20 bài tập Trung Quốc (Thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX) mức độ khó

Làm bài

Câu hỏi 1 :

Học thuyết Tam dân của Tôn Trung Sơn có nội dung cơ bản là

  • A “Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh bình đẳng”
  • B “ Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc”
  • C “Dân tộc độc lập, dân quyền bình đẳng, dân sinh hạnh phúc”
  • D “ Độc lập dân tộc, bình đẳng dân quyền, hạnh phúc dân sinh”

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

(sgk trang 15)

Học thuyết Tam dân của Tôn Trung Sơn là cơ sở đề ra cương lĩnh chính trị của Đồng minh hội, đó là: “Dân tộc độc  lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc”.

-         Dân tộc độc lập: Dân tộc độc lập: Phản đối chủ nghĩa đế quốc và quân phiệt cấu kết xâm lược, mưu cầu bình đẳng dân tộc và quyền tự quyết dân tộc

-         Dân quyền tự do: Dân quyền tự do: Thi hành chính sách dân chủ, ngăn cản sự lạm dụng chế độ hiện hành của Âu-Mỹ, nhân dân có quyền bầu cử, kêu gọi bầu cử, sáng tạo, trưng cầu dân ý để thông qua đó chọn ra các cơ quan lập pháp, hành pháp, và tư pháp

-         Dân sinh hạnh phúc:. Quyền về đất đai của mỗi người dân và kiểm soát vốn, tư nhân không thể thao túng sinh kế quốc dân

Chọn đáp án: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Mâu thuẫn dân tộc cơ bản nhất trong xã hội Trung Quốc cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX là mâu thuẫn giữa

  • A Nhân dân Trung quốc với các nước đế quốc xâm lược
  • B Quần chúng nhân dân với chính quyền  Mãn Thanh
  • C Giai cấp nông dân với tầng lớp địa chủ phong kiến
  • D Giai cấp công nhân với giai cấp tư sản

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Sau chiến tranh thuốc phiện, các nước đế quốc từng bước xâu xé Trung Quốc. Đến cuối thế ki XIX, Đức đã chiếm đóng vùng Sơn Đông;; Anh chiếm vùng châu thổ sông Dương Tử (Trường Giang); Pháp chiếm vùng Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông; Nga, Nhật Bản chiếm vùng Đông Bắc;…dưới sự xâu xé của các nước đế quốc, mâu thuẫn dân tộc cơ bản nhấ trong xã hội Trung Quốc đó là mâu thuaanc giữa nhâ dân Trung Quốc với các nước đế quốc Xâm lược.

Chọn đáp án: A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Chủ nghĩa dân sinh trong học thuyết Tam dân của Tôn Trung Sơn bao hàm nội dung cụ thể là

  • A “Chính trị ước pháp”.                                          
  • B “Bình quân địa quyền”.
  • C “Kiến lập dân quốc”.                                           
  • D “Nam nữ bình quyền”.

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Chủ nghĩa dân sinh là một trong ba bộ phận cấu thành học thuyết Tam Dân của Tôn Trung Sơn có nghĩa là: quyền về đất đai của mỗi người dân và kiểm soát vốn, tư nhân không thể thao túng sinh kế quốc dân. “Bình quân địa quyền” thuộc mức độ thứ nhất để giảm bớt sự bất cộng xã hội. Nó thuộc mức độ thứ nhất, đó là: giảm bớt sự bất công bằng cách tiến hành hai chính sách song song, đó là “bình quân địa quyền” và “tiết chế tư bản”: “Với chủ nghĩa dân sinh, Đảng Quốc dân định hai biện pháp: một là bình quân địa quyền, hai là tiết chế tư bản. Chỉ cần theo hai biện pháp này thì có thể giải quyết vấn đề dân sinh của Trung Quốc" . Ông đã xác định nội dung hai khái niệm đó: “Bình quân địa quyền” không phải là chia đều ruộng đất, mà là quản lý sự thu nhập từ đất của địa chủ bằng thuế và bằng mua đất theo giá đã được quy định. Còn tiết chế tư bản tư nhân không phải là “đập tan chế độ tư bản”, mà là hạn chế, điều tiết việc kinh doanh của nhà tư bản sao cho bảo đảm được lợi ích chung của xã hội.

