20 bài tập về tính chất hóa học của bazo có lời giảiLàm bàiCâu hỏi 1 : Sục 2,24 lít khí CO2 vào dung dịch chứa 0,2 mol NaOH. Dung dịch thu được sau phản ứng chứa:
Đáp án: B Phương pháp giải: Đổi số mol CO2: nCO2 = VCO2 : 22,4 = ? So sánh số mol CO2 với số mol NaOH => kết luận tạo thành muối gì? Lời giải chi tiết: nCO2 = VCO2 : 22,4 = 2,24 : 22,4 = 0,1 mol PTHH: 2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O PT 2 1 ĐB 0,2 0,1 Từ PTHH ta có CO2 phản ứng vừa đủ với NaOH => dd chỉ chứa Na2CO3 Đáp án B Câu hỏi 2 : Cho 100ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M vào 100ml dung dịch HCl 0,1M. Dung dịch thu được sau phản ứng:
Đáp án: A Phương pháp giải: Đổi số mol : nBa(OH)2 = VBa(OH)2 . CM Ba(OH)2 = ? mol nHCl= VHCl. CM HCl = ? mol Viết PTHH xảy ra: Ba(OH)2 + 2HCl → BaCl2 + H2O So sánh Ba(OH)2 và HCl xem chất nào phản ứng hết, chất nào phản ứng dư => Từ đó đưa ra được kết luận đúng Lời giải chi tiết: nBa(OH)2 = VBa(OH)2 . CM Ba(OH)2 = 0,1 . 0,1 = 0,01 mol nHCl= VHCl. CM HCl = 0,1 . 0,1 = 0,01 mol PTHH: Ba(OH)2 + 2HCl → BaCl2 + H2O 1 2 0,01 0,01 Từ phương trình ta có tỉ lệ \(\frac{{{n_{Ba{{(OH)}_2}}}}}{1} > \frac{{{n_{HCl}}}}{2}(0,01 > 0,005)\) => Ba(OH)2 dư => dd có môi trường bazo => dd sau phản ứng làm quỳ hóa xanh Đáp án A Câu hỏi 3 : Dẫn 1,68 lít khí CO2 (đktc) vào x g dung dịch KOH 5,6%. Để thu được muối KHCO3 duy nhất thì x có giá trị là:
Đáp án: A Phương pháp giải: Đổi số mol : nCO2 = VCO2 : 22,4 = ? mol Viết PTHH xảy ra: CO2 + KOH → KHCO3 Tính toán số mol của KOH theo mol CO2 => x = ? Lời giải chi tiết: nCO2 = 0,075 mol Để phản ứng chỉ thu được muối KHCO3 duy nhất thì chỉ có phản ứng dưới đây xảy ra CO2 + KOH → KHCO3 Tỉ lệ 1 1 Phản ứng 0,075 ? mol Từ phương trình => nKOH = nCO2 = 0,075 mol => mKOH = nKOH . MKOH = 0,075 . (39 + 16 + 1) = 4,2g C% = \(\frac{{{m_{ctKOH}}}}{{{m_{{\text{dd}}KOH}}}}.100\% = > {m_{{\text{dd}}KOH}} = \frac{{{m_{ctKOH}}}}{{C\% }} = \frac{{4,2}}{{5,6\% }} = 75g\) Đáp án A Câu hỏi 4 : Dùng 400ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M hấp thụ hoàn toàn V lít khí SO2 (đktc). Sau phản ứng thu được muối BaSO3 không tan. Giá trị bằng số của V là:
Đáp án: A Phương pháp giải: Đổi số mol : nBa(OH)2 = VBa(OH)2. CM Ba(OH)2 = ? mol Viết PTHH xảy ra: SO2 + Ba(OH)2 → BaSO3↓ + H2O Tính toán số mol của SO2 theo mol Ba(OH)2 Lời giải chi tiết: nBa(OH)2 = 0,04 mol SO2 + Ba(OH)2 → BaSO3 + H2O Tỉ lệ 1 1 Phản ứng ?mol 0,04 mol Từ phương trình => nSO2= n Ba(OH)2 = 0,04 mol => VSO2 = nCO2 . 22,4 = 0,04 . 22,4 = 0,896 lít Đáp án A Câu hỏi 5 : Nhiệt phân hoàn toàn 19,6g Cu(OH)2 thu được một chất rắn màu đen, dùng khí H2 dư khử chất rắn màu đen đó thu được một chất rắn màu đỏ có khối lượng là:
