30 bài tập Các quốc gia cổ đại phương Đông mức độ dễ

Làm bài

Câu hỏi 1 :

Các giai cấp chính trong xã hội cổ đại phương Đông bao gồm

  • A Quý tộc, quan lại, nông dân công xã.
  • B Vua, quý tộc, nô lệ.
  • C Chủ nô, nông dân tự do, nô lệ.
  • D Quý tộc, nông dân công xã, nô lệ.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

sgk trang 15.

Lời giải chi tiết:

Các tầng lớp chính trong xã hội cổ đại phương Đông bao gồm:

- Quý tộc: thuộc giai cấp thống trị, sống sung túc.

- Nông dân công xã: bộ phận đông đảo, có vai trò to lớn trong sản xuất.

- Nô lệ: tầng lớp thấp nhất trong xã hội, làm việc nặng nhọc hậu hạ quý tộc.

Chọn đáp án: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Các quốc gia cổ đại phương Đông đều được hình thành vào khoảng thời gian nào?

  • A Khoảng thiên niên kỉ IV – III TCN
  • B Khoảng thiên niên kỉ I – III TCN
  • C Khoảng thiên niên kỉ IV – II TCN
  • D Khoảng thiên niên kỉ III – IV TCN

Đáp án: A

Phương pháp giải:

sgk trang 14.

Lời giải chi tiết:

Các quốc gia cổ đại phương Đông đều đã được hình thành từ khoảng thiên niên kỉ thứ IV – III TCN.

Chọn đáp án: A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Nhà nước của các quốc gia cổ đại Phương Đông được hình thành ở

  • A Trên các hòn đảo
  • B Lưu vực các dòng sông lớn
  • C Trên các vùng núi cao
  • D Ở các thung lũng

Đáp án: B

Phương pháp giải:

sgk trang 13.

Lời giải chi tiết:

Nhà nước của các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành trên lưu vực các dòng sông lớn:

- Ai Cập: sông Nin.

- Hàng chục nước lớn nhỏ của người Su-me ở Lưỡng Hà: sông Ti-gơ-rơ và Ơ-phơ-rát.

- Ấn Độ: sông Ấn và sông Hằng.

- Nhà Hạ: sông Trường Giang và sông Hoàng Hà.

Chọn đáp án: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Giai cấp thống trị ở xã hội cổ đại phương Đông đứng đầu là ông vua chuyên chế và đội ngũ đông đảo của bao nhiêu bộ phận trong đó

  • A 2
  • B 3
  • C 4
  • D 5

Đáp án: C

Phương pháp giải:

sgk trang 15.

Lời giải chi tiết:

Trong quá trình phân hóa xã hội, đứng đầu giai cấp thống trị là những ông vua chuyên chế và đội ngũ đông đảo quý tộc, quan lại, chủ ruộng đất và tầng lớp tăng lữ.

Chọn đáp án: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Thể chế chính trị của các quốc gia cổ đại Phương Đông là gì?

  • A Thể chế dân chủ
  • B Thể chế cộng hoà
  • C Thể chế quân chủ chuyên chế
  • D  Thể chế quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền

Đáp án: D

Phương pháp giải:

sgk trang 16.

Lời giải chi tiết:

Chế độ nhà nước của xã hội có giai cấp đầu tiên, trong đó vua là ngươi đứng đầu có quyền lực tối cao gọi là chế độ chuyên chế cổ đại. (hay còn gọi là thể chế quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền).

Chọn đáp án: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Cư dân nào tìm ra chữ số “không”?

  • A Ai Cập
  • B Ấn Độ
  • C  Lưỡng Hà
  • D  La Mã

Đáp án: B

Phương pháp giải:

 sgk trang 18.

Lời giải chi tiết:

Chữ số mà ta dùng hiện nay, quen gọi là chữ số A – rập, kể cả số 0 là thành tựu lớn của người Ấn Độ tạo nên.

Chọn đáp án: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Chữ viết của các cư dân Phương Đông cổ đại ra đời do nhu cầu

  • A  Nhu cầu trao đổi  
  • B Phục vụ lợi ích cho giai cấp thống trị
  • C Ghi chép và lưu giữ thông tin     
  • D Phục vụ giới quý tộc

Đáp án: C

Phương pháp giải:

sgk trang 17.

