20 bài tập Tây Âu mức độ khó

Làm bài

Câu hỏi 1 :

Từ những năm 50 của thế kỉ XX, các nước Tây Âu có xu hướng đẩy mạnh liên kết khu vực vì

  • A Muốn xây dựng nhà nước tư bản mang màu sắc của châu Âu
  • B Kinh tế đã phục hồi, muốn thoát khỏi sự khống chế, ảnh hưởng của Mỹ
  • C Bi cạnh tranh quyết liệt bởi kinh tế Mỹ và Nhật Bản
  • D Muốn khẳng định sức mạnh và tiềm lực kinh tế của Tây Âu

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Phân tích. 

Lời giải chi tiết:

Những nguyên nhân dẫn đên sự đẩy mạnh liên kết khu vực ở Tây Âu từ những năm 50 của thế kỉ XX bao gồm:

-         Từ năm 1950, do nền kinh tế bắt đầu phát triển có tốc độ nhanh, các nước Tây Âu ngày càng muốn thoát dân khỏi sự lệ thuộc vào Mĩ; các nước này cần phải liên kết cùng nhau trong các cuộc cạnh tranh các các nước ngoài khu vực.

-         6 nước đều có chung một nền văn hóa, có một nền kinh tế không cách biệt và từ lâu đã liên hệ mật thiết với nhau. Sự hợp tác là hết sức cần thiết nhằm mở rộng thị trường, nhất là dưới cuộc cách mạng khoa học – công nghệ và còn giúp các nước Tây Âu tin cậy nhau hơn về chính trị, khắc phuc những nghị kị, chia rẽ đã xảy ra nhiều lần trong lịch sử.

Chọn đáp án: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Mục tiêu của Liên minh châu Âu (EU) khác với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là chỉ hợp tác liên minh về?

  • A kinh tế và quân sự. 
  • B kinh tế và văn hóa
  • C kinh tế và chính trị. 
  • D tiền tệ, chính trị và văn hóa. 

Đáp án: D

Phương pháp giải:

so sánh

Lời giải chi tiết:

- Liên minh châu Âu (EU) hợp tác toàn diện về nhiều mặt.  

- Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á chỉ hợp tác về kinh tế và văn hóa.

Chọn đáp án: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Cho các sự kiện sau:

1. Sáu nước Tây Âu thành lập “Cộng đồng than thép Châu Âu”

2. Thành lập “Cộng đồng châu Âu” (EC)

3. Thành lập “Cộng đồng năng lượng nguyên tử Châu Âu” và “Cộng đồng kinh tế Châu Âu”

Hãy sắp xếp các sự kiện theo đúng trình tự thời gian

  • A 2,3,1                                      
  • B 1,2,3
  • C 1,3,2
  • D 3,2,1

Đáp án: C

Phương pháp giải:

sắp xếp. 

Lời giải chi tiết:

1. Sáu nước Tây Âu thành lập “Cộng đồng than thép Châu Âu” (1951)

2. Thành lập “Cộng đồng châu Âu” (EC)(1967).

3. Thành lập “Cộng đồng năng lượng nguyên tử Châu Âu” và “Cộng đồng kinh tế Châu Âu”(1957).

Chọn đáp án: C (1,3,2)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Ý nào không phải là nét tương đồng về sự hình thành và phát triển của liên minh châu Âu (EU) và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)?

  • A Thành lập sau khi đã hoàn thành khôi phục kinh tế, trở thành những quốc gia độc lập, tự chủ, có nhu cầu liên minh, hợp tác.
  • B Mục tiêu thành lập ban đầu là trở thành một liên minh quân sự, chính trị để thoát khỏi bị chi phối, ảnh hưởng từ các cường quốc bên ngoài.
  • C Ban đầu khi mới hình thành chỉ có vài nước thành viên, về sau mở rộng ra nhiều nước.
  • D Từ thập kỉ 90 của thế kỉ XX, trở thành khu vực năng động, có địa vị quốc tế cao.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

so sánh, phân tích.