Chọn đáp án: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Hạn chế trong mục tiêu đấu tranh của Đồng minh hội là gì?

  • A Chưa coi trọng nhiệm vụ đấu tranh giai cấp
  • B Chưa coi trọng nhiệm vụ chống phong kiến
  • C Chưa chú ý đến quyền lợi của nhân dân lao động
  • D Chưa coi trọng nhiệm vụ chống đế quốc xâm lược

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Tuy mâu thuẫn dân tộc chinh nhất của Trung Quốc là mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân với các nước đế quốc xâm lược. Tuy nhiên, Trung Quốc Đồng minh hội lại đề cao việc đánh đổ chế độ phong kiến để thành lập Dân quốc, thực hiện quyền bình đẳng về ruộng đất cho dân cày. Đây là một hạn chế trong mục tiêu đấu tranh của Hội. Đến năm 1911, khi Trung Hoa Dân Quốc được thành lập thì trong hiến pháp thậm chí cũng không  đề cập đén vấn đề ruộng đất cho nông dân như đã được ghi trong cương lĩnh của Đồng minh hội.

Chon đáp án: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Tính chất của cuộc Cách mạng Tân Hợi (1911) là 

  • A Cách mạng dân chủ tư sản
  • B Cách mạng xã hội chủ nghĩa
  • C Đấu tranh giải phóng dân tộc
  • D Cách mạng tư sản kiểu mới

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

(sgk trang 17)

Cách mạng dân chủ tư sản là cuộc cách mạng do giai cấp tư sản lãnh đạo, quần chúng nhân dân là động lực chính nhằm đánh đổ chế độ phong kiến đã lỗi thời, giành quyền dân chủ. Sau khi cách mạng thành công, giai cấp tư sản lập nên chế độ cộng hòa, nắm quyền thống trị thay cho giai cấp phong kiến.

Cách mạng Tân Hợi là cuộc cách mạng đánh đổ chế độ phong kiến Mãn Thanh, được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia, thành lập Trung Hoa Dân Quốc, đứng đầu là chính phủ lâm thời.

Chọn đáp án: A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Điểm nào sau đây là cơ bản nhất chứng tỏ Cách mạng Tân Hợi (1911) là một cuộc cách mạng tư sản không triệt để?

  • A Không nêu vấn đề đánh đổ đế quốc và khôn tích cực chống phong kiến
  • B Chưa đụng chạm đến giai cấp địa chủ phong kiến
  • C Không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân
  • D Không giải quyết được vấn đề mâu thuẫn của một xã hôi nửa phong kiến

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

-         Cách mạng Tân Hợi không nêu vấn đề đánh đổ đế quốc mà mục tiêu là đánh đổ phong kiến, thành lập Trung Hoa dân quốc, bình đẳng về ruộng đất. Cách mang không giải quyết được mâ thuẫn cơ bản của dân tộc.

-         Khi đề ra nhiệm vụ  chống phong kiến nhưng thực hiện không tích cực khi sau cách mạng, vấn đề ruộng đất cho nông dân không được đề cập đến trong Hiến pháp lâm thời.

Chọn đáp án: A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Ý nghĩa cơ bản nhất của Cách mạng Tân Hợi (1911) là gì?

  • A Là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên nổ ra ở Trung Quốc
  • B Cách mạng lật đổ chế độ phong kiến, lập chế độ cộng hòa
  • C Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Trung Quốc
  • D Ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

(Sgk trang 17)

Chọn đáp án: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Nhận xét nào dưới đây không phản ánh đúng ý nghĩa của cách mạng Tân Hợi (1911) đối với Trung Quốc và thế giới? 

  • A Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển
  • B Ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tôc ở một số nước châu Á
  • C Chứng tỏ giai cấp công nhân là lực lượng chủ yếu của cách mạng
  • D Lật đổ Mãn Thanh, chấm dứt sự tồn tại lâu đời của chế độ phong kiến

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Phân tích, nhận xét. 

Lời giải chi tiết:

Cách mang Tân hợi có ý nghĩa quan trọng:

-  Đối với Trung Quốc:  Là môt cuộc cách  mạng dân chủ tư sản, đã lật đổ triều đại Mãn Thanh, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại lâu đời ở Trung Quốc, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển..

