30 bài tập Các vùng kinh tế trọng điểm mức độ khó

Làm bài

Câu hỏi 1 :

Điểm nào sau đây không đúng với vùng kinh tế trọng điểm miền Trung?

  • A Trong cơ cấu theo ngành, tỉ trọng ngành nông - lâm – thủy sản của vùng tuy còn cao nhưng thấp hơn cả nước
  • B Tốc độ tăng trưởng chậm hơn hai vùng phía Bắc và phía Nam.
  • C Kim ngạch xuất khẩu so với cả nước chiếm tỉ lệ rất nhỏ.
  • D Đóng góp cho GDP cả nước thấp hơn nhiều so với vùng phía Bắc và phía Nam.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Theo Atlat trang 17 và trang 30, Năm 2007, tỉ trọng nông – lâm – thủy sản của cả nước là 20,3% còn tỉ trọng nông – lâm - thủy sản của vùng KTTĐ miền Trung đạt 22,3%.

=> tỉ trọng nông – lâm - thủy sản của vùng KTTĐ miền Trung cao hơn cả nước

=> Đặc điểm “Trong cơ cấu theo ngành, tỉ trọng ngành nông - lâm – thủy sản của vùng KTTĐ miền Trung tuy còn cao nhưng thấp hơn cả nước” là không đúng

=> Chọn đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Phát biểu nào sau đây không đúng với vùng kinh tế trọng điểm miền Trung?

  • A Là cửa ngõ thông ra biển của Tây Nguyên và Nam Lào.
  • B Chất lượng nguồn lao động cao đứng đầu cả nước.
  • C Có thế mạnh tổng hợp tài nguyên biển, khoáng sản, rừng.
  • D Ở vị trí chuyển tiếp giữa các vùng phía Bắc và phía Nam.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Các đặc điểm của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (sgk trang 199)

- Là cửa ngõ thông ra biển của Tây Nguyên và Nam Lào

- Ở vị trí chuyển tiếp giữa các vùng phía bắc và phía nam

- Có thế mạnh khai thác tổng hợp tài nguyên biển khoáng sản, rừng

=> Phát biểu không đúng với vùng kinh tế trọng điểm miền Trung là Chất lượng nguồn lao động cao đứng đầu cả nước

=> Chọn đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Hướng phát triển công nghiệp ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam không phải là

  • A Phát triển các ngành công nghiệp cơ bản.
  • B Đầu tư vào các ngành công nghệ cao.
  • C Đẩy mạnh sự phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm.
  • D Hạn chế việc phát triển công nghiệp khai thác để bảo vệ môi trường.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Trong những năm tới, công nghiệp vẫn sẽ là động lực của vùng với các ngành công nghiệp cơ bản, công nghiệp trọng điểm, công nghệ cao và hình thành các khu công nghiệp tập trung để thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước... (sgk Địa lí 12 trang 200)

=> Hướng phát triển công nghiệp ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam không phải là Hạn chế việc phát triển công nghiệp khai thác để bảo vệ môi trường

=> Chọn đáp án D

Chú ý câu hỏi phủ định

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Vùng kinh tế trọng điểm không phải là vùng

  • A bao gồm pham vi của nhiều tỉnh, thành phố.  
  • B hội tụ đầy đủ các thế mạnh.
  • C có ranh giới không thay đổi. 
  • D có tỉ trọng lớn trong GDP.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Vùng kinh tế trọng điểm không phải là vùng có ranh giới không thay đổi. Vì vùng kinh tế trọng điểm là vùng bao gồm phạm vi của nhiều tỉnh, thành phố và ranh giới có thể thay đổi theo thời gian tùy thuộc vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

=> Chọn đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Điểm khác biệt của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc so với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là có

  • A vị trí thuận lợi, có cửa ngõ thông ra biển.
  • B nhiều ngành công nghiệp truyền thống.
  • C nguồn lao động dồi dào, trình độ cao.
  • D mạng lưới giao thông vận tải hiện đại.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Điểm khác biệt của vùng kinh tế trọng đểm phía Bắc và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là: phía miền Bắc có nhiều ngành công nghiệp công nghiệp truyền thống hơn (như khai thác khoáng sản, luyện kim đen..), phía Nam phát triển nhiều ngành công nghiệp hiện đại hơn (lọc hóa dầu, công nghiệp điện tử, tin học…).

