20 bài tập Phong trào cách mạng 1930 - 1935 mức độ khóLàm bàiCâu hỏi 1 : Nhận xét nào dưới đây về phong trào cách mạng 1930 – 1931 ở Việt Nam là không đúng?
Đáp án: D Lời giải chi tiết: Phong trào cách mạng 1930-1931 có tính chất cách mạng triệt để, có quy mô rộng lớn và hình thức đầu tranh quyết liệt : - Tính cách mạng triệt để (đáp án B) + Phong trào đấu tranh đã nhằm vào 2 kể thù cơ bản là bọn thực dân và phong kiến tay sai. + Trước sức mạnh của phong trào đấu tranh, chính quyền của dịch bị tê liệt, tan rã ở nhiều huyện xã thuộc Nghệ An và Hà Tĩnh. - Có quy mô rộng lớn: (đáp án C) + Từ tháng 2- 4/1930, nổ ra nhiều cuộc đấu tranh của công nhân và nông dân. + Tháng 5/1930, nhiều cuộc đấu tranh của quần chúng nổ ra trên khắp cả nước nhân ngày quốc tế lao động 1/5. + Các tháng 6,7,8 liên tiếp nổ ra các cuộc đấu tranh của công nhân, nông dân,... trên khắp cả nước. + Tại Nghệ Tĩnh, phong trào dấu tranh của quần chúng phát triển mạnh mẽ nhất, quyết liệt nhất với nhiều cuộc biểu tình của nông dân (9-1930), hàng nghìn người kéo đến huyện lị, tỉnh lị đòi giảm sưu thuế ở các huyện Thanh Chương, Nam Đàn,.. (Nghệ An), Kỳ Anh (Hà Tĩnh),.. được công nhân Vinh- Bến thủy hưởng ứng. + Tiêu biểu là cuộc đầu tranh của khoảng 8000 nông dân (12-9-1930) ở huyện Hưng Nguyên-Nghê An kéo đến huyện lị phá nhà lao, đốt huyện đường, vây lính khố xanh,.... - Hình thức đấu tranh quyết liệt: (đáp án A) + Quần chúng đấu tranh từ mít tinh, biểu tình, biểu tình thị uy đến đấu tranh nửa vũ tranh để tấn công địch, phá nhà lao, đốt huyện đường,... + Đặc biệt, tại Nghệ An và Hà Tĩnh quần chúng đã đấu tranh vũ trang cướp chính quyền địch và thành lập chính quyền cách mạng (Xô viết ). - Đáp án D: phong trào cách mạng giải quyết đồng thời hai nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến. Nhiệm vụ dân tộc không đậm đặc hơn nhiệm vụ giai cấp. Chọn đáp án: D Câu hỏi 2 : Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng cộng sản Việt Nam (2-1930) và Luận cương chính trị của Đảng cộng sản Đông Dương (10-1930) đều xác định
Đáp án: C Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng cộng sản Việt Nam (2- 1930) và Luận cương chính trị của Đảng cộng sản Đông Dương (10-1930) đều xác định: Nhiệm vụ cách mạng là xóa bỏ ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc Chọn đáp án: C Câu hỏi 3 : Trong các nguyên nhân sau đây, nguyên nhân nào là cơ bản nhất, quyết định sự bùng nổ phong trào cách mạng 1930- 1931?
Đáp án: A Phương pháp giải: Phân tích Lời giải chi tiết: -Trước khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời, phong trào đấu tranh của nhân dân chống thực dân Pháp đều diễn ra mạnh mẽ, quyết liệt nhưng thất bại vì chưa có giai cấp lãnh đạo với đường lối đúng đắn, sáng tạo. -Dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế đã làm trầm trọng thêm tình trạng đói khổ của các tầng lớp nhân dân lao động. Mâu thuẫn xã hội ngày càng trở nên sâu sắc. Phong trào đấu tranh của nhân dân cũng sẽ nổ ra nhưng nếu không có sự lãnh đạo của đảng thì có thể cũng sẽ như các cuộc đấu tranh khác lẻ tẻ, tự phát. Tuy nhiên, từ khi có đảng cộng sản, phong trào 1930 – 1931 đã có sự khác biệt so với trước. Đánh giá tình hình cụ thể của đất nước giai đoạn này, đảng đã phát động phong trào 1930 – 1931 diễn sôi nổi mang tính triệt để, có quy mô rộng lớn, đỉnh cao là Xô Viết Nghệ - Tĩnh. ð Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là nhân tố cơ bản nhất quyết định sự bùng nổ của phong trào cách mạng 1930 – 1931. Chọn đáp án: A Câu hỏi 4 : Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng nhất hậu quả lớn nhất mà cuộc khủng hoảng kinh tế gây ra đối với xã hội Việt Nam?