-  Đối với thế giới: Nghị quyết Hội nghị đại biểu Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga (tiền thân của Đảng Cộng sản Liên Xô) họp ở Pra-ha năm 1912 viết: “Hội nghị đã vạch rõ cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân Trung Quốc có một ý nghĩa quốc tế, vì rằng cuộc đấu tranh cách mạng này sẽ làm cho châu Á được giải phóng, xóa bỏ được ách thống trị của giai cấp tư sản châu Âu”.

Lực lượng chủ yếu của cách mạng Tân Hợi là đông đảo quần chúng nhân dân, bao gồm cả binh lính, tư sản, giai cấp công nhân chưa trở thành lực lượng chủ yếu của cách mạng.

Chọn đáp án: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Có ý kiến cho rằng: “Trung Quốc trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến là do nhân dân Trung Quốc không quyết tâm chống đế quốc”. Ý kiến của em như thế nào? Hãy chứng minh. 

Phương pháp giải:

Phân tích, đánh giá. 

Lời giải chi tiết:

*Không đồng tình với ý kiến đưa ra vì:

- Từ khi các nước đế quốc đến xâm lược, nhân dân Trung Quốc đã anh dũng, kiên trì đấu tranh bằng nhiều cuộc đấu tranh lớn, nhỏ khác nhau,

- Các cuộc đấu tranh tiêu biểu: khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc, Duy Tân Mậu tuất, khởi nghia Nghĩa Hòa Đoàn,…

*Trách nhiệm để Trung Quốc trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến thuộc về triều đình Mãn Thanh vì:

- Nhà Thanh không thây được và không đáp ứng được yêu cầu của lịch sử Trung Quốc lúc bấy giờ, duy trì các chính sách bải thủ, lạc hậu.

- Khước từ các lời đề nghị cải cách, canh tân đất nước.

- Không tập hợp và đoàn kết nhân dân đấu tranh.

- Bắt tay với các đế quốc đàn áp phong trào đấu tranh.

- Hèn nhát, kí các hiệp ước bán rẻ quyền lợi dân tộc.

=> Nhà Mãn Thanh phải chịu trách nhiệm chính trong việc để Trung Quốc trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến.

 

Câu hỏi 10 :

Ý nghĩa cơ bản nhất của Cách mạng Tân Hợi (1911) là gì?

 

  • A Là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên nổ ra ở Trung Quốc.
  • B Cách mạng lật đổ chế độ phong kiến, lật đổ chế độ cộng hòa.
  • C Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Trung Quốc.
  • D Ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

đánh giá, phân tích.

Lời giải chi tiết:

Ý nghĩa cơ bản nhất của một cuộc cách mạng là cuộc cách mạng đó đáp áp được những mục tiêu đề ra từ trước đó.

Xét mục tiêu của cách mạng Tân Hợi lúc đầu là: Đánh đổ Mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa, thành lập Dân quốc, thực hiện quyền bình đẳng về ruộng đất cho dân cày.

=> Ý nghĩa cơ bản nhất của cách mạng Tân Hợi là đã lật đổ chế độ phong kiến, lật đổ chế độ cộng hòa.

Chọn đáp án: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến sự thất bại nhanh chóng của cuộc vận động Duy tân ở Trung Quốc là

  • A Không dựa vào lực lương nhân dân.
  • B Chưa được chuẩn bị kĩ về mọi mặt.
  • C Những người lãnh đạo chưa có nhiều kinh nghiệm.
  • D Sự chống đối, đàn áp của phái thủ cựu do Từ Hi Thái Hậu đứng đầu

Đáp án: A

Phương pháp giải:

 phân tích đánh giá.

Lời giải chi tiết:

Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến sự thất bại của phong trào Duy tân của Trung Quốc là do: phong trào chỉ phát triển chủ yếu trong tầng lớp quan lại, sĩ phu có ý thức tiếp thu tư tưởng tiên tiến mà không dựa vào lực lượng nhân dân.

=> Cuộc vận động Duy  tân nhanh chóng thất bại khi vấp phải sự chống đối manh mẽ của phái thủ cựu.

