25 câu hỏi lý thuyết về tính chất hóa học của muối có lời giảiLàm bàiCâu hỏi 1 : Cho dung dịch axit sunfuric loãng tác dụng với muối natrisunfit ( Na2SO3). Chất khí nào sinh ra?
Đáp án: C Phương pháp giải: Axit + muối → muối mới + axit mới (đk: muối không tan hoặc axit tạo thành yếu hơn axit phản ứng) Lời giải chi tiết: Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + SO2↑ + H2O Đáp án C Câu hỏi 2 : Cho dung dịch KOH vào ống nghiệm đựng dung dịch FeCl3, hiện tượng quan sát được là:
Đáp án: C Phương pháp giải: Hiện tượng quan sát được là những gì thấy được bằng mắt thường hay mùi ngửi được: VD như màu sắc dd thay đổi, có kết tủa hay không, kết tủa màu gì, có khí thoát ra hay không, khí màu gì. Lời giải chi tiết: 3KOH + FeCl3 → Fe(OH)3↓+ 3KCl Fe(OH)3 kết tủa màu nâu đỏ Đáp án C Câu hỏi 3 : Hãy cho biết muối nào có thể điều chế bằng phản ứng của kim loại với dung dịch Axit H2SO4 loãng ?
Đáp án: A Phương pháp giải: Chọn muối sunfat mà kim loại của muối có phản ứng được với dd H2SO4 Lời giải chi tiết: A. Thỏa mãn: Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2↑ B,D loại vì không phải muối sunfat C. Loại vì Cu không pư với dd H2SO4 Đáp án A Câu hỏi 4 : Dung dịch của chất X có pH>7 và khi cho tác dụng với dung dịch kali sunfat( K2SO4) tạo ra chất không tan (kết tủa). Chất X là:
Đáp án: C Phương pháp giải: Chất X có pH > 7 → chất X có môi trường kiềm. Chon dd kiềm có phản ứng với K2SO4 cho chất kết tủa. Lời giải chi tiết: X là Ba(OH)2 Ba(OH)2 + K2SO4 → BaSO4↓ + 2KOH Đáp án C Câu hỏi 5 : Cặp chất nào sau đây không thể tồn tại trong 1 dung dịch (phản ứng với nhau) ?
Đáp án: A Phương pháp giải: Chọn cặp chất có phản ứng với nhau. Lời giải chi tiết: Các chất xảy ra phản ứng với nhau thì không cùng tồn tại trong dd NaOH + MgSO4 → Na2SO4 + Mg(OH)2↓ Đáp án A Câu hỏi 6 : Dung dịch tác dụng được với các dung dịch : Fe(NO3)2, CuCl2 là
Đáp án: A Phương pháp giải: Dựa vào tính chất hóa học của muối và điều kiện xảy ra phản ứng. Lời giải chi tiết: NaOH + Fe(NO3)2→ NaNO3 + Fe(OH)2↓ NaOH + CuCl2→ NaCl + Cu(OH)2↓ Đáp án A Câu hỏi 7 : Nếu chỉ dùng dung dịch NaOH thì có thể phân biệt được 2 dung dịch muối trong mỗi cặp chất sau:
Đáp án: A Phương pháp giải: Dựa vào màu sắc kết tủa của các hidroxit để phân biệt Lời giải chi tiết: Khi cho NaOH vào 2 dd chỉ Fe2(SO4)3 xuất hiện kết tủa nâu đỏ, Na2SO4 không có hiện tượng 6NaOH + Fe2(SO4)3 → 3Na2SO4 + 2Fe(OH)3↓ Đáp án A Câu hỏi 8 : Để làm sạch dung dịch đồng nitrat Cu(NO3)2 có lẫn tạp chất bạc nitrat AgNO3. Ta dùng kim loại:
Đáp án: B Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: Dùng Cu vì Cu đẩy Ag ra khỏi muối tạo thành Cu(NO3)2 không làm dd bị thêm tạp chất còn dùng Mg và Fe loại được AgNO3 nhưng lại thêm vào dd Mg(NO3)2 và Fe(NO3)2. Lọc bỏ chất rắn ta thu được Cu(NO3)2 tinh khiết AgNO3 + Cu → Cu(NO3)2 + Ag↓ Đáp án B Câu hỏi 9 : Dãy muối tác dụng với dung dịch axit sunfuric loãng là:
Đáp án: B Phương pháp giải: Dựa vào điều kiện axit có pư với muối nếu tạo ra muối mới không tan hoặc axit tạo thành yếu hơn axit H2SO4 Lời giải chi tiết: Điều kiện phản ứng - Axit + muối (axit tan, muối có thể không tan) tạo thành muối kết tủa hoặc chất bay hơi hoặc chỉ cần axit yếu hơn axit ban đầu. CaCO3 + H2SO4 → CaSO4 + H2O + CO2↑ Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + H2O + SO2↑ BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 ↓+ HCl Đáp án B Câu hỏi 10 : Phản ứng hóa học giữa Na2SO4 với BaCl2 tạo thành chất kết tủa có màu gì?