Lời giải chi tiết:

Sự phát triển của đời sống làm cho quan hệ xã hội của loài người trở nên phong phú và đa dạng; người ta cần ghi chép và lưu giữ những gì đang diễn ra. Chữ viết ra đời bắt nguồn từ đó.

Chọn đáp án: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Bộ máy quan liêu của các nhà nước cổ đại phương Đông gồm toàn quý tộc làm nhiệm vụ

  • A thu thuế, xây dựng công trình công cộng và chỉ huy quân đội.
  • B quản lí luật pháp và có vai trò điều hành tất cả lĩnh vực.
  • C quyết định mọi mặt của đất nước và chỉ huy quân đội.
  • D soạn thảo các bộ luật và chủ huy tất cả các lĩnh vực.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

sgk trang 16.

Lời giải chi tiết:

Giúp việc cho nhà vua trong bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế cổ đại là bộ máy hành chính quan liêu gồm toàn quý tộc: Bộ máy này các công việc như: thu thuế, xây dựng các công trình công cộng như đền, tháp, cung điện, đường sá và chủ huy quân đội.

Chọn đáp án: A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Công cụ sản xuất ban đầu của cư dân cổ đại phương Đông là gì?

  • A Đá, đồng đỏ, đồ sắt.
  • B Đồng, đồ sắt, xương thú.
  • C Đồng thau, đá, tre, gỗ.
  • D Sắt, đồng thau, tre, gỗ.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

sgk trang 13.

Lời giải chi tiết:

Công cụ sản xuất ban đầu của cư dân cổ đại phương Đông là đồng thay cùng với công cụ bằng đá, tre, gỗ.

Chọn đáp án: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Cư dân cổ đại phương Đông sinh sống bằng nghề gì?

  • A  Trồng trọt, chăn nuôi và ngoại thương.
  • B Thương nghiệp và thủ công nghiệp truyền thống
  • C Thủ công nghiệp và trồng trọt, chăn nuôi.
  • D Nông nghiệp và ngành kinh tế bổ trợ cho nghề nông.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

sgk trang 13

Lời giải chi tiết:

Các cư dân cổ đại phương Đông lấy “nghề nông làm gốc”, kết hợp nuôi gia súc, làm đồ góm, dệt vải để đáp ứng như cầu hàng ngày của mình. Đó là những ngành kinh tế bổ trợ cho nghề nông.

Chọn đáp án: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Ở Ai Cập cổ đại, cư dân sinh sống tập trung theo từng

  • A Thị tộc.
  • B Bộ lạc.
  • C Công xã. 
  • D  Nôm.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

sgk trang 14.

Lời giải chi tiết:

Ở Ai Cập cổ đại, để huy động được nhiều nhân công làm thủy lợi, các công xã đã hợp lại thành các liên minh công xã, gọi là các “Nôm”.

Chọn đáp án: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Nhà nước Ai Cập cổ đại hình thành trên cơ sở

  • A  Liên kết các thị tộc.
  • B  Liên kết các bộ lạc.
  • C Liên kết các công xã.
  • D Liên kết, chinh phục tất cả các nôm.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

 sgk trang 14.

Lời giải chi tiết:

Khoảng 3200 năm TCN, một quý tộc có thể lực đã chinh phục được tất cả các Nôm và thành lập Nhà nước Ai Cập thống nhất.

Chọn đáp án: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 13 :

Xã hội có giai cấp và nhà nước phương Đông được hình thành từ

  • A công xã nguyên thủy.
  • B  liên minh công xã.
  • C  liên minh bộ lạc.
  • D  liên minh thị tộc.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

sgk trang 15.

Lời giải chi tiết:

Xã hội có giai cấp và nhà nước phương Đông được hình thành từ liên minh bộ lạc, tức là nhiều bộ lạc có quan hệ thân thuộc với nhau, liên kết với nhau do nhu cầu trị thủy và xây dựng các công trình trị thủy.

Chọn đáp án: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 14 :

Lịch do người phương Đông tạo ra gọi là

  • A Dương lịch.
  • B Âm lịch.
  • C Nông lịch.
  • D Âm dương lịch.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

sgk trang 17.

Lời giải chi tiết:

Lịch của người phương Đông tạo ra gọi là nông lịch.

