20 câu hỏi lý thuyết về tính chất hóa học của bazo có lời giải

Làm bài

Câu hỏi 1 :

Dung dịch KOH phản ứng với dãy oxit:

  • A CO2; SO2; P2O5; Fe2O3  
  • B Fe2O3; SO2; SO3
  • C P2O5; CO2; Al2O3; SO3           
  • D P2O5; CO2; CuO

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Oxit axit và oxit lưỡng tính phản ứng được với dd bazo

CuO, Fe2O3 là oxit bazo

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Bazơ tan và không tan có tính chất hoá học chung là:

 

  • A Làm quỳ tím hoá xanh
  • B Tác dụng với oxit axit tạo thành muối  và nước
  • C Tác dụng với axit tạo thành muối và nước
  • D Bị nhiệt phân huỷ tạo ra oxit bazơ và nước

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Bazo không tan không làm đổi màu quì tím, không tác dụng với oxit axit => A và B sai

Bazo tan không bị nhiệt phân => D sai

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Cho các bazơ sau: Fe(OH)3, Al(OH)3, Cu(OH)2, Zn(OH)2. Khi  nung  nóng các bazơ trên tạo ra dãy oxit bazơ tương ứng là:

  • A FeO, Al2O3, CuO, ZnO Đáp án: B
  • B Fe2O3, Al2O3,CuO, ZnO
  • C Fe3O4, Al2O3, CuO, ZnO
  • D Fe2O3, Al2O3,Cu2O, ZnO

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Các bazo không tan bị nhiệt phân ra các oxit tương ứng

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Để nhận biết dd KOH và dd Ba(OH)2  ta dùng thuốc thử là:

  • A Phenolphtalein   
  • B Quỳ tím
  • C dd H2SO4  
  • D dd HCl

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

KOH và Ba(OH)2 đều làm đổi màu phenolphtalein và quì tím

KOH và Ba(OH)2 tác dụng với HCl không có hiện tượng

KOH tác dụng với H2SO4 không có hiện tượng; Ba(OH)2 tác dụng với H2SO4 xuất hiện kết tủa trắng

KOH + HCl → KCl + H2O

Ba(OH)2 + 2HCl → BaCl2 + H2O

2KOH + H2SO4 → K2SO4 + H2O

Ba(OH)2 + H2SO4→ BaSO4↓ + H2O

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Để  điều chế dung dịch KOH, người ta cho:

  • A K2CO3  tác dụng với dung dịch Ca(OH)
  • B K2SO4 tác dụng với dung dịch NaOH
  • C K2SO3 tác dụng với dung dịch CaCl2       
  • D K2CO3 tác  dụng với dung dịch NaNO3

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Điều chế KOH cho muối tác dụng với dd bazo

Lời giải chi tiết:

Để điều chế KOH ta cho muối của kali tác dụng với bazo nhưng sau phản ứng phải có kết tủa tạo thành

K2CO3 + Ca(OH)2 →  2KOH + CaCO3

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

(1,0 điểm)

Nhỏ từ từ dung dịch chỉ chứa chất tan KOH cho đến dư vào lần lượt từng ống nghiệm có chứa các dung dịch (riêng biệt) sau: HCl (có hòa tan 1 giọt phenolphtalein); FeCl3; Al(NO3)3; Ca(HCO3)2. Giải thích hiện tượng thu được, viết phương trình hóa học minh họa.

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

+) HCl (có hòa tan 1 giọt phenolphtalein)

-> dung dịch chuyển dần sang màu hồng.

            KOH + HCl -> KCl + H2O

+) FeCl3

-> xuất hiện két tủa nâu đỏ, dung dịch từ vàng nâu chuyển thành không màu

            3KOH + FeCl3 -> Fe(OH)3 + 3KCl

+) Al(NO3)3

-> Xuất hiện kết tủa trắng keo, sau đó kết tủa tan dần đến hết

            Al(NO3)3 + 3NaOH -> Al(OH)3 + 3NaNO3

            Al(OH)3 + NaOH -> NaAlO2 + 2H2O

+) Ca(HCO3)2

-> xuất hiện kết tủa trắng và không tan

            Ca(HCO3)2 + 2KOH -> CaCO3 + K2CO3 + 2H2O

Câu hỏi 7 :

Nhiệt phân Cu(OH)2 thu được chất rắn là

  • A Cu
  • B CuO
  • C  Cu2O. 
  • D  Cu(OH)2

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Ta có phản ứng nhiệt phân Cu(OH)2 là : Cu(OH)2 \overset{to}{\rightarrow} CuO + H2O

 

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Dãy chất nào sau đây chỉ gồm các bazơ bị nhiệt phân hủy tạo ra oxit kim loại ?