Đáp án: D Phương pháp giải: (Sgk trang 91) Lời giải chi tiết: Hậu quả lớn nhất mà cuộc khủng hoảng kinh tế gây ra đối với xã hội là làm trầm trọng thêm tình trạng đói khổ của các tầng lớp nhân dân lao động: - Công nhân: bị sa thải, đồng lương ít ỏi - Nông dân: chịu thuế cao, vay nợ năng lãi, nông phẩm làm ra phải bán giá hạ. Ruộng đất bị địa chủ thâu tóm, bị bần cùng hóa. - Tiểu thương, tiểu chủ, các nghề thủ công: bị phá sản, bị sa thải, thất nghiệp, tư sản dân tộc gặp khó khăn trong kinh doanh, nhà buôn nhỏ đóng cửa. - Xã hội Việt Nam có: hai mâu thuẫn cơ bản là: + Dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp (cơ bản) + Nông dân với Địa chủ phong kiến Chọn đáp án: D Câu hỏi 5 : Trong nội dung của Luân cương chính trị tháng 10-1930 có một số nhược điểm là gì?
Đáp án: B Phương pháp giải: suy luận, sgk trang 95 Lời giải chi tiết: - Nặng về đấu tranh giai cấp: đưa nhiệm vụ chống phong kiến lene trước nhiệm vụ dân tộc. - Động lực chinh của cách mạng chỉ là công nhân và nông dân. Chưa nhìn thấy khả năng cách mạng của các giai cấp khác như: tiểu tư sản, trí thức. Chọn đáp án: B Câu hỏi 6 : Điểm giống nhau cơ bản giữa “Cương lĩnh chính trị” đầu tiên (02-1930) với “Luận cương chính trị” (10-1930).
Đáp án: B Phương pháp giải: so sánh Lời giải chi tiết: Luận cương chính trị (10-1930) và Cương lĩnh chính trị (2-1930) đều xác định giai cấp lãnh đạo cách mạng là giai cấp công nhân với đội tiên phong là Đảng Cộng sản. Chọn đáp án: B Câu hỏi 7 : Điểm khác căn bản của Cương lĩnh chính trị đầu tiên (2-1930) so với Luận cương chính trị (10-1930) của Đảng là
Đáp án: D Phương pháp giải: so sánh. Lời giải chi tiết: Cương lĩnh chính trị và Luận cương chính trị có hai điểm khác nhau như sau: Điểm khác cơ bản của Cương lĩnh chính trị so với Luận cương chính trị là giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa nhiệm vụ giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp.
Chọn đáp án: D Câu hỏi 8 : Bản chất của chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh Nghệ - Tĩnh là?
Đáp án: C Phương pháp giải: Phân tích, đánh giá Lời giải chi tiết: Xô Viết Nghệ Tĩnh là chính quyền của dân, do dân và vì dân. Tại Nghệ An, chính quyền Xô Viết ra đời ở các xã thuộc huyện Thanh Chương, Nam Đàn, một phần huyện Anh Sơn, Nghi Lộc… tại Hà Tĩnh cũng ra đời ở một số huyện như Can Lộc, Đức Thọ… Xô Viết Nghệ Tĩnh, đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930 – 1931, đảm nhiệm chức năng của chính quyền cách mạng do giai cấp công nhân lãnh đạo. Nhưng đây là hình thái sơ khai của chính quyền công nông vì chưa lập được bộ máy chính quyền hoàn chỉnh. Chính quyền Xô Viết Nghệ Tĩnh là chính quyền của dân, do dân và vì dân vì do nhân dân thành lập, làm chủ và đem lại nhiều lợi ích căn bản cho nhân dân : +Về chính trị: chính quyền Xô Viết Nghệ Tĩnh ban bố và thực hiện các quyền tự do dân chủ cho nhân dân. Quần chúng được tự do hội họp và tham gia hoạt động đoàn thể như Nông Hội, Công Hội, Đội Tự vệ … +Về kinh tế: chính quyền chia lại ruộng đất công cho nông dân, giảm tô, xóa nợ, bãi bỏ các loại thuế chợ, thuế đò, thuế thân, tu sửa cầu cống, đê điều, tổ chức giúp nhau trong sản xuất. +Về văn hóa – xã hội: khuyến khích nhân dân học Quốc ngữ, xóa bỏ những phong tục tập quán lạc hậu, giữ vững trật tự an ninh, tổ chức đời sống mới. +Về quân sự: các đội tự vệ được thành lập để bảo vệ quần chúng trong đấu tranh, bảo vệ quyền làm chủ của nhân dân, trấn áp bọn phản cách mạng. Chọn đáp án: C Câu hỏi 9 : Một trong những điểm khác biệt của phong trào 1930 – 1931 so với các phong trào đấu tranh trước đó
Đáp án: D Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: Câu hỏi 10 : Nguyên nhân chủ yếu có ý nghĩa quyết định sự bùng nổ và phát triển của cao trào cách mạng 1930 – 1931?