=> Chọn B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Thế mạnh hàng đầu của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung nước ta là

  • A vị trí thuận lợi cho phát triển kinh tế và giao lưu hàng hóa.
  • B khai thác tổng hợp tài nguyên biển, khoáng sản và rừng.
  • C nguồn lao động rẻ, chất lượng ngày càng được nâng cao.
  • D mạng lưới giao thông vận tải đang được đầu tư phát triển.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Thế mạnh hàng đầu của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung nước ta là thế mạnh về khai thác tổng hợp tài nguyên biển, khoáng sản và rừng để phát triển dịch vụ du lịch, nuôi trồng thủy sản, công nghiệp chế biến nông – lâm - thủy sản và một số ngành khác nhằm chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa (sgk Địa lí 12 trang 199)

=> Chọn đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và sự phân hóa sản xuất giữa các vùng trong nước nhằm mục đích:

  • A giảm sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các vùng kinh tế.
  • B hình thành các vùng động lực phát triển kinh tế, các vùng kinh tế trọng điểm.
  • C quy hoạch lại nền sản xuất cho phù hợp với nền kinh tế thị trường.
  • D phát huy thế mạnh từng vùng và hội nhập với thế giới.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Phân tích.

Lời giải chi tiết:

Mỗi vùng kinh tế của nước ta có một thế mạnh riêng để phát triển kinh tế nên cần có sự phân hóa sản xuất giữa các vùng trong nước. Vì vậy, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và sự phân hóa sản xuất giữa các vùng trong nước nhằm mục đích phát huy thế mạnh từng vùng và hội nhập với thế giới.

Chọn D.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và phía Nam đều có chung thế mạnh nào sau đây?

  • A Có tuyến giao thông huyết mạch  nối với cảng.   
  • B Lịch sử khai thác lãnh thổ sớm nhất cả nước
  • C Trình độ phát triển kinh tế cao nhất cả nước    
  • D Lao động không đông nhưng có trình độ cao.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và phía Nam đều có chung thế mạnh Trình độ phát triển kinh tế cao nhất cả nước, đây là 2 vùng có trình độ phát triển kinh tế cao nhất cả nước

=> Chọn đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Phát biểu nào sau đây không đúng với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam của nước ta?

  • A Nguồn lao động dồi dào, sớm tiếp cận kinh tế thị trường.
  • B Được bổ sung nguồn nguyên liệu dồi dào ở các vùng khác.
  • C Tài nguyên tự nhiên nổi trội hàng đầu là các mỏ dầu khí.
  • D Các thế mạnh của vùng khai thác chưa đạt hiệu quả cao.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam tập trung tiềm lực kinh tế mạnh nhất và có trình độ phát triển kinh tế cao nhất so với các vùng khác trong cả nước. Về cơ bản, các thế mạnh đó đã và đang được khai thác mạnh mẽ, được minh chứng qua một số chỉ tiêu cụ thể như đóng góp tỉ lệ cao nhất trong cơ cấu GDP cả nước, chiếm hơn ½ tổng giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước

=> Phát biểu Các thế mạnh của vùng khai thác chưa đạt hiệu quả cao là không đúng

=> Chọn đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Thế mạnh nổi bật của vùng kinh tế  trọng điểm phía Bắc trong việc phát triển kinh tế so vói 2 vùng kinh tế trọng điểm còn lại là

  • A có các tuyến giao thông huyết mạch nối với cảng.     
  • B  lao động đông lại sớm tiếp cận kinh tế thị trường.
  • C kế thừa phát triển ngành công nghiệp truyền thống.
  • D  đẩy mạnh phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Thế mạnh nổi bật của vùng kinh tế  trọng điểm phía Bắc trong việc phát triển kinh tế so vói 2 vùng kinh tế trọng điểm còn lại là kế thừa phát triển ngành công nghiệp truyền thống vì vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc có nền tảng các ngành công nghiệp phát triển từ rất sớm, nhiều ngành có ý nghĩa toàn quốc

=> Chọn đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

GDP bình quân đầu người của tất cả các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam năm 2007 đều ở mức?