Đáp án: C Phương pháp giải: Đổi số mol : nCu(OH)2 = mCu(OH)2/ MCu(OH)2 = Tính toán số mol các chất theo phương trình sau: \(\begin{gathered} Lời giải chi tiết: nCu(OH)2 = mCu(OH)2/ MCu(OH)2 = 19,6 : (64 + 2 + 32) = 0,2 mol Cu(OH)2 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\)CuO + H2O Tỉ lệ 1 1 Pứ 0,2 ? mol Từ pt => nCuO = nCu(OH)2 = 0,2 mol CuO + H2 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) Cu + H2O Tỉ lệ 1 1 Pứ 0,2 ? mol Từ pt => nCu = nCuO= 0,2 mol => mCu = nCu . MCu = 0,2 . 64 = 12,8g Đáp án C Câu hỏi 6 : Cho 200ml dung dịch Ba(OH)2 0,4M vào 250ml dung dịch H2SO4 0,3M. Khối lượng kết tủa thu được là:
Đáp án: C Phương pháp giải: Đổi số mol nBa(OH)2 = VBa(OH)2 . CM Ba(OH)2 = ? mol nH2SO4= VH2SO4. CM H2SO4= ? mol PTHH: Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4 + 2H2O Từ phương trình hóa học xác định xem Ba(OH)2 hay H2SO4 phản ứng hết. Mọi tính toán theo chất phản ứng hết. Lời giải chi tiết: Câu hỏi 7 : Trộn 400g dung dịch KOH 5,6% với 300g dung dịch CuSO4 16%. Khối lượng kết tủa thu được là:
Đáp án: C Phương pháp giải: Đổi số mol của KOH: m chất tan KOH= mdd KOH . C% :100% = ? g => nKOH = m chất tan KOH : MKOH = ? mol m chất tan CuSO4 = mdd CuSO4 . C%= ? g => n CuSO4 = m chất tan CuSO4 : M CuSO4 = ? mol PTHH: 2KOH + CuSO4 → Cu(OH)2↓+ K2SO4 So sánh xem KOH và CuSO4 chất nào phản ứng hết. Mọi tính toán theo chất phản ứng hết. Lời giải chi tiết: Câu hỏi 8 : Nhiệt phân hoàn toàn x g Fe(OH)3 đến khối lượng không đổi thu được 24g chất rắn. Giá trị bằng số của x là:
Đáp án: B Phương pháp giải: Đổi số mol : nFe2O3 = m Fe2O3/ M Fe2O3 = ? mol PTHH: 2Fe(OH)3 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) Fe2O3 + 3H2O Tính mol Fe2O3 theo số mol của Fe(OH)3 Lời giải chi tiết: nFe2O3 = m Fe2O3/ M Fe2O3 = 24 : (56 . 2 + 16 . 3) = 0,15 mol 2Fe(OH)3 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) Fe2O3 + 3H2O Tỉ lệ 2 1 Pứ ?mol 0,15 mol Từ pt => nFe2O3 = 2. nFe(OH)3= 0,3 mol mFe(OH)3 = nFe(OH)3 . MFe(OH)3 = 0,3 . (56 + 3 + 16 . 3) = 32,1 g Đáp án B Câu hỏi 9 : Trung hoà hoàn toàn 200ml dung dịch KOH 0,5M bằng 200g dung dịch HCl a%. Nồng độ phần trăm của dung dịch ( a%) là:
Đáp án: A Phương pháp giải: Đổi số mol: nKOH = V KOH . CM KOH = ? mol PTHH: KOH + HCl→ KCl+ H2O 1 1 ?mol 0,1 mol Từ phương trình ta có nKOH = nHCl = ? mol => m chất tan HCl = n HCl . MHCl = ? => a = (mHCl/ mdd HCl).100% = ? Lời giải chi tiết: nKOH = V KOH . CM KOH = 0,2 . 0,5 =0,1 mol m chất tan HCl = mdd HCl . C%= 200 . a% g PTHH: KOH + HCl→ KCl+ H2O 1 1 ?mol 0,1 mol Từ phương trình ta có nKOH = nHCl = 0,1 mol => m chất tan HCl = n HCl . MHCl = 0,1 . (35,5 + 1) = 3,65g = 200 . a% g => a = 1,825% Đáp án A Câu hỏi 10 : Trộn 200ml dung dịch NaOH 1M với 300ml dung dịch NaOH 0,5M thì thu được dung dịch mới có nồng độ mol là?