Chọn đáp án: A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Kết quả lớn nhất của cách mạng Tân Hợi (1911) là

 

  • A lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế Mãn Thanh.
  • B đánh đuổi các thế lực đế quốc, giành độc lập chủ quyền.
  • C  hủy bỏ các hiệp ước bất bình đẳng đã kí với các nước đế quốc.
  • D chế độ quân chủ lập hiến được thiết lập.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

phân tích, đánh giá.

Lời giải chi tiết:

Cách mạng Tân Hợi hoàn thành mục tiêu trong Cương lĩnh của Trung Quốc Đồng minh hội là lật đổ chế độ Mãn Thanh, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại lâu đời ở Trung Quốc, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển và có ảnh hưởng nhất định đến cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á.

=> Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế Mãn Thanh là kết quả lớn nhất củ Cách mạng Tân Hợi năm 1911.

Chọn đáp án: A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 13 :

Cho các sự kiện: 1. Cải cách Minh Trị ở Nhật Bản; 2. Sự thành lập đảng Quốc Đại ở Ấn độ 3. Khởi nghĩa Thái Bình Thiên quốc; 4. Trung Quốc đồng minh Hội thành lập. Hãy sắp xếp theo trình tự thời gian:

  • A 4; 1; 3; 2.     
  • B 1;2;4;3.     
  • C 1; 4; 2; 3.     
  • D 3; 1; 2; 4.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

sắp xếp.

Lời giải chi tiết:

3. Khởi nghĩa Thái Bình Thiên quốc (1851 – 1864)

1. Cải cách Minh Trị ở Nhật Bản (1868)

2. Sự thành lập đảng Quốc Đại ở Ấn độ (1885)

4. Trung Quốc đồng minh Hội thành lập (1905)

Chọn đáp án: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 14 :

Người bác sĩ trẻ tuổi nào sớm nuôi khát vọng “trị bệnh” cho xã hội Trung Quốc, sau này đã trở thành một nhà yêu nước nổi tiếng được nhân dân Trung Quốc yêu mến?

  • A Hồng Tú Toàn
  • B Mao Trạch Đông
  • C Đàm Tự Đồng.
  • D Tôn Trung Sơn

Đáp án: D

Phương pháp giải:

sgk trang 38. 

Lời giải chi tiết:

Tôn Trung Sơn là người bác sĩ trẻ tuổi nuôi khát vọng “trị bệnh” cho xã hội Trung Quốc, sau này trở thành một nhà yêu nước nổi tiếng được nhân dân Trung Quốc yêu mến.

Chọn đáp án: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 15 :

Cách mạng Tân Hợi năm 1911 ở Trung Quốc rút ra cho cách mạng thế giới bài học gì?

  • A Cần đánh đổ được đế quốc xâm lược.
  • B Phải thủ tiêu hoàn toàn chế độ phong kiến, đánh đổ đế quốc xâm lược, giải quyết vấn đề ruộng đất.
  • C Phải giải quyết vấn đề ruộng đất.
  • D Tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Liên hệ.

Lời giải chi tiết:

Cách mạng Tân Hợi năm 1911 ở Trung Quốc là một cuộc cách mạng dân chủ tư sản nhưng không triệt để do: không thủ tiêu thực sự giai cấp phong kiến, không đụng chạm đến các nước đế quốc xâm lược và không giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.

=> Bài học rút ra cho cách mạng thế giới là cần phải thủ tiêu hoàn toàn chế độ phong kiến, đánh đổ đế quốc xâm lược và giải quyết vấn đề ruộng đất cho nhân dân.

Chọn đáp án: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 16 :

Đỉnh cao nhất trong phong trào đấu tranh chống đế quốc, chống phong kiến của nhân dân Trung Quốc là

  • A khởi nghĩa nông dân Thái bình Thiên Quốc.
  • B phong trào Duy Tân Mậu Tuất (1898).
  • C phong trào Nghĩa Hoà Đoàn.
  • D cách mạng Tân Hợi (1911).

Đáp án: D

Phương pháp giải:

đánh giá

Lời giải chi tiết:

Đỉnh cao nhất trong phong trào đấu tranh chống đế quốc, chống phong kiến của nhân dân Trung Quốc là cách mạng Tân Hợi (1911).