  • A Mg(OH)2, Cu(OH)2, Fe(OH)2                                  
  • B NaOH, Ba(OH)2, Al(OH)3
  • C KOH, Ba(OH)2, LiOH                                     
  • D KOH, Ca(OH)2, Cu(OH)2

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

A đúng

B sai vì NaOH, Ba(OH)2 không bị nhiệt phân hủy

C sai vì KOH, Ba(OH)2, LiOH   không bị nhiệt phân hủy

D sai vì KOH, Ca(OH)2 không bị nhiệt phân hủy

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Cho vài giọt dd Phenolphtalein không màu vào dung dịch NaOH. Hiện tượng xảy ra là:

  • A dd không màu. 
  • B dd màu xanh
  • C kết tủa trắng. 
  • D dd màu hồng.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Trình bày tính chất hóa học của oxit bazơ? Viết phương trình hóa học minh họa?            

Phương pháp giải:

Dựa vào nội dung kiến thức đã học về tính chất hóa học của oxit bazo SGK hóa 9 – trang 4

Kể mỗi tính chất nêu 1 phương trình phản ứng minh họa (mỗi ý đúng được 0,5 điểm, ví dụ đúng được 0,5 điểm)

Lời giải chi tiết:

Tính chất hóa học của oxit bazo là:

a) Tác dụng với nước tạo thành dung dịch bazo  (0,5 điểm)

Na2O + H2O → 2NaOH                                        (0,5 điểm)

b) Tác dụng với axit tạo thành muối và nước       (0,5 điểm)

FeO + 2HCl → FeCl2 + H2O                                 (0,5 điểm)

c) Tác dụng với oxit axit tạo thành muối               (0,5 điểm)

BaO + CO2 → BaCO3↓                                          (0,5 điểm)

Câu hỏi 11 :

Cho vài giọt dd Phenolphtalein không màu vào dung dịch NaOH. Hiện tượng xảy ra là:

  • A dd không màu. 
  • B dd màu xanh
  • C kết tủa trắng. 
  • D dd màu hồng.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Trong nước thải của nhà máy có một số chất có công thức: H2SO3, HCl, KCl, NaNO3, MgSO4. Người ta cho nước thải trên chảy vào bể chứa dung dịch nước vôi trong. Số chất có trong nước thải tác dụng với nước vôi trong là:

  • A 5
  • B 4
  • C 3
  • D 2

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Chất có trong nước thải tác dụng với nước vôi trong là H2SO3, HCl, MgSO4

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 13 :

NaOH rắn có khả năng hút nước rất mạnh nên có thể dùng làm khô một số chất. NaOH dùng để làm khô khí ẩm nào sau đây?

  • A H2S.
  • B H2. 
  • C CO
  • D SO2.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

NaOH dùng để làm khô chất không có khả năng phản ứng với nó

Lời giải chi tiết:

NaOH dùng để làm khô chất không có khả năng phản ứng với nó ⟹  H2 không phản ứng được với NaOH

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 14 :

Có ba lọ không nhãn, mỗi lọ đựng một dung dịch các chất sau: NaOH, Ba(OH)2, NaCl. Thuốc thử để nhận biết cả ba chất là:

  • A Quỳ tím và dung dịch HCl
  • B Phenolphtalein và dung dịch BaCl2
  • C Quỳ tím và dung dịch K2CO3
  • D Quỳ tím và dung dịch NaCl

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Cần nắm được tính chất hóa học của NaOH và Ba(OH)2

Lời giải chi tiết:

- Dùng quỳ tím: Dung dịch NaOH và Ba(OH)2 làm quỳ chuyển xanh, NaCl không làm đổi màu quỳ ⟹  nhận biết được NaCl

- Dùng dung dịch K2CO3: dung dịch NaOH không hiện tượng, dung dịch Ba(OH)2 tạo kết tủa trắng

PTHH: Ba(OH)2 + K2CO3 → BaCO3 + 2KOH

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 15 :

Sau khi làm thí nghiệm, có những khí thải độc hại: HCl, H2S, CO2, SO2. Dùng chất nào sau đây để loại bỏ chúng là tốt nhất?