Đáp án: D Phương pháp giải: Công thức nồng độ mol: CM NaOH = nNaOH : VNaOH Lời giải chi tiết: Tống số mol NaOH có trong cả 2 dung dịch là nNaOH = 0,2.1+ 0,3.0,5= 0,35 mol Nồng độ mol của dung dịch thu được là \({C_M}NaOH = \frac{{0,35}}{{0,5}} = 0,7\,(M)\) Đáp án D Câu hỏi 11 : Cho 200ml dung dịch NaOH 3M tác dụng với 100ml dung dịch FeCl3 1M thu được a gam kết tủa. Giá trị của a là :
Đáp án: C Phương pháp giải: Đổi số mol NaOH; FeCl3 Viết PTHH xảy ra: 3NaOH + FeCl3 → 3NaCl + Fe(OH)3 Dựa vào PTHH so sánh NaOH và FeCl3 chất nào phản ứng hết, chất nào dư. Mọi tính toán theo số mol của chất phản ứng hết. Lời giải chi tiết: Số mol của NaOH là 0,2.3=0,6 mol số mol của FeCl3 là 0,1.1=0,1mol Ta có PTHH : 3NaOH + FeCl3 → 3NaCl + Fe(OH)3 Trước PƯ 0,6 mol 0,1 mol PƯ 0,3 mol 0,1 mol Sau PƯ 0,3 mol 0 0,1 mol Kết tủa là 0,1 mol Fe(OH)3 => a= 0,1.107=10,7(g) Đáp án C Câu hỏi 12 : Dẫn 3,36 lít khí CO2(đktc) vào 40g dung dịch NaOH 20%. Sản phẩm thu được sau khi cô cạn dung dịch và khối lượng tương ứng là:
Đáp án: B Phương pháp giải: Lập tỉ lệ: \(k = \frac{{{n_{NaOH}}}}{{{n_{C{O_2}}}}}\) CO2 + NaOH → NaHCO3 (1) CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O (2) Nếu k ≤ 1 thì xảy ra phương trình (1) Nếu 1 < k < 2 thì xảy ra cả phương trình (1) và (2) Nếu k ≥ 2 chỉ xảy ra phản ứng (2) Lời giải chi tiết: nCO2= vCO2: 22,4= 3,36:22,4=0,15 mol m NaOH= m dd. C% = 40.20%= 8 gam nNaOH= 8:40=0,2 mol Ta có: \(1 < {{nNaOH} \over {nCO2}} = {{0,2} \over {0,15}} < 2\) => Tạo 2 muối Na2CO3 và NaHCO3 NaOH + CO2→ NaHCO3 x x ← x(mol) 2NaOH + CO2→Na2CO3+ H2O 2y y ← y(mol) Có: \(\left\{ \begin{array}{l}\sum {{n_{NaOH}} = x + 2y = 0,2} \\\sum {{n_{C{O_2}}} = x + y = 0,15} \end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = 0,1 = {n_{NaHC{O_3}}}\\y = 0,05 = {n_{N{a_2}C{O_3}}}\end{array} \right.\) \(\begin{array}{l}\left\{ \begin{array}{l}\sum {{n_{NaOH}} = x + 2y = 0,2} \\\sum {{n_{C{O_2}}} = x + y = 0,15} \end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = 0,1 = {n_{NaHC{O_3}}}\\y = 0,05 = {n_{N{a_2}C{O_3}}}\end{array} \right.\\ \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}{m_{NaHC{O_3}}} = {n_{NaHC{O_3}}}.{M_{NaHC{O_3}}} = 0,1.84 = 8,4\,(g)\\{m_{N{a_2}C{O_3}}} = {n_{N{a_2}C{O_3}}}.{M_{N{a_2}C{O_3}}} = 0,05.106 = 5,3\,(g)\end{array} \right.\end{array}\) Đáp án B Câu hỏi 13 : Cho 23,5 gam K2O tác dụng với nước thu được 0,5 lít dung dịch bazo. a/ Viết PTHH và tính nồng độ mol của thu bazơ được. b/ Tính thể tích dung dịch HCl 2M, cần dùng để trung hòa hết bazơ nói trên.