  • A Trên 6 triệu đồng.  
  • B Trên 10 triệu đồng.   
  • C Trên 15 triệu đồng. 
  • D Trên 20 triệu đồng.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Dựa vào nền màu thể hiện GDP bình quân đầu người ở trang 30, thấy tỉnh Tây Ninh có GDP bình quân từ 6-10 triệu đồng/ người là thấp nhất vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; như vậy không tỉnh nào ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có GDP dưới 6 triệu đồng

=> chọn A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Các vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, miền Trung, phía Nam của nước ta đều có sự giống nhau về

  • A nền kinh tế hàng hóa phát triển rất sớm.  
  • B các thế mạnh phát triển được hội tụ đầy đủ.
  • C lịch sử khai thác lãnh thổ từ lâu đời.   
  • D cơ sở vật chất kĩ thuật rất tốt và đồng bộ.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Các vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, miền Trung, phía Nam của nước ta đều là những vùng hội tụ đầy đủ các thế mạnh, tập trung tiềm lực kinh tế và hấp dẫn các nhà đầu tư (Sgk Địa lí 12 trang 195)

=> Đều có sự giống nhau về “các thế mạnh phát triển được hội tụ đầy đủ“

=> Chọn đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 13 :

Tỉnh duy nhất của vùng Bắc Trung Bộ nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung là:

  • A Thừa thiên Huế                
  • B Nghệ An           
  • C Quảng Trị                         
  • D Hà Tĩnh

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung gồm 5 tỉnh trong đó 4 tỉnh thuộc Duyên hải Nam Trung Bộ, chỉ có Thừa Thiên Huế là thuộc Bắc Trung Bộ (bài 43 lớp 12 hoặc atlat trang 30)

Chọn A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 14 :

Ba đỉnh của tam giác tăng trưởng vùng KTTĐ phía Bắc là

  • A Hà Nội - Hải Phòng- Lạng Sơn  
  • B Hà Nội - Hải Phòng- Quảng Ninh
  • C Hà Nội - Hải Phòng – Nam Định            
  • D Hà Nội – Thái Nguyên - Hải Phòng

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Ba đỉnh của tam giác tăng trưởng vùng KTTĐ phía Bắc là Hà Nội - Hải Phòng- Quảng Ninh

=> Chọn đáp án B

Chú ý: kiến thức mở rộng, đòi hỏi có kiến thức thực tế liên hệ với bài học

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 15 :

Mục đích chủ yếu của việc chuyển dịch cơ cấu ngành trong nông nghiệp ở vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc là:

  • A tạo ra nhiều nông sản để phục vụ xuất khẩu.
  • B tăng các sản phẩm hàng hóa có chất lượng cao.
  • C đẩy mạnh phát triển các cây trồng trong vụ đông.
  • D phù hợp với các thế mạnh về tự nhiên của vùng.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế nhưng hiện nay, để nâng cao vị thế của vùng hơn nữa thì cần tập trung giải quyết một số vấn đề chủ yếu liên quan đến từng ngành kinh tế. Trong ngành nông nghiệp, cần chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng sản xuất hàng hóa có chất lượng cao,… (SGK/197 địa lí 12 cơ bản).

Chọn: B.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 16 :

Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, NXB Giáo dục. Vùng có tỉnh GDP bình quân đầu người phân theo tỉnh đạt trên 50 triệu/ người là:

  • A Vùng KTTĐ phía Bắc và phía Nam   
  • B Vùng KTTĐ phía Bắc
  • C Vùng KTTĐ phía Nam
  • D Vùng KTTĐ miền Trung

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 30 ( nền màu các tỉnh), Vùng có  tỉnh GDP bình quân đầu người phân theo tỉnh đạt trên 50 triệu/ người là vùng KTTĐ phía Nam ( Bà Rịa – Vũng Tàu)

=> Chọn đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 17 :

Thế mạnh nổi bật nhất của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung là

  • A khai thác khoáng sản.
  • B khai thác lâm sản.
  • C vị trí trung chuyển Bắc - Nam.
  • D khai thác tổng hợp tài nguyên biển, khoáng sản và rừng.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Thế mạnh nổi bật nhất của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung là khai thác tổng hợp tài nguyên biển, khoáng sản và rừng (SGK/199, địa lí 12 cơ bản).

