nàn.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Ở một số vùng kinh tế của nước ta, công nghiệp kém phát triển là do Thiếu sự đồng bộ của các nhân tố tài nguyên, nguồn lao động, cơ sở hạ tầng (đáp án B đầy đủ nhất)

=> Chọn đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài ở nước ta tăng nhanh trong những năm qua là do

  • A kết quả của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
  • B  cơ sở hạ tầng được đầu tư phát triển mạnh.
  • C  thành phần kinh tế khác chưa phát huy được tiềm năng.
  • D  kết quả của quá trình hội nhập quốc tế và khu vực.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài ở nước ta tăng nhanh trong những năm qua là do kết quả của quá trình hội nhập quốc tế và khu vực. Nhờ tăng cường hội nhập, cho phép các thành phần kinh tế tham gia sản xuất, tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài nên thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng tăng tỉ trọng

=> Chọn đáp án D

Chú ý từ khóa: khu vực có vốn đầu tư nước ngoài sẽ liên quan đến các yếu tố chính sách đa dạng hóa thành phần kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 13 :

Cơ cấu ngành của công nghiệp nước ta có sự chuyển dịch rõ rệt nhằm mục tiêu chủ yếu nào sau đây?

  • A Tạo điều kiện để hội nhập vào thị trường thế giới.
  • B Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường.
  • C Khai thác hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
  • D Tạo thuận lợi cho việc chuyển dịch cơ cấu lao động.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Cơ cấu ngành của công nghiệp nước ta có sự chuyển dịch rõ rệt nhằm thích nghi với tình hình mới để có thể hội nhập vào thị trường khu vực và thế giới (sgk Địa lí 12 trang 113)

=> Cơ cấu ngành của công nghiệp nước ta có sự chuyển dịch rõ rệt nhằm mục tiêu chủ yếu là tạo điều kiện để hội nhập vào thị trường thế giới.

=> Chọn đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 14 :

Nhân tố chủ yếu nào sau đây làm cho cơ cấu ngành công nghiệp nước ta tương đối đa dạng?

  • A Sự phân hoá lãnh thổ công nghiệp ngày càng sâu.
  • B Nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia sản xuất.
  • C Trình độ người lao động ngày càng được nâng cao.
  • D Nguồn nguyên, nhiên liệu nhiều loại và phong phú.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Nhân tố chủ yếu nào sau đây làm cho cơ cấu ngành công nghiệp nước ta (3 nhóm, 29 ngành) tương đối đa dạng là: Nguồn nguyên, nhiên liệu nhiều loại và phong phú: Các khoáng sản (than, dầu khí, …), các loại nguyên liệu từ ngành trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản,…

Chọn: D.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 15 :

Tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài của nước ta trong những năm qua tăng và cao nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp là do

  • A đổi mới trang thiết bị công nghệ.
  • B đây là khu vực kinh tế có vai trò chủ đạo.
  • C các thành phần kinh tế khác chưa phát huy được tiềm năng sản xuất công nghiệp.
  • D kết quả của công cuộc Đổi mới kinh tế - xã hội.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài của nước ta tăng và cao nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp là do: kết quả của công cuộc đổi mới kinh tế - xã hội, đặc biệt từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO nước ta mở rộng quan hệ kinh tế với các nước trong khu vực và trên thế giới, Nhà nước đã có nhiều chính sách ưu đãi nhằm thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài.

Chọn: D.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 16 :

Đây không phải là một đặc điểm quan trọng của các ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay:

  • A Đem lại hiệu quả kinh tế cao
  • B

    Chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu giá trị sản phẩm

     
  • C Có tác động đến sự phát triển các ngành khác
  • D Có thế mạnh lâu dài để phát triển

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đặc điểm quan trọng của các ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay không bao gồm “Chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu giá trị sản phẩm”. Ngành công nghiệp trọng điểm là ngành có thế mạnh lâu dài, mang lại hiệu quả cao về kinh tế - xã hội và có tác động mạnh mẽ đến việc phát triển các ngành kinh tế khác

=> Chọn đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 17 :

Trong phương hướng hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp của nước ta, ngành được ưu tiên đi trước một bước là

  • A công nghiệp điện lực.
  • B sản xuất hàng tiêu dùng.
  • C khai thác và chế biến dầu khí.
  • D chế biến nông, lâm, thuỷ sản.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Trong phương hướng hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp của nước ta, ngành được ưu tiên đi trước một bước là công nghiệp điện lực. (SGK/114 Địa lí 12)

Chọn: A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 18 :

Sự phân bố công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm ở nước ta phụ thuộc chủ yếu vào

  • A nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ.
  • B cơ sở năng lượng và thị trường tiêu thụ.
  • C nguồn lao động và cơ sở năng lượng.
  • D nguồn lao động và thị trường tiêu thụ.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Sự phân bố công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm ở nước ta phụ thuộc chủ yếu vào nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ.          