Phương pháp giải: a. Viết PTHH xảy ra, sau đó tính số mol của KOH theo K2O Ghi nhớ công thức tính nồng độ mol: \({C_M} = \frac{{{n_{KOH}}}}{V}\) b. PTHH: KOH + HCl → KCl + H2O Tính toán mol KCl theo số mol KOH Lời giải chi tiết: a. K2O + H2O → 2KOH \({n_{{K_2}O}} = {{23,5} \over {94}} = 0,25mol\) , n KOH = 2 n K2O = 0,5 mol \({C_M} = \frac{{{n_{KOH}}}}{{V(l)}} = \frac{{0,5}}{{0,5}} = 1M\) b. KOH + HCl → KCl + H2O nHCl= nKOH= 0,5mol \( = > {V_{HCl}} = {{{n_{HCl}}} \over {{C_M}}} = {{0.5} \over 2} = 0,25(l)\) Câu hỏi 14 : Dẫn từ từ 3,136 lít khí CO2 (đktc) vào một dung dịch có hòa tan 12,8 gam NaOH sản phẩm thu được là muối Na2CO3. Khối lượng muối Na2CO3 thu được là:
Đáp án: A Phương pháp giải: Phương pháp : Ban đầu xảy ra phản ứng CO2 + 2NaOH → Na2CO3+ H2O Nếu CO2 dư thì CO2 + Na2CO3 +H2O → 2NaHCO3 Lời giải chi tiết:
Hướng dẫn giải : nCO2 =0,14 mol nNaOH =0,32 mol → pư (1) có dư NaOH → nNa2CO3 = nCO2 =0,14 mol →mNa2CO3 = 14,84 g Đáp án A Câu hỏi 15 : Cho 200 ml dung dịch CuCl2 0,15M với dung dịch NaOH vừa đủ, sau phản ứng lọc kết tủa, nung đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là:
Đáp án: B Phương pháp giải: Phương pháp : PTHH : CuCl2 + 2NaOH → Cu(OH)2 + 2NaCl Cu(OH)2 → CuO + H2O Lời giải chi tiết:
Hướng dẫn giải : nCuCl2 =0,2.0,15 =0,03 mol → nCu(OH)2 = 0,03 mol → nCuO =0,03 mol→ m=2,4 g Đáp án B Câu hỏi 16 : Biết 2,24 lít khí Cacbonic (đktc) tác dụng hết với 200 ml dung dịch Ba(OH)2, sản phẩm thu được là muối trung hòa và nước. a. Viết phương trình xảy ra. b. Tính nồng độ mol của dung dịch Ba(OH)2 cần dùng. c. Tính khối lượng kết tủa thu được. Phương pháp giải: \({n_{C{O_2}}} = \frac{{2,24}}{{22,4}} = 0,1\,(mol);\) a. PTHH: CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3↓ + H2O b. Theo PTHH: nBaCO3 = nCO2 = ? Nồng độ mol của dung dịch Ba(OH)2 là: CM Ba(OH)2 = nBa(OH)2 : VBa(OH)2 = ? (M) c. Theo PTHH: nBaCO3 = nCO2 = ? (mol) => Khối lượng kết tủa BaCO3 thu được là: mBaCO3 = nBaCO3.197 = ? (g) Lời giải chi tiết: \({n_{C{O_2}}} = \frac{{2,24}}{{22,4}} = 0,1\,(mol);\) a. PTHH: CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3↓ + H2O (0,5 điểm) b. Theo PTHH: nBaCO3 = nCO2 = 0,1 (mol) (0,5 điểm) Nồng độ mol của dung dịch Ba(OH)2 là: CM Ba(OH)2 = nBa(OH)2 : VBa(OH)2 = 0,1 : 0,2 = 0,5 (M) (0,5 điểm) c. Theo PTHH: nBaCO3 = nCO2 = 0,1 (mol) (0,5 điểm) Khối lượng kết tủa BaCO3 thu được là: 0,1. 197 = 19,7 (g) (0,5 điểm) Câu hỏi 17 : Để trung hòa hoàn toàn 100ml dung dịch NaOH 1M cần vừa đủ V ml dung dịch H2SO4 2M. Giá trị của V là:
Đáp án: A Phương pháp giải: Sử dụng phương pháp tăng giảm khối lượng Gọi số mol của CuSO4 phản ứng là x (mol) PTPƯ: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu↓ x ← x → x (mol) Khối lượng tăng: mtăng = mCu - mFe => 1,6 = 64x – 56x => x = ?=l (mol) Lời giải chi tiết: nNaOH = 0,1.1 = 0,1 (mol) PTPƯ: 2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + H2O 0,1 → 0,05 (mol) => VH2SO4 = nH2SO4 : CM = 0,05 : 2 = 0,025 (lít) = 25 (ml) Đáp án A Câu hỏi 18 : Dẫn từ từ 4,48 lít khí CO2 (đktc) tác dụng vào một dung dịch có hòa tan 28 g KOH, sản phẩm là muối K2CO3. a/ Chất nào là dư và dư bao nhiêu (lít hoặc gam)? b/ Hãy xác định khối lượng muối thu được sau phản ứng. Phương pháp giải: a. PTHH xảy ra: CO2 + 2KOH → K2CO3 + H2O Đặt số mol CO2, KOH vào phương trình trên => xác định được chất phản ứng hết, chất dư. Mọi tính toán theo chất phản ứng hết. b. Dựa vào phương trình hóa học. Tính số mol K2CO3 theo số mol chất phản ứng hết. Lời giải chi tiết: a/ \({n_{CO2}} = {{4,48} \over {22,4}} = 0,2mol\) \({n_{KOH}} = {{28} \over {56}} = 0,5mol \Rightarrow {n_{KOH}} > 2{n_{CO2}}\) => CO2 phản ứng hết. KOH dư. Mọi tính toán theo CO2 CO2 + 2KOH → K2CO3 + H2O Bđ 0,2 0,5 (mol) Pư 0,2 0,4 0,2 (mol) Sau - 0,1 0,2 (mol) a/ mKOHdư = 0,1 . 56 = 5,6(gam) b/ mK2CO3 =0,2 . 138 = 27,6(gam) Câu hỏi 19 : Cho từ từ đến hết 3,36 lít khí CO2(đktc) vào 200ml dung dịch Ca(OH)2 C(M). Sau phản ứng thu được 10gam kết tủa. a/ Viết PTPHH có thể xảy ra. b/ Tính nồng độ mol của Ca(OH)2 đã dung.
Phương pháp giải: PTHH có thể xảy ra: CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O (1) 2CO2 + Ca(OH)2 → Ca(HCO3)2 (2) Chia 2 trường hợp để giải: TH1 : Chỉ xảy ra phản ứng (1); CO2 hết, mọi tính toán theo CO2 và CaCO3 TH2: xảy ra cả (1) và (2) cả CO2 và Ca(OH)2 đều hết. Lời giải chi tiết: nCO2 = 3,36 : 22,4 = 0,15(mol) nCaCO3↓= 10 : 100 = 0,1(mol) a/ Có thể xảy ra các pư sau: CO2 + Ca(OH)2→ CaCO3↓( trắng) + H2O (1) 2CO2 + Ca(OH)2→ Ca(HCO3)2 (2) b/ TH1: chỉ xảy ra pư (1). CO2 hết, mọi tính toán theo CO2 và CaCO3 Theo PTHH (1): nCaCO3 = nCO2 = 0,15 (mol) → mCaCO3 = nCaCO3. MCaCO3 = 0,15.100 = 15 (g) khác với đề cho thu được 10 gam kết tủa → TH này loại TH2: xảy ra cả pư (1) và (2). CO2 và Ca(OH)2 đều hết Theo pư(1) : nCO2 = nCa(OH)2 = nCaCO3 = 0,1(mol) Theo pư (2): nCO2(2) = 0,15- nCO2(1)= 0,15-0,1 = 0,05(mol) nCa(OH)2= nCO2(2)=.0,05=0,025(mol) \( \Rightarrow \sum {{n_{Ca{{(OH)}_2}}}} = 0,1 + 0,025 = 0,125(mol)\) \( \Rightarrow {C_M}Ca{(OH)_2} = \frac{{{n_{Ca{{(OH)}_2}}}}}{{V(l)}} = \frac{{0,125}}{{0,2}} = 0,625(M)\) Câu hỏi 20 : Cho 23,5 gam K2O tác dụng với nước thu được 0,5 lít dung dịch bazo. a/ Viết PTHH và tính nồng độ mol của thu bazơ được. b/ Tính thể tích dung dịch HCl 2M, cần dùng để trung hòa hết bazơ nói trên.
Phương pháp giải: a. Viết PTHH xảy ra, sau đó tính số mol của KOH theo K2O Ghi nhớ công thức tính nồng độ mol: \({C_M} = \frac{{{n_{KOH}}}}{V}\) b. PTHH: KOH + HCl → KCl + H2O Tính toán mol KCl theo số mol KOH Lời giải chi tiết: a. K2O + H2O → 2KOH \({n_{{K_2}O}} = {{23,5} \over {94}} = 0,25mol\) , n KOH = 2 n K2O = 0,5 mol \({C_M} = \frac{{{n_{KOH}}}}{{V(l)}} = \frac{{0,5}}{{0,5}} = 1M\) b. KOH + HCl → KCl + H2O nHCl= nKOH= 0,5mol \( = > {V_{HCl}} = {{{n_{HCl}}} \over {{C_M}}} = {{0.5} \over 2} = 0,25(l)\) |