Chọn D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 18 :

Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, NXB Giáo dục. Năm 2007, vùng KTTĐ có tỷ trọng ngành Dịch vụ cao nhất trong cơ cấu GDP của vùng đó là:

  • A Phía Bắc
  • B Phía Nam
  • C Miền Trung
  • D Cả vùng KTTĐ miền Trung và vùng KTTĐ phía Nam

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Vùng KTTĐ miền Trung có tỉ trọng khu vực Dịch vụ là 40,2% lớn hơn khu vực nông – lâm – ngư nghiệp và công nghiệp xây dựng; còn 2 vùng kinh tế trọng điểm còn lại, tỉ trọng khu vực dịch vụ đều thấp hơn tỉ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng

=> Chọn đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 19 :

Trong định hướng phát triển lĩnh vực dịch vụ, cả ba vùng kinh tế trọng điểm nước ta đều chú trọng phát triển các ngành

  • A thương mại, du lịch.
  • B tài chính, ngân hàng
  • C thương mại, tín dụng.
  • D công nghiệp trọng điểm.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Trong định hướng phát triển ngành dịch vụ, 3 vùng KTTĐ của nước ta đều chú trọng phát triển thương mại, du lịch.

Chọn A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 20 :

Tài nguyên thiên nhiên nổi trội hàng đầu của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là:

  • A lao động có trình độ chuyên môn cao   
  • B Các mỏ dầu khí ở thềm lục địa
  • C Cơ sở hạ tầng tương đối đồng bộ.   
  • D  Tài nguyên khí hậu

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Tài nguyên thiên nhiên nổi trội hàng đầu của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là Các mỏ dầu khí ở thềm lục địa; đó là các mỏ dầu khí ở các bể trầm tích  Cửu Long, Nam Côn Sơn, Thổ Chu – Mã Lai

=> Chọn đáp án B

=> Chú ý từ khóa “Tài nguyên thiên nhiên nổi trội” để loại bỏ ngay đáp án A, C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 21 :

Phát biểu nào sau đây không đúng về vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc của nước ta?

  • A Lao động đông đảo và có chất lượng cao.
  • B Có lịch sử lâu đời với văn minh lúa nước
  • C Có nền kinh tế hàng hóa phát triển lâu đời.
  • D Các ngành công nghiệp phát triển rất sớm.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đặc điểm của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc của nước ta là:

- Vùng có lịch sử khai thác lâu đời nhất nước ta với nền văn minh lúa nước => loại B

- Có các ngành công nghiệp phát triển rất sớm => loại D

- Đây cũng là vùng có lực lượng lao động đông đảo, có chất lượng cao. => loại A

- Đặc điểm "có nền kinh tế hàng hóa phát triển lâu đời nhất nước ta" là không đúng.

Chọn C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 22 :

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, cho biết các trung tâm công nghiệp nào ở Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc có giá trị sản xuất dưới 9 nghìn tỉ đồng

  • A Hà Nội, Cẩm Phả, Hải Phòng.      
  • B Hải Dương, Hưng Yên, Cẩm Phả.
  • C Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên.   
  • D Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, các vòng tròn thể hiện trung tâm công nghiệp có kích thước khác nhau (xem chú giải quy mô trung tâm công nghiệp tương ứng kích thước các đường tròn tại trang 3); các trung tâm công nghiệp nào ở Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc có giá trị sản xuất dưới 9 nghìn tỉ đồng là Hải Dương, Hưng Yên, Cẩm Phả

=> Chọn đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 23 :

Phát biểu nào sau đây không đúng về Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam của nước ta?

  • A Có cơ sở vật chất kĩ thuật tốt, đồng bộ.
  • B Được hình thành, phát triển từ lâu đời.
  • C Nền kinh tế hàng hóa phát triển từ sớm.
  • D Nguồn lao động dồi dào, trình độ cao.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Phát biểu không đúng về Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam của nước ta: Được hình thành, phát triển từ lâu đời vì các vùng KTTĐ nước ta đều mới được hình thành từ đầu thập kỉ 90 của thế kỉ XX. (SGK Địa lí 12, trang 195)

Chọn B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 24 :

Xếp theo thứ tự ba vùng kinh tế trọng điểm có tỉ trọng GDP so với cả nước từ cao xuống thấp lần lượt là

 

  • A Phía Bắc, miền Trung, phía Nam 
  • B Phía Nam, phía Bắc, miền Trung.
  • C Nam, miền Trung, phía Bắc. 
  • D Phía Bắc, phía Nam, miền Trung.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 30, biểu đồ GDP của các vùng kinh tế trọng điểm so với cả nước; cả năm 2005 và 2007, các vùng kinh tế trọng điểm có tỉ trọng GDP so với cả nước từ cao xuống thấp lần lượt là Phía Nam, phía Bắc, miền Trung.

=> Chọn đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 25 :

Phát biểu nào sau đây không đúng về vùng kinh tế trọng điểm miền Trung của nước ta?