Đáp án: D Phương pháp giải: phân tích Lời giải chi tiết: Trước khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời, phong trào đấu tranh của nhân dân chống thực dân Pháp đều diễn ra mạnh mẽ, quyết liệt nhưng thất bại vì chưa có giai cấp lãnh đạo với đường lối đúng đắn, sáng tạo. Dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế đã làm trầm trọng thêm tình trạng đói khổ của các tầng lớp nhân dân lao động. Mâu thuẫn xã hội ngày càng trở nên sâu sắc. Phong trào đấu tranh của nhân dân cũng sẽ nổ ra nhưng nếu không có sự lãnh đạo của đảng thì có thể cũng sẽ như các cuộc đấu tranh khác lẻ tẻ, tự phát. Tuy nhiên, từ khi có đảng cộng sản, phong trào 1930 – 1931 đã có sự khác biệt so với trước. Đánh giá tình hình cụ thể của đất nước giai đoạn này, đảng đã phát động phong trào 1930 – 1931 diễn sôi nổi mang tính triệt để, có quy mô rộng lớn, đỉnh cao là Xô Viết Nghệ - Tĩnh. => Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là nhân tố quyết định nhất đến sự bùng nổ của phong trào cách mạng 1930 – 1931. Chọn đáp án: D Câu hỏi 11 : Hậu quả lớn nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 đối với xã hội Việt Nam là
Đáp án: D Phương pháp giải: phân tích, đánh giá. Lời giải chi tiết: Hậu quả lớn nhất mà cuộc khủng hoảng kinh tế gây ra đối với xã hội là làm trầm trọng thêm tình trạng đói khổ của các tầng lớp nhân dân lao động: - Công nhân: bị sa thải, đồng lương ít ỏi - Nông dân: chịu thuế cao, vay nợ năng lãi, nông phẩm làm ra phải bán giá hạ. Ruộng đất bị địa chủ thâu tóm, bị bần cùng hóa. - Tiểu thương, tiểu chủ, các nghề thủ công: bị phá sản, bị sa thải, thất nghiệp, tư sản dân tộc gặp khó khăn trong kinh doanh, nhà buôn nhỏ đóng cửa. - Xã hội Việt Nam có: hai mâu thuẫn cơ bản là: + Dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp (cơ bản) + Nông dân với Địa chủ phong kiến Chọn đáp án: D Câu hỏi 12 : Ý nghĩa nào là quan trọng nhất của phong trào cách mạng 1930 – 1931 ở Việt Nam?
Đáp án: D Phương pháp giải: đánh giá, nhận xét. Lời giải chi tiết: - các đáp án: A, B, C là bài học kinh nghiệm của phong trào 1930 – 1931. - đáp án D: ý nghĩa của phong trào cách mạng 1930 – 1931 là; khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng, quyền lãnh đạo của giai cấp công nhân đối với cách mạng Đông Dương. Từ phong trào khối liên minh công – nông được hình thành, công nhân và nông dân đã đoàn kết trong đấu tranh cách mạng. Chọn đáp án: D Câu hỏi 13 : Một trong những ý nghĩa quan trọng của phong trào cách mạng năm1930 -1931 là.
Đáp án: B Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: Câu hỏi 14 : Chọn đáp án đúng điền vào chố trống để hoàn thiện đoạn tư liệu về ý nghĩa lich sử của phong trào cách mạng 1930 - 1931. “Phong trào cách mạng 1930 – 1931 chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn nhưng có ý nghĩa lịch sử to lớn. Phong trào khẳng định đường lối…(1)… của Đảng, quyền lãnh đạo của giai cấp…..(2)….đối với Cách mạng Đông Dương. Từ phong trào, khối liên minh ….(3)… được hình thành”.