Chọn đáp án: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 15 :

Tri thức đầu tiên của người phương Đông cổ đại về thiên văn là

  • A một năm có 365 ngày được chia thành 12 tháng.
  • B một năm chia thành 12 tháng và một ngày 24 giờ.
  • C  thời gian trong năm được tính bằng tháng, ngày, giờ
  • D sự chuyển động của Mặt trời, Mặt Trăng.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

sgk trang 17.

Lời giải chi tiết:

Để cày cấy đúng thời vụ, người nông dân luôn phải “trông trời, trông đất”. Dần dần, họ biết đến sự chuyển động của Mặt trời, Mặt trăng. Đó là những trí thức đầu tiên về thiên văn.

Chọn đáp án: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 16 :

Kim tự tháp là thành tựu kiến trúc cổ của cư dân

  • A Ai Cập    
  • B Trung Quốc       
  • C Ấn Độ  
  • D Lưỡng Hà

Đáp án: A

Phương pháp giải:

sgk trang 18.

Lời giải chi tiết:

Kim tự tháp là thành tựu của cư dân cổ Ai Cập.

Chọn đáp án: A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 17 :

Ở Trung Quốc, vương triều nào được hình thành đầu tiên thời cổ đại?

  • A  Nhà Chu     
  • B Nhà Tần    
  • C  Nhà Hán  
  • D Nhà Hạ

Đáp án: D

Phương pháp giải:

sgk trang 14.

Lời giải chi tiết:

Chế độ công xã nguyên thủy ở Trung Quốc tan rã vào cuối thiên niên kỉ III TCN. Vương triều nhà Hạ được hình thành vào khoảng thế kỉ XXI TCN đã mở đầu cho xã hội có giai cấp và nhà nước ở Trung Quốc.

Chọn đáp án: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 18 :

Khu vực nào sau đây không gắn liền với sự hình thành các quốc gia cổ đại phương Đông đầu tiên?

  • A  Lưu vực sông Nin
  • B Lưu vực sông Hằng
  • C  Lưu vực sông Ti-gơ-rơ
  • D Lưu vực sông Mê Kông

Đáp án: D

Phương pháp giải:

sgk trang 15, loại trừ.

Lời giải chi tiết:

Từ thiên niên kỉ IV đến thiên niên kỉ III TCN, xã hội có giai cấp và nhà nước đều được hình thành ở lưu vực sông Nin, sông Ti-gơ-rơ và Ơ-phơ-rát, sông Ấn, sông Hằng, sông Hoàng Hà.

Chọn đáp án: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 19 :

Tại sao nhà nước ở các quốc gia cổ đại Phương Đông ra đời sớm?

  • A Do nhu cầu sản xuất nông nghiệp và làm thuỷ lợi
  • B Do nhu cầu sinh sống và phát triển thương nghiệp.
  • C Do điều kiện tự nhiên thuận lợi, khí hậu ôn hòa.
  • D Do nhu cầu phát triển kinh tế và nâng cao đời sống.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

 sgk trang 15, suy luận.

Lời giải chi tiết:

Bắt nguồn từ nền kinh tế chính của cư dân các nước phương Đông là kinh tế nông nghiệp làm gốc. Hơn nữa, do sống ở cạnh các con sông lớn nên cư dân nơi đây có nhu cầu trị thủy và xây dựng các công trình thủy lợi. Đây là những công việc lớn cần có sự liên kết với nhau, một vài người không thể tự hoàn thành. Vì thế, các bộ lạc có mối quan hệ thân thuộc với nhau đã liên minh với nhau thành liên minh bộ lạc => Nhà nước sau đó được lập ra để điều hành và quản lí xã hội. Đứng đầu bộ máy chuyên chế là vua nắm mọi quyền hành trong tay.

Chọn đáp án: A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 20 :

Nền kinh tế của các cư dân phương Đông cổ đại có tính chất

  • A Khép kín
  • B Tự túc
  • C Tự cung tự cấp
  • D Thương nghiệp

Đáp án: C

Phương pháp giải:

sgk trang 13, suy luận.

Lời giải chi tiết:

Nông nghiệp là nền kinh tế chủ yếu của các nước phương Đông, các ngành bổ trợ cho nông nghiệp có quy mô nhỏ, chủ yếu là tự phục vụ cho đời sống cúa chính cư dân nơi đó => Kinh tế mang tính chất tự cung tự cấp.