  • A Muối NaCl . 
  • B Nước vôi trong  
  • C Dung dịch HCl 
  • D Dung dịch NaNO3

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Chọn chất có khả năng phản ứng với các khí độc trên tạo ra chất mới không gây ô nhiễm hoặc rất ít nguy hiểm cho môi trường.

Lời giải chi tiết:

Dùng dung dịch nước vôi trong (Ca(OH)2) để loại bỏ các khí trên vì đều xảy ra phản ứng

Ca(OH)2 + 2HCl → CaCl2 + 2H2O

Ca(OH)2 + H2S → CaS + 2H2O

Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O

Ca(OH)2 + SO2 → CaSO3 + H2O

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 16 :

Cặp chất không thể tồn tại trong một dung dịch (tác dụng được với nhau) là:

  • A Ca(OH)2, Na2CO3
  • B Ca(OH)2, NaCl 
  • C Ca(OH)2, NaNO3  
  • D NaOH, KNO3

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Cặp chất có tác dụng với nhau sinh ra chất mới thì không thể cùng tồn tại được với nhau trong một dung dịch.

Lời giải chi tiết:

Cặp chất không thể tồn tại trong một dung dịch (tác dụng được với nhau) là: Ca(OH)2, Na2CO3 vì xảy ra phản ứng:

Ca(OH)2 + Na2CO3 → CaCO3 ↓ + 2NaOH

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 17 :

Phản ứng xảy ra khi cho NaOH tác dụng với dung dịch H2SO4 là:

  • A H2SO4 + NaOH → NaHSO4 + H2O
  • B H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2H2O
  • C H2SO4 + NaOH → NaHSO4 + H2O và H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2H2O
  • D H2SO4 + NaOH → Na­2SO4 + NaHCO3.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

dd NaOH + dd axit → Muối và nước.

Lời giải chi tiết:

H2SO4 + NaOH → NaHSO4 + H2O và H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2H2O

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 18 :

Cặp chất khi phản ứng với nhau tạo thành chất kết tủa trắng:

  • A Ca(OH)2 và Na2SO3
  • B NaOH và Na2SO3
  • C KOH và NaNO3
  • D KOH và NaNO3

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Chọn cặp chất có tác dụng với nhau sinh ra sản phẩm muối kết tủa trắng.

Lời giải chi tiết:

A. Thỏa mãn vì phản ứng được với nhau sinh ra kết tủa trắng.

PTHH: Ca(OH)2 + Na2SO3 → CaSO3↓ + 2NaOH

B,C,D loại vì không xảy ra phản ứng

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 19 :

Cho các bazơ sau: Fe(OH)3, Al(OH)3, Cu(OH)2, Zn(OH)2. Khi  nung  nóng các bazơ trên tạo ra dãy oxit bazơ tương ứng là:

  • A FeO, Al2O3, CuO, ZnO Đáp án: B
  • B Fe2O3, Al2O3,CuO, ZnO
  • C Fe3O4, Al2O3, CuO, ZnO
  • D Fe2O3, Al2O3,Cu2O, ZnO

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Các bazo không tan bị nhiệt phân ra các oxit tương ứng

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 20 :

Nhỏ một giọt quỳ tím vào dung dịch KOH, dung dịch có màu xanh, nhỏ từ từ dung dịch HCl cho tới dư vào dung dịch có màu xanh trên thì:

  • A Màu xanh vẫn không thay đổi.                                                                    
  • B Màu xanh nhạt dần rồi mất hẳn
  • C Màu xanh nhạt dần, mất hẳn rồi chuyển sang màu đỏ                                            
  • D Màu xanh đậm thêm dần

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Dựa vào sự đổi màu của quỳ tím trong môi trường bazơ và môi trường axit để giải thích

Lời giải chi tiết:

Phản ứng tạo muối => màu xanh nhạt dần

KOH + HCl → KCl + H2O

Khi KOH hết, HCl dư dd chuyển sang màu đỏ do môi trường có tính axit

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Xem thêm

close