Đáp án: C Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: Na2SO4 + BaCl2 → BaSO4 + 2NaCl BaSO4 là chất kết tủa màu trắng Đáp án C Câu hỏi 11 : Cặp chất nào sau đây không tồn tại trong một dung dịch?
Đáp án: B Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: Cặp chất A không phản ứng với nhau nên có thể cùng tồn tại trong một dung dịch Cặp chất B phản ứng với nhau tạo BaCO3 và NaCl nên không tồn tại trong 1 dung dịch được Cặp chất C không phản ứng với nhau nên có thể cùng tồn tại trong một dung dịch Cặp chất D không phản ứng với nhau nên có thể cùng tồn tại trong một dung dịch Đáp án B Câu hỏi 12 : Dãy chất nào sau đây gồm các bazơ không bị nhiệt phân hủy ?
Đáp án: C Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: A sai vì Mg(OH)2, Fe(OH)2 bị phân hủy bởi nhiệt B sai vì Al(OH)3 bị phân hủy bới nhiệt C đúng D sai vì cả 3 chất bị phân hủy bởi nhiệt Đáp án C Câu hỏi 13 : Nhỏ từ từ dung dịch BaCl2 vào dung dịch Na2SO4 ta thấy xuất hiện
Đáp án: A Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: Nhỏ từ từ dung dịch BaCl2 vào dung dịch Na2SO4 ta thấy xuất hiện kết tủa màu trắng Do BaCl2 + Na2SO4 → BaSO4(↓ trắng) + 2NaCl Đáp án A Câu hỏi 14 : Cho các chất có công thức: Ba(OH)2, MgSO4, Na2CO3, CaCO3, H2SO4. Số chất tác dụng được với dung dịch K2CO3 là:
Đáp án: B Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: Chất tác dụng được với dung dịch K2CO3 là: Ba(OH)2, MgSO4, H2SO4 Đáp án B Câu hỏi 15 : Cho PTHH: NaOH + X → Fe(OH)3 + Y. Chất X và Y trong PTHH trên là:
Đáp án: C Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: Ta có 3NaOH + FeCl3→ Fe(OH)3 + 3NaCl A sai do FeCl2 + NaOH → Fe(OH)2 + NaCl B sai do FeSO4 +NaOH → Fe(OH)2 + Na2SO4 D sai do sản phẩm không tạo ra Na2SO4 Đáp án C Câu hỏi 16 : Trong các dung dịch sau, chất nào phản được với dung dịch BaCl2 ?
Đáp án: A Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: Điều kiện để muối phản ứng được với dd axit hay muối khác là: sản phẩm tạo thành có chất kết tủa hoặc bay hơi ; hoặc axit tạo thành yếu hơn axit tham gia phản ứng. BaCl2 + 2AgNO3 → Ba(NO3)2 + 2AgCl↓ Đáp án A Câu hỏi 17 : Viết phương trình phản ứng biểu diễn các biến hóa sau: \(MgC{l_2}\buildrel {(1)} \over Phương pháp giải: Dựa vào kiến thức về hợp chất vô cơ Lời giải chi tiết: (1) MgCl2 + Na2CO3 → MgCO3 + 2NaCl (2) MgCO3 \(\buildrel {{t^o}} \over\longrightarrow \) MgO + CO2 (3) 2CO2 + Ca(OH)2 → Ca(HCO3)2 (4) Ca(HCO3)2 \(\buildrel {{t^o}} \over\longrightarrow \) CaCO3 + H2O + CO2 Câu hỏi 18 : Cho Na2O vào dung dịch muối X, thu được kết tủa màu trắng. Muối X là chất nào sau đây?