  • A Được hình thành từ lâu đời.
  • B Hội tụ được các thế mạnh.
  • C Ranh giới có sự điều chỉnh.
  • D Cơ cấu ngành có thay đổi.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung của nước ta có hội tụ đầy đủ các thế mạnh, ranh giới không cố định theo thời gian và có cơ cấu ngành thay đổi theo hướng tích cực theo thời gian.

Chọn A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 26 :

Giải pháp để ngành công nghiệp của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc có vị trí xứng đáng hơn trong nền kinh tế của cả nước?

  • A Cùng với các ngành công nghiệp cơ bản, phát triển các ngành có kĩ thuật cao.
  • B Phát triển ngành có hàm lượng kĩ thuật cao, không gây ô nhiễm môi trường.
  • C Hình thành các ngành công nghiệp trọng điểm có thế mạnh về tài nguyên.
  • D Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp chế biến và khai thác than nâu.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Để vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc có vị thế xứng đáng hơn trong nền kinh tế của cả nước, cần phải tập trung giải quyết một số vấn đề chủ yếu liên quan đến các ngành kinh tế.

- Về công nghiệp, đẩy mạnh các ngành công nghiệp trọng điểm, nhanh chóng phát triển các ngành có hàm lượng kĩ thuật cao, không gây ô nhiễm môi trường, tạo ra sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường đồng thời với việc phát triển các khu công nghiệp tập trung.

- Về dịch vụ, chú trọng đến thương mại và các hoạt động dịch vụ khác, nhất là du lịch.

- Về nông nghiệp, cần chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng sản xuất hàng hóa có chất lượng cao.

=> Chọn B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 27 :

Vấn đề cần tập trung giải quyết liên quan đến việc phát triển nông nghiệp của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc là

  • A phát triển và nhân rộng các giống cây trồng, vật nuôi truyền thống của vùng
  • B hình thành các vùng chuyên canh có quy mô lớn, đầu tư các cơ sở chế biến.
  • C giữ vững và tăng cường mở rộng diện tích đất canh tác hiện có của vùng
  • D chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng sản xuất hàng hóa chất lượng cao.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Vấn đề cần tập trung giải quyết liên quan đến việc phát triển nông nghiệp của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc là chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng sản xuất hàng hóa chất lượng cao (SGK/197, địa lí 12 cơ bản).

Chọn D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 28 :

Điểm khác biệt giữa vùng kinh tế trọng điểm phía nam so với các vùng kinh tế trọng điểm khác là

  • A Có số lượng các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nhiều nhất.
  • B Được hình thành từ rất sớm và có nền kinh tế thị trường phát triển.
  • C Tập trung tiềm lực kinh tế mạnh nhất và trình độ kinh tế cao nhất.
  • D Quy hoạch số lượng các tỉnh, thành và ranh giới thay đổi liên tục

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Kiến thức bài 43, trang 196-198, sgk Địa lí 12, kĩ năng so sánh, tìm điểm khác nhau

Lời giải chi tiết:

Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có tiềm lực về kinh tế mạnh nhất và trình độ kinh tế cao nhất: quy mô các trung tâm công nghiệp, nguồn vốn nước ngoài….

Chọn C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 29 :

Điểm giống nhau cơ bản giữa vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là

  • A có thế mạnh hàng đầu trong khai thác tổng hợp kinh tế biển.
  • B nguồn lao động dồi dào, có chất lượng cao hàng đầu cả nước
  • C có các ngành công nghiệp ra đời và phát triển rất sớm.
  • D trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa lớn nhất cả nước

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Kiến thức bài 43, SGK trang 190-193, kĩ năng so sánh

Lời giải chi tiết:

KTTĐ phía Bắc và Nam giống nhau: đều có nguồn lao động dồi dào, chất lượng hàng đầu cả nước

Chọn B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 30 :

Trong 3 vùng kinh tế trọng điểm, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có:

  • A Diện tích nhỏ nhất
  • B Dân số lớn nhất
  • C Lịch sử khai thác lâu đời nhất
  • D Ít tỉnh, thành phố nhất

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có nhiều tỉnh nhất, diện tích lớn nhất và quy mô dân số lớn nhất, vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc có lịch sử khai thác lâu đời nhất, kiến thức lớp 12 bài 43.

=> chọn B

Đáp án - Lời giải

Xem thêm

close