Chọn đáp án: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 21 :

Nền kinh tế của các quốc gia cổ đại Phương Đông có đặc điểm gì?

  • A Chủ yếu là săn bắn và hái lượm
  • B Chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi
  • C Lấy nghề nông làm gốc
  • D Phát triển hầu hết các ngành kinh tế

Đáp án: C

Phương pháp giải:

sgk trang 13, suy luận.

Lời giải chi tiết:

Đặc điểm chính của nền kinh tế phương Đông là lấy “nghề nông làm gốc”, phục vụ chính cho nhu cầu cuộc sống của nhân dân. Bên cạnh đó còn có các ngành kinh tế bổ trợ cho nghề nông đó là: chăn nuôi gia súc, làm gốm, dệt vải,…

Chọn đáp án: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 22 :

Tại sao các công trình kiến trúc ở các quốc gia cổ đại Phương Đông thường đồ sộ?

  • A Thể hiện sức mạnh của đất nước
  • B Thể hiện sức mạnh của thần thánh
  • C Thể hiện sức mạnh và uy quyền của nhà vua
  • D  Thể hiện tình đoàn kết dân tộc

Đáp án: C

Phương pháp giải:

suy luận.

Lời giải chi tiết:

Trong nền văn minh cổ đại phương Đông, nghệ thuật kiến trúc phát triển rất phong phú. Nhiều công trình kiến trúc đến nay vẫn còn lưu lại như: Kim tự tháp ở Ai Cập, những khu đền tháp ở Ấn Độ, thành Ba-bi-lon ở Lường Hà,…Các công trình được xây dựng chủ yếu là ở những khu vực trung tâm của nhà nước và phục vụ cho nhu cầu của nhà vua/pharaong/…hay quý tộc. Công trình càng lớn, càng độc đáo thì càng thể hiện được sức mạnh và uy quyền của nhà vua. Cũng chính vì lẽ đó, các công trình kiến trúc ở các quốc gia cổ đại phương Đông thường rất đồ sộ.

Chọn đáp án: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 23 :

Điều kiện tự nhiên nào sau đây không phải là cơ sở hình thành của các quốc gia cổ đại phương Đông?

  • A Đất phù sa ven sông màu mỡ, mềm xốp, rất dễ canh tác.
  • B Lượng mưa phân bố đều đặn theo mùa.
  • C Khí hậu nóng ẩm, phù hợp cho việc gieo trồng.
  • D Vùng ven biển, có nhiều vũng, vịnh sâu và kín gió.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

suy luận.

Lời giải chi tiết:

Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành ở lưu vực các dòng sông lớn, không phải ở vùng ven biển nên điều kiện tự nhiên vùng biên biển, có nhiều vũng, vịnh sâu và kín gió không phải là cơ sở hình thành các quốc gia cổ đại phương Đông.

Chọn đáp án: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 24 :

Tại sao các quốc gia cổ đại phương Đông sớm hình thành và phát triển ở lưu vực các sông lớn?

  • A Đây vốn là địa bàn sinh sống của người nguyên thủy.
  • B Điều kiện từ nhiên ở đây thuận lợi, đất đai màu mỡ, dễ canh tác, tạo điều kiện cho sản xuất phát triển.
  • C  Cư dân ở đây sớm phát hiện ra công cụ bằng kim loại.
  • D Gồm tất các nguyên nhân trên.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

suy luận.

Lời giải chi tiết:

Các quốc gia cổ đại phương Đông sớm hình thành và phát triển ở lưu vực các sông lớn bởi nơi đây có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sự phát triển ngành kinh tế chủ chốt – nông nghiệp, đặc biệt là đất đai có phù sa màu mỡ, dễ canh tác, tạo điều kiện cho sản xuất nông nghiệp dễ dàng phát triển.

Chọn đáp án: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 25 :

Nhà nước cổ đại phương Đông hình thành sớm nhất ở đâu?

  • A Ai Cập (Bắc Phi).
  • B  Lưỡng Hà (Tây Á).
  • C Ấn Độ.
  • D Trung Quốc.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

sgk trang 14, suy luận.