Đáp án: D Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: Khi cho Na2O vào nước có phản ứng sau: Na2O + H2O → NaOH A. NaCl không phản ứng với NaOH B. FeCl3 tác dụng với NaOH sinh ta kết tủa màu nâu đỏ: FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3↓ + 3NaCl C. CuCl2 tác dụng với NaOH sinh ra kết tủa màu xanh lam: CuCl2 + 2NaOH → Cu(OH)2↓ + 2NaCl D. MgCl2 tác dụng với NaOH sinh ra kết tủa màu trắng: MgCl2 + 2NaOH → Mg(OH)2↓ + 2NaCl Đáp án D Câu hỏi 19 : Thêm vài giọt kali hidroxit vào dung dịch đồng (II) clorua. Sản phẩm thu được là:
Đáp án: A Phương pháp giải: Dd bazo + dd muối → muối mới + bazo mới (điều kiện có chất kết tủa hoặc bay hơi) Lời giải chi tiết: 2KOH + CuCl2 → Cu(OH)2↓ + 2KCl Đáp án A Câu hỏi 20 : Viết phương trình hóa học và nêu hiện tượng xảy ra khi: Cho một viên bari (Ba) và dung dịch đồng(II) sunfat (CuSO4). Phương pháp giải: Hiện tượng quan sát được là những gì nhìn thấy bằng mắt thường hoặc ngửi thấy mùi: vd: sự tan của các chất, thay đổi màu sắc, có khí thoát ra hay không; có xuất hiện kết tủa hay không? Lời giải chi tiết: Hiện tượng xảy ra khi cho kim loại Ba vào dd CuSO4 là: Kim loại Ba tan dần, đồng thời thấy sủi bọt khí thoát ra ngoài, dung dịch xanh lam nhạt màu dần và xuất hiện kết tủa trắng, xanh. PTHH: Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2↑ Ba(OH)2 + CuSO4(màu xanh) → BaSO4↓ trắng + Cu(OH)2(xanh đậm) Câu hỏi 21 : Muối nào sau đây không bị nhiệt phân hủy?
Đáp án: B Phương pháp giải: Muối cacbonat của kim loại kiềm bền nên không bị nhiệt phân hủy. Lời giải chi tiết: Muối cacbonat của kim loại kiềm bền nên không bị nhiệt phân hủy. Do đó, Na2CO3 không bị nhiệt phân. Đáp án B Câu hỏi 22 : Dãy nào sau đây gồm các chất đều phản ứng được với dung dịch CuCl2 ?
Đáp án: D Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: A sai vì Hg không phản ứng với CuCl2 B sai vì Ag không pư với CuCl2 C sai vì Ag không phản ứng với CuCl2 D đúng Đáp án D Câu hỏi 23 : Để nhận biết 3 chất rắn NH4NO3 , Ca3 (PO4)2, KCl người ta dùng dung dịch :
Đáp án: B Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: Lấy mẫu thử của 3 chất rắn Nhỏ từ từ dd Ba(OH)2 vào từng mẫu thử + Chất rắn tan và xuất hiện khí có mùi khai là NH4NO3 Ba(OH)2 + 2NH4NO3 → Ba(NO3)2 + 2NH3 + 2H2O + Chất rắn không tan là Ca3 (PO4)2 + Chất rắn tan không có hiện tượng là KCl(KCl chỉ tan vào nước có trong dd Ba(OH)2 chứ không xảy ra phản ứng hóa học). Đáp án: B Câu hỏi 24 : Để nhận biết 3 dung dịch bị mất nhãn : Na2SO4 , HCl , H2SO4 loãng , người ta dùng :
Đáp án: B Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: Lấy mẫu thử của 3 dung dịch Dùng quì tím + Na2SO4 không làm quì đổi màu + HCl và H2SO4 làm quì hóa đỏ Dùng BaCl2 nhận biết HCl và H2SO4 + không có hiện tượng là HCl + Xuất hiện kết tủa trắng là H2SO4 BaCl2 + H2SO4 → BaSO4+ 2HCl => Đáp án B Câu hỏi 25 : Trình bày phương pháp hóa học phân biệt các chất đựng trong lọ riêng biệt sau: NaNO3, Cu(NO3)2, Fe(NO3)3, Ba(NO3)2 Phương pháp giải: Dùng dd NaOH và dd H2SO4 Lời giải chi tiết: Trích mẫu thử của từng chất vào các ống nghiệm riêng biệt và đánh dấu tương ứng - Cho dung dịch NaOH dư vào 4 ống nghiệm trên +ống nghiệm nào xuất hiện kết tủa màu xanh thì ống nghiệm đó chứ Cu(NO3)2 3NaOH + Cu(NO3)2 → Cu(OH)2↓ + 2NaNO3 + ống nghiệm nào xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ thì ống nghiệm đó chứa Fe(NO3)3 3NaOH + Fe(NO3)3 → Fe(OH)3↓ + 3NaNO3 + ống nghiệm nào không có hiện tượng hig chứa NaNO3 và Ba(NO3)2 - Cho H2SO4 dư vào 2 dung dịch chưa phân biệt được NaNO3 và Ba(NO3)2 + ống nghiệm xuất hiện kết tủa màu trắng là Ba(NO3)2 H2SO4 + Ba(NO3)2 → BaSO4↓ + 2HNO3 + ống nghiệm không có hiện tượng gì là NaNO3 |