=> Chọn A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 19 :

Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta có sự chuyển dịch rõ rệt chủ yếu để

  • A nhận chuyển giao công nghệ, đổi mới máy móc, thiết bị kỹ thuật hiện đại.
  • B tạo động lực xây dựng các trung tâm công nghiệp có quy mô lớn.
  • C giảm giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm.
  • D thích nghi với tình hình mới, hội nhập vào thị trường khu vực và thế giới

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Cơ cấu ngành công nghiệp chuyển dịch theo hường giảm khai thác tăng chế biến phù hợp với xu hướng phát triển hiện nay của đất nước cũng như khu vực và thế giới => tránh cạn kiệt TNTN và tạo ra nhiều sản phẩm đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường.

Chọn D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 20 :

Điểm nào sau đây không phải là kết quả trực tiếp của việc đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị và công nghệ trong công nghiệp?

  • A Hạ giá thành sản phẩm.
  • B Nâng cao chất lượng.
  • C Đa dạng hoá sản phẩm.
  • D Tăng năng suất lao động.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Kết quả trực tiếp của việc đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị và công nghệ trong công nghiệp là nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất lao động và hạ giá thành sản phẩm.

Như vậy, đa dạng hóa sản phẩm không phải kết quả của việc đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị và công nghệ trong công nghiệp.

Chọn C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 21 :

Xếp theo thứ tự từ lớn đến bé giá trị sản xuất công nghiệp các vùng là

  • A Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long
  • B Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ
  • C Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng bằng sông Hồng.
  • D Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Xếp theo thứ tự từ lớn đến bé giá trị sản xuất công nghiệp các vùng là Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long (sgk Địa lí 12 trang 116)

=> Chọn đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 22 :

Việc đa dạng hóa sản phẩm công nghiệp nước ta chủ yếu nhằm:

  • A Khai thác thế mạnh về tự nhiên
  • B Góp phần phát triển xuất khẩu
  • C Tận dụng thế mạnh lao động
  • D Đáp ứng nhu cầu thị trường

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Do nhu cầu thị trường luôn biến đổi nên việc đa dạng hóa sản phẩm công nghiệp nước ta chủ yếu nhằm: Đáp ứng nhu cầu thị trường.

Chọn D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 23 :

Đông Nam Bộ trở thành vùng dẫn đầu cả nước về hoạt động công nghiệp nhờ :

  • A Có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất nước.
  • B Giàu có nhất nước về nguồn tài nguyên thiên nhiên.
  • C Khai thác một cách có hiệu quả các thế mạnh vốn có.
  • D Có dân số đông, lao động dồi dào và có trình độ tay nghề cao.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đông Nam Bộ trở thành vùng dẫn đầu cả nước về hoạt động công nghiệp nhờ vùng đã khai thác một cách có hiệu quả các thế mạnh vốn có.

Các thế mạnh của Đông Nam Bộ gồm: vùng thu hút nhiều nhất nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI), cơ sở hạ tầng kĩ thuật phát triển khá đồng bộ, dân cư lao động dồi dào và có trình độ tay nghề cao nhất cả nước, thị trường tiêu thụ rộng lớn, chính sách ưu tiên phát triển công nghiệp....

Chọn C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 24 :

Yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp của nước ta hiện nay là

  • A  kinh tế - xã hội - môi trường.
  • B tài nguyên thiên nhiên.
  • C vị trí địa lý.
  • D nguồn nhân lực trình độ cao.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp nước ta hiện nay là sự tác động tổng hợp của các yếu tố kinh tế - xã hội – môi trường.

Lời giải chi tiết:

Những khu vực tập trung công nghiệp thường gắn liền với sự có mặt có của tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động có tay nghề, thị trường, kết cấu hạ tầng và vị trí địa lí. Ngược lại, ở trung du và miền núi còn gặp nhiều hạn chế trong phát triển công nghiệp là do sự thiếu đồng bộ của các nhân tố trên, đặc biệt là giao thông vận tải.

Chọn A           

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 25 :

Công nghiệp điện cần phát triển đi trước 1 bước do

  • A nhu cầu sử dụng điện ngày càng tăng.
  • B tài nguyên năng lượng đa dạng, phong phú.
  • C là ngành thuộc cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng.
  • D điện được sử dụng rộng rãi ở mọi vùng lãnh 

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Kiến thức bài: Cơ cấu ngành công nghiệp

Lời giải chi tiết:

Công nghiệp điện là ngành trọng điểm ở nước ta, vì điện là tiền đề của sự tiến bộ khoa học kĩ thuật hiện đại, một nền sản xuất càng phát triển hiện đại càng tiêu thụ nhiều điện năng. Do vậy điện lực được xem là ngành thuộc cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng cần đi trước 1 bước.