Lời giải chi tiết:

Đáp án A: sau khi hoàn thành khôi phục kinh tế sau chiến tranh, các quốc gia Đông Nam Á cũng như các nước Tây Âu đều có nhu cầu liên minh hợp tác để giúp đỡ lần nhau cùng phát triển trên cơ sở có nền văn hóa tương đồng.

Đáp án B: ASEAN là tổ chức hợp tác kinh tế - văn hóa, EU là tổ chức hợp tác về cả kinh tế, văn hóa , chính trị, quân sự.

Đáp án C: ANSEAN ban đầu có 5 nước thành viên, EU ban đầu có 6 nước thành viên. Đây là con số tương đối nhiều, không phải chỉ có vài nước.

- Từ thập kỉ 90 hai tổ chức này mới hoàn thiện khi có thêm thành viên, phải đến giai đoạn sau đó khi quá trình mở rộng thành viên được hoàn thành thì hai tổ chức này mới có địa vj quốc tế cao.

Chọn đáp án: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Điểm mới trong quan hệ đối ngoại của các nước Tây Âu hiện nay là

  • A Cố gắng hạn chế ảnh hưởng của Mĩ.
  • B  Tăng cường phụ thuộc vào Mĩ.
  • C  Mở rộng quan hệ với các nước tư bản phát triển.
  • D Mở rộng quan hệ với các nước đang phát triển của châu Á, Phi, Mĩ Latinh, Đông Âu và SNG.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

so sánh, phân tích.

Lời giải chi tiết:

Giai đoạn trước năm 1991: các nước Tây Âu chú trọng quan hệ đối ngoại với Mĩ và các nước tư bản phát triển.

Từ năm 1991 đến nay: các nước Tây Âu có sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của mình, mở rộng quan hệ đối ngoại với các nước đang phát triển của châu Á, châu Phi, Mĩ Latinh, các nước Đông Âu và SNG.

Chọn đáp án: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Nước nào dưới đây được đánh giá là một nước có đường lối ngoại giao thân Mĩ "như hình với bóng"?

  • A  Đức
  • B Pháp
  • C Tây Ban Nha
  • D Anh

Đáp án: D

Phương pháp giải:

phân tích, đánh giá.

Lời giải chi tiết:

- Từ năm 1945 đến năm 1950, Anh liên minh chặt chẽ với Mĩ.

- Từ năm 1950 đến năm 1973, nếu như Pháp rút khỏi NATO thì Anh vẫn nằm trong bộ chỉ huy của tổ chức này.

- Từ năm 1991 đến năm 2000, nếu Pháp và Đức trở thành đối trọng của Mĩ trong nhiều vấn đề quốc tế quan trọng thì Anh vẫn duy trì liên minh chặt chẽ với Mĩ.

=> Anh được đánh giá là một nước có đường lối ngoại giao thân Mĩ “như hình với bóng”.

Chọn đáp án: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Điểm khác biệt trong chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu trong những năm 1950-1973 so với những năm 1945-1950 là

  • A tiến hành hợp tác, liên kết khu vực.
  • B một mặt liên minh với Mĩ, mặt khác cố gắng đa dạng hóa quan hệ đối ngoại.
  • C Anh tiếp tục liên minh với Mĩ, Pháp và Đức trở thành đối tượng của Mĩ.
  • D từ bỏ chính sách liên minh với Mĩ, thực hiện chính sách biệt lập.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

so sánh.

Lời giải chi tiết:

Chính sách đối ngoại của Tây Âu:

- Giai đoạn 1945 – 1950: liên minh chặt chẽ với Mĩ, tìm cách trở lại các thuộc địa cũ của mình.

- Giai đoạn 1950 – 1973: một mặt liên minh chặt chẽ với Mĩ, mặt khác cố gắng đa dạng hóa, đa phương hóa hơn nữa quan hệ đối ngoại.