Chọn: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 17 :

Nội dung nào sau đây không dẫn đến việc Trung Quốc bị các nước tư bản phương Tây xâm lược từ đầu thế kỉ XVIII?

 

  • A Chế độ phong kiến Mãn Thanh suy yếu.
  • B Trung Quốc có nguồn nhân lực dồi dào.
  • C Anh đã gần như hoàn thành xâm chiếm Trung Quốc.
  • D Các nước tư bản phương Tây khao khát thuộc địa.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

sgk trang 12, suy luận.

Lời giải chi tiết:

Nguyên nhân Trung Quốc bị xâm lược

+ Thế kỉ XVIII đầu XIX các nước tư bản phương Tây tăng cường xâm chiếm thị trường thế giới.

+ Trung Quốc là một thị trường lớn, béo bở, chế độ đang suy yếu nên trở thành đối tượng xâm lược của nhiều đế quốc.

+ Chế độ phong kiến Mãn Thanh đang suy yếu.

=> Loại trừ đáp án: C

Chọn: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 18 :

Tại sao tầng lớp sĩ phu Trung Quốc tiến hành cuộc vận động Duy tân cuối thế kỷ XIX?

  • A Cứu vãn tình thế Trung Quốc bị các nước đế quốc xâu xé.
  • B Khẳng định vai trò quan lại, sĩ phu tiến bộ.
  • C Đưa Trung Quốc phát triển thành một cường quốc ở châu Á.
  • D Thực hiện những cải cách tiến bộ để cải thiện đời sống nhân dân.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

sgk 11 trang 14, suy luận.

Lời giải chi tiết:

Cuối thế kỉ XIX, trong bối cảnh các nước đế quốc tăng cường xâu xé Trung Quốc, một số nhân vật thuộc giới sĩ phu Trung Quốc chủ trương tiến hành cải cách để cứu vãn tình thế. Đó là cuộc vận động Duy tân năm Mậu Tuất (1898) do hai nhà nho yêu nước Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu lãnh đạo, với sự đồng tình và ủng hộ của vua Quang Tự.

Chọn: A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 19 :

Nguyên nhân then chốt dẫn đến cuộc vận động Duy Tân Mậu Tuất (1898) bị thất bại là do

  • A phong trào phát triển chủ yếu trong các tầng lớp trí thức phong kiến tiến bộ.
  • B vấp phải sự chống đối mạnh mẽ của phái thủ cựu trong giai cấp phong kiến.
  • C  bị Thái hậu Từ Hi làm cuộc chính biến.
  • D không dựa vào lực lượng nhân dân mà chủ yếu dựa vào quan lại, sĩ phu có tư tưởng tiên tiến.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

sgk trang 14, suy luận.

Lời giải chi tiết:

Phong trào Duy tân Mậu Tuất (1898) do hai nhà nho yêu nước là Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu lãnh đạo, phát triển chủ yếu trong các tầng lớp quan lại, sĩ phu có ý thức tiếp thu tư tưởng tiên tiến mà không dựa vào lực lượng nhân dân. Đây là nguyên nhân then chốt dẫn đến cuộc Duy tân Mậu Tuất nhanh chóng thất bại trước sự chống đối mạnh mẽ của phái thủ cựu trong giai cấp phong kiến do thái hậu Từ Hi lãnh đạo.

Chọn đáp án: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 20 :

Vai trò to lớn nhất của Tôn Trung Sơn đối với phong trào cách mạng ở Trung Quốc là

  • A đưa cách mạng phát triển theo con đường vô sản.
  • B đưa đất nước phát triển theo con đường tư sản.
  • C đưa cách mạng phát triển theo con đường dân tộc dân chủ.
  • D  đưa cách mạng phát triển theo con đường dân chủ tư sản.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

sgk trang 15, suy luận.

Lời giải chi tiết:

Tôn Trung Sơn là đại diện ưu tú và là lãnh tụ của phong trào cách mạng theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Trung Quốc. Đây cũng là công lao to lớn nhất của Tôn Trung Sơn đối với phong trào cách mạng Trung Quốc.

Chọn đáp án: D

Đáp án - Lời giải

Xem thêm

close