Lời giải chi tiết:

Nhà nước cổ đại phương Đông được hình thành sớm nhất ở Ai Cập (Bắc Phi) vào khoảng 3200 năm TCN.

Chọn đáp án: A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 26 :

Đối tượng nào sau đây không thuộc giai cấp thống trị ở các quốc gia cổ đại phương Đông?

  • A Quý tộc, quan lại.
  • B Tăng lữ.
  • C Chủ ruộng đất.
  • D  Thương nhân.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

sgk trang 15, loại trừ.

Lời giải chi tiết:

Trong quá trình phân hóa xã hội, đứng đầu giai cấp thống trị là những ông vua chuyên chế và đội ngũ đông đảo quý tộc, quan lại, chủ ruộng đất và tầng lớp quý tộc tăng lữ. => Thương nhân không thuộc tầng lớp thống trị ở các quốc gia cổ đại phương Đông.

Chọn đáp án: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 27 :

Ý nào sau đây không phải là đặc điểm của nô lệ ở phương Đông cổ đại?

  • A Là tù binh chiến tranh hay những nông dân công xã không trả được nợ hoặc bị phạm tội.
  • B Chuyên làm việc nặng nhọc và hầu hạ tầng lớp quý tộc.
  • C Được coi là “công cụ biết nói”.
  • D Không phải là lực lượng sản xuất chính trong xã hội.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

sgk trang 15, loại trừ.

Lời giải chi tiết:

Nô lệ ở phương Đông là tầng lớp thấp nhất trong xã hội. Họ có nguồn gốc là những tù binh bị bắt trong chiến tranh hay những nông dân nghèo không trả được nợ. Họ chuyên làm các việc nặng nhọc và hầu hạ tầng lớp quý tộc. Nô lệ ở phương Đông không chiếm số lượng lớn như phương Tây. Ở phương Tây, nô lệ chiếm số lượng đông đảo, là lực lượng sản xuất chính và được coi là “công cụ biết nói”.

Chọn đáp án: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 28 :

Ý nào không phản ánh đúng vai trò của nhà vua ở phương Đông cổ đại.

  • A đại diện cho thần thánh dưới trần gian.
  • B tự quyết định mọi chính sách và công việc.
  • C quản lý việc thu thuế và chỉ huy quân đội.
  • D người chủ tối cao của đất nước.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

sgk trang 16, suy luận.

Lời giải chi tiết:

Nhà vua trong nhà nước chuyên chế cổ đại tự coi mình là thần thánh ở dưới trần gian, người chủ tối cao của đất nước, tự quyết định mọi chính sách và công việc. Vai trò quản lí việc thu thuế và chỉ huy quân đội là vai trò của bộ máy hành chính quan liêu đứng đầu là Vidia (Ai Cập) hoặc Thừa tướng (Trung Quốc).

Chọn đáp án: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 29 :

Bộ máy giúp việc cho vua thời kì cổ đại phụ trách rất nhiều công việc, ngoại trừ việc

  • A Thu thuế.
  • B Chỉ đạo xây dựng các công trình công cộng.
  • C Chỉ huy quân đội.
  • D Cai quản đền thờ thần.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

sgk trang 16, loại trừ.

Lời giải chi tiết:

Bộ máy giúp việc cho nhà vua thời kì cổ đại có rất nhiều công việc, bao gồm: làm các công việc thu thuế, xây dựng các công trình công cộng như đền tháp, cung điện và chỉ huy quân đội, không có vai trò cải quản đền thờ thần.

Chọn đáp án: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 30 :

Ý nào không phản ánh đúng đặc điểm của nhà nước chuyên chế cổ đại.

  • A Xuất hiện đầu tiên trong lịch sử.
  • B Do vua đứng đầu có quyền lực tối cao.
  • C Giúp việc cho vua là bộ máy hành chính quan liêu.
  • D Nho giáo là hệ tư tưởng chính thống.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

sgk trang 15, 16, suy luận.

Lời giải chi tiết:

Đặc điểm Nho giáo là hệ tư tưởng chính thống là đặc điểm của nhà nước phong kiến Trung Quốc thời kì Trung đại, Việt Nam cóm chịu ảnh hưởng ở đa số các triều đại trong quá trình tồn tại từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX.

Chọn đáp án: D

Đáp án - Lời giải

Xem thêm

close