Chọn đáp án: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Nội dung nào sau đây phản ánh đúng nguyên nhân khác nhau dẫn đến sự phát triển kinh tế của Nhật Bản với các nước Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

  • A  Tận dụng tốt các yếu tố bên ngoài.  
  • B Áp dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật.
  • C Chi phí cho quốc phòng thấp.      
  • D Sự lãnh đạo, quản lí có hiệu quả của Nhà nước.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

so sánh.

Lời giải chi tiết:

Khác với các nước tư bản khác, Nhật Bản có nguyên nhân quan trọng đưa đến sự phát triển kinh tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai là: Chi phí cho quốc phòng của Nhật Bản thấp (không vượt quá 1% GDP), nên có điều kiện tập trung vốn đầu tư cho kinh tế.

Chọn đáp án: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Nguyên nhân khác nhau giữa Nhật Bản và các nước Tây Âu trong giai đoạn phục hồi và phát triển kinh tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì ?

  • A Áp dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật.
  • B Chi phí cho quốc phòng thấp.
  • C Sự lãnh đạo, quản lí có hiệu quả của Nhà nước.
  • D Tận dụng tốt các yếu tố bên ngoài để phát triển.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

so sánh, nhận xét.

Lời giải chi tiết:

- Đáp án A, C, D: là những nguyên nhân giống nhau thúc đẩy Nhật Bản và Tây Âu phục hồi và phát triển sau năm 1945.

- Đáp án B:

+ Nhật Bản: vì chi phí quốc phòng thấp (không vượt quá 1% GDP) nên có điều kiện tập trung vốn đầu tư cho kinh tế.

+ Tây Âu: không có nhân tố này

Chọn: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Điểm khác biệt cơ bản trong chính sách đối ngoại của Pháp và Nhật Bản từ 1991 - 2000 là

  • A Pháp tiếp tục liên minh chặt chẽ với Mĩ, Nhật Bản đã trở thành đối trọng của Mĩ.
  • B đều tiếp tục liên minh chặt chẽ với Mĩ, là đồng minh quan trọng của Mĩ.
  • C Nhật Bản tiếp tục liên minh chặt chẽ với Mĩ, Pháp đã trở thành đối trọng của Mĩ.
  • D Pháp rút khỏi NATO, Nhật Bản vẫn là thành viên quan trọng của NATO.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

So sánh, nhận xét.

Lời giải chi tiết:

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản và các nước Tây Âu (trong đó có Pháp) đều chịu thiệt hại nặng nề và đều nhận được viện trợ từ Mĩ. Đối với Pháp, Mĩ viện trợ cho Pháp theo kế hoach Macsan. Đối với Nhật Bản là thực hiện các cải cách về hiến pháp, các cải cách dân chủ về lao động.

Ở giai đoạn đầu Nhật Bản và Pháp đều liên minh chặt chẽ với Mĩ. Tuy nhiên, đến giai đoạn sau nhất là từ năm 1991 đến năm 2000, chính sách đối với Mĩ của Nhật Bản và Pháp lại khác nhau:

- Nhật Bản: vẫn tiếp tục liên minh chặt chẽ với Mĩ (Sgk trang 57). Tháng 4 – 1996, Mĩ và Nhật Bản ra tuyên bố khẳng định lại việc kéo dài vĩnh viễn Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật.

- Pháp: (Sgk trang 50): trở thành những đối trọng của Mĩ trong nhiều vấn đề quốc tế quan trọng.

=> Như vậy, điểm khác nhau trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản đối với Pháp là: Nhật Bản chủ trương liên minh chặt chẽ với Mĩ còn Pháp tìm cách thoát khỏi ảnh hưởng của Mĩ, trở thành đối trọng của Mĩ trong nhiều vấn đề quốc tế.

Chọn: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Nguyên nhân cơ bản thúc đẩy nền kinh tế các nước Tây Âu phát triển là gì?