Đáp án: C Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: Câu hỏi 15 : Nguyên nhân chủ yếu và có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của phong trào cách mạng 1930 – 1931 ở nước ta là gì?
Đáp án: C Phương pháp giải: phân tích, đánh giá. Lời giải chi tiết: Phong trào cách mạng 1930 -1931 chịu tác động trực tiếp của cuộc khủng hoảng thừa (1929 – 1933), kinh tế Việt Nam có sự suy thoái nghiêm trọng. Thực dân Pháp đã thực hiện những chính sách nhằm tăng cường đàn áp và bóc lột các nước thuộc địa trong đó có Việt Nam. Vì thế, đời sống của nhân dân vô cùng khổ cực, mâu thuẫn xã hội gay gắt. Tuy nhiên, nếu không có sự lãnh đạo của đảng thì các phong trào đấu tranh của nhân dân lại nổ ra lẻ tẻ, không có sự liên kết cùng đấy tranh như các giai đoạn trước. Tuy nhiên, từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (đầu năm 1930) đã bước vài vũ đài chính tri, giương cao ngọn cờ lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Nhờ có đảng lãnh đạo nên phong trào 1930 – 1931 có sự phát triển mạnh mẽ, đỉnh cao là hình thành các Xô viết ở Nghê – Tĩnh. => Nguyên nhân chủ yếu và có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của phong trào cách mạng 1930 – 1931 ở nước ta là sự lãnh đạo kịp thời của Đảng. Chọn đáp án: C Câu hỏi 16 : Cuộc biểu tình trong phong trào cách mạng 1930 - 1931 ở Nghệ - Tĩnh có gần 2 vạn nông dân tham gia diễn ra ở đâu?
Đáp án: C Phương pháp giải: Liên hệ. Lời giải chi tiết: - Ngày 1/9, 2 vạn nông dân huyện Thanh Chương biểu tinh đòi bỏ thuế, thả tù chính trị. Lính Pháp nổ súng nhưng những người biểu tình vẫn tiến vào huyện đường, phá nhà giam, thả tù nhân, đốt hồ sơ, sổ sách và dinh trị huyện. - Trước sự tấn công ồ ạt của nhân dân, bọn hào lí địa phương phải bỏ chạy. Hầu hết các thôn thuộc huyện Thanh Chương rơi vào tình thế không có chính quyền quản lí. Nhân dân xã Võ Liệt đã tự động đứng ra tổ chức điều hành các công việc trong xã. Chọn: C Câu hỏi 17 : Bài học kinh nghiệm của phong trào cách mạng 1930 – 1931 được Đảng Cộng sản Việt Nam vận dụng trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện nay là
Đáp án: D Phương pháp giải: phân tích, liên hệ Lời giải chi tiết: Phong trào cách mạng 1930 – 1931 diễn ra và đã để lại cho Đảng ta nhiều bài học kinh nghiệm quý báu. Một trong những bài học quan trọng và vẫn còn nguyên giá trị cho đến ngày nay là bài học về xây dựng khối liên minh công – nông và mặt trận dân tộc thống nhất Chọn: D Câu hỏi 18 : Yếu tố nào dưới đây thể hiện tính triệt để của phong trào cách mạng năm 1930 – 1931?
Đáp án: A Phương pháp giải: đánh giá Lời giải chi tiết: Tính triệt để của phong trào cách mạng năm 1930 – 1931 được thể hiện ở yếu tố đánh bại chính quyền thực dân, phong kiến và thành lập chính quyền Xô viết. Chọn: A Câu hỏi 19 : Tính cách mạng triệt để của phong trào 1930 – 1931 được thể hiện ở
Đáp án: D Phương pháp giải: đánh giá, nhận xét Lời giải chi tiết: Tính cách mạng triệt để của phong trào 1930 – 1931 được thể hiện ở việc phong trào đã sử dụng hình thức khởi nghĩa vũ trang, giành được chính quyền ở nông thôn Nghệ-Tĩnh. Chọn: D Câu hỏi 20 : Nhận xét nào dưới đây không đúng về phong trào cách mạng 1930-1931 ở Việt Nam?
Đáp án: A Phương pháp giải: nhận xét Lời giải chi tiết: Đáp án A là nhận xét không đúng về phong trào cách mạng 1930-1931 ở Việt Nam vì phong trào 1930 – 1931 đã đánh đổ chính quyền thực dân, phong kiến ở nhiều thôn, xã và đỉnh cao là thành lập các Xô viết, thực hiện quyền làm chủ của nhân dân.
Chọn: A
|