Chọn C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 26 :

Khu vực có mức độ tập trung công nghiệp vào loại cao nhất nước ta nhưng tổng giá trị sản xuất công nghiệp không phải đứng đầu cả nước là

  • A Đồng bằng sông Cửu Long.       
  • B Duyên hải miền Trung.
  • C Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận. 
  • D Đông Nam Bộ.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Khu vực có mức độ tập trung công nghiệp vào loại cao nhất nước ta nhưng tổng giá trị sản xuất công nghiệp không phải đứng đầu cả nước là Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận. Theo sgk Địa lí 12 trang 114, khu vực Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp vào loại cao nhất nước ta; nhưng tổng giá trị sản xuất công nghiệp đứng đầu cả nước là Đông Nam Bộ

=> Chọn đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 27 :

Biện pháp chủ yếu để phát triển bền vững công nghiệp nước ta là

  • A đầu tư công nghệ, giảm thiểu ô nhiễm.
  • B phát triển giao thông vận tải, thông tin.
  • C đào tạo nhân lực, đảm bảo nguyên liệu.
  • D nâng cao chất lượng, hạ thấp giá thành.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Phát triển bền vững có nghĩa là sự phát triển về mọi mặt của xã hội ở hiện tại mà vẫn phải bảo đảm sự phát triển trong tương lai xa. Muốn như vậy cần phải đầu tư công nghệ và chú trọng bảo vệ môi trường.

Chọn A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 28 :

Công nghiệp dầu khí nhanh chóng trở thành công nghiệp trọng điểm ở nước ta chủ yếu do nhân tổ

  • A Gây ra nhiều vấn đề môi trường cần giải quyết
  • B Vai trò quan trọng của dầu khí trong nền kinh tế nước ta
  • C Mang lại hiệu quả kinh tế cao.
  • D Có thị trường tiêu thụ rộng lớn.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Phân tích.

Lời giải chi tiết:

Ngành công nghiệp trọng điểm là ngành có thế mạnh lâu dài, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao, có tác động mạnh đến sự phát triển các ngành kinh tế khác.

Công nghiệp dầu khí nhanh chóng trở thành ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta bởi ngàn này mangg lại hiệu quả kinh tế cao, có tác động mạnh đến sự phát triển các ngành kinh tế khác.

- Công nghiệp dầu khí cung cấp nhiên liệu cho công nghiệp điện; cung cấp đầu vào cho các ngành công nghiệp khác như: công nghiệp hóa chất, phân bón…

- Ngành dầu khí mang lại hiệu quả kinh tế cao: góp phần đáng kể vào ngân sách quốc gia, mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn thông qua xuất khẩu, làm cân đối hơn cán cân xuất, nhập khẩu thương mại quốc tế.

Chọn C.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 29 :

Yếu tố đặc biệt quan trọng làm cho vùng trung du và miền núi nước ta còn gặp nhiều khó khăn trong phát triển công nghiệp hiện nay là

  • A vị trí địa lí không thuận lợi.
  • B giao thông vận tải kém phát triển.
  • C thiếu tài nguyên khoáng sản.
  • D nguồn lao động có trình độ thấp.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Liên hệ đặc điểm địa hình vùng núi

Lời giải chi tiết:

Vùng Trung du và miền núi nước ta còn gặp nhiều khó khăn trong phát triển công nghiệp hiện nay chủ yếu là do: địa hình miền núi hiểm trở khiến giao thông đi lại khó khăn, việc vận chuyển trao đổi nguyên/ nhiên liệu hay sản phẩm trong vùng hoặc giữa vùng miền núi với đồng bằng bị hạn chế, điều này cũng làm giảm khả năng thu hút đầu tư của vùng.

Chọn B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 30 :

Trong cơ cấu công nghiệp theo ngành ở nước ta, tỉ trọng công nghiệp chế biến tăng do nguyên nhân chủ yếu nào dưới đây?

  • A Đáp ứng tốt nhu cầu thị trường.
  • B Chính sách của Nhà nước
  • C Xuất khẩu ngày càng mở rộng.
  • D Mang lại giá trị kinh tế cao.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Phân tích.

Lời giải chi tiết:

Công nghiệp chế biến phát triển nhờ vào nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú và thị trường tiêu thụ rộng lớn ở trong và ngoài nước.

-> Tỉ trọng ngành công nghiệp chế biến tăng do nguyên nhân chủ yếu là đáp ứng tốt nhu cầu thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước.

Chọn A.

Đáp án - Lời giải

Xem thêm

close