  • A Áp dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật hiện đại vào trong sản xuất
  • B  Nhà nước đóng vai trò lớn trong việc quản lí, điều tiết thúc đẩy nền kinh tế
  • C Sự nỗ lực, bóc lột của các nhà tư bản đối với công nhân trong và ngoài nước
  • D Tận dụng các cơ hội bên ngoài đề phát triển

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Phân tích, nhận xét.

Lời giải chi tiết:

Cũng như Mĩ và Nhật Bản, áo dụng những thành tựu khoa học – kĩ thuật hiện đại vào sản xuất là nguyên nhân cơ bản thúc đẩy kinh tế các nước Tây Âu phát triển. Nhân tố này giúp các nước Tây Âu tăng năng suất, điều chỉnh hợp lí cơ cấu sản xuất, giúp Tây Âu vươn lên trước những tổn thất nặng nề sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

Chọn: A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Yếu tố nào quyết định xu hướng liên kết khu vực của các nước tư bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

  • A Yêu cầu giải quyết các vấn đề toàn cầu.           
  • B Sự phát triển của lực lượng sản xuất.
  • C Phát huy tối đa những lợi thế về chính trị xã hội.
  • D Yêu cầu tạo thế cân bằng với Liên Xô và Đông Âu.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Phân tích, đánh giá.

Lời giải chi tiết:

Sự phát triển của lực lượng sản xuất dẫn đến xu thế toàn cầu hóa. Một trong những biểu hiện quan trọng của xu thế toàn cầu hóa là sự xuất hiện các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực.

=> Yếu tố dẫn đến các nước tư bản ngày càng có xu hướng liên kết khu vực sau Chiến tranh thế giới thư shai là do sự phát triển của lực lượng sản xuất.

Chọn: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 13 :

Nền tảng cơ bản giúp quá trình liên kết châu Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai có thể diễn ra thuận lợi là gì?

 

  • A  Chung ngôn ngữ, đều nằm ở phía Tây châu Âu, cùng thể chế chính trị
  • B Tương đồng nền văn hóa, trình độ phát triển, khoa học- kĩ thuật
  • C Chung nền văn hóa, trình độ phát triển, khoa học- kĩ thuật
  • D Quá trình liên kết châu Âu đã từng diễn ra trong lịch sử

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Phân tích, nhận xét.

Lời giải chi tiết:

Sự tương đồng về văn hóa, trình độ phát triển, khoa học kĩ thuật cũng như thể chế chính trị (chế độ đại nghị do giai cấp tư sản lãnh đạo) là nền tảng cơ bản giúp quá trình liên kết châu Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai có thể diễn ra thuận lợi. Đồng thời đảm bảo tính ổn định lâu dài của sự liên kết.

Chọn: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 14 :

Điểm chung trong nguyên nhân làm cho kinh tế phát triển của Tây Âu và Mỹ là?

  • A Tài năng của giới lãnh đạo và kinh doanh.
  • B Người lao động có tay nghề cao.
  • C Áp dụng những thành tựu khoa học - kĩ thuật vào sản xuất.
  • D Gây chiến tranh xâm lược Việt Nam và Triều Tiên.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

so sánh

Lời giải chi tiết:

Điểm chung trong nguyên nhân làm cho kinh tế phát triển của Tây Âu và Mỹ là: Áp dụng những thành tựu khoa học - kĩ thuật vào sản xuất.

Chọn: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 15 :

Bản chất của mối quan hệ giữa Việt Nam và EU  hiện nay là:

  • A Đối đầu căng thẳng.
  • B Hợp tác hạn chế  trên một số lĩnh vực.
  • C Hợp tác trên lĩnh vực chính trị - quân sự là chủ yếu .
  • D Đối thoại, hợp tác.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

phân tích, suy luận

Lời giải chi tiết:

Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, một thời kì mới đã mở ra trong quan hệ quốc tế giữa các nước trên thế giới, đó là sự điều chỉnh quan hệ giữa các nước theo chiều hướng đối thoại, thỏa hiệp, tránh xung đột trực tiếp. Cho đến nay chiều hướng đó vẫn tiếp tục tồn  tại và ảnh hưởng lớn đến quan hệ giữa các nước trên thế giới. Việt Nam và EU là hai đối tác với nhau và hợp tác trên nhiều mặt: hợp tác trong lĩnh vực dân chủ, dân quyền; hợp tác kinh tế - thương mại… Tính đến hết tháng 9/2015, đã có 23/28 nước EU đầu tư vào Việt Nam với 1,718 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký đạt 21,53 tỷ USD;  Về đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam sang EU, nhìn chung đầu tư Việt Nam sang EU là không nhiều, chủ yếu tập trung vào một số nước như Hà Lan, Séc, Đức. Tính đến hết tháng 6/2015, Việt Nam có 57 dự án đầu tư sang 13 nước EU…

Chọn: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 16 :

Sự kiện Anh muốn rời Liên minh châu Âu (2016) là biểu hiện của xu hướng

  • A Đân tộc hóa nền kinh tế tài chính của khu vực.
  • B Chống lại xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa.
  • C Toàn cầu hóa, khu vực hóa.
  • D Liên kết khu vực.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

suy luận, loại trừ

Lời giải chi tiết:

A, C, D: không phản ánh đúng sự kiện Anh muốn rời khỏi EU

B: sự kiện Anh muốn rời khỏi EU là biểu hiện cho việc đi ngược lại với xu thế của thế giới hiện nay đó là xu thế toàn cầu hóa và khu vực hóa.

Chọn: B

 

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 17 :

Sự thành lập Liên minh châu Âu (EU) mang lại lợi ích chủ yếu gì cho các nước thành viên tham gia?

  • A Hợp tác cùng phát triển.
  • B Mở rộng thị trường.
  • C Tăng sức cạnh tranh, tránh sự chi phối từ bên ngoài.
  • D Giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn. 

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Đánh giá.

Lời giải chi tiết:

- Đáp án A lựa chọn vì sự thành lập Liên minh châu Âu (EU) giúp các nước Tây Âu hợp tác với nhau để cùng phát triển. EU ra đời không chỉ nhằm hợp tác liên minh giữa các nước thành viên trong lĩnh vực kinh tế, tiền tệ mà còn cả trong các lĩnh vực chính trị, đối ngoại và an ninh chung.

- Đáp án B loại vì nếu xét về việc mở rộng thị trường thì không nhất thiết phải thành lập EU.

- Đáp án C loại vì việc thành lập EU không phải là để tránh sự chi phối từ bên ngoài. EU được thành lập với mục đích:

+ Xây dựng, phát triển một khu vực mà ở đó hàng hóa, dịch vụ, con người, tiền vốn được tự do lưu thông giữa các thành viên.

+ Tăng cường hợp tác, liên kết không chỉ về kinh tế, luật pháp nội vụ mà cả trên lĩnh vực an ninh và đối ngoại.

- Đáp án D loại vì yếu tố ban đầu quyết định phải là cùng phát triển, còn việc giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn chỉ là 1 yếu tố nhỏ.

Chọn: A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 18 :

Điểm chung trong chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu và Nhật Bản từ năm 1945 đến 2000 là

  • A liên minh chặt chẽ với Mĩ.
  • B đặc biệt chú trọng quan hệ với các nước Đông Nam Á.
  • C đối trọng với Mĩ trong nhiều vấn đề quốc tế quan trọng.
  • D  mở rộng quan hệ đối ngoại.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

so sánh, liên hệ.

Lời giải chi tiết:

- Đáp án A, C: Nhật Bản liên minh chẽ với Mĩ được coi là chính sách xuyên suốt nhưng Tây Âu từ năm 1950 trở đi bên cạnh liên minh với Mĩ còn cố gắng đa phương hóa, đa dạng hóa hơn nữa quan hệ đối ngoại. Trong đó, năm 1966, Pháp rút khỏi bộ chỉ huy NATO và yêu cầu rút tất cả các căn cứ quân sự và quân đội Mĩ ra khỏi nước Pháp. Từ năm 1973 trở đi, Pháp và Đức trở thành đối trọng với Mĩ trong nhiều vấn đề quốc tế quan trọng.

- Đáp án B:

+ (Sgk trang 50): Các nước Tây Âu có mở rộng quan hệ đối ngoại với các nước Châu Á, Châu Phi, Mĩ Latinh, …

+ (Sgk trang 57): Nhật Bản đặc biệt chú trọng phát triển mối quan hệ với các nước Đông Nam Á.

- Đáp án D: đây là chính sách đối ngoại chung của các nước Tây Âu và Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

+ Từ năm 1973 (sgk trang 56): Nhật Bản tăng cường quan hệ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội với các nước Đông Nam Á và tổ chức ASEAN sau đó mở rộng quan hệ đối ngoại với các nước khác trên phạm vi toàn cầu.

+ Từ năm 1991: (sgk trang 50): các nước Tây Âu đều chú ý mở rộng quan hệ không chỉ đối với các nước tư bản phát triển khác mà còn với các nước đang phát triển ở châu Á, châu Phi, khu vực Mĩ Latinh, các nước thuộc Đông Âu và SNG.

Chọn đáp án: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 19 :

Biểu hiện cao nhất của sự liên kết giữa các nước trong Liên minh châu Âu (EU) là

  • A

     kí hiệp ước Maxtrích.

  • B ra đồng tiền chung châu Âu.
  • C bầu cử nghị viện châu Âu.
  • D hủy bỏ sự kiểm soát việc đi lại qua biên giới của nhau.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

phân tích, đánh giá. 

Lời giải chi tiết:

Ngày 7-12-1991, các nước thành viên EC (Cộng đồng châu Âu) kí Hiệp ước Maxtrích (Hà Lan), có hiệu lực từ ngày 1-1-1993, đổi tên thành Liên minh châu Âu (EU) với 15 nước thành viên.

Hiệp ước Maastricht dẫn tới việc lập ra đồng EURO, và lập ra cái thường gọi là ba trụ cột chính của Liên minh châu Âu. Quan niệm về Liên minh chia thành trụ cột Cộng đồng châu Âu, trụ cột Chính sách đối ngoại và an ninh chung và trụ cột Tư pháp và Nội vụ. Hai trụ cột sau là các lãnh vực chính sách liên chính phủ, trong đó quyền của các nước thành viên mở rộng lớn nhất. Trong khi dưới trụ cột Cộng đồng châu Âu, các cơ quan thể chế siêu quốc gia của Liên minh - Ủy ban, Nghị viện và Tòa án – có quyền nhiều nhất. Cả ba trụ cột đều là việc mở rộng các cơ cấu chính sách đã tồn tại từ trước.

=> Biểu hiện cao nhất của sự liên kết giữa các nước trong liên minh châu Âu (EU) là kí Hiệp ước Mátxtrích.

Chọn đáp án: A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 20 :

Trong những năm 1950 - 1973, cơ hội bên ngoài nào dưới đây không được các nước Tây Âu tận dụng để phát triển kinh tế?

  • A Hợp tác có hiệu quả trong khuôn khổ Cộng đồng châu Âu.
  • B Giá nguyên liệu rẻ từ các nước thuộc thế giới thứ ba.
  • C Các cuộc chiến tranh ở Triều Tiên và Việt Nam.
  • D Nguồn viện trợ của Mĩ thông qua “Kế hoạch Mácsan”.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Phân tích.

Lời giải chi tiết:

- Nội dung các đáp án A, B, D là nguyên nhân phát triển = cơ hội thuận lợi mà các nước Tây Âu tận dụng để phát triển kinh tế.

- Nội dung đáp án C không phải là cơ hội bên ngoài được các nước Tây Âu tận dụng để phát triển kinh tế. Chỉ có Nhật Bản mới tận dụng các đơn hàng quân sự mà Mĩ đặt trong cuộc chiến tranh Triều Tiên và Việt Nam để làm giàu.

Chọn: C

Đáp án - Lời giải

